*
@ School, 7.5.08

OLD MARX
Cụ Mác
Self-Portrait
Adam Zagajewski
Between the computer, a pencil, and a typewriter
half my day passes. One day it will be half a century.
Chân dung tự họa
Giữa cái PC, cây viết chì, cái máy đánh chữ
Nửa ngày của Gấu trôi qua
Một ngày nào đó,
sẽ là nửa thế kỷ

Trang thơ Zagajewski
Tưởng Niệm Czeslaw Milosz [1911-2004]

Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Adam Zagajewski

 Lần qua Cali mới rồi, buổi tối sáng sớm hôm sau trở về Xứ Lạnh, Gấu ngồi uống rượu với mấy ông bạn, thật cũ, có, cũ, có, mới có, thật mới tinh, có, nhân bàn về thơ, về một nhận xét của DT về TTT: Không có truyền nhân, một ông nhà thơ cùng ngồi nhậu sửng cồ, không có truyền nhân thì đã sao? Cần đếch gì truyền nhân!
Gấu này vẫn bị băn khoăn về lời phán của DT đối với cõi thơ TTT, cho đến khi đọc Milosz, và đọc bài viết tưởng niệm ông, trên.
Thơ TTT có gì giống thơ Milosz, cái mùi vị của nó là từ trí tuệ, chứ không chỉ là hương hoa hồng.
Bữa hôm sau, trên chuyến máy bay về lại Xứ Lạnh, Gấu ói đến mật xanh mật vàng.
Vì bữa rượu chăng, Gấu tự hỏi?
*
Ông là nhà thơ của thông minh lớn và tuyệt cảm lớn [a poet of ‘great intelligence and great ecstasy’]; thơ của ông sẽ không thể sống sót nếu thiếu hai món này. Thiếu thông minh, là sẽ rớt vào trò cãi tay đôi với một trong những đối thủ này nọ, rồi cứ thế mà tủn mủn, tàn tạ đi [bởi vì, những con quỉ của thế kỷ 20 này, chúng đâu có thiếu khả năng biện chứng, chẳng những thế, chúng còn tự hào về những “biện chứng pháp” duy này duy nọ…]. Thiếu tuyệt cảm, làm sao vươn tới được những  ngọn đỉnh trời? Thiếu nó, là sẽ chỉ suốt đời làm một anh ký giả tuyệt vời! Ông tự gọi mình là một tay bi quan tuyệt cảm [ecstatic pessimist], nhưng chúng ta cũng sẽ vấp vào những hòn đảo nho nhỏ của sự tuyệt cảm mà  Bergson coi đây là dấu hiệu khi chạm tới được một sự thực nội tại.
 Vào thời đại của Beckett, một nhà văn lớn lao, dí dỏm, và cũng rất ư là sầu muộn, Milosz bảo vệ chiều hướng tông giáo của kinh nghiệm của chúng ta, bảo vệ quyền được vuơn tới cõi vô cùng của chúng ta. Bức điện tín của Nietzsche, thông báo cho những con người ở Âu Châu, rằng Thượng Đế đã chết, bức điện đã tới tay Milosz, nhưng ông không từ chối ký nhận, và cứ thế gửi trả cho người gửi.
Trí tuệ và những bông hồng.


30.4.2008: Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn?
Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải

Note:
Gấu bị cái tít "đi tìm cái tôi" của bài viết của Nguyễn Khải làm 'lạc đường'.
Chẳng có đi tìm, mà cũng chẳng có bút ký chính trị. Chỉ là lèm bèm của một anh thợ văn VC.
Tuy nhiên, cũng nhân đây, lèm bèm về tay sừng sỏ nhất, của cả đám. NQT

