gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn







*
@ Vườn sau nhà
Ôi chao, Hai Luá ngó lại hình mình, ngay kế bên, mới ngày nào, "như thanh ti", nay đã.. "mộ thành tuyết"!

Album Đài Liên Lạc VTĐ
Cái Độc Cái Ác
Nhưng ở đâu có cái ác?
Ở trong văn chương nhi đồng!
Hãy nhớ lại hũ mắm của Cô Tấm.

Sát nhân, tùng xẻo, ăn thịt người, làm thịt con nít, loạn luân... đó là cái phần u tối của những câu chuyện thần tiên dành cho nhi đồng.
Đây là đề tài của cuốn Những phần Khó Nhai [Những Sự Kiện Cứng, Hard Facts], Của Những Câu Chuyện Thần Tiên Của Grimms, tác giả Maria Tatar, nhà xb Princeton University Press.
Tại sao trẻ con lại mê thích những câu chuyện về những đứa trẻ con khác bị bỏ đói ở trong rừng, hay là những nạn nhân của mẹ kế, mẹ ghẻ, hay "được" trao cho những trách nhiệm không thể nào hoàn thành, hay là, nếu là nữ, bị bắt buộc phải lấy làm chồng, những ếch nhái  ễnh ương, cóc, và "gấu"? Tác giả tự hỏi mình, và hỏi độc giả.

Liệu cái chính sách bắt gái làng lấy chồng "bại binh", hết xí oắt, là được gợi hứng từ truyện cổ tích dành cho nhi đồng?
Hai Luá bất giác lại nhớ đến bài hát Người Thương Binh của Phạm Duy, được "hát nhái", đúng như "thâm ý" của nhạc sĩ:
Chàng về nay đã cụt cu,
Lấy gì nhấp nháy trên mu con rùa?
Và bất giác lại thương cho những Bến Không Chồng của đất nước hàng triệu triệu năm anh hùng!

Đè
Chúng ta có thể suy ra một điều, từ những nhà văn hiện đại, như Sebald, Cao Hành Kiện, Coetzee... họ đều là những tiểu luận gia, những nhà bình luận, những nhà phê bình. Nói rõ hơn, họ đều rất hiểu về cái môn mà họ tu tập, là văn chương.

Đây mới chính là cái tâm sự bi quan, về văn học Việt Nam. Chúng ta có, hoặc, chỉ nhà văn, hoặc, chỉ nhà phê bình. Mà, như thế, cả hai đều là "dởm" cả, nếu không muốn nói, tụt hậu.

"...cũng như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh trước đây, Đỗ Hoàng Diệu là một bất ngờ."

NHT và Bảo Ninh không phải là một bất ngờ, mà là một cần thiết, và khi xuất hiện, người đọc thở phào, và Hoàng Ngọc Hiến chào mừng, bằng một lời chào thật là đanh thép, một cảnh cáo, đúng hơn, thằng anh này đếch chúc mấy chú một sự thuận buồm, thuận chèo, xuôi gió.
Còn sự xuất hiện của ĐHD làm người đọc lo sợ. Và mệt.
Mệt vì một "con hổ cái", như chữ của chính tác giả.

Trầm Luân vì Niềm Tin
Thi sĩ và nghi lễ trừ tà của thế kỷ
"Đằng sau sự bệnh hoạn của tôi, là con quỷ Cộng Sản chủ nghĩa", Aleksander Wak đã từng tuyên bố với Milosz.

Hiện tượng Trâm Thạc
Người viết cũng thực sự tin rằng, độc giả trong nước đổ xô đọc nhật ký, là để cố tìm ra giải đáp, cho một câu hỏi liên quan tới "thực tại nhức nhối Việt Nam": Tại  làm sao, sau những hy sinh như thế, mà lại chỉ có được một đất nước đầy những giòi, những bọ?
NQT

Gần như bản in nào cũng choàng cho nó những vòng hoa, đại khái "ca khúc của đời sống", "sự vui thích buốt nhói ở nơi tinh thần vô tận của con người". Có một sự chế diễu, trò hề ở đây.
Đến với Nhật ký Anne Frank mà bỏ qua những Đêm, của Elie Wiesel, hay Những Kẻ Chết Đuối và Những Người Được Cứu Vớt, của Primo Levi (chỉ nhắc tới hai chứng nhân), hay những cột con số, những chuyến hàng, những thuật ngữ như "mẩu"... thì đúng là tự cho phép mình được quyền ngây thơ một cách xấu xa, không thể tin được! Những ngợi ca theo kiểu "bản chúc thư hoài hoài về tính cao cả không thể bị huỷ diệt của tinh thần nhân loại", "một nguồn không bao giờ cạn của can đảm và hứng khởi"... sự thực chỉ là những trò ru ngủ. Sự thành công, chiến thắng, của Bergen-Belsen, chính là nó đã thổi sạch, cái gọi là khả tính can đảm, nó cho thấy sự huỷ diệt dễ dàng của tinh thần nhân loại, và đây là bản di chúc lâu dài của nó.
Thông điệp của Anne Frank

- Bởi nó đề cập đến những vấn đề lớn lao, chẳng hạn bản lĩnh con người bộc lộ ra sao khi đứng trước cái chết. Tôi nghĩ là mình chẳng vơ vào chút nào khi làm cái việc từ Đặng Thùy Trâm mà liên tưởng tới Anne Frank (xem bài giới thiệu đặt ở đầu sách).
Vương Trí Nhàn, trả lời phỏng vấn [eVăn].

Milosz's  ABC 's

Nổ Như Tạc Đạn
Nhưng rõ ràng là HHT có sáng tác. Ông có thể không nhớ, nhưng tôi nhớ.
Đó là một truyện ngắn, đăng trên tuần báo Nghệ Thuật, lẽ dĩ nhiên là tại Sài Gòn.
Liệu ông anh còn nhớ "nó" không?
NQT


Chuyện Tử Tế
1 2 3 4