*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 



Jen's New Gallery @ New School
Album
Lan Nguyen 's Thu
Album
Jen's Thu

Một bạn văn cho biết, anh nghe tin Đài ngoại [BBC hay VOA gì đó], nhà nước Hung mới xin lỗi nhân dân vì đã kêu gọi xe tăng Liên Xô đàn áp cuộc cách mạng 1956.
Muộn còn hơn không.
Sau đây, trích bài viết về Sartre trên Tin Văn liên quan tới cách mạng Hung.

Trong những lỗi lầm của Sartre, có vụ liên quan tới cuộc khởi nghĩa Budapest của nhân dân Hungary, vào năm 1956. "Một ô nhục", theo một tác giả trên tờ Le Monde, vào năm 1996, khi Sartre "chấp thuận" (approuver) chuyện chiến xa Liên Xô đè bẹp cuộc cách mạng. Trên tờ L’Express số đề ngày 9.11.1956, Sartre, trong một cuộc phỏng vấn, trước tiên đã "kết án, không chút dè dặt", sự can thiệp của Liên Xô vào Hungary, coi đây là "một lỗi lầm không thể tưởng tượng được", "một tội ác"… tuy nhiên, hãy đọc hết cuộc phỏng vấn.

Sartre viết tiếp, lẽ dĩ nhiên, quyết định của điện Cẩm Linh là "một lỗi lầm không thể tưởng tượng được", nhưng… cuộc nổi dậy "có chiều hướng phá huỷ toàn bộ hạ tầng cơ sở xã hội". Đó là "một tội ác", nhưng… "trong những nhóm người này, kết hợp nhằm chống lại những người Xô Viết, hoặc để đòi hỏi họ ra đi khỏi đất nước Hungary, người ta nhận ra, có những thành phần phản động, hoặc bị nước ngoài xúi giục"…. "sự có mặt (chứ không phải hành động can thiệp thô bạo) của Liên Xô là "một điều cần thiết"!

Lịch sử sau đó cho thấy, nhân loại đã biết ơn rất nhiều ở cuộc cách mạng Hungary vào năm 1956. Chính nhờ nó, mà Liên Xô nhận ra một điều, chuyện nhuộm đỏ cả Âu Châu, là một toan tính cần phải "xét lại".

Ngay Sartre, trong cuộc phỏng vấn kể trên cũng phải công nhận, lần đầu tiên có một cuộc cách mạng không mang mầu đỏ của phe tả (pour la première fois… nous avons assisté à une révolution politique qui évoluait à droite).
Tất cả những khẳng định của Sartre đã được tờ Pravda đăng tải, cộng thêm những lời ca ngợi cuộc can thiệp của Hồng Quân, như của Janos Kadar, vào ngày 5 tháng 11. Một tháng sau đó, chúng trở thành những lời buộc tội những người cầm đầu cuộc cách mạng…
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền đã ca ngợi cuộc cách mạng Budapest bằng những vần thơ sau đây, được thi sĩ trước tác vào tháng 12 năm 1956:

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào
Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Đau dấu đạn
Đêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest 

Cũng vẫn thi sĩ, trong một, trong những bài thơ đầu tiên, đã nhận ra sự "thất bại trong chiến thắng", của một miền đất:
Chúng nó làm phát xít
Chúng nó làm cộng sản
Chúng ta làm tù nhân
(Trích bài thơ Tù Binh, trong tập Tôi Không Còn Cô Độc, Sài Gòn, 1956)

*
Những trích dẫn trong tác phẩm của tôi thì cũng giống như mấy tay cướp đường. Chúng bất thình lình xuất hiện, gươm dáo thấy ghê, lột sạch niềm tin ở kẻ đi dạo.
Walter Benjamin: Đường Một Chiều
Đừng quên là cuốn sách thoạt kỳ thuỷ là một đồ dùng, và hơn thế nữa, một món ăn.
W. Benjamin: Dọn Tủ Sách
Sách cũng như bướm. Mỗi thứ có một loại đàn ông. Chúng sống trên lưng họ, và hành hạ họ.
W. Benjamin: Đường Một Chiều
Paris là phòng đọc sách lớn của một cái thư viện. Thư viện này, con sông Seine chảy qua nó.
W. Benjamin: Những hình ảnh của tư tưởng.
Những Kỳ Tích Về Benjamin
Cuốn sách "Thương Xá", cho dù chúng ta đánh giá nó như thế nào – điêu tàn, thất bại, một dự án bất khả, impossible project – đề nghị một đường lối mới, để viết về một nền văn minh: sử dụng những rác rưởi làm chất liệu, thay vì những nghệ phẩm của cái nền văn minh đóù; lịch sử từ đáy thay vì lịch sử từ đỉnh. Và lời kêu gọi của Benjamin (trong "Những luận đề" - "Theses"), cho một lịch sử xoáy vào đau khổ của những người thua, thay vì thành tựu của những kẻ thắng: lời kêu gọi này mang đầy tính tiên tri, về cung cách mà việc viết sử bắt đầu nghĩ về chính nó, trong quãng đời [còn lại ngắn ngủi của chúng] ta.

