*
@ Văn Hoá Magazine, Cali

Graduation

Tứ Tấu Khúc

Đất Khổ (1)
Đất Khổ 2
&

Cao Thoại Châu
Ba bài thơ mới

Euro 2008

Những đứa con của tiểu thuyết

Chuyện vặt

Tin Văn Cù

Trang Tin Văn được khá nhiều người đọc, qua server cho biết. Đọc trong nước, hải ngoại, qua net, thấy khá nhiều vấn đề được đem ra bàn luận, mà nơi khơi mào ngọn lửa tranh luận, là… Tin Văn! Và khá nhiều từ, cà chớn, của Tin Văn, được sử dụng đại trà, nhất là ở trong nước. Thí dụ, phán, đại gia, cao thủ, "gì gì" đó, [khách hàng là] thượng đế, lần đầu tiên Gấu dùng nhân vụ ông Trùm Hàng Không phán tớ đếch thích, chưa thích, và chửi anh phóng viên BBC là vô học, hình như vậy.
Cụm từ "gì gì" đó, lần đầu tiên được sử dụng, cho nhân vật Quang Trung của NHT, ra Bắc, nhét "gì gì" đó vô miệng sĩ phu Bắc Hà!
Người thuổng đầu tiên theo như Gấu hiểu được, là Ông Số Hai, (1) dùng để chỉ chủ nghĩa "gì gì" đó [chủ nghĩa CS].
(1) Ông Số Hai là ai?
Lẽ dĩ nhiên, những từ đó đều là "của chung". Thành thử... huề!

Có một ông mắng khéo, tại sao hải ngoại lải nhải hoài về Faulkner!
Hải ngoại nào lải nhải hoài về Faulkner?
Thưa, Tin Văn! 

Có ông, có bà, lấy bài vở của Tin Văn, nhưng khi trích dẫn nguồn, lại ghi nơi khác, là những chỗ Gấu này chuyển bài cho họ đăng, thí dụ Việt Báo.

Liệu, Tin Văn là một thứ...  cùi hủi?

Gấu cũng nghĩ như thế, cho đến khi đọc Brodsky, khi ông đáp lời Havel, tổng thống Tiệp, nhân bài viết của Havel trên NYRB: The Post-Communist Nightmare [Ác mộng Hậu CS] (1)
(1) Sau in trong On Grief and Reason

Havel nhớ lại thời kỳ, ai cũng tránh ông, như tránh hủi, ngay cả bạn bè, bà con... khi lỡ gặp ở ngoài đường, và ông giải thích, ông biến thành một thứ "không thích hợp", "bất tiện", inconveniences.
Và bất tiện, thì tốt nhất, nên tránh. [Inconveniences are best avoided].
Tuy nhiên, Brodsky, hỏi, liệu có thể nói ngược lại, ông Havel không phải là một thứ cùi hủi, mà hoàn toàn khoẻ mạnh, và đó là lý do mọi người tránh né ông?
Brodsky tưởng tượng ra một ông, né Havel, nhưng tối về nhà, lên giường nằm mí vợ, khoe, bữa nay anh gặp Havel, em ạ!
“I saw Havel today in the street. He’s too good to be true”.
Ui chao lại nhớ một độc giả Tin Văn, tình cờ gặp Gấu ở tiệm sách Tự Lực, Tiểu Sài Gòn.
"Trông ông già này thật quen...."


Tiểu thuyết của Koestler cho thời của chúng ta

Gấu có nhớ nhà không?
Hồi này trai gái 16 tuổi trở lên đều vào dân quân, đêm nào cũng tập trung ngủ một chỗ, sẵn sàng chiến đấu. Con trai ngủ ngoài đồng, con gái ngủ ở nhà kho hợp tác. Làng Đông Dương có ba đội, ba nhà kho đêm nào con gái cũng sắp hàng ngủ cả dãy dài.
Nguồn (1)
(1) Tay chủ blog đang bị CA làm thịt trên net, chắc blog không thọ, mạn phép ông, Gấu khuân một số bài viết có vấn đề vô đây

