*

Cao thoại Châu
NHỮNG NGÀY NẰM BỆNH
Và lúc này ở đâu đó đang mưa?
Tưởng niệm Xuân Sách

Hải ngoại biết Xuân Sách qua Chân Dung Nhà Văn, không biết ông còn là nhà thơ “thứ thiệt”. Khi ông quên cái đám khốn kiếp, và qua chúng, là Cái Ác, Cái Độc Bắc Kít, ông làm thơ. Thơ của ông làm "liên tưởng" đến những thoáng hạnh phúc, thoáng mặt trời trong Lò Thiêu, của Kertesz. 

Một anh bạn của Gấu, trải qua 13 năm ở Lò Cải Tạo, biểu Gấu, có sự khác biệt giữa hai cái ác đó, theo tao. Tao ở trong Lò Cải Tạo, lâu như thế, về, không tuyệt vọng về con người đến phải tự tử như Primo Levi, thí dụ vậy. Tâm hồn tao, sau khi ra tù, sợ còn thoải mái hơn trước. Trước, cứ nghĩ mình bậy. Mình là thằng Nguỵ, thằng Việt Gian, thằng Bán Nước. Vô tù, mới ngộ, không phải vậy. Chính cái thằng bắt mình vô tù mới là Đại Việt Gian!
Anh bạn làm Gấu nhớ đến một 'thèse", đề tài, của Cioran: Nhân loại biến mất vào cái ngày người ta kiếm ra được tất cả những thứ thuốc chữa mọi thứ bịnh, thứ ác, thứ độc của con người.
Cioran phán như trên, trong một cuộc phỏng vấn. Và tay phỏng vấn vặc lại: Huxley nói, ở đâu đó rằng, chuyện đó phi lý, bởi vì kinh nghiệm chứng tỏ, thiên nhiên hoạt động theo kiểu, cứ con người kiếm ra được một thứ thuốc trị bịnh, thì một thứ bệnh khác lại nẩy sinh ra, thế vào chỗ vừa rồi.
Cioran: Hay, hay thiệt. Đúng như thế. Tuy nhiên, nói theo lý thuyết, người ta có thể tưởng tượng con người làm ra được một sản phẩm chữa lành tất cả mọi thứ bịnh. Và nếu như thế, thì khủng khiếp quá, bởi vì con người phải chết, dù muốn dù không. Cho dù có sống tới năm trăm năm. Do tiến bộ y học mà con người bây giờ chết một cái chết không tự nhiên. Cuộc sống của chúng ta kéo dài một cách giả tạo, artificellement, cuộc chiến đấu chống thần chết kéo dài mãi ra, và như thế là phi nhân.
...
Trong Faust của Goethe, Quỉ là tên hầu của Thượng Đế. Tôi [Cioran] sợ ngược lại. Có vẻ như vào lúc này, Thượng Đế đang hì hục phục vụ Quỉ đến mệt nhoài!
Nếu Thượng Đế là chủ thế gian, thì sẽ đếch có lịch sử!
Nhưng, giả như Thượng Đế là chủ thế gian, thì những lúc xẩy ra Lò Thiêu, Lò Cải Tạo, Người vắng mặt, nhường chỗ cho Quỉ!
Đâu có sao!


Dương Tường
Biết mình phải làm gì quả không đơn giản!
Nguyễn Vĩnh Nguyên thực hiện 

Bài tuỳ bút chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất” của nhà văn Nguyễn Khải đang gây xôn xao trên các diễn đàn mạng nửa năm sau khi ông qua đời. Tuy chưa được phát hành chính thức tại Việt Nam, nhưng đã có nhiều luồng tranh luận đáng chú ý. Nguyễn Vĩnh Nguyên có cuộc trao đổi mở rộng và thẳng thắn với nhà thơ, dịch giả Dương Tường xoay quanh tác phẩm này.
Trích net

Bài viết này đăng nhiều nơi trên mạng, và có thể được bàn tán nhiều, qua cửa miệng, ở trong nước. Ngay khi bài được đăng, Tin Văn đã đi một đường lèm bèm, và đã chỉ ra Nguyễn Khải chẳng đi tìm cái tôi đã mất, mà đúng ra, cái tít của nó phải là đi tìm một ông bố đã mất.
Cùng lúc, chỉ ra bi kịch nhớn của ông, khi phải thay Bố bằng Đảng, và khi thấy Đảng không thể nào là Bố, bèn đi một đường di chúc, cuối đời, về nụ cuời hụt mà Thượng Đế ban cho ông.
Những gì gì, "
đang gây xôn xao trên các diễn đàn mạng nửa năm sau khi ông qua đời", "nhiều luồng tranh luận đáng chú ý...  nếu có, là đều do thằng cha Gấu và trang Tin Văn, mà ra!

Tin Văn có lẽ là nơi độc nhất viết về Nguyễn Khải!
Những mạng khác, đăng bài viết thôi, đâu dám viết gì, mà biết mà viết?

