*

Chingiz Aitmatov

A Kyrgyz writer, his books were translated into 150 languages
Mark Yoffe
Tuesday July 15, 2008
The Guardian

The Kyrgyz writer Chingiz Aitmatov, who has died aged 79, was the most celebrated representative of Kyrgyzstan, a landlocked, mountainous nation of 5 million people in the heart of central Asia, which was a Soviet republic until 1991. A bilingual and bicultural writer, Aitmatov wrote his prose and plays in both his native Kyrgyz and in Russian, and was translated into more than 150 languages. Described as a "magical socialist-realist" in the Russian press, he was able to combine elements of Kyrgyz folk-tales and epics with formally traditional Russian realism.
Chingiz Aitmatov, nhà văn Kyrgyz, mất, thọ 79 tuổi, là người đại diện bảnh nhất của quốc gia thảo nguyên và núi đồi, dân cư 5 triệu, ở ngay trái tim Trung Á, vốn là một xứ cộng hòa Xô Viết cho tới năm 1991. Thành thạo môn song thủ hổ bác [Song ngữ và song văn hóa], Aitmatov viết tản văn và kịch, bằng cả hai thứ tiếng, bản địa và tiếng Nga, và được dịch qua hơn 150 ngôn ngữ. Được báo chí Liên Xô mô tả, như nhà văn của “chủ nghĩa xã hội thần kỳ”, ông là một cao thủ trong việc hoà nhập những yếu tố dân gian trong những chuyện cổ, cùng chất sử thi của xứ sở quê hương của ông với chủ nghĩa hiện thực truyền thống của Nga.

Aitmatov's life was itself full of paradoxes of epic proportions: the son of a victim of the Stalinist purges, he became the most decorated of all Soviet writers, gaining three state prizes and a Lenin prize. A beneficiary of the thaw, the cultural liberalisation which took place under Nikita Khrushchev, he became a world-famous author in the 1950s while still writing in Kyrgyz, gradually switching to Russian in the mid-1960s to became one of the most eloquent practitioners of the language. Aitmatov was deeply in love with his native land and lore, but he was also a Soviet patriot and a true internationalist.

Russian revelations
Guy Dammann talks to Orlando Figes, whose fifth book, The Whisperers: Private Life under Stalin's Russia, is a favourite for tomorrow's Samuel Johnson prize
Những kẻ nói thầm: Đời sống riêng tư dưới thời Xì Ta Lin có thể ẵm giải thưởng Samuel Johnson

Trại viết Suối Hoa

Blog NQL trên Tin Văn

Lèo nhèo NQL
*

Lâu ngày không đến Nhà hát kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi.
Nó hỏi có vở mới không ông, mình nói không. Nó nói từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch Sám hối của ông, quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng có vai.
Mình nói đùa ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác. Nó bảo hồi này có ma nào thuê tôi đóng đâu. Mớí sực nhớ sau bộ phim Hà Nội mùa Đông năm 1946 của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.
Chẳng phải nó không còn giống nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vắng bóng nhân vật Bác Hồ.
Ngày xưa thì nó nổi như cồn nhờ vai Bác Hồ. Nó trông ngoài giống y chang Bác Hồ tại đại hội Tua, hoá trang thì Bác Hồ thời nào cũng giống. Nó còn học được giọng Bác, nhiều khi nghe y chang, khiến nhiều người xem rất cảm động.
*
Thằng Tùng cứt nói mày làm Bác mà đéo biết còn hỏi tụi tao.
*
Làm Gấu nhớ đến Borges.