Đọc, nhớ Brodsky, những ngày ông bị lưu đầy nội xứ, tại vùng Hắc Hải, và cuộc sống của dân làng ở vùng này.
Có một cái gì đó rất đỗi tương tự giữa tâm hồn Nga, và tâm hồn Yankee mũi tẹt, trong cuộc sống theo kiểu bộ lạc thời tiền sử, khi đọc những dòng trên, và mường tượng ra. Đây có thể là lý do tại sao Miền Bắc rất mê văn học Nga?
Nhưng, Brodsky vẫn nhìn ra chất người ở những nơi chốn cái ác chỉ chờ dịp để xổng chuồng… This is sad, of course, and horrendous, but, on the other hand, at least, there is something human left in people.
Trò chuyện với Brodsky, của Volkov, chương Lưu đầy xứ Bắc
*
Volkov: Còn sex, thì sao? [What about sex life?]
Brodsky: Làm gì có thứ của quí ở đó [None whatsoever].
Sao? Làm sao ông trải qua một năm rưỡi ở đó?
-Cũng cỡ đó, năm rưỡi. Thì cũng nhờ Chị Năm thôi [My hands went into action].... Nói chung, loạn luân là chính, bởi vì chỉ có chừng một số gia đình ở cái làng nhỏ xíu đó. Mọi người đều là bà con với nhau, cách này cách nọ. Trong khi ông chồng đang làm ở ngoài đồng, thì ông chủ tịch bèn viện cớ này, cớ nọ, chạy vội về nhà để gặp bà vợ của cái ông đang làm ngoài đồng kia. Mọi người đều biết rõ điều này....
*
Người làm Gấu ngộ ra được, khi đọc những bản văn của Kafka, mà trước đó, mù tịt, là nhà văn Do Thái, Amos Oz, trong bài viết của ông, trên tờ Partisan Review, khi ông đọc song song, một truyện ngắn của Chekhov, và một của Kafka: Y Sĩ Đồng Quê.
Đọc bài của Oz, Gấu ngộ ra được nọc độc Kafka. Ngộ ra điều: Kafka viết dưới bóng tối Lò Thiêu, [khi đó chưa xẩy ra], Gấu đọc ông, dưới bóng tối Lò Cải Tạo.
Đừng nghĩ là Gấu này 'cường điệu'. Bạn thử đọc truyện Y Sĩ Đồng Quê, rồi tưởng tượng ra, anh nông dân Bắc Kít khù khờ của nhà văn Lê Lựu, anh cu Sài, thí dụ, trong ba lô có cái bát quí dành cho Miền Nam, hay nữ văn công kiêm nhà văn DTH, mà chẳng thấy y chang ông y sĩ đồng quê của Kafka, nghe báo động hoảng, có bệnh nhân thập tử nhất sinh, vượt mưa gió, đêm đen, bão tuyết, tới bên giường bệnh, thì mới biết là mình bị bịp.
Đâu có khác gì DTH ngồi bên vệ đường than khóc, mình bị Đảng lừa?
Anh Sài của Lê Lựu làm gì có cái bát dành cho Miền Nam!
Chỉ có vài cái ba lô mang sẵn từ Miền Bắc, để nhét chiến lợi phẩm!
*
Nhưng đọc Brodsky, nhất là thời thơ ấu, mới lớn của ông, ở trong thành phố St. Petersburg, thì Gấu mới thấy thấm thía những năm tháng Bắc Kỳ của thằng Mõ Phố mắt lác, là Gấu ngày nào!


Trần Thanh Hà

 Tưởng niệm Xuân Sách
Chân Dung Nhà Văn
Tâm sự của Xuân Sách
*
Chân Dung Nhà Văn
Lời bàn Gấu nhà văn

Ôi chao, tuyệt nhất là giai thoại về Đặng Thai Mai, và chân dung của ông mà Xuân Sách chưa hề viết.
Cũng một thứ 'di chúc Kafka', chăng?
*
Điều tôi không ngờ là cụ Đặng Thai Mai cho người gọi tôi đến nhà bảo tôi đọc thơ chân dung cho cụ nghe. Con người nổi tiếng uyên bác thâm trầm ấy ngồi đặt cầm lên đầu gối cười khục khục. Đột ngột cụ ngước cặp mắt tinh anh lên nhìn tôi: “Thế còn Đặng Thai Mai?” Tôi lúng túng: “Viết về bác rất khó, cháu đang suy nghĩ thưa bác”. Dường như ông cụ không tin lời tôi. Ít lâu sau cụ lại gọi đến: “Anh viết về tôi rồi chứ?” Trước tôi chỉ nghĩ cụ không để ý đến cái trò chơi chữ ngông nghênh này, hoá ra cụ quan tâm thật sự khiến tôi vừa cảm động vừa thích thú. Nhưng biết sao được, viết về cụ thật là khó và đến nay tôi vẫn chưa viết được.
*
Chúng ta tự hỏi, điều gì làm DTM quá mong muốn, được Xuân Sách đi cho vài đường về ông?
Hỏi tức là trả lời vậy!
*
Con người nổi tiếng uyên bác thâm trầm ấy ngồi đặt cầm lên đầu gối cười khục khục.
Gấu này không hiểu DTM có được đọc những dòng tuyệt vời như vậy về ông, khi ngồi nghe đọc Chân Dung Nhà Văn.
Gấu bỗng nhớ đến Steiner và bài viết "Người đọc không thông thường” của ông. (1)
Chắc cũng ngồi như DTM: Cầm đặt lên đầu gối, cười khục khục?
Hình như Hoàng Cầm cũng có một bức hình, ngồi như vậy?

