10 Questions.

*

She’s won the Pulitzer and Nobel prizes and recently received the PEN/Borders Literary Service Award. A new collection of her non fiction, What Moves at the Margin, is out now.
Toni Morrison will now take your questions
What is your prewriting process like?
Sarah McLaughlin, BERKELEY, CALIF.

Different books arrive in different ways and require different strategies. Most of the books that I have written have been questions that I can't answer. In order to actually put down the first word-I don't really have a plan-I sometimes have a character, but I can't do anything with it until the language arrives.
Tiến trình trước khi viết nó ra làm sao?
Những cuốn sách khác nhau đòi những chiến thuận khác nhau. Hầu hết những cuốn của tôi là do những câu hỏi mà tôi không thể trả lời. Để viết ra được chữ đầu tiên - tôi không có sơ đồ khi viết - đôi khi tôi có một nhân vật, nhưng chẳng có thể làm gì được cho đến khi ngôn ngữ tới.

Câu trả lời, thật là giản dị, nhưng mấy ông nhà văn Mít nên đọc. Cái cần nhất, là ngôn ngữ, chứ không phải cái chi chi khác.
Đừng bao giờ nghĩ, ngôn ngữ thì ê hề ra đó, đồ chùa, free, tha hồ xài. Phải làm sao cho nó biến thành của mình.
Nhưng, Morrison quá 'kiệm lời'. Cho đến khi ngôn ngữ tới, và cùng với nó, một văn phong.
Đây cũng là một trong ba búa mà ông anh nhà thơ truyền cho Gấu: Cứ đọc thật nhiều, rồi sẽ kiếm ra ông thầy của mình.

Trình Giảo Kim được Tiên dậy một bài búa. Tỉnh dậy, vội ra sân đi lại bài học, mới đi được đúng ba búa thì bà vợ từ trong nhà chạy ra rủa; Mới sáng sớm, múa may gì đó?
Thế là giật mình, quên sạch. Chỉ còn đúng ba búa.
*
Gấu được ông anh dậy ba búa. Búa thứ nhất liên quan đến dịch thuật. Đừng sợ sai. Sai thì sửa. Búa này liên quan đến văn học Mít. Ông đã từng phán, đại khái, nhà văn Mít cứ viết xong thời thanh xuân, là ngỏm củ tỏi. Do thiếu đọc.
Khi ông đọc truyện ngắn đầu tay, Những con dã tràng, về nói với bà cụ, thằng Trụ sẽ đi xa hơn DNM, là theo nghĩa đó.
Ông tin rằng Gấu sẽ đọc được nhiều hơn đám Mít kia.
Đó là lời khen độc nhất của ông, về Gấu.
Sau này, ông chê nhiều hơn là khen.
Khi Gấu mê đám bạn quí, ông cảnh cáo, nhưng Gấu đâu có hiểu được.
Lúc đó cần bạn quá!
Bạn quí mà sao không cần!
*
Về già, Gấu càng ngộ ra, tất cả những gì bạn có, là ở trong cái đọc, chứ không phải ở trong cái viết.
Morrison trả lời, đam mê sâu thẳm của tôi, là đọc, là cũng theo nghĩa đó.
Ui chao Gấu lại nhớ một ông bạn quí. Ông phán, tao ị ra cho thiên hạ đọc, chứ cần gì phải đọc ai?
*
Nhờ búa thứ nhì, khám phá ra Faulkner.
Búa thứ ba, quan trọng nhất, thì Gấu lại không thực hiện được.
*
Đọc, là tìm ra cái mình viết, cái của mình, trong của người.
Kinh nghiệm này, một ông bạn văn chỉ ra, khi Gấu khoe với anh về "mặc khải Steiner":
-Tao đọc Steiner từ những năm 1960 tại Sài Gòn, mà không thấy, cái điều mày tìm thấy. Như vậy có nghĩa, mày phải có cái đó, rồi mới gặp cái đó được!
Cũng ý đó, nhưng ngược lại, là một bực bội của ông bạn ở trong nước:
Lò Thiêu thì mắc mớ gì tới Mít?

