*

Back to Sorento
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn


Uống rượu một mình
Thơ Hoàng Lộc


The Writer as Migrant

Đỉnh cao chói lọi



*

Một trong những số báo dài hạn đầu tiên. Tháng 10, 1996.
Gấu tới Xứ Tuyết, 11, 1994. Đúng vào một bữa lạnh dưới 40 độ.

Xe đưa tới shelter, số 100 Lippincott, Toronto. Sáng bữa hôm sau, mới sáng sớm, lặn lội trong tuyết, đi tìm tiệm phở, khu Spadina, kế ngay đó, nhưng chẳng tiệm nào mở cửa vào giờ đó. Về lại shelter, đợi  đến 8 giờ sáng, nhân viên văn phòng mới bấm cửa cho vô. Đến lúc đó mới hiểu được ra thì dễ, vô vô phương!

Rồi một hai văn hữu Làng Văn, Hội Văn Bút địa phương ghé thăm.

Tiệm sách cũ, trên đường College, nằm ngay đầu đường Lippincott. Bao nhiêu năm vẫn thường đi qua con phố cũ. Shelter vẫn là shelter, nhà tạm trú dành cho những người mới tới, nhưng không còn người Việt tái định cư nữa.
Rồi cô bạn cũ, đi cùng ông chồng ghé thăm. Cô tháo găng, bắt tay, tự nhiên như người Hà Nội, nhưng anh cu Gấu ngày nào thì run như cầy sấy, thảm thật. Ấy là vì Gấu nhớ lại lần đầu được cô cho phép cầm tay, nhờ thằng em trai chết trận, nhờ đến lượt Gấu đi trình diện nhập ngũ. Gấu đã viết về cái cú trời sập này, trong Cầm Dương Xanh.
Sau này, cô than, trời ơi là trời, sau bao nhiêu năm trời như thế, mà "cảm tình" của anh dành cho tôi vẫn y hệt ngày nào.
Sắp đi rồi, mà Gấu vẫn bần thần, không hiểu "cảm tình", hay "tình cảm" của Gấu, ngày nào đối với cô, vẫn như vậy?
Tiếng Việt sao mà khó quá, khổ quá, như thế!
&
Bài viết về Ilya Ehrenburg cho mục Tạp Ghi trên báo Văn Học của NMG, là lấy từ số báo trên. Richard Pipes đọc cuốn Tangled Loyalties: Đời và thời của Ilya Ehrenburg, của Joshua Rubenstein

Thời gian của người

Đây là lúc để thừa nhận -
để rú lên, hay để gào khóc -
Ta đã sống đời ta như một con chó...
Ilya Ehrenburg

*

Cùng số báo trên, có bài Một người Algerian ở Paris, Edward Hughes đọc Camus: Une Vie, của Olivier Todd, trong có nhắc tới câu nói trứ danh của Camus, Tôi tin vào công lý, nhưng tôi chọn mẹ tôi thay vì công lý [Je crois à la justice, mais je défendrai ma mère avant la justice: Tôi tin vào công lý, nhưng tôi sẽ bảo vệ mẹ tôi trước công lý]. Phải nhìn lại cái thời của Camus vào lúc đó, thì mới thấy ông chơi một quái chiêu, khi đưa ra hai từ thật ngược ngạo, thật chỏi nhau: là mère/la justice. Và độc giả của ông sau này, đọc ông, là cũng trong tinh thần đó: Thảm kịch của những chọn lựa bất khả, the drama of impossible choices is something that readers of Camus’s fiction are very familiar with: Rambert trong Dịch Hạch bị bắt buộc phải chọn lựa giữa tình yêu riêng tư của ông, và những đòi hỏi của xã hội của một thành phố bị vây hãm bởi dịch hạch, anh giáo làng bắt buộc phải làm ‘quản giáo’ trong Người Khách, trong cuốn Lưu Đầy và Quê Nhà...


Giấc Mơ BHD
Và tôi nhớ ra rằng thì là Giorgio Agamben đã từng giải thích, với mỗi một thằng cu Gấu ở trong chúng ta, sẽ xẩy ra một cái ngày, vào ngày đó, Bông Hồng Đen từ bỏ nó.