*

(1) The Uncommon Reader, trong No Passion Spent [Mê đắm chẳng hoài]. Cái tít bản dịch tiếng Tây cũng thú lắm: Passions Inpunies: Đam mê không bị phạt!

Viết về bức tranh của Chardin: Triết gia đang đọc [Le Philosophe lisant]. Steiner để ý đến chi tiết, người đọc sách ở trong tranh đội mũ. Chi tiết này làm chúng ta nhớ đến lễ đội mũ của nho sinh thời Nho học. Giáo sư Lê Tôn Nghiêm, trong năm học Dự Bị Triết, nhấn mạnh đến chi tiết này, coi như lễ vào đời của một con người.
Sau này Gấu mới nhận ra, nó chẳng khác gì lễ "nhập môn", của một đấng con trai, lần đầu tiên biết,"đi" nghĩa là gì!
 
Steiner viết về cái vụ đội mũ này cũng thú lắm:
Sự kiện độc giả đội mũ này có một âm hưởng rõ rệt. Những nhà dân tộc học [ethnographers] chưa cho chúng ta biết sự phân biệt, giữa nghi thức “đầu đội mũ”, ở những tôn giáo này, so với "đầu để trần” trong những tôn giáo khác…. Cùng với cái áo chùng, cái mũ của người đọc rõ ràng nhằm nóí lên ý nghĩa của "nghi lễ tri tuệ" [ceremony of intellect], nó còn nói lên sự hết sức chú tâm của trí óc người đọc vào việc lãnh hội ý nghĩa, the mind’s tensed apprehension of meaning.
Đúng như lễ đội mũ của Nho học, qua cours năm dự bị Triết của thầy Lê Tôn Nghiêm, mà giờ này Gấu còn nhớ được.
*
Năm 1992, ông đã gặp rắc rối khi quyết định in tác phẩm Chân dung nhà văn của nhà thơ Xuân Sách. Tác phẩm đã bị thu hồi. Nay nhà thơ Xuân Sách đã mất, ông có nghĩ tác phẩm đó sẽ được in lại? 

Khi Chân dung nhà văn được phát hành, phản đối gay gắt nhất là một số nhà văn được đề cập trong đó. Nay số nhà văn đó cũng đã mất gần hết. Nhà văn VN chưa quen với chân dung biếm họa hay thơ biếm. Ở nước ngoài đấy là chuyện bình thường. Nhưng dần dần nhà văn VN phải làm quen thôi. Khi ấy Chân dung nhà văn được in lại cũng là chuyện bình thường.
Hoàng Lại Giang: Tôi đang viết về ông Sáu Dân
*
Nhận xét trên, đúng, nhưng… không đúng, với trường hợp Xuân Sách.
Xuân Sách châm biếm nhà văn VC, nhưng "hơn thế nữa", nhục mạ chế độ. Bởi chỉ có chế độ khốn kiếp như thế, mới đẻ ra những nhà văn như thế.

Hãy coi lại nhóm Nhân Văn đã bị nhà văn VC mượn nhà nước VC làm nhục họ như thế nào, thì hiểu ra tại sao có Chân Dung Nhà Văn, có Xuân Sách.

Chính vì nhận ra điều này, nên DTM mới muốn biết, nếu Xuân Sách vẽ chân dung của ông, thì nó sẽ như thế nào. Đây là một cái "test" của DTM trước khi đi.
Một người, cứ tạm cho là không một vết dơ, nếu được Xuân Sách vẽ, thì nó sẽ ra làm sao, giữa một đống dơ đó!
Bởi thế, mà Xuân Sách mới viết, ông không làm sao viết về cụ DTM được!
Khó quá!
Vẽ quỉ ma dễ, vẽ người khó, là vậy!