"Ai cũng thừa nhận kỳ lân là một linh vật mang đến điềm lành, điều này đã được nói rõ trong mọi cuốn thơ ca, biên niên, tiểu sử có minh họa, và nhiều bản viết khác mà uy tín của chúng không cần bàn cãi. Ngay cả trẻ con và đàn bà nhà quê cũng biết kỳ lân tạo điềm tốt. Nhưng con vật này lại không hề hiện diện giữa đám thú vật nuôi quanh nhà, thật khó thấy, nó không để vướng mình vào bảng phân loại. Nó không như con ngựa, con bò, con chó sói, hay con nai. Trong những điều kiện như thế, chúng ta có thể đối mặt với kỳ lân, và không biết một cách chắc chắn, con gì đây. Chúng ta biết, con vật như thế đó có tên là con ngựa, con vật có những cái sừng như vậy là con bò. Nhưng chúng ta không biết kỳ lân như thế nào."

Một người đàn ông có, hoặc anh ta tin tưởng có, một người bạn nổi tiếng. Chẳng bao giờ anh ta gặp bạn, sự thể là, cho tới nay, người bạn chưa từng giúp đỡ anh ta, tuy bao câu chuyện đã được kể, về những nét quý phái, phong nhã số một của người bạn, bao thư từ thực sự của người bạn chạy lòng vòng đâu đó. Rồi có người tỏ ra nghi ngờ về những điều này, và những chuyên viên khảo tự tuyên bố, những lá thư là bịa đặt. Người đàn ông, trong dòng thơ chót, hỏi: "Và phải chăng, người bạn này là... Bác ?"
Tiền Thân Kafka

*
Bài của NQL bảnh hơn của Borges nhiều!
Chất "hiện thực xã hội chủ nghĩa", cộng chất "thần kỳ" của Borges, cộng chất đểu cáng của Mít....

Thí dụ:
Nhưng thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo còn kêu lên ôi chà chà xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa.
Nói xong thì giật mình, sợ bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên Bác Hồ ơi, mày diễn cái đéo gì đấy.
Chết cười.
*
Tuyệt!
*
(1). Sự không thừa nhận những linh vật và cái chết có tính lăng nhục, hoặc như là tai nạn, của chúng ở nơi tay con người, là những đề tài truyền thống của văn chương Trung Hoa. Xin coi chương chót cuốn sách của Jung, Tâm lý học và Thuật luyện kim, Psychologie und Alchemie (Zurich, 1944), trong có hai minh họa ngồ ngộ.
Borges trích dẫn.

Đọc NQL viết về Bác, Gấu lại nhớ ông bạn thi sĩ mới gặp lại ở nơi xứ người. Ông cho biết hiện nay, “đề tài” Bác đi vào văn học dân gian và không còn là một cấm kỵ. Sau những "D.M. thằng BH", "Con ở [Ô sin] Miền Nam ra thăm Lăng Bác", “Ôi chà chà coi cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa”, có vẻ như đây là cái “chết tự nhiên”của "kỳ lân" chăng?

Hồi ở nông trường lao động cải tạo Đỗ Hải, Nhà Bè, Gấu sống sót bằng cách kể chuyện tiếu lâm. Danh nổi như cồn. Hễ trại viên nào có thăm nuôi, là buổi tối hôm đó, Gấu được mời làm khách danh dự.

Gấu có nhớ nhà không?

Đài gương soi đến dấu bèo... mè nheo!

