*

*
Ogyen Trinley Dorje, a.k.a. the Karmapa
the 22-year-old who could be the Dalai Lama's successor.
Người có thể kế vị Dalai Lama.
"My work is not going to be conducted only among other Buddhists," he said, "but to help everyone."
"If the world and its cares are a 200-lb. weight, he said, the mind can be a mirror reflecting the weight without carrying the poundage."
Tạm dịch, nếu cuộc đời và những khổ đau của nó nặng chừng 200 lb, thì Tâm có thể là một tấm gương phản chiếu sức nặng đó mà không phải mang nó.  

*

Vừa ra lò, còn nóng hổi, cuốn sách được phạng tơi bời, chưa kịp nguội, bị khen rối rít!

Đây là cuốn tiểu sử được phép của Naipaul.

Nhức nhối lắm! Bà vợ đầu, làm giáo sư, nuôi ông ăn học, và ông than, với một tay ký giả, cốt để cho bà nghe được: "Tôi là một thằng ma cô, a great prostitutes man". Khi mới lấy nhau, bà vợ chê, ông chồng không có kinh nghiệm phòng the, và thường là khóc ngoài quan ải. Ông chồng trả lời: Tôi coi sự yếu sinh lý đó là một thứ tự do! [I've always considered my low sexual energy as a kind of freedom]. 

Tay phê bình của TLS, A.N. Wilson phán: Như Evelyn Waugh, đây là một quyết định tự bảo vệ chính mình của Naipaul, để làm sao biến chính ông ta thành một con quỉ, và ông đã thành công, biến thành quỉ, nhưng không cùng một dòng quỉ như Nabokov, hay Tolstoi!
*
Trong những bài essays của Naipaul, tuyệt nhất, với riêng Gấu, là bài viết so sánh bóng đen của Conrad với bóng đen của ông. Bữa nào rảnh, sẽ scan và dịch hầu độc giả Tin Văn.
Gấu cũng có một bóng đen, đó là Đất Bắc, Hà Nội!
Nhưng xin đừng lầm với bóng đen của VTH, thuổng của Koestler.


Thuốc độc của hiện hữu

Bài phỏng vấn dưới đây là một trong số những phỏng vấn hiếm hoi (với nhà báo Đức vào năm 1985), thể hiện rõ nét con người và lối tư duy đặc biệt của Emil Cioran. NL
*
Cioran trả lời phỏng vấn khá nhiều, hiện trong tay tôi có cuốn Entretiens, Gallimard, tủ sách Arcades, gồm 20 bài entretiens, có cả bài trên. NQT

+ Vâng ạ, thì cháu cũng đọc quyển đó mà. Nhưng ở đâu đó cháu quên mất có nói rõ là Cioran từ chối trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp, thành ra số lượng bài phỏng vấn giảm xuống rất đáng kể. NL
*
Theo tôi, đọc Cioran, là phải đọc theo tinh thần bài viết
Tuyệt Bi của Steiner, mới “ngộ ra" được!

