*

Tưởng niệm BHD, 

chúng tôi phát hành ấn bản đặc biệt

  Tứ Tấu Khúc
viết về Lan Hương và Sài Gòn

Tứ Tấu Khúc, còn có tên là "Bản hòa tấu dâng lên cô gái có tên là Tôi Yêu Em"
Concerto pour une jeune fille nommée Je T'Aime
*
Mi đâu có thương ta.
Mi thương một con bé con mười một tuổi,
là ta, từ đời thuở nào.
Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!

Thứ tình yêu đầy những passion mà anh có đó, em không có, hay thứ tình yêu gồm một phần ba là confiance, một phần ba là respect, một phần ba là "je ne sais quoi" , có lẽ, hình như em đã yêu anh như vậy... Không, trăm lần không, ngàn lần không, đừng bao giờ nói như vậy, đừng bao giờ nói anh không xứng đáng....
*
Khi đọc những dòng trên, từ lá thư đầu tiên, BHD đi bộ từ nhà ở đường Gia Long, gần Ngã Sáu Sài Gòn, tới Đài Liên Lạc VTD, số 5 Phan Đình Phùng, trao cho ông cảnh sát già gác dan, cô Nga, một nữ điện thoại viên trên Đài, phán:
-Cái cô này không có thương cậu đâu!


Chuyện vặt

Ông Võ Văn Kiệt Đã Về Đến Nhà

Sài Gòn bỗng nhiên mưa, tầm tã. Chiếc máy bay Learjet-45 của hãng Thai Flying đáp xuống Tân Sân Nhất lúc 11:40 ngày 11 tháng 6 năm 2008. Ông, Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đã trở về trên một chiếc băng ca nhỏ. Hai hôm trước, từ Singapore, một người đi cùng chăm sóc ông, gửi thư về, cho biết: “Chú bị tổn thương phổi khá nặng. May mà sang đây điều trị tích cực hơn nên tình hình không xấu thêm. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh thì vẫn chỉ dự đoán chứ chưa tìm ra. Để có thể có kết quả khả quan chắc phải chờ thêm thời gian. Điều đáng lo ngại là do tổn thương phổi quá nặng, nên những cơ quan khác như tim, thận đều bị ảnh hưởng, hiện vẫn thở máy và dùng máy lọc thận. Anh yên tâm, thời điểm đáng lo ngại nhất đã qua rồi”. Tôi đã cố yên tâm.

Hơn hai tuần trước, ngày 23-5-2008, ngay sau khi vừa từ Hà Nội trở về, ông cho gọi tôi đến. Chiều ấy cũng mưa tầm tã. Ông giữ tôi ngồi lại rất lâu, phần để chờ cơn mưa dứt, phần để ông có thêm thời gian trò chuyện. Biết bao dự định, biết bao tâm sự… Hôm ấy, sau hai ngày bị cảm, ông có vẻ mệt. Nhưng rất minh mẫn và giọng vẫn đầy nhiệt huyết. Hôm sau ông vào viện, ông hẹn sẽ trở về. Tôi không bao giờ nghĩ, ông sẽ trở về trên chiếc “chuyên cơ” cấp cứu ấy. Mưa dịu lại một chút, hình như trời cũng trầm xuống để các bác sỹ chuyển ông từ máy bay sang xe. Chưa bao giờ có một cuộc đón tiếp ông ở sân bay với đông các nhà lãnh đạo, bạn bè và người thân như vậy. Đứng sát bên tôi là hai người nấu bếp lâu nay của ông. Các chị sụt sịt, rồi nấc lên, khi thấy mái đầu bạc của ông dần hiện ra ở cửa máy bay. Ông đã về. [Blog Osin]
*
Mừng cho ông, đã về. NQT
*
Một độc giả Tin Văn, vặc Gấu, tại sao lại gọi Víp Va Ka là Hồ Tôn Hiến.
Hồ Tôn Hiến là ai, thì mọi người đều rõ. Ông này được lệnh Bắc Bộ Phủ chiêu hàng giặc Ngụy ở tít Miền Nam, và bèn chơi cái đòn "tiếng địch Ô giang", [cùng lúc với đòn PXA],
nghĩa là bằng những bài ca phản chiến của nàng Kiều họ Trịnh.

Thành công rồi, những lúc rảnh việc triều đình, ông nhậu nhẹt lai rai, và cho vời nàng Kiều đến gẩy đàn, ban cho vài ly, vì biết nàng Kiều ghiền rượu, sau khi bị ông Víp… lừa!
Cái vụ này Gấu biết qua một nhà thơ. Ông này là bạn của họ Trịnh, chắc có lần cũng đã được họ Trịnh kéo đi uống ké. Nhưng lần sau, kêu đi uống ké tiếp, nhà thơ lắc đầu, than, nhìn cái cảnh mày gân cái cổ gầy lên mà hát, để lấy ly rượu sao thảm quá, tao đếch có đi, vì quá thương mày!



Gấu có nhớ nhà không?

Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó rồi: Thơ của tôi.
Joseph Brodsky

Cái phần đẹp nhất của Gấu, thì đã ở đó rồi: "Những Ngày Ở Sài Gòn"


Thằng khờ được việc

Cái chuyện trò tố thầy thì thật quá khốn nạn. Nên nhớ, những ông thầy dậy văn khoa không giống như những ông thầy khác, như bên khoa học, thí dụ. Sinh viên khoa học, học kiến thức. Sinh viên văn khoa, học đạo đức, rồi mới học kiến thức. Sĩ đứng đầu thiên hạ, sĩ nông công thương... , muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy, là như vậy. Học yêu, học sống, học chết, học triết là học chết, là cũng theo nghĩa đó. Que philosopher, c’est apprendre à mourir.
NVT đã từng sử dụng địa vị khoa trưởng văn khoa, viết thư đề nghị tướng TVT, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, yêu cầu ông này tống một sĩ quan ra chiến trường, vì có thù riêng với ông sĩ quan và còn là một thi sĩ. Vụ này Gấu rất rõ, vì được chính nhà thơ kể cho nghe, và ngay khi đó, Gấu đã mừng thầm, may quá mình không học Thầy NVT!


Tưởng niệm Xuân Sách

Với Xuân Sách

Ẩn dụ
Ẩn dụ đề nghị một nối kết, giữa hai sự vật.
Thi ca được trao cho thi sĩ. (Poetry is given to the poet).
Borges


Bếp lửa trong văn chương
1  2
*