*

Phê Bình Là Gì?
Roland Barthes
Nếu phê bình có thể quàng cho nó đủ thứ bảng hiệu ý thức hệ, ấy là vì chọn lựa ý thức hệ không phải là hữu thể của phê bình, và chân lý chẳng mắc mớ gì tới nó. Nhiệm vụ của phê bình, không phải là "khám phá ra", découvrir, chân lý bí mật của những tác phẩm mà nó nói tới, nhưng mà là " choàng lên", couvrir, ngôn ngữ của chúng, "đầy đủ chừng nào tốt chừng đó", ngôn ngữ của chính nó.
Câu văn trên, Hai Lúa đọc, khi tập viết, đúng là một trong những câu văn mặc khải.

Kẻ Nghèo Khó và Anh Vô Sản
Le Pauvre et Le Prolétaire
... Anh hề Charlot luôn luôn nhìn ông vô sản dưới những nét của người nghèo, le pauvre, từ đó, là sức mạnh nhân bản của những phim của ông, nhưng tính hàm hồ chính trị cũng từ đó mà ra. Trong cuốn phim thật đáng yêu, Thời Mới, Les Temps Modernes, Charlot xào đi xào lại đề tài vô sản, nhưng không hề theo cái kiểu chính trị. Hình ảnh mà ông đem lại cho chúng ta, là một anh vô sản chưa hề bị mù mắt và chưa hề bị huyền thoại hoá, chưa biến thành anh hùng vô sản, thì cứ nói đại ra như vậy....
Roland Barthes: Mythologies

Nếu phải trầm luân đến mức như thế, thì đành phải làm thịt cái gọi là ẩn dụ, hay niềm bí ẩn đầy dâm tính có tên là Bóng Đè, và làm thịt luôn cả nhà tiên tri dởm, nhà văn, hay là kẻ bán Bóng Đè.
[Mô phỏng đề từ cuốn tiểu thuyết "Sách Đen", Le Livre Noir, dịch từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, một tác phẩm của nhà văn hiện đang có nguy cơ bị tù vì tội tố cáo vụ giết người tập thể có tên "Việt nam hóa" là Mậu Thân, ở xứ sở của ông, Ohran Pamuk.
S'il doit périr ainsi, tu n'as qu'à tuer le secret et aussi le faux prophète qui vend le secret. Bahti
For myth is the beginning of literature and also its end. Borges
Bởi vì huyền thoại là khởi đầu của văn chương, và cũng là chấm dứt của nó.
Khởi đầu bằng Thuỷ Thần [NHT]? Chấm dứt bằng Dâm Thần [ĐHD]?
Đè 1 2



Người đàn bà này bịnh,
Người đàn bà này cô đơn,
Chồng ở trong mồ, con, trong tù,
Hãy cầu nguyện cho tôi, một lời.
Anna Akhmatova
Miền Đã Mất
Viết, nếu bạn phải, bởi vì bạn cảm thấy thích viết; chớ khi nào, bởi vì bạn cảm thấy phải viết [never because you feel you ought to write].
Đừng bao giờ viết vì bị bản năng nóng, hot instinct, cắn vào đít, vào tay, vào chỗ ấy..., gây ngứa, bắt phải viết. Bạn chỉ có thể viết do kinh nghiệm lạnh, by cold experience. Đó là lý do nhiều tiểu thuyết gia phải đợi qua bốn bó, [after the age of forty], mới gãi bật ra được tất cả những tác phẩm bảnh của họ [do all their best work].
John Fowles: Ghi chú về một cuốn tiểu thuyết dở dang.

Đăng Lạc-Du nguyên
1 2
Phương Nghi lúc nào cũng vội vội, vàng vàng
Mùa Thu không đâu xa mà ở trong đôi mắt
Hồ Thu và đôi mắt của cô cùng một mầu
Sinh nhật
Mấy câu trên, lấy ý từ Đằng Vương Các Tự, của Vương Bột, một trong tứ trụ, thời Sơ Đường.
Lạc dà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.