Cái sự bị lừa của Gấu, là do, đúng lúc đang đọc bài của Sontag viết về Victor Serge, về mấy tác phẩm thật hách xì xằng của tay này, thí dụ, Trường hợp đồng chí Tulayev, bài của Nguyễn Khải xuất hiện, thế là bị liên tưởng, ui chao, bút ký chính trị, di chúc không thể bị phản bội, đi tìm cái tôi đã bị Đảng chôm mất... thế là lạc đường!
*
Ấy đấy, cũng như vậy, là trường hợp đám Ngụy đi trình diện học tập cải tạo.
Ui chao chỉ 10 ngày phù du, xong, là về xúm nhau xây cái nhà Việt Nam hậu chiến!
*
Ngày xưa, có ông triết gia Tầu, thầy Tử Sản gì đó, bị anh người làm lừa, sự thể cũng hơi giông giống đám Ngụy bị VC lừa.
Anh người làm được thầy đưa tiền đi mua một con cá, hay đem một con cá biếu một người bạn, Gấu không nhớ rõ. Anh người làm ghé quán, kêu xị đế, và nhờ nhà hàng nhóm lửa nướng giùm cá.
Về, anh nói với Thầy, đang đi đường, thấy cá ngáp ngáp, sợ cá chết, thả xuống nước, nó quãy đuôi đi một mách.
Thầy mừng quá, may cho đời cá, thoát cũi xổ lồng!
Anh người làm cười, nói với bạn, ai nói Thầy Tử Sản minh triết, ông bị ta lừa như đứa con nít.
Miền Nam thua cuộc chiến, sau đó đi cải tạo, là y chang thầy Tử Sản, bị thằng đầy tớ đánh lừa. Nó lừa hữu lý quá, nhân đạo quá, "tình quá", thế là cứ thế chui vào Lò Cải Tạo!

Giả tưởng [tiểu thuyết] là sự thực, theo Serge. Sự thực của sự tự vượt [self-transcendence], sự bắt buộc, bổn phận, trách nhiệm, obligation, đem tiếng nói đến cho những người bị câm hay bị bịt miệng. Ông rất tởm thứ tiểu thuyết tự thuật, khoe cái đời riêng tư của mình ra, giống như đàn bà khoe "nội y".
"Những cuộc sống cá nhân đếch làm tôi quan tâm. Nhất là cái của tôi".
UI chao sướng chưa. Đúng y chang Gấu!
Đời Gấu bảnh quá, đã năm lần bẩy lượt tính đem ra khoe, may quá , may quá!
*
Serge trích dẫn một ông Tây [ông không nói, tay nào]:
Khi anh tìm kiếm sự thực, khủng khiếp nhất, là, khi anh kiếm thấy nó.
[What is terrible when you seek the truth, is that you find it].
Đúng là tình trạng Miền Nam, khi tìm thấy sự thực "Mỹ cút, Ngụy nhào, giải phóng, thống nhất đất nước, xây dựng cái nhà Việt Nam lớn hơn cả nhà của Mẽo!"

*
Buổi giảng đầu tiên tại Irvine “Thực trạng kinh tế VN” khá ồn ào vì bị một số Việt kiều biểu tình “đả đảo”, đòi “Đặng Phong hãy nói về nhân quyền!” Họ đòi bằng được phải có đại diện vào giảng đường chất vấn. Tôi đồng ý, có ba người xấn vào nóng nảy lên án tình trạng tham nhũng ở VN và chính quyền tham quyền cố vị. Về tham những, tôi nói đúng có tham nhũng - nhưng chính quyền Sài Gòn  trước kia tham nhũng gấp 10 lần cơ. Tôi làm sử kinh tế, có đầy đủ số liệu chứng minh, họ chịu. Còn tham quyền cố vị, thì chính quyền Thiệu, Kỳ... không hề muốn xuống ghế. Vì bản chất người cầm quyền có ai chịu tự nguyện rời chức vụ đâu? Tôi cũng chỉ là một công dân, có nguyện vọng chính quyền không nên tham quyền, và được bày tỏ nguyện vọng đó như mọi công dân khác.
Nguồn
Có một số vấn đề:
Làm sao ông biết mức tham nhũng của VC để mà so sánh.
Tham nhũng của Miền Nam dù có gấp 10 lần thì cũng khác tham nhũng của VC hiện tại. Đám chóp bu Miền Nam cố vơ vét để chuồn trước khi tầu chìm, khác hẳn VC vơ vét, để làm sập niềm tin. Cái sự mất niềm tin làm hại chế độ, làm hại đất nước chứ không phải tham nhũng.
Đúng như ông nhận xét, tham nhũng của Miền Nam góp phần giải phóng thống nhất đất nước, giống như sự thất trận của miền đất này. Tham nhũng của VC, căn nguyên và hậu quả của nó khủng khiếp hơn nhiều. Gấu không tin ông hiểu nổi những chuyện, thí dụ Chúa Sẩy Thai, Cái Cực Ác, gen đột biến, biến thành ruồi...