Hiện nay, phát ngôn viên tuyệt bi, là một nhà châm ngôn (Cioran). Chỉ có tản mạn, ở đó hoàn tất là cắt xẻo, là chấm hết - nhờ vậy mà được miễn dịch, dưới ánh sáng.
*
Tuyệt Bi (Bi Kịch Tuyệt Đối) cực hiếm. Nó là một mẩu văn chương (hay hội họa, hay âm nhạc) được tạo thành thiết yếu từ một tiền đề, đời người là số kiếp. Nó tuyên bố, theo kiểu định đề, rằng tốt nhất đừng sinh ra, hay là, chót lỡ sinh ra, đành chết trẻ. Một kiểu mẫu thậm oan khiên về phận người, coi con người có mặt trên cõi đời như những kẻ lén vào chẳng (mong) muốn; những sinh vật mà số kiếp phải trải qua đau khổ - không đáng bị, không thể hiểu được, rất đỗi khơi khơi - và thất bại. Tội tổ tông, cho dù theo kiểu Adam hay Prométhée, không thuộc phạm trù tuyệt bi, bởi vì trong đó chứa tới hai khả thể: động cơ và sự cứu rỗi sau cùng. Trong tuyệt bi, là tội ác của con người: rằng nó có đó, rằng nó hiện hữu. Sự hiện hữu trần trụi, và bản mặt của nó, tự thân là điều xúc phạm. Từ đó, tuyệt bi là một bản thể học phủ định. Thế kỷ của chúng ta đã đem đến cho nghịch lý trừu tượng này một màn diễn hiển nhiên. Trong thời kỳ Lò Thiêu, những người Gypsy hay người Do-thái đúng là đã phạm tội ác làm người. Tội ác liên quan tới định nghĩa về sự kiện (được) sinh ra. Do đó, tận diệt, ngay cả những kẻ chưa sinh. Vào đời có nghĩa là vào với tra tấn và tử vong.
*
Tận diệt, ngay cả những đứa trẻ chưa sinh ra.
*
Tận dụng, ngay cả những đứa trẻ sắp ra đời: Trường hợp mấy ông tập kết ra Bắc, được Đảng ra lệnh, bằng mọi cách, phải để lại “máu huyết, dòng dõi, sợi chỉ đỏ xuyên suốt, Đảng tính” của mi ở Miền Nam, sau này Đảng cần tới!
*
Nhắc tới Nhất Linh, nhà thơ Tú Mỡ nói rằng đó là người vừa đáng yêu vừa đáng tiếc. Ông viết “Điều đáng tiếc là sau kháng chiến, anh đã theo bè lũ Ngô Đình Diệm vào Nam để rồi bị bè lũ ấy chèn ép, cắt mất nguồn sống đến nỗi uất ức phải tự tử”.
Nguồn
Ui chao, đúng ra phải nói ngược lại, bè lũ NDD bị ông NL rủ rê, vào Nam
*
Tại sao thằng cha Gấu này dám nói như vậy?
Thì ngay câu mở ra bài viết cho biết:
Nhất Linh còn là đại biểu Quốc hội khóa I, là Bộ trưởng ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến,... thế nhưng ông từ chức và lưu vong.
Đúng là đáng yêu, đáng tiếc thật.
Nhà nước ta chiều đến như thế mà bỏ đi lưu vong!
Đáng ngu nữa chứ!
*
Hồi ở Hà Nội, Gấu ở kế bên hồ Halais. Vào Nam, nhớ Hà Nội quá. Nhớ cả cái hồ ở ngay trước nhà nữa chứ!
Làm sao mà không nhớ cho được. Gấu khi đó còn nhỏ, nhưng có một cái thú, là sáng sớm, dậy thật sớm, rồi ra đằng trước nhà, dí mặt vào cái cổng sắt để hưởng cái lạnh của nó, và nhìn ra mặt hồ đầy sương mù.
Thế rồi Gấu được đọc những tài liệu về các đồng chí Vẹm, bị VNQDD giết, chôn tại trụ sở Đảng của chúng, ở đường Nguyễn Thượng Hiền [?], không đủ chỗ chôn, bèn ném xác xuống hồ Halais.
Thế là đêm nào thằng bé ở Sài Gòn, ngủ tại khu Chợ Vườn Chuối, mà cứ thấy như mình đang nhìn ra mặt hồ Halais, tức hồ Thuyền Quang, rồi thấy các đồng chí Vẹm lừng lững từ dưới mặt hồ nhô lên!
*
Thế là từ nay, Gấu hết còn bị ám ảnh bởi các xác chết "ma" nữa.
Đảng đã công bằng với Nhất Linh và đồng bọn phản động của ông rồi!
*
Ông vua kinh dị Hít Cốc, khi Kút Xếp rút giầy đập lên mặt bàn tại trụ sở LHQ, bèn nhìn ra liền, thằng cha này đi tất thủng lỗ!
Đúng là chi tiết là Thượng Đế trong văn chương!
Bắt chước Hít Cốc, Gấu cũng nhìn ra liền chi tiết tất thủng ở trong câu nói của nhà thơ Tú Mỡ:
“…. anh đã theo bè lũ Ngô Đình Diệm vào Nam để rồi bị bè lũ ấy chèn ép, cắt mất nguồn sống đến nỗi uất ức phải tự tử”.
Cái chi tiết tất thủng, chính là cụm từ…”cắt mất nguồn sống đến nỗi uất ức phải tự tử”!
Ui chao ông Tú Mỡ này, cứ nghĩ là bè lũ NDD đối phó với NL như Đảng ta đối phó với bè lũ Nhân Văn Giai Phẩm!
*
Chuyện nọ xọ chuyện kia, nói đến tất, Gấu lại nhớ đến đôi tất của nhà văn Lê Lựu mà thần đồng TDK đã từng nức nở khen là thơm, thơm lừng cả nước Mẽo.
Thú vị nhất, chuyện tất Lê Lựu không biết phịa hay không phịa, nhưng Gấu này đã từng trải qua đúng tình trạng như ông ta, khi mới tới xứ lạnh!

Lịch sử công bằng với Nhân Văn, xong, tới TLVD, xong.
Tuy nhiên, nhà nước có dám cho in Giòng Sông Thanh Thuỷ của Nhất Linh không?
Trong "Chi Bộ Ba Người", có cảnh tụi phản động VNQDD làm thịt một đồng chí Cách Mạng, không biết có gây "phản cảm" không, nếu cho in?

Nhưng thôi, in làm gì, đọc talawas cũng được!

"Mai tôi phải đi Khai Viễn rồi đi Văn Sơn, Ma-Lì-Pố và một mình tôi phải đảm nhiệm giết hai tay Việt cộng. Họ có thể nghi ngờ mà thủ tiêu tôi trước khi tôi ra tay. Đấy cô xem, việc nguy hiểm như vậy. Cô đi thế nào được với tôi. Cô cứ ở đây làm ăn buôn bán. Nếu độ nửa tháng nữa tôi trở về thì tức là tôi còn sống, nếu quá hạn đó cô không thấy tôi trở lại Mông Tự thì cô mất hẳn một người khách biết thưởng thức cà-phê ngon và ngắm cây lựu của cô nở hoa. Thôi bây giờ tôi đi đây, chào cô và có khi vĩnh biệt cô." 


Chuyện vặt

Nguyễn Du giữa chúng ta

Gấu có nhớ nhà không?

It seems that the voice we humans own
Will never sound, never celebrate,
Only a wind from the age of stone
Keeps on knocking at the black gate.
And it seems to me that under the sun
I alone remain-this honor's mine,
Simply because I was the first
Who wanted to drink the deadly wine.
1917
Akhmatova

 Có vẻ như cái thứ tiếng người mà chúng ta có đó
Nó sẽ chẳng bao giờ kêu lên
Chẳng bao giờ ăn mừng
Chỉ là tiếng gió từ thời kỳ đồ đá
Liên tục gõ lên chiếc cổng đen
Và hình như chỉ còn tôi, đơn độc dưới ánh mặt trời
Và đây là niềm vinh quang của tôi
Giản dị, ấy là vì tôi là người đầu tiên
Muốn uống ly rượu độc


Gấu vs Hồ Nam


"Si je t'oublie, Jerusalem"


Không phải "niềm vui lớn"


With Love & 20-20 Vision
Comin' Thro the Rye

- Bài dự thi đạt giải nhất cuộc thi
"Quyển sách làm thay đổi cuộc đời"