Trần Trọng San, [trong cuốn Hán Văn, nhà xb Bắc Đẩu, lần in thứ bẩy tại Canada], dịch là: Ráng chiều rơi xuống cùng cái cò đơn chiếc đều bay; làn nước sông thu với bầu trời kéo dài một sắc.
Nguyên tác, động từ bay, phi, chỉ dùng một lần, để tả hai vật cùng bay một lúc, một, từ dưới bay lên, và một từ trên rơi xuống.
Thành thử TTS, tuy đã nhận ra cảnh tuyệt vời này, dịch "ráng chiều rơi xuống", nhưng sau đó, ông lập lại động từ bay một lần nữa, trong "đều bay", hỏng!
Theo Hai Lúa, câu dịch đại khái phải như thế này:
Ráng chiều rơi xuống cùng lúc với cái cò đơn chiếc kia bay lên.
Bởi vì, phải cả hai cái bay, mới nối liền một dải, như câu sau cho thấy:
Hồ Thu cùng Trường Thiên - nhờ ráng chiều rớt xuống và cái cò cô đơn bay lên cùng một lúc -  nên mới  - cộng được cả trời đất - trời đất từ nay xa cách mãi - bỗng chốc được liền lại - kéo dài thành một vạch - là nhất sắc mùa thu!

Câu thơ của Hai Lúa, từ ý thơ trên, nhưng, vì thiếu một cái cò đơn chiếc, mà thành ra dư ra...  hai hồ thu.
Bởi vì có tới ba hồ thu, ở đây.
Mùa Thu không ở đâu xa, [đâu cần phải vội vội vàng vàng đi tìm], mà ở ngay trong đôi mắt của cô.
Hồ Thu và Đôi Mắt của cô cùng một mầu.
Cái ý "cộng thành một", nhờ hai vật cùng bay, một xuống, một lên, làm người đọc liên tưởng tới cái cảnh người đẹp bay lên trời trong Trăm Năm Cô Đơn, và để tả cái cảnh từ dưới đất bay lên trời, Garcia Marquez đã phải sử dụng những nấc thang vải, như ông kể lại trong bài trả lời phỏng vấn.
Khi viết tới đoạn Người Đẹp Remedios bay lên trời, tôi loay hoay hoài, làm sao cho người đọc tin nổi đây. Bữa đó, tôi ra vườn và thấy người đàn bà vẫn thường tới lo việc lau chùi, quét dọn; lúc đó bà ta đang phơi những tấm khăn trải giường, và đang năn nỉ gió: "mày đừng thổi bay tứ tung những tấm khăn của tao nhe!", thế là tôi vớ ngay lấy, và sử dụng những tấm khăn đang phất phơ trong gió kia, như là cái thang cuốn, nhờ đó Người Đẹp cùng bay lên trời với chúng. Đó là cách tôi làm cho độc giả tin. Đối với bất cứ một nhà văn, vấn đề là, độ khả tín. Bạn có thể viết bất cứ điều gì, chừng nào còn tin được.
Chuyện nghề
Đọc Thơ Đường, sững sờ trước cái đẹp của nó, Hai Lúa lẩn thẩn, cứ nghĩ tới cái đẹp của một thời La Hy, như Lukacs đã từng phán về nó. Thơ Đường, giống như Hùng Ca của Tây Phương, là một Cái Đẹp khép kín, tròn trịa, con người không sao thay đổi chi được, mà chỉ có thể chiêm ngưỡng. Trong Thơ Đường, chưa có cái gọi là tâm thức lưu vong, chỉ xuất hiện sau đó, cùng với tiểu thuyết. Nếu Đỗ Phủ có nói tới cái khổ làm người, ông cũng không hề phát giác ra nỗi cô đơn của nó, một khi những thần thi như Lý Bạch đã nhẩy xuống sông ôm vầng trăng mà... tịch!
Nếu tiểu thuyết là để diễn tả cõi không nhà siêu việt, thì thơ sẽ là căn nhà của một cõi không nhà siêu việt đó!
Trong Lý thuyết về Tiểu thuyết (1916), lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi Hy Lạp cổ.
Nếu thế, Thơ Sau Thơ Đường có nghĩa: Bị trục xuất ra khỏi Thơ Đường?
Thơ là một cõi lưu vong khi không còn Thơ Đường?
Lưu Vong và Tiểu Thuyết

*

Vào thời buổi nầy, thuốc phiện không bị cấm như ngày hôm nay, thuốc phiện là lối "giải trí" của dân khá giả thời đó, đi hút thuốc phiện thời đó giống như đi uống cà-phê ngày nay.
Nguồn