*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 




*
Jen's New Gallery
@
New School

*

Những trích dẫn trong tác phẩm của tôi thì cũng giống như mấy tay cướp đường. Chúng bất thình lình xuất hiện, gươm dáo thấy ghê, lột sạch niềm tin ở kẻ đi dạo.
Walter Benjamin: Đường Một Chiều
Đừng quên là cuốn sách thoạt kỳ thuỷ là một đồ dùng, và hơn thế nữa, một món ăn.
W. Benjamin: Dọn Tủ Sách
Sách cũng như bướm. Mỗi thứ có một loại đàn ông. Chúng sống trên lưng họ, và hành hạ họ.
W. Benjamin: Đường Một Chiều
Paris là phòng đọc sách lớn của một cái thư viện. Thư viện này, con sông Seine chảy qua nó.
W. Benjamin: Những hình ảnh của tư tưởng.
Những Kỳ Tích Về Benjamin


Trong Đất Trời Nhau....
Thanh Tâm Tuyền

Trong đất trời nhau mình vẫn gần.
Mai Thảo

Khu lều bạt Thăng Long, nơi tạm trú sinh viên Hà Nội di cư, nằm ngay trung tâm thành phố trên đất Khám Lớn Sài Gòn cũ, tháo dẹp. Sinh viên chuyển vào Đại Học Xá Minh Mạng, dù công trình xấy cất chưa hoàn tất. Đặc san Lửa Việt của Hội Sinh Viên Đại Học Hà Nội, do anh Trần Thanh Hiệp làm chủ nhiệm, anh Nguyễn Sỹ Tế làm chủ bút, sau số Xuân Chuyển Hướng, cũng ngưng xuất bản.
Bấy giờ là năm 1955. Di cư đã đến hồi vãn cuộc. Hà Nội khuất biệt từ tháng Mười năm trước. Sài Gòn vẫn còn xô bồ những mới mẻ, những hứa hẹn trong con mắt người di cư.
Chúng tôi - các anh Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, và tôi - gặp nhau, cùng làm việc, quen dần nhau qua mấy số Lửa Việt - nơi đã in vở kịch Trắng Chiều của anh Tế viết khi còn ở Hà Nội, các truyện ngắn Chàng Nhạc Sỹ, Gìn Vàng Giữ Ngọc của anh Sỹ và một vài bài thơ của tôi - , đồng ý cần có tờ báo của mình để viết cho sướng tay, để may ra đóng góp được cái gì cho công cuộc chung.
[còn tiếp]


Để Viết Cho Sướng Tay!

Đó cũng là ý niệm khởi đầu mở ra trang Tin Văn.
Để viết cho sướng tay, với Hai Lúa tôi, còn có nghĩa: Để đếch có ai kiểm duyệt được, bỏ được, hoặc thêm được, dù chỉ một chữ, hay ghê gớm hơn thế,  dù chỉ một dấu phẩy, một cái chấm, trong bài viết của mình.
Cái dấu phẩy, dấu chấm, nhiều khi còn quan triọng hơn cả một từ, một chữ. Hay nhiều từ, nhiều chữ.
Hai Lúa vẫn còn nhớ, một truyện ngắn, viết ở trại tị nạn, được một tờ báo đăng, bị cắt câu, bị biên tập, văn mạch bị sửa lại, và, sau này, tình cờ gặp chủ tờ báo, hỏi, ông ta trả lời, văn của anh câu quá dài, cái máy computer nó tự động sửa, chứ không phải tôi!
Chả là, lúc đó, chân ướt chân ráo mới 'tái định cư" nơi xứ người, Hai Lúa chưa có vinh dự được sờ vô một cái máy computer!
Nghĩ thầm, máy gì mà ngu thế!
Hỗn thế!
Dám sửa văn của Hai Lúa!


This woman is ill,
This woman is alone,
Husband in the grave, son in prison,
say a prayer for me.
Người đàn bà này bịnh,
Người đàn bà này cô đơn,
Chồng ở trong mồ, con, trong tù,
Hãy cầu nguyện cho tôi, một lời.
Anna Akhmatova