Ẩn dụ thơ “Đài gương soi đến dấu bèo” - không phải của Gấu, tất nhiên - lần đầu Gấu thật ‘cay đắng dã man’ được thưởng thức, là trong một lá thư tỏ tình, của một cô gái mà Gấu tưởng là cô ‘thuơn’ Gấu, nhưng hóa ra ‘thươn’ đệ tử của Gấu!
Gấu đã nói sơ qua về vụ này một lần rồi. Nay nhắc lại, một phần để đáp lại tí ‘tri tình’ của một độc giả Tin Văn, khi đọc câu chuyện tình mắc cỡ của Gấu, bèn ‘mail’, khen, ui chao ẩn dụ thơ mới đẹp làm sao, lần đầu tiên tui được nghe, và cuộc tình của ông Gấu mới tội làm sao!
*
Thời gian trường Bưu Điện đang xây cất đó, Gấu làm việc bên này, nhìn qua, thấy trong đám thợ hồ có một em xinh thật là xinh. Thế là cứ rảnh việc một tí, là thò đầu ra cửa sổ để ngắm em. Rảnh hơn thì ra hẳn bên ngoài, ngó cho đã con mắt.
Thế rồi, một bữa, được em ngó lại. Ôi chao, hạnh phúc nào bằng.
Cho đến một ngày đẹp trời, em vẫy tay cho phép gặp.
Gặp, em thẹn thùng đưa cho một lá thư mầu xanh, thẹn thùng nói, xin nhờ anh làm con chim xanh, [mấy từ con chim xanh này là của em, không phải của Gấu], đưa lá  thư xanh này cho cái anh nho nhỏ đẹp trai, hay đứng kế anh, giùm em.
Trong thư, có câu, “đài gương soi đến dấu bèo này chăng”?
Đài gương, là ông nhóc đệ tử Gấu. Dấu bèo là thánh nữ của Gấu.
Ông già làm chung, ông Lân, còn phạng thêm cho một câu, nó là thợ hồ, làm sao dám ngó lên tới đài gương, là ông cán sự Bưu Điện!

Gấu, nhà văn
*
Nhưng thú vị nhất, là cái lần talawas bị tường lửa, và bà chủ quán lên BBC than phiền, cái vụ Gấu này nhanh hẩu đoảng, ăn mừng chiến thắng:
Tôi đâu có muốn được điểm của hải ngoại!
Và Gấu lại phải lên tiếng thanh minh, hải ngoại đâu cần điểm, mà cần một "nửa linh hồn" của nó, bị thất lạc, từ thuở Tây mủi lõ đánh chiếm Nam Kỳ!
*
“Còn những người, trong những ngày qua, có lời chúc mừng talawas đã đạt được cái thành tích là trở thành món hàng cấm và vì thế có hương vị ngọt ngào hơn, thậm chí cả những người cho rằng talawas cố tình bị tường lửa để kiếm điểm tại nước ngoài, những người ấy sẽ thấy mình đã kết luận vô lối và vội vàng như thế nào. Nếu phải thành một huyền thoại thì đó là bất hạnh lớn cho chúng tôi”.
Phạm Thị Hoài, trả lời BBC, đăng lại trên talawas. 

Trên tờ Gió Đông ngày nào - mà đa số cộng tác viên là những cây viết ra đi từ miền bắc - người chủ trương, Lê Trọng Phương, trong một bài viết, đã mượn một ẩn dụ của Borges, khi nói về một bức bản đồ Việt Nam, tỉ lệ xích là 1/1, bị rách nát, mà những người Việt hải ngoại cố mang ra ngoài này để khâu vá lại, cho nó được như xưa.
Một tấm bản đồ "văn học" như thế, chỉ có một nửa, nếu thiếu những người như Lê Trọng Phương, những diễn đàn như talawas.
Trong tinh thần đó, Tin Văn viết, "... và như vậy văn học hải ngoại sẽ không còn ở trong tình trạng chông chênh, thiếu tới một nửa 'cuộc đời, linh hồn'... của nó."
Talawas bị tường lửa
*
Bài post lên, NTV đọc, phôn khen: Hình ảnh một "nửa linh hồn", mày dùng, đắt lắm !
Gấu, vừa mừng lại vừa lo, hỏi:
-Nhưng liệu bà chủ quán có biết, có 'đài gương soi đến dấu bèo'... ?
NTV:
-Làm sao không biết !
Chúc mừng 5 năm talawas
*

Ivan Bunin's first encounter with Anton Chekhov was unpromising. In 1891, when he was a callow twenty-old, he wrote to Chekhov, ten years his senior: "Beginning writers have the habit of plaguing editors, poets, and writers . . . with requests to read their work .... I am one of these people". Chekhov responded, "I am a poor critic who always makes mistakes, especially when it comes to beginning writers". Bunin never sent the stories.
About Chekhov

