gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn







The winner of the 2005 Man Booker Prize for Fiction
will be announced tonight, live on BBC 2 at 10.30pm

Gửi Huế
Email chúc phúc

Ngồi xem mùa phơi khô nắng
Ôi sắc thu rền trong lá khô…
Bẩy nổi ba chìm
"Viết là nỗi sống buồn của tôi"
"With the voice of a bird I cry out for love"
Tới tận cùng tình yêu 
*
Thơ PHT
Ở đâu có bi kịch, ở đó có thi sĩ.

Phê Bình Là Gì?
Rồi tới Mác xít. Với nó, là câu "Biết rồi khổ lắm nói mãi", như thế nào, tại ra làm sao, thứ triết học này lại tuyệt tự [how sterile], khi đưa ra một giải thích rất ư là máy móc, và hoàn toàn có tính tuyên truyền, về những tác phẩm, thay vì 'tiêu chí' về những giá trị [criteria of values].
Lạ một điều, và cũng thật thú vị, ở miền Tây Vực, tức "biên cương" của Mác xít, có một cao thủ thượng thặng, và cùng với ông ta, một phê bình rất xum xuê hoa trái: tác phẩm của Lucien Goldmann, một đệ tử đích truyền của đại phê bình gia Mác xít, Lukacs.

*
by Jennifer, 9.29pm, Oct 9, 2005

I cannot become modest; too many things burn in me; the old solutions are falling apart; nothing has been done yet with the new ones. So I begin, everywhere at once, as if I had a century ahead of me.
- Canetti, 1943
[Tạm dịch: Tôi thật khó mà không ôm đồm; nhiều điều cháy bỏng ở trong tôi; những câu trả lời cũ thì rã rời; những câu mới chưa ra ngô ra khoai. Vậy là tôi bắt đầu, ở bất cứ đâu đâu, cùng một lúc, liền lập tức, cơ mầu cả một thế kỷ ở trước tôi].

Câu trên, do Susan Sontag trích dẫn, trong cuốn sách Hai Lúa đang đọc, "Under the Sign of Saturn", của bà. Sách, đề tặng Joseph Brodsky. Tên sách, "Under..", là tên bài viết về Walter Benjamin.
Hai Lúa chép câu trên, để tặng một bạn đọc Tin Văn, than phiền, viết "nham nhở", nhiều bài chỉ có mỗi cái tựa, chẳng bài nào hoàn tất....
Lẽ dĩ nhiên, đừng nghĩ, Hai Lúa này dám "bác bác tôi tôi" với... nhà văn Nobel người Đức, Canetti. Chỉ là một liên tưởng. Một đồng vọng. NQT

Đè
1 2
Câu trả lời phỏng vấn của Sebald, chỉ cần thay đổi đi một chút, là thật hợp với "nàng":
"Chốn [cá] hóa long của tôi,[Thảo Hảo], là tản văn, chứ không phải truyện ngắn"

*
Hai Lúa đứng trên cầu sông Seine,
... thèm mùi bùn,
từ dòng nước đen bên dưới cầu Thị Nghè
Khi cơn mưa đầu mùa chợt tới

Đáp lời Vũ Huy Quang
1  2
Giá mà cái đám biệt kích cầm bút này chống Cộng điên cuồng thêm một tí nữa, biết đâu đấy, cái chủ nghĩa khốn kiếp kia bị tiêu trừ khỏi Việt Nam rồi!
Chống Cộng điên cuồng?
Có lẽ không. Nhưng mong muốn điên cuồng (1), chủ nghĩa CS bị tiêu trừ tại quê hương, thì, đúng  là như vậy.
Nói đến chống Cộng điên cuồng, Hai Lúa lại nhớ đến những ngày ở Trại Cấm Sikiew Thái Lan, chờ kết quả cuộc sổ xố có tên là "thanh lọc".
Và cái vụ liên quan đến một trong những đại sư phụ, - theo nhận định của VHQ - của trường phái Chống Cộng Điên Cuồng.