Tại sao bầu trời mầu xanh?
Eric Cornell, Nobel vật lý 2001, trong một bài essay trên tờ Time, số đề ngày 14 Tháng Một, 2005, đưa ra câu hỏi, và đề nghị hai câu trả lời:
1. Bầu trời xanh là do hiện tượng vật lý liên quan tới độ dài sóng, [lý thuyết Rayleigh scattering]
2. Bầu trời xanh là do Ông Trời muốn như thế. (1)
Về câu trả lời số 1, chúng tôi, những nhà vậy lý, có thêm rất nhiều câu trả lời, để làm rõ thêm mầu xanh của bầu trời. Câu số 2, tức câu trả lời của Ông Trời, mù tịt, cũng như mọi người. Không phải vì câu trả lời của Ông Trời không có tính khoa học, mà là, những phương pháp khoa học không nhắm trả lời một câu hỏi như vậy.
Trước khi có lý thuyết Rayleigh scattering, chẳng có một giải thích nào có tính khoa học về mầu xanh của Trời. Và câu trả lời của Ông Trời cũng cứ thế mà hiện hữu mãi mãi cùng nhân loại, không phải vì có lý thuyết khoa học kia mà giảm giá nó. Giải thích tôn giáo được có thêm, được phụ thêm, bởi giải thích khoa học, chứ không phải giải thích khoa học bứng đi mất giải thích tôn giáo.
Nếu cần, đành phải gộp cả hai lại, thành, một câu trả lời: hiện tượng Rayleigh scattering là giải thích khoa học mà Ông Trời đã chọn lựa, để giải thích hiện tượng bầu trời thì mầu xanh.
(1) Câu trả lời số 2, còn là của me-xừ Tổng Hàng Không Việt Nam. Ông nói hách hơn: Tao muốn thế. Tinh thần bài essay trên, đã được dân Mít chúng ta phác họa, qua câu chuyện một ông bố vợ và hai ông con trai hăm he làm rể, một ông hay chữ, một ông chỉ có một câu trả lời, Trời sinh ra thế, cho tất cả mọi trường hợp.

*

Fowles died at his home in Lyme Regis on November 5, 2005, after a long illness.
[From Wikipedia, the free encyclopedia].

 Dada và Mở Miệng
Dada là một chuyển động trước hết tạo chuyển động. Từ chối mọi định nghĩa, mọi luận lý, mọi hệ thống, mọi viễn ảnh lịch sử. Nó mời gọi hành động, trong cơn điên của chốc lát, dans la folie du moment.
Dada thì rẻ tiền và mắc mỏ, như đời sống.
Những khởi đầu của Dada không phải là những khởi đầu của một nghệ thuật, mà là của sự tởm lợm. Tristan Tzara.
[Văn Học, Le Magazine Littéraire, Tháng Muời, 2005]

Nếu phải trầm luân đến mức như thế, thì đành phải làm thịt cái gọi là ẩn dụ, hay niềm bí ẩn đầy dâm tính có tên là Bóng Đè, và làm thịt luôn cả nhà tiên tri dởm, nhà văn, hay là kẻ bán Bóng Đè.
[Mô phỏng đề từ cuốn tiểu thuyết "Sách Đen", Le Livre Noir, dịch từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, một tác phẩm của nhà văn hiện đang có nguy cơ bị tù vì tội tố cáo vụ giết người tập thể có tên "Việt nam hóa" là Mậu Thân, ở xứ sở của ông, Ohran Pamuk.
S'il doit périr ainsi, tu n'as qu'à tuer le secret et aussi le faux prophète qui vend le secret. Bahti
For myth is the beginning of literature and also its end. Borges
Bởi vì huyền thoại là khởi đầu của văn chương, và cũng là chấm dứt của nó.
Khởi đầu bằng Thuỷ Thần [NHT]? Chấm dứt bằng Dâm Thần [ĐHD]?
Đè 1 2

Harry Potter: Tại sao ăn khách đến như thế?
Cuốn sách đầu tiên của toàn cầu hoá.
Huyền thuật không bách chiến bách thắng, nó không ngăn được sự đau khổ.
La magie n'est pas toute-puissante, elle n'empêche pas la souffrance.
Nó làm cho người ta ham đọc.
Người hùng thèm học.
Nó giúp trưởng thành: "Tôi học lớp ba.. và sửa soạn cho tương lai của mình",một độc giả 14 tuổi của cuốn sách.
Thế giới của J.K. Rowling không phải là một thế giới thần tiên, nó cũng chẳng tuyệt vời: con đường của Harry là những cái chết liên tiếp gặp phải, nhưng dù thế nào, nó không phải để thảm hoá, mà bắt buộc phải vượt qua, để trưởng thành.
Đây là một cuốn sách mời gọi đọc, những cuốn sách khác.
[Đọc, Lire, Tháng Mười]

Chủ nghĩa tư bản cho người nghèo?
Đây có lẽ là cái tin mừng mừng nhất, biết đâu đấy, sau khi nhân loại quá thất vọng về một thiên đường cộng sản.
Tờ Người Kinh Tế, số đề ngày 5 Tháng Một, làm một khảo sát về tiền ít, vốn ít, a survey of microfinance, và về một kho tiền giấu kín, a hidden wealth, của người nghèo.
*
Những dịch vụ tài chính sau cùng từ người giầu trải ra tới thế giới đang phát triển. Và những ngân hàng lớn đang khám phá ra một thị trường dành cho những khách hàng nghèo khổ.