Cuộc Tình Bỏ Đi

Phỏng vấn PHT


Dọn
Tiếc gì một lời khen cho nhau khi chúng tôi đã bị đuổi xua ra khỏi quê hương. Người ta nỗ lực để dìm chết tên tuổi và những sáng tác của chúng tôi. Người ta không muốn chúng tôi sống.  Người ta từ chối sự hiện hữu của chúng tôi. Cả một nước Việt Nam coi chúng tôi như không có mặt trên đời. Cả thế giới còn lại cũng xem thơ văn của chúng tôi như không. Ne pas. Ai muốn nhận tên nhận tuổi thì hãy leo vô diễn đàn tiếng Anh tiếng Pháp mà viết. Nam Le, Le Thi Diem Thuy, Linda Le viết tiếng Anh tiếng Pháp thì OK. Mấy cái tờ báo Mẽo và Tây còn điểm sách, mấy cái đài thổ tả như BBC, VOA còn nhắc đến. Rồi cù lần Việt cứ thế mà theo đuôi hô hò theo.
Còn cái bọn gio-o này không ai muốn nhìn nhận.
Lê Thị Huệ, gió-o

Tiếc gì một lời khen cho nhau khi chúng tôi đã bị đuổi xua ra khỏi quê hương.
Cái trò áo thụng vái nhau, hay ngược lại, ỉa vào miệng nhau, là chuyện thường ngày ở huyện, trong giới cầm bút, mắc mớ gì đến chuyện bị xua đuổi ra khỏi quê hương? Viết như thế, thì đâu cần gì đến tài năng? Cứ áo thụng vái nhau thôi. Vả chăng, hữu xạ tự nhiên hương, một khi viết như thế, là đã hơi bị yếu, là đã thú nhận, văn chương của chúng tôi thì cũng thường thường bậc trung mà thôi.
Được như vậy, theo tôi, là cũng tuyệt vời rồi, cớ sao than để VC... cười cho.
Đọc, bỗng nhớ đến thái độ của nhà thơ Nga, Brodsky, thi sĩ chẳng bao giờ là nạn nhân. Nhà văn, nhà thơ, bảnh ở chổ, đếch bao giờ cho thiên hạ thấy nỗi đau của mình.
Vả chăng, nếu văn chương chỉ là chuyện áo thụng vái nhau, hoặc ị vào miệng nhau, thì tốt hơn hết, đừng vái, đừng ị, hoặc, cần quá, thì làm những công việc đó, ở chỗ khác.
*

Bác ạ, dịch The Grapes of Wrath thành "Chùm nho phẫn uất/nộ" là sai phải không bác?
Đâu có sai, Tây mũi lõ dịch là Les Raisins de la colère, Chùm nho giận dữ, cũng ý đó. Thân, NQT
Cháu hỏi bác vì.... cái nhan đề Chùm nho phẫn nộ này cũng bị cụ DT phẫn nộ, chửi toáng lên không biết thằng nào dịch mà ngu thế...
Lí giải của bác DT thế này:
...là tên cuốn sách dịch từ The Grapes of Wrath của John Steinbeck, in đi in lại ở VN kg biết bao nhiêu lần rồi. Cụ DT nói đó là một thành ngữ trong Kinh Thánh, mang nghĩa ẩn dụ...

...Steinbeck had unusual difficulty devising a title for his novel. The Grapes of Wrath , suggested by his wife, Carol Steinbeck, was deemed more suitable than anything the author could come up with. The title is a reference to some lyrics from The Battle Hymn of the Republic , by Julia Ward Howe:
Mine eyes have seen the glory of the coming of the Lord:
He is trampling out the vintage where the grapes of wrath are stored;
He hath loosed the fateful lightning of His terrible swift sword:
His truth is marching on.
These lyrics refer, in turn, to the biblical passage Revelation 14:19-20, an apocalyptic appeal to divine justice and deliverance from oppression in the final judgment.
And the angel thrust in his sickle into the earth, and gathered the vine of the earth, and cast it into the great winepress of the wrath of God. And the winepress was trodden without the city, and blood came out of the winepress, even unto the horse bridles, by the space of a thousand and six hundred furlongs. [Wikipedia]
Cháu đọc đi đọc lại, vẫn thấy chuyển dịch The Grapes of Wrath thành