Bunin, nhà văn Nobel Nga, kể, lần đầu gặp gỡ nhà văn đàn anh Chekhov, “không hứa hẹn gì hết” [unpromising]. Đó là năm 1891, khi Bunin, 21 tuổi, một anh chàng tập tễnh viết văn, viết cho Chekhov, lớn hơn ông 10 tuổi:
“Những thằng tập tễnh viết thường có thói quen xin được những đấng đàn anh chỉ giáo… tôi là một thằng cha như vậy.”
Chekhov trả lời:
Tôi là một nhà phê bình dở, nhất là khi phải đọc mấy tay tập tạnh.
Bunin bèn đếch thèm gửi những sáng tác đầu tay của mình.
Thú vị hơn nữa, sau hai người là bạn, sau Bunin được Nobel, sau Chekhov mất, dặn cô em, phải Bunin mới là người xứng đáng viết tiểu sử của ta!
*
Ui  chao Sến Cô Nương, quả là cao giá!
Ba thằng đem đơn tới xin bàn tay, hai thằng bị vứt vô thùng rác.
 Thằng thứ ba bị đem lên BBC, mét cả thế giới!
*
Mở ngoặc nói chuyện dịch thuật.
Ông anh dậy thằng em, cứ dịch tưới, sai thì sửa.
Trong bài viết "Hãy Bước Qua Lằn Ranh Này", Rushdie trích "Ghi chú về dịch thuật" của Nabokov, qua đó, nhà văn Nga này cho rằng, có "ba bậc quỉ ma" [three grades of evil], trong thế giới lạ kỳ dịch thuật.
Bậc thứ nhất, không đến nỗi tà ma cho lắm, là do thiếu hiểu biết, hiểu sai. Cái này tha thứ được, vì làm người là phải có lỗi lầm.
Bậc thứ nhì dẫn tới Địa Ngục, "The next step to Hell", là thiến vô tư, thoải mái những chữ, những đoạn mà dịch giả không hiểu nghĩa, hay cảm thấy, chúng có vẻ mù mờ, tối tăm, hay thô bỉ, dơ dáy, tục tĩu đối với những độc giả mà người dịch mường tượng ra ở trong đầu.
Bậc thứ ba, tội ác tệ hại nhất trong dịch thuật, là dịch giả muốn "làm tốt", sửa đổi, improve, nguyên tác, "đánh bóng, minh họa" nó, sao cho tác phẩm đi đúng luồng, phục vụ yêu cầu của nhân dân [to conform to the notions and prejudices of a given public: phù hợp với quan niệm và định kiến của một tầng lớp công chúng nhất định.
*
Tuy nhiên, Gấu nhận ra, còn một cái sai nữa. Sai do chữ tác đánh chữ tộ, và tác tộ như thế, là do liên tưởng mà ra.
Gấu bị vụ này rất nhiều lần.
Thí dụ câu sau đây, của Brodsky: Lưu vong dậy cho chúng ta sự tủi nhục.
Mới đây, tình cờ đọc lại, ông viết lưu vong dậy cho chúng ta sự khiêm tốn.
Hóa ra là, với Brodsky, là bài học khiêm tốn.
Nhưng với Gấu là bài học tủi nhục.
Humility lầm thành humiliation!
Vừa nhìn từ humility, là đã nghĩ ra bao nhiêu sự nhục nhã, khi ở trại cấm Thái Lan, ròng rã bốn năm trời rồi!
Chưa kể những ngày nhục nhã bại trận.
*
Có vẻ như những nhà văn ra đi từ Miền Bắc chỉ cần bài học khiêm tốn.
Đâu có thất trận mà nhục nhã?
Nhà văn Vũ Thư Hiên, chẳng hạn, khi được phỏng vấn, nghĩ gì về văn học hải ngoại, ông hất hàm hỏi lại, có cái thứ gọi là văn học hải ngoại ư?
*
Khi tôi viết thư yêu cầu Phạm Thị Hoài cho biết lý do từ chối không đăng bài của tôi thì nhà văn này cho biết bài của tôi “thiếu chất lượng và thiếu những tiêu chuẩn tối thiểu.” Trước đây thì không. Diễn đàn Talawas đã đăng nhiều bài viết của tôi.
NVL [DVC online]