*
Đàn ông thành đạt không muốn lấy phụ nữ quá nổi tiếng nhưng lại không biết vun vén gia đình?
- Thế mới buồn. Họ chỉ muốn lấy người đàn bà không vượt qua cái bóng của họ. Nhưng tôi nấu ăn rất khéo đấy.
Thanh Lam
Cái mẩu đuôi, "nhưng tôi nấu ăn rất khéo đấy", thật là tuyệt vời!
Bài phỏng vấn này, theo MTC, có nhiều câu, hỏi cũng hay, mà trả lời cũng hay.
Mao Tôn Cương


Thu Vàng
Vàng thu vàng suốt con đường

Album
Jen's Thu

Trân Trọng Giới Thiệu
ADAMSTUDIOS
*

Còn Đảng là còn Khổ,
Hết Đảng là có Phở!
NGUYỄN LƯƠNG VỴ
CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN
Gửi Nguyễn Ngọc Tư
Xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao


Phương Nghi lúc nào cũng vội vội, vàng vàng
Mùa Thu không đâu xa mà ở trong đôi mắt
Hồ Thu và đôi mắt của cô cùng một mầu
Sinh nhật

Mấy câu trên, lấy ý từ Đằng Vương Các Tự, của Vương Bột, một trong tứ trụ, thời Sơ Đường.
Lạc dà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.
Trần Trọng San, [trong cuốn Hán Văn,nhà xb Bắc Đẩu, lần in thứ bẩy Canada], dịch là:
Ráng chiều rơi xuống cùng cái cò đơn chiếc đều bay; làn nước sông thu với bầu trời kéo dài một sắc.
Nguyên tác, động từ bay, phi, chỉ dùng một lần, để tả hai vật cùng bay một lúc, một, từ dưới bay lên, và một từ trên rơi xuống.
Thành thử TTS, tuy đã nhận ra cảnh tuyệt vời này, dịch "ráng chiều rơi xuống", nhưng sau đó, ông lập lại động từ bay một lần nữa, trong "đều bay", hỏng!
Đúng ra, nó đại khái phải như thế này:
Ráng chiều rơi xuống cùng lúc với cái cò đơn chiếc kia bay lên.
Bởi vì, phải cả hai cái bay, mới nối liền được một giải, như câu sau cho thấy:
Hồ Thu cùng Trường Thiên, nhờ ráng chiều rớt xuống và cái cò cô đơn bay lên, cùng một lúc, nên mới cộng được cả trời đất lại, kéo dài thành một vạch, là nhất sắc mùa thu!
Câu thơ của Hai Lúa, từ ý thơ trên, nhưng, vì thiếu một cái cò đơn chiếc, mà thành ra dư ra...  hai hồ thu.
Bởi vì có tới ba hồ thu, ở đây.
Mùa Thu không ở đâu xa, [đâu cần phải vội vội vàng vàng đi tìm], mà ở ngay trong đôi mắt của cô.
Hồ Thu và Đôi Mắt của cô cùng một mầu.

Cái ý "cộng thành một", nhờ hai vật cùng bay, một xuống, một lên, làm người đọc liên tưởng tới cái cảnh người đẹp bay lên trời trong Trăm Năm Cô Đơn, và để tả cái cảnh từ dưới đất bay lên trời, Garcia Marquez đã phải sử dụng những nấc thang vải, như ông kể lại trong bài trả lời phỏng vấn.
"Khi viết tới đoạn Người Đẹp Remedios bay lên trời, tôi loay hoay hoài, làm sao cho người đọc tin nổi đây. Bữa đó, tôi ra vườn và thấy người đàn bà vẫn thường tới lo việc lau chùi, quét dọn; lúc đó bà ta đang phơi những tấm khăn trải giường, và đang năn nỉ gió: "mày đừng thổi bay tứ tung những tấm khăn của tao nhe!" Thế là tôi vớ ngay lấy, và sử dụng những tấm khăn đang phất phơ trong gió kia, như là cái thang cuốn, nhờ đó Người Đẹp cùng bay lên trời với chúng. Đó là cách tôi làm cho độc giả tin. Đối với bất cứ một nhà văn, vấn đề là, độ khả tín. Bạn có thể viết bất cứ điều gì, chừng nào còn tin được."
Chuyện nghề