Ông cũng quên không nói về nhân quyền. NQT



Dọn 

SALMAN RUSHDIE,
The Moor's Last Sigh
I
The notion of personal identity has dramatically narrowed in our times. Identity has become in the first place a matter of group identification: of claiming membership of a group, or being claimed by a group. Identity in this sense has hovered as a problem over Salman Rushdie's head for most of his life. India is where his imagination lives. Yet as a British citizen of Muslim ancestry and, since Ayatollah Khomeini's fatwa, of indeterminate residence, it has become less and less easy for him to assert, when he writes about India, the country of his birth, that he writes as an insider.
No wonder, then, that the hero of Midnight's Children (1981), the book that revolutionized the Indian English novel and brought Rushdie fame, cries out (prophetically, as it emerged): "Why, alone of all the more-then-five-hundred-million, should I have to bear the burden of history?" "I [want] to be Clark Kent, not any kind of Superman," laments the hero of The Moor's Last Sigh in similar vein. Or if not Clark Kent, then simply his own, essential, naked self.
Cái khái niệm về lai lịch cá nhân đã được thu hẹp lại một cách đáng chú ý (1) trong thời đại của chúng ta. Lai lịch cá nhân là điều người ta quan tâm trước nhất khi nói đến cộng đồng: để xác nhận cá nhân này thuộc về cộng đồng nào đó hoặc được một cộng đồng nào đó chấp nhận. Lai lịch cá nhân trong ý nghĩa này đã chờn vờn trên đầu của Salman Rushdie như là một chuyện không hay, (2) gần suốt cuộc đời ông. Ấn Độ là nơi sức sáng tạo (3) của ông cư ngụ. Tuy vậy, là người có nguồn gốc Muslim lại mang quốc tịch Anh, kể từ khi Ayatollah Khomeini ra sắc lệnh tôn giáo kết tội ông, ông không có chỗ ở rõ ràng, vì thế càng lúc càng khó cho ông khẳng định rằng ông viết về Ấn Độ, nơi ông được sinh ra, với tư cách một người trong cuộc.
Không ai ngạc nhiên, khi, nhân vật chính của Midnight’s Children (1981) (Đàn Con Của Nửa Đêm), quyển sách đã làm cách mạng hóa (4) tiểu thuyết Ấn Độ viết bằng Anh ngữ và làm Rushdie nổi danh, đã kêu lên [một cách tiên đoán, lúc nhân vật ấy (5) xuất hiện]: “Tại sao, trong hơn năm trăm triệu người, mà chỉ vỏn vẹn mình tôi phải hứng chịu cái trách nhiệm nặng nề của lịch sử?” “Tôi chỉ [muốn] là Clark Kent, chứ không muốn làm bất cứ siêu nhân (Superman) nào,” nhân vật chính của Tiếng Thở Dài Cuối Cùng của Tên Hồi cũng đã than thở tương tự. Hoặc nếu như không được làm một công dân vô danh như Clark Kent, thì rất đơn giản và càng cần thiết hơn, được là chính cái tôi trần trụi của ông ta.
Nguyễn thị Hải Hà [Da mầu] 

1.         Một cách thê thảm, đúng hơn.
2.         Không có tĩnh từ không hay, trong nguyên tác.
3.         Sức tưởng tượng, khác, sức sáng tạo, nhất là ở đây.
4.         "Làm" thì thôi" hóa". Hóa thì thôi làm.
5.         (một cách tiên tri, như điều đó xuất hiện). Đại danh từ “it” ở đây, không  thay thế cho nhân vậy ấy.