*
Đang lèm bèm về chuyện, cái của mình có ở trong cái của người, tình cờ đọc đúng vấn nạn này:
Tự hư cấu: Autofiction
tout ce qui est prose n'est point vrai
Cái gì là tản văn, là thơ xuôi, là văn xuôi, thì đếch có thực!
*
Tự hư cấu? Không biết có sướng bằng tự sướng không?
*

Il nous est impossible de penser à quelque chose que nous n'ayons pas auparavant senti par nos sens, exterieures ou interieures.
David Hume
hay:
La beauté des choses existe dans l'esprit de celui qui les contemple.
David Hume
Độc giả Tin Văn
Tks NQT
Tạm dịch:
1. Không thể nghĩ đến một điều gi mà trước đó chúng ta chưa từng cảm, ngoại tại hay nội tại.
2. Vẻ đẹp của sự vật có, ở trong đầu, kẻ chiêm ngưỡng nó.
*
Si l'on s'en tient à ce qu'a dit Borges, Dante écrivit La Divine Comédie uniquement pour y inclure, de temps à autre, des scènes de ses renconntres avec l'irrécupérable Béatrice, dont le regard le comblait d'une inntolérable béatitude.

Ui choa, Gấu làm trang Tin Văn, chỉ để kèm vô đó, BHD, mà mỗi lần Em nhìn, là biến Gấu thành Gấu.
*
Nói thêm v/v mặc khải Steiner:
1. Đọc Steiner vào năm 1960, thì Lò Thiêu chỉ là sản phẩm của Âu Châu, thành thử không ngửi ra cái mùi Mít ở trong đó là đúng rồi.
Phải sau 30 Tháng Tư, 1975, Cái Ác Bắc Kít mới lộ ra. Savior biến thành Demon, là như thế đó.
2. Ngoài ra anh bạn không có kinh nghiệm Tam Ích, thành thử lại càng khó thấy "cái đó".
Gấu đọc Steiner tại một thư viện Bắc Mỹ, ở giữa lòng “cái tủ lạnh”, [chữ của Hồ Nam], mà nhìn ra cái cảnh một buổi trưa mùa hè nóng nực của Sài Gòn, ông nhà văn Tam Ích khệ nệ bưng chồng sách, xếp thành một đống, rồi tà tà bước lên…

*
*

Kinh nghiệm Tam Ích
*
The Economist May 10, 2008
Tam Ích có nhiều kinh nghiệm, Đệ Tam, Đệ Tứ.... cộng kinh nghiệm Cô Ba, về một thiên đàng hạ giới.
Hofmann là tổ sư của món LSD. Bài tưởng niệm ông, trên Người Kinh Tế, làm Gấu nhớ tới những bạn bè của Gấu, trong có Kiêm Thêm.
KT có lần kể cho Gấu nghe, một lần anh từ giã Quán Đen, trên đường về, anh cứ nghĩ là đang lên Cung Trăng. Thế rồi đến Cung Trăng thật. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, anh mới nhận ra Cung Trăng là nhà!
Y hệt kinh nghiệm của Hofmann, khi phi LSD  lần đầu, và trở về nhà: As he cycled home... perhaps the most famous bike ride in history

2. Gấu vs Hồ Nam
Cái yếu của NQT là lấy sở đoản làm sở trường, tài của NQT là sáng tác lại không chịu khai thác, đi viết lăng nhăng những bài điểm sách khoe chữ nghĩa, một kiểu "làm dáng trí thức".
Chẳng gì NQT cũng cầm bút ngót nửa thế kỷ mà sự nghiệp văn chương lại chỉ có mấy truyện ngắn thôi sao?
NQT đã sống, đã viết, đã tha phương cầu thực....
Hồ Nam

Tài của NQT là sáng tác!
Khen như thế, chỉ làm cho đám bạn quí của Gấu càng thêm phát điên lên!


30.4.2008: Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn?
Nhân đọc bút ký chính trị của Nguyễn Khải