Ngoại quốc châm biếm nhà văn, là chuyện thường. Ở Việt Nam, cũng thế thôi. Trước đây, cũng có những nhà văn viết châm biếm, đừng nghĩ Xuân Sách là người đầu tiên. Ông không chỉ châm biếm nhà văn này, nhà văn kia, mà còn "châm biếm" chế độ đẻ ra họ!
*
Gấu có một kỷ niệm thật là tuyệt vời về HLG. Nay kể lại, như là một chứng cớ tuyệt vời về "giao lưu hoà giải" không có mùi đô la ở trong đó.
Nên nhớ, tất cả các vụ giao lưu hoà giải, cho đến giờ này, đều có mùi đô la, hoặc mùi chạy tội.
Mấy anh VC qua WJC, đều được Mẽo cho tiền. Ngay tờ HL cũng đã từng lấy tiền của Mẽo. Đây là policy của Mẽo về văn hóa. Mấy anh VC không hiểu được chuyện này. Bữa trước, có một anh, trên talawas tố, chủ tờ Sáng Tạo là Mẽo. Không hẳn như thế. Mẽo đưa tiền cho Mai Thảo, rồi MT đứng ra làm tờ báo, cũng không nói chuyện đó với những anh em trong nhóm, như thế có nghĩa, chúng mày tự do viết. Mẽo cũng chẳng hề bắt ST phải bợ đít Mẽo. Chuyện dài Mẽo cho tiền làm văn nghệ là do Koestler đề xuất. Milosz rất rành vụ này, và có viết, trong Milosz's ABC's.
Cái chuyện mấy nhà văn VC nói chuyện giao lưu hòa giải, theo Gấu, cũng có vấn đề. Bữa nào rảnh sẽ mang ra mổ xẻ.
Gấu lấy thí dụ, mới ngay đây, trong một bài viết của NQL trên net, liên quan tới TCS & HPNT, ông này kể, HPNT đã từng vặc một ông bạn vì chửi TCS làm nhạc ca ngợi một tên phi công của Thiệu.
Với đám VC, nhà văn hay nhà nước thì cũng rứa, họ không coi Miền Nam có nhà văn, có nhà nước, có quân đội. Thiệu với họ, là bồi Mẽo, quân đội Miền Nam, là của Thiệu. Thiệu nhận tiền của Mẽo, thuê đàn em đánh VC. Không hề có một nhà nước VNCH, đối với họ.
Đây cũng là lập luận của anh VC nằm vùng Đào Hiếu. Chính vì thế mà ông ta chọn Bác Hồ.
*
Chúng ta tự hỏi, tại sao tới tận bây giờ, nhân loại vẫn không thể cho qua vụ Lò Thiêu.

Theo nghĩa đó, chúng ta sẽ còn khổ dài dài với vụ Chúa Sẩy Thai, là cú "hoá thân", thành ruồi, thành bọ, ngay sau 30 Tháng Tư 1975, và Lò Cải Tạo liền sau đó.
Khi talawas chịu làm công việc "vun xén" văn học Miền Nam, thay vì làm tên biệt kích văn học xông vào kho tàng thế giới, có thể họ hiểu ra rằng, chỉ "giải mãi" tro than của cuộc phần thư 1975, thì mới có thể tìm ra câu trả lời "ta là gì"?
Grass phán, cứ ôm riết lấy Lò Thiêu, thì tìm ra giải pháp cho một nước Đức thống nhất, là cũng rứa.
Nói "I am sorry" thì dễ, tuy cũng hơi bị khó, nhưng nói "I Forgive U", vô phương!


Lèm bèm về dòng văn học "Lạc Đường"

Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải

Tôi đưa bài thơ cho Nguyễn Khải.
Anh đọc xong trên mặt có thoáng chút ngạc nhiên và nghiêm nghị chứ không cười như tôi chờ đọi, anh bỏ bài thơ vào túi chứ không chuyển cho người khác. Đến giờ giải lao chúng tôi ra ngồi quanh gốc cây sấu già, Nguyễn Khải mới đưa bài thơ cho Hồ Phương đọc. Mặt Hồ Phương hơi tái và cặp môi mỏng của anh hơi run. Nguyễn Khải nói như cách sỗ sàng của anh:
-Thằng này (chỉ tôi) ghê quá, không phải trò đùa nữa rồi!
*
Bữa trước Gấu nhớ lộn, viết, Khải tái cả mặt. Nay coi lại, người tái mặt là Hồ Phương. Khải bảnh hơn nhiều!
Nguyễn Khải nói như cách sỗ sàng của anh.
Chỉ đi một phát như vậy, là lòi hết Nguyễn Khải ra!