Câu này, tưởng đơn giản, nhưng do Gấu đọc không ra, và khi đọc ra, thì biết, không phải của NVL, mà là của trưởng môn phái Nga Mi.
[Tiện đây, xin lỗi, lần mới gặp, đã "nặng lời gọi đùa đại ma đầu". Đúng ra là phải gọi là Diệt Tuyệt Sư Thái. NQT]

Câu của NVL, do có người gà, không nói chuyện bài vở.
Lần đầu đọc, Gấu ngạc nhiên, tự hỏi, tại sao NVL lại nói chuyện trước đó, talawas vẫn đăng bài của ông?
Trước đó, những bài viết của ông OK, bây giờ không OK, là chuyện thường. Tại sao lại viết như vậy?
Hoá ra không phải.
Gấu ngu quá, không đọc ra cái độc của Nghé Ọ!

Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"

Điều quái dị nhất, khi đọc mấy ông VC nằm vùng cuối đời viết “hồi ký”, thí dụ như Lạc Đường, là lương tâm của mấy ông rất thanh thản. Một thằng Ngụy như Gấu, chưa hề bắn một phát đạn nào [có đi lính đâu mà bắn!], vậy mà cũng không có được sự bằng an, mà chỉ thấy “chết trong tâm hồn”:
Liệu cái con bọ, con ruồi đó, có phần đóng góp của ta chăng?
*

Lịch sử có cách đi của nó. Cho đến bây giờ, nhiều người biết rằng nhà Nguyễn có công lớn đối với nước nhà, nhưng không hiểu tại sao và từ lúc nào, lại bị biến dạng, bị hạ thấp một cách oan sai về thang bậc giá trị lịch sử và văn hoá.
Nguồn
Từ hồi Gia Long cõng rắn!
Ông này quá dốt về lịch sử Mít, được Đảng viết!
Hay là biết, nhưng sợ đến teo chim?


Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải

Nỗi buồn Istanbul

Những mẩu đoạn trong một số tranh của Melling làm tôi sững sờ. Họa sĩ nhìn và trình bầy những đồi Istanbul, từ đó bầy ra những đường, phố, nhà cửa, khu thị, phong cảnh ấu thời và cuộc hiện diện của tôi ở trên cõi đời này, khi đó, nó mới trinh nguyên làm sao, như thể chưa từng có người ở, chưa từng có một kiến trúc, một xây dựng, trừ một toà building đứng sừng sững ở trên đỉnh. Nhìn vào những góc cạnh của những bức tranh, với chiếc lúp ở nơi tay, những nơi chốn sau có tên như Yidiz, Macka, hay Tesvikye, khi chúng chưa có người mà chỉ có cây: những hàng dương, tiêu huyền, những vườn rau, tôi thử tưởng tượng, những người dân Istanbul cùng thời với Melling sẽ nghĩ ra sao, khi họ biết những thế hệ sau này đã làm gì với thiên đàng của họ, và tôi cảm thấy mình cũng đau đớn như họ, khi nhìn những khu vườn hoang tàn, những bức tường đổ nát, những mái vòm, những gì còn lại của những tòa biệt thự bị lửa thiêu huỷ. Khám phá ra, những nơi chốn mà chúng ta có, từ khi mới ra đời, được coi là trung tâm điểm thế giới của riêng chúng ta, điểm phát xuất của mọi tri thức; khám phá ra, một trăm năm trước khi tôi ra đời, những nơi chốn đó không hề hiện hữu, những khám phá như thế tạo kinh ngạc, gây sốc, không thể nào chịu nổi, chẳng khác gì một hồn ma nhìn lại cuộc đời mà nó bỏ lại phiá sau. Đó là cái rùng mình kinh ngạc khi đối mặt với thời gian, và ngộ ra điều người xưa gọi là tuồng ảo hoá đã bầy ra đấy.
Cũng sững sờ, bàng hoàng như vậy, là cảm giác của tôi, khi đọc một số trang, trong cuốn “Du lịch Đông phương”, phần viết về Istanbul, của Gérard de Nerval.
Nhà thơ Pháp tới Istanbul vào năm 1843, một nửa thế kỷ sau khi Melling vẽ những bức họa của ông, và trong cuốn sách của mình, ông nhớ lại cuộc tản bộ từ tu viện Mevlevi Dervish Lodge ở khu Galata, (năm chục năm sau đổi tên là Tunel), tới khu vực mà bây giờ chúng tôi gọi là Taksim – cũng cùng một cuộc tản bộ như vậy, một trăm mười lăm năm sau, tôi đã làm, khi đó chỉ là một đứa bé nắm tay mẹ. Với chúng tôi, khu này bây giờ được gọi là Beyoglu, vào năm 1843, Con Phố Lớn Péra (sau đổi là Istilal, sau khi thành lập nền Cộng Hoà), ở ngay trung tâm của nó, xưa thế nào bây giờ vẫn như vậy. Nerval miêu tả đại lộ, từ tu viện Mevlevi trổ ra, giống như Paris: những tiệm quần áo thời trang, những tiệm giặt ủi, tiệm nữ trang, kim hoàn, những khung cửa kính bầy biện hàng hoá sáng choang, những cửa hàng bánh kẹo, những khách sạn Anh và Pháp, những quán cà phê, những tòa đại sứ. Nhưng, quá nơi chốn mà nhà thơ Pháp gọi là Bệnh Viện Pháp (bây giờ là Trung Tâm Văn Hoá Pháp), thành phố chấm dứt một cách thật là ngỡ ngàng, đáng sợ, theo tôi. Bởi vì nơi chốn hiện là Quảng trường Taskim, trung tâm cuộc đời của tôi, và là quảng trường lớn nhất ở khu này của thành phố, lòng vòng quanh nó là nơi tôi sống suốt cả cuộc đời của mình, thì được miêu tả như là một không gian rộng lớn, nơi tụ tập của những chiếc xe ngựa, những người bán thịt viên, bán dưa hấu, và bán cá. Ông còn nói tới, một nghĩa địa nằm đâu đó, ở trong cánh đồng chạy quá khu giang hồ tứ chiếng trên; một trăm năm sau, tất cả đều không còn.
Nhưng có một câu văn của Nerval mà tôi không bao giờ quên nổi, khi ông tả nơi mà trọn đời, tôi chỉ biết như một dải đất gồm những tòa buildings cũ, “một cánh đồng bát ngát rợp bóng thông, và sung.”
Nerval đến Istanbul khi ông ba mươi lăm tuổi. Hai năm trước đó, ông trải qua những sa sút tinh thần đầu tiên khiến ông treo cổ tự tử muời hai năm sau đó, sau khi trải qua một số nhà an dưỡng dành cho những bệnh nhân tâm thần. Sáu tháng trước đó, trước chuyến đi, nữ nghệ sĩ Jenny Colon, mối tình lớn một chiều của ông, mất. Cuộc “Du lịch Đông phương” đưa ông từ Alexandria và Cairo tới Cyprus, Rhodes, Izmir và Istanbul, nó mang đậm dấu ấn của cuộc tình, và những nỗi buồn nó gây nên, cùng những giấc mơ hương xa cỏ lạ Đông phương mà những Chateaubriand, Lamartine, và Hugo đã nhanh chóng đưa chúng vào, và trở thành truyền thống lớn lao của văn chương nước này. Như những nhà văn trước ông, ông ao ước miêu tả Đông phương, và, kể từ khi Nerval được đồng nhất với nỗi buồn ở trong văn chương Tây, nỗi buồn đó, ông tìm thấy ở Istanbul.