*




Cái Độc Cái Ác

Nhiều độc giả, khi đọc Sổ Ghi của Trần Dần, đã bị dội vì những cái độc cái ác ở trong đó. Và tự hỏi, hay là chủ nghĩa Cộng Sản đã.... làm độc?

Milosz cũng nghĩ như vậy, khi "vơ vào", cái độc cái ác cho xứ sở của ông, và cho rằng, trò ham thích những câu chuyện khôi hài độc địa, ghê rợn, tiếu lâm đen, là "đặc sản" văn hóa của Ba Lan thế kỷ này, và đây là do những tai nạn của lịch sử đã giáng xuống phần đất này của Âu Châu. Trước cuộc chiến sau chót, hài độc, hài ác nở rộ ở những tạp chí như Pins, ở những quán rượu. Những năm chiến tranh chỉ càng làm cho nó tăng thêm, do mạng người rẻ như bèo, và do đạo đức suy đồi.
Có những chuyện hài, khi kể cho người ngoại quốc nghe, họ bị sốc, không hiểu được tại sao cười, và có khi còn thấy tởm. Ngược lại, có những chuyện hài ngoại nhập khiến cho người Ba Lan tởm.
Chỉ ít lâu trước cuộc chiến, một trong cuốn phim của Sacha Guitry đã mở ra với cảnh đưa đám ma: Chừng trên một chục cái hòm, đằng sau chót chỉ độc một đứa bé, kẻ độc nhất sống sót trong gia đình. Hoá ra là cu cậu  bữa đó bị phạt, không được xơi cái món ăn quí nhất, ngon nhất trong bữa cơm chiều, là món xúp nấm.
Vẫn Milosz kể chuyện, lần ông ngồi coi trình diễn lần thứ nhất vở kịch Trong Khi Chờ Godot của Beckett, tại một rạp ở Paris. Thấy cả rạp cuời hô hố trước cảnh Pozzo hành hạ Lucky, tên hầu của anh ta, triết gia Lucien Goldmann, ngồi cạnh ông, đã tỏ ra phẫn nộ:
"Họ cười cái gì? Những trại tập trung cải tạo, hử?"
Bản thân Milosz, ông cho biết, cũng bị... làm độc, và cố gắng chữa trị.
[I personally suspect that I have been infected to a signifiant degree by the frivolous Polish sense of the macabre, and I consider this a diease for which I should seek a cure].
Milosz's ABC's
Có một thời, tại Quán Chùa đường Tự Do Sài Gòn cũng thịnh hành ba câu chuyện khôi hài đen tương tự, và hầu hết thuộc loại "tụi nhà văn nhà báo chuyên ỉa vào miệng nhau nên không cần nhà cầu".
Đây là một câu chuyện.
Lần đó, NXH trình làng cuốn Sinh Nhật. Mang ra khoe. Ký sách tặng loạn cả lên.
Hai Lúa sau khi nhận sách, nói:
Tớ đề nghị nên đổi, Sinh Nhật thành Sinh Nhạt...
Thấy bạn tính xổ nho, Hai Luá bèn giả lả:
-Đùa cho dzui. Thôi để tao viết bài điểm trên trang VHNT, báo Tiền Tuyến.
Thấy mặt bạn sáng rỡ, Hai Luá bèn chơi cú ân huệ:
-Tên bài điểm sách có rồi: Đi Tìm Một Cái Mũ Đã Mất.

Lần khác, nhân tác giả.... mới cho ra lò một cuốn thơ, trong có câu rất lạ: Một chút gì vàng trong tên em, [chắc là cảm khái từ câu "Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc"], thi sĩ .... đang uống ly cà phê, bèn đặt xuống, thở dài nói:
-C... chứ còn gì nữa!
*

Nhưng ở đâu có cái ác?
Ở trong văn chương nhi đồng!
Hãy nhớ lại hũ mắm của Cô Tấm.

Sát nhân, tùng xẻo, ăn thịt người, làm thịt con nít, loạn luân... đó là cái phần u tối của những câu chuyện thần tiên dành cho nhi đồng.
Đây là đề tài của cuốn Những phần Khó Nhai [Những Sự Kiện Cứng, Hard Facts], Của Những Câu Chuyện Thần Tiên Của Grimms, tác giả Maria Tatar, nhà xb Princeton University Press.
Tại sao trẻ con lại mê thích những câu chuyện về những đứa trẻ con khác bị bỏ đói ở trong rừng, hay là những nạn nhân của mẹ kế, mẹ ghẻ, hay "được" trao cho những trách nhiệm không thể nào hoàn thành, hay là, nếu là nữ, bị bắt buộc phải lấy làm chồng, những ếch nhái  ễnh ương, cóc, và "gấu"? Tác giả tự hỏi mình, và hỏi độc giả.

Liệu cái chính sách bắt gái làng lấy chồng "bại binh", hết xí oắt, là được gợi hứng từ truyện cổ tích dành cho nhi đồng?
Hai Luá bất giác lại nhớ đến bài hát Người Thương Binh của Phạm Duy, được "hát nhái", đúng như "thâm ý" của nhạc sĩ:
Chàng về nay đã cụt cu,
Lấy gì nhấp nháy trên mu con rùa?
Và bất giác lại thương cho những Bến Không Chồng của đất nước hàng triệu triệu năm anh hùng!