(1) Cụm từ "Mong muốn điên cuồng" này, thuổng
Apollinaire, trong bài "Dưới cầu Thị Nghè, Mirabeau", ở... Paris:
Comme la vie est lente,
Comme l'espérance est violente
Đời sao chậm thế!
Hy vọng sao hung bạo thế!

Nhưng, trông người lại nghĩ đến ta. Trên tờ Người Nữu Ước, số đề ngày 19 Tháng Chín, 2005, trong bài viết Sự Lên Voi Của
[The Rise of ] Angela Merkel, một "cán bộ gái" [thực sự bà là một khoa học gia Đông Đức] có hy vọng trở thành Thủ Tướng Liên Bang Đức, tác giả bài viết, Jane Kramer, cho rằng, sự quyến rũ của bà đối với cử tri, chính là bà đã vứt bỏ hoài nhớ một Đông Đức Cộng Sản đã bị lịch sử tiêu trừ, [the lack of nostalgia... It was clear to... that when East Germany went, Angela Merkel would have absolutely no nostalgia]. Một bạn cũ của bà nói, "Chúng ta bi giờ ở vào cái tuổi tam thập nhi lập, và là ở điểm không, Đông Đức đi đoong là một vết chém ngọt lịm vào tiểu sử, vào nhật ký của những Trâm Thạc sống sót. Nhưng nó cũng là một cơ may để lại phát giác về chúng ta".
[Nguyên văn: We were in our thirties then, and we were at point zero. The end of the East was a deep cut in our biographies. It was also a chance to reinvent ourselves].

Ai nói khác luận điệu này sẽ bị qui thành “Bắc cộng”(?).
VHQ
Cái mà anh bạn của chúng ta, VHQ, gọi là "Bắc Cộng", đúng ra là phải vứt vào sọt rác của lịch sử, từ lâu rồi!

VHQ góp ý HHT

Nổ như tạc đạn
Lần đầu tiên, tôi bị bắt là năm 1977, chỉ vì mấy bài viết kiểu “tạp ghi” thương thân trách phận, than khóc kẻ đi người ở, nói nỗi buồn của tôi, gia đình tôi, của người dân Sài Gòn. Họ bắt giam tôi 2 năm. Tôi không hề tham gia tổ chức chính trị nào, tôi cũng không thể dùng võ lực để chiếm lại chính quyền, tôi cũng không kêu gọi ai cầm dao, cầm súng để lật đổ chế độ…
HHT trả lời phỏng vấn
Viết mấy bài kiểu "tạp ghi" mà đi tì hai niên. Tạp ghi gì mà ghê vậy?
Hai Lúa nghe đồn, HHT sưu tầm những câu chuyện, những bài hát 'nhạo nhại" trong dân gian, về chế độ mới. "Như có Bác Hồ trong nhà thương Chợ Quán"? Hay "Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, Râu Bác dài, Bác nhảy tango"?
Những ngày đầu 'giải phóng', quả là có quá nhiều tiếu lâm, nhạc nhại, chủ yếu nhắm vào Bác Hồ. Ghi lại ở đây, không hề có ý xỏ xiên, vì dù sao Bác cũng mất rồi. Nhưng như là một thứ "sử liệu", dành riêng cho VHQ, Thăng Long Văn Sĩ, nếu sau này, anh muốn viết văn trở lại, thay vì viết những bài vớ vẩn như "thư góp ý".
Hai Lúa cũng đã từng có một kỷ niệm khủng khiếp, vì dám đụng tới Bác Hồ! Nhưng lần đó, phải công nhận, mấy đồng chi cán bộ quản giáo đã giữ đúng lời hứa, không bắt tội.
Lần đó, bây giờ nghĩ lại, vẫn còn thấy rùng mình, vì, sao mà ngu đến như vậy!
Có một truyền thuyết, những ngày đầu 'giải phóng', đám 'Ngụy' có quyền bàn luận, chỉ trích, phê bình chủ nghĩa CS, nhưng chớ có đụng đến Bác Hồ!


Chuyện Tử Tế
1 2 3 4 5