Đây là thái độ vô trí thức, vô học, của ngay cả một số người có học, thí dụ như… VP chẳng hạn!
Khi bị NTC phạng, ông trả lời, theo cái kiểu, “nghe có một luồng dư luận thọi tui”!

Khi bị thọi, một là trả lời, hai là vờ, khốn nạn nhất, là trả lời theo kiểu vờ, coi thằng cha con mẹ thọi mình là "không đáng trả lời", "nghe nói... hình như... có nguồn tranh luận".

Có lần, có một ông hải ngoại, được giáo sư nhớn Hoàng Ngọc Hiến ở trong nước, nhắc đến, Tin Văn đăng lên. Thế là ông ta bèn lôi ra khoe, nhưng đếch có dám nhắc tới Tin Văn, là "nguồn chính", mà lại lấy "nguồn phụ", là bài viết, được đăng lại trên Việt Báo.
Cũng thế, là bài viết về thơ Joseph Huỳnh Văn, hân hạnh được một diễn đàn số 1 ở trên net để mắt tới, nhưng cũng lấy "nguồn phụ", trên Việt Báo.
Thế thì làm sao mà khá cho được! NQT
*
Vương Trí Nhàn
Một cách nghĩ khác về Nguyễn Khải

Tôi biết rằng nhiều người có cách nghĩ tương tự như Dương Tường khi đọc Đi tìm cái Tôi đã mất - Tùy bút chính trị của Nguyễn Khải (xem bài phỏng vấn trên talawas số ra 11-6-08). Và tôi tin chắc ở dưới suối vàng, tác giả Xung đột cũng muốn người đọc và đồng nghiệp nghĩ về mình như vậy.
Nhưng với tôi, tác phẩm này gợi ra những suy nghĩ khác, xin sơ bộ trình bày như sau.
Nguồn net
*
Gấu tính "không thèm nhắc tới" tay Nguyễn Khải này nữa, nhưng sau hai bài mới ra lò, một của Dương Tường, một của Vương Trí Nhàn, có lẽ lại phải đưa ông ta ra, và lèm nèm thêm một tẹo vậy!


30.4.2008: Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn?
Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải

Note:
Gấu bị cái tít "đi tìm cái tôi" của bài viết của Nguyễn Khải làm 'lạc đường'.
Chẳng có đi tìm, mà cũng chẳng có bút ký chính trị. Chỉ là lèm bèm của một anh thợ văn VC.
Tuy nhiên, cũng nhân đây, lèm bèm về tay sừng sỏ nhất, của cả đám. NQT

Cái sự bị lừa của Gấu, là do, đúng lúc đang đọc bài của Sontag viết về Victor Serge, về mấy tác phẩm thật hách xì xằng của tay này, thí dụ, Trường hợp đồng chí Tulayev, bài của Nguyễn Khải xuất hiện, thế là bị liên tưởng, ui chao, bút ký chính trị, di chúc không thể bị phản bội, đi tìm cái tôi đã bị Đảng chôm mất... thế là lạc đường!
*
Ấy đấy, cũng như vậy, là trường hợp đám Ngụy đi trình diện học tập cải tạo.
Ui chao chỉ 10 ngày phù du, xong, là về xúm nhau xây cái nhà Việt Nam hậu chiến!
*
Ngày xưa, có ông triết gia Tầu, thầy Tử Sản gì đó, bị anh người làm lừa, sự thể cũng hơi giông giống đám Ngụy bị VC lừa.
Anh người làm được thầy đưa tiền đi mua một con cá, hay đem một con cá biếu một người bạn, Gấu không nhớ rõ. Anh người làm ghé quán, kêu xị đế, và nhờ nhà hàng nhóm lửa nướng giùm cá.
Về, anh nói với Thầy, đang đi đường, thấy cá ngáp ngáp, sợ cá chết, thả xuống nước, nó quãy đuôi đi một mách.
Thầy mừng quá, may cho đời cá, thoát cũi xổ lồng!
Anh người làm cười, nói với bạn, ai nói Thầy Tử Sản minh triết, ông bị ta lừa như đứa con nít.
Miền Nam thua cuộc chiến, sau đó đi cải tạo, là y chang thầy Tử Sản, bị thằng đầy tớ đánh lừa. Nó lừa hữu lý quá, nhân đạo quá, "tình quá", thế là cứ thế chui vào Lò Cải Tạo!


Ẩn dụ

Bếp Lửa trong văn chương.
1 4

Ân nhân của văn nghệ sĩ

Họ Trịnh đã từng có ân nhân là Lưu Kim Cương. Nhờ ông sĩ quan Ngụy này mà họ Trịnh thoát lính, sống sót cuộc chiến, và khi hoà bình lập lại, ông nhạc sĩ có thêm một ân nhân nữa, là anh Sáu Dân.
Nhờ anh Sáu Dân mà họ Trịnh sống sót bịnh ghiền rượu!