*

Sau cái đận Nguyễn Khoa Điềm nghiền sách của Bùi Ngọc Tấn, dễ đến mấy lần tôi nói với nhà thơ Xuân Sách: “Ông Sách ơi, thế này thì chân dung Nguyễn Khoa Điềm phải có phần 2 chứ?”. Ông Sách chỉ tủm tỉm cười: “Ờ…Ờ…”. Chờ mãi không thấy ông viết phần 2.
Hóa ra tôi ngu quá. Đọc kỹ lại cái chân dung Nguyễn Khoa Điềm, tôi mới thấy tôi ngu quá. Mà ông Sách thâm thật.

BMQ

Một bài viết tuyệt.
Nhưng chữ “thâm” ở đây, hỏng.
Từ ‘thâm' này như cách vẫn thường dùng từ xưa đến giờ, chỉ có nghĩa xấu. Thằng cha ấy thâm quá có nghĩa, thằng đó độc quá, hiểm quá.
Mà nếu như nghĩa này, thì phải dùng cho NK, như BMQ viết về tay này, khi viết về NHD, mà thực sự làm nhắm Trần Độ.
*
Cái nọc độc ở thơ Xuân Sách, hiểu một cách nào đó, chính là nọc độc… Kafka, theo nghĩa, cái độc là thức ăn của thiên tài, ẩn tàng trong câu hiển hách nhất của ông: Trong cuộc đấu sinh tử tay đôi giữa bạn và thế giới, hãy đâm...  vào sau lưng bạn! [In the duel between you and the world, back the world: Đấu sinh tử giữa bạn và thế giới, hãy yểm trợ thế giới].
Có thể, bạn bực mình, hai chuyện đó, đâu có liên quan gì tới nhau, nhưng bạn chỉ có thể thâm độc, như Kafka, khi viết về cái độc cái ác, như là đang đâm vào chính bạn!
Nếu không, là hỏng!

Phải là bậc đại nhân đại trí mới có thể bảnh như vậy:
Phi Xuân Sách ra, ai dám lặn xuống tầng địa ngục, là cái thế giới tởm lợm hậu trường Hội Nhà Văn?
*
Nhân BMQ nhắc tới BNT:
*
Solzhenitsyn, long a nonperson in communist Russia, beams down from a billlboard advertising "The First Circle" above a street in downtown Moscow.
Bích chương quảng cáo Tầng Đầu Địa Ngục, phim TV 10 tập, trên đường phố Moscow. "Cha già dân tộc", râu ria xồm xoàm, mỉm cười nhìn xuống nhân dân.
Cha già dân tộc, hay khiêm tốn hơn, lương tâm của đất nước, tiếng tăm của ông cũng lên xuống như chính nước Nga, kể từ khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Tầng Đầu Địa Ngục, một lần nữa, đưa ông trở lại sàn diễn, tới được với công chúng, một điều kể như không thể nào hiểu nổi, vào thời điểm bốn chục năm trước đây, khi ông lén lút tuồn tác phẩm ra nước ngoài.
Tập I, đứng đầu, trong tuần qua, đánh gục "Terminator 3", nhưng sau đó, tụt xuống hạng năm, tuy nhiên, vẫn có chừng 15 triệu người coi!

Chúng ta cứ thử tưởng tượng, trong nước bi giờ cho quay Chuyện Kể Năm 2000, của Bùi Ngọc Tấn, mở ra bằng cảnh Cây Đa Tân Trào đồng chí Giáp ra quân, và kết thúc, người tù BNT từ giã nhà tù Tân Trào, đứng ngay ở gốc cây đa, vẫy vẫy những bạn tù còn kẹt lại.
Không chỉ toàn thể nhân dân, mà toàn thể oan hồn, cũng thức dậy, chen chúc nhau coi!

Ẩn dụ
 Bếp Lửa trong văn chương.
1 4

 Chuyện dài anh Sáu Dân