*
*

*


*

*
Không đề

Khi một người chết
những chân dung của kẻ đó thay đổi.
Đôi mắt có một ánh nhìn khác
và đôi môi cười một miệng cười khác.
Tôi để ý điều này lần đầu tiên sau khi trở về nhà
từ tang lễ một nhà thơ.
Đã nhiều lần kể từ đó, kiểm lại
tôi vẫn đúng.
(1940)
Dante
Ngay sau khi đã chết người vẫn sẽ không trở lại
thành phố ngày xưa, Florence của người.
Người không ngoái nhìn lui khi cất bước, không, không phải thành phố này.
Chính là cho người tôi hát khúc ca này.
Đêm. Một ánh đèn pin. Một vòng ôm cuối.
Định mệnh dã man của người tru gào ngay bên ngoài chiếc cửa.
Người nguyền rủa thành phố này từ Hỏa Ngục,
và trên chính Thiên Đường kia không thể quên nàng.
Nhưng người không phải là kẻ đi quanh, chân trần
trong vải sô, với một ngọn nến thắp
xuyên qua Florence mà người từng ước ao sẽ được—
ôi Florence không tín thành, đơn bạc, Florence mà người đã chờ quá đỗi dài lâu...
(1936)
Nguồn
*
Bản tiếng Việt dịch từ một bản tiếng Anh khác với bản tiếng Anh ở trên [Anna Akhmatova, Poems. Lyn Coffin tuyển và dịch qua tiếng Anh.

Joseph Brodsky giới thiệu, nhà xb W.W. NORTON, NY], thành thử cũng khó mà nói sai hay là đúng.
Bài thơ thứ nhì dễ hiểu, nhưng bài Không đề, khó hiểu và thú vị hơn nhiều.

Và chính vì thế mà mấy dòng "tôi vẫn đúng" nghe lạc điệu quá!

Volkov, trong bài viết mở ra cuộc trò chuyện giữa ông và Brodsky, đã nhắc tới bài thơ bài "Không đề" trên, và giải thích:
Khi một người chết đi, truyền thuyết sau khi chết về người đó càng mạnh bao nhiêu, thì những sự thay đổi càng dữ bấy nhiêu.
... the stronger the posthumous legend, the more unsettling its effect on the artifact.

Và ông nhận xét: Chuyện như trên đã không xẩy ra với Brodsky.
I experienced nothing like this after Brodsky died of a heart attack....
*
Gấu đoán mò, bài thơ Không đề của Akhmatova, là viết về cái chết của Pasternak.
*
Từ đó tôi kiểm tra lại cái 'insight' của tôi nhiều lần, sau những cái chết của Nguyễn Đình Thi, của Tố Hữu, của...
Và của nhà thơ TTT.
Có vẻ như với TTT, chẳng hề có một giai thoại nào sau khi chết.
Thành thử chắc cũng chẳng có gì thay đổi, nếu nói về những chân dung của ông.

*
Bài về Dante, như tiên đoán số phận của Brodsky:
Đi để mà đừng bao giờ trở về
[A Virgilian Hero, Doomed Never to Return Home].

Và ngay cả sau khi mất,
Nhà thơ cũng đếch thèm trở về Florence.

Anna Akhmatova

Chàng chẳng thèm trở về,
Cái thành phố Florence cổ xưa đó,
Ngay cả sau khi chàng đã chết.
Chàng cứ thế mà đi, thẳng một mách, nhìn thẳng về phía trước:
Chính vì chàng mà tôi hát bài hát này.
Đêm. Một bó đuốc. Nụ hôn chót.
Bên ngoài, tiếng của số phần - như tiếng gào rú,
[của Thạch? (1)].
Từ địa ngục chàng gửi cho nàng một lời trù ẻo.
Ở trên thiên đàng, nàng vẫn ở trong trí tưởng của chàng.
Chàng cũng chẳng thèm ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về, chân trần, bước nhè nhẹ như ngày nào, giống như một tên tội đồ mong nàng ban cho một lời cứu rỗi.
Qua cái thành phố Florence tráo trở, khốn kiếp đó,
Là nơi chốn mà nhà thơ ao ước,
Với 'tất cả niềm tin'.
Kỷ niệm với nhà thơ
Và như thế, bài thơ của Akhamatova còn tiên tri số phận của một nhà thơ Việt Nam, và cái thành phố Florence của ông mà ông không hề trở về, ngay cả sau khi chết, là Hà Nội.
Ninh Hạ, trong một bài viết, đã từng tả cảnh thi sĩ trên đường trở về Nam, trong khi chờ tầu, đã có dịp ghé Hà Nội, mà chúng ta chỉ được biết qua những dòng của chính thi sĩ, trong bài tưởng niệm Mai Thảo:
Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy.."

Đoạn Ninh Hạ tả cảnh TTT gặp lại Hà Nội, thật là tuyệt vời, đối với những người đã từng ở Hà Nội, và phải bỏ đi, nhất là đối với tác giả Bếp Lửa:
Thanh Tâm Tuyền hóa xác. Thường ngày thong thả chậm chạp, giờ đi như chạy. Ðường phố dường như quá quen thân cho dẫu bao tang thương biến đổi. Ông bươn bả đi trước, tôi chạy theo. Không nói với nhau nhưng tôi biết ông đang xúc động khi trở về nơi chốn cũ.
Nguồn talawas
Ui chao những Hà Nội là cái chó gì! Tôi nhìn xuống địa ngục, Hà Nội ở dưới đó. Hà Nội, maudit!... Akhamatova chẳng đã nói về nó ư:
Cái thành phố Florence tráo trở, khốn kiếp đó,
Là nơi chốn mà nhà thơ ao ước,
Với 'tất cả niềm tin'.
*
Brodsky cũng có một thành phố Florence của ông: St. Petersburg:

Như tất cả những tác phẩm lớn của văn hóa Petersburg, Kinh Cầu (2) là sáng tạo của một nghệ sĩ mà sự đồng nhất với thành phố là tổng hợp của rất nhiều tình cảm hỗn độn. Joseph Brodsky, một đứa con khác của thành phố, đã có lần đưa ra nhận xét, Petersburg đẻ ra một nền văn chương được đánh dấu bởi sự "âu lo, như thể nó được viết ra từ mép bờ trái đất. Và nếu có thể đưa ra một quan niệm chung, một âm điệu nào đó, thì đó là sự vong thân".

Tôi trở lại thành phố của tôi, thân quen với những dòng lệ,

với cơn đau thịt thừa trong cổ họng thuở ấu thơ, và chứng chướng tĩnh mạch

Bạn đã trở về đây - vậy thì hãy nuốt
dầu đèn phố Leningrad
Hãy nhận ra bây giờ ngày tháng Chạp mù sương...
Petersburg, tôi chưa muốn chết
Tôi có số điện thoại của bạn ở trong đầu
Petersburg, tôi vẫn có những địa chỉ, tại đó, tôi sẽ tìm ra tiếng nói của những người đã chết...
(Osip Mandelstam, Leningrad)

Và Kinh Cầu của Akhmatova tận cùng bằng những dòng:

...nơi tôi kéo lê 300 giờ đồng hồ
sắp hàng trước song sắt.
Và từ trong hốc mắt bất động của tôi, có thể tuyết đông, như những giọt lệ,
từ từ nhỏ xuống,
một con chim bồ câu nhà tù gù gù đâu đó, gù gù,
gù gù
trong khi những con tầu từ từ xuôi dòng Neva.

Như một người ghi lại Cuộc Khủng Bố, sự quan trọng của Akhmatova không phải chỉ vì bà đã có khả năng tạo nên lòng xót thương đối với những nạn nhân, nhưng, bằng sức mạnh mang chất Dostoevsky, bà đã sử dụng thực tại cụ thể của thành phố để chuyên chở sự dung tục của cái ác (the banality of evil) (3), một điều mà những bạn đường của bà cố gắng chứng thực, nhân danh những thành quả lịch sử lớn lao. Trong một thành phố, nơi người chết mỉm cười, sung sướng vì sau cùng đã được bình an, nơi người sống 'hơi thở thua người chết, hình hài thân xác thua đám sương mù trên thành phố....'
Nơi người chết mỉm cười


Cuộc chiến Chechnya của một người lính

Morrison: 10 Questions

Kinh nghiệm Tam Ích

*
Mai, Mai, để anh kể cho em nghe về một thành phố mà anh vừa biết yêu nó thì phải rời bỏ, một quãng đời của anh, bây giờ nhớ lại thấy đâu đó trong quá khứ những trái sấu vàng vương vãi, tiếng lá vàng xào xạc, tiếng còi mười giờ chạy dọc theo con phố Tràng Tiền. Mùa Thu, màu thu Hà Nội, những lá cây vàng úa, hàng cây hai bên đường hình như cao thêm, thành phố trang nghiêm và buồn rầu như đang trầm ngâm suy nghĩ...
*
Đúng là lẫn Mai với Mốt!
Hay là:
Một Tháng Năm khác:
D'un Mai l'autre: J'aime l'ignorance touchant à l'avenir [Nietzsche]
Tôi yêu sự vô tri sờ được tương lai.
Je t'aime parce ce que tu veux l'impossible.
Ta yêu Mi, vì Mi muốn điều không thể.
 BHD OK Gấu!


Nietzsche: «J'aime l'ignorance touchant à l'avenir."
Mai 68, partout dans le monde et pendant une décennie (1966-1976) environ répond à cette phrase. En mai 1968, soudain, on aime, on désire, on suscite cette ignorance touchant à l'avenir. En mai 2008, cette ignorance fait peur ou laisse désemparé. Dire quelque chose de ce qui arrive en Mai 68 est impossible.
Pourquoi? Parce que cet impossible c'est le réel même.
Le Monde. Dossiers & Documents  Mai 2008.
Ui chao. Cả một số báo chỉ để giải thích điều không thể, của BHD: Tháng Năm 1968, bất thình lình, hai đứa chúng mình yêu nhau, muốn nhau, khơi lên cái sự vô tri chạm tới tương lai


Gấu vs Hồ Nam

*
Đại Lục Faulkner
"Si je t'oublie, Jerusalem"
Cri de douleur d'un jeune écrivain en plein chaos personnel
Philippe Sollers 21, Juillet, 2000
"Si je t'oublie, Jerusalem" là tên đầu tiên của cuốn "Palmiers Sauvages". Ông anh nhà thơ mê cuốn này. Ông nói, Gấu mới đi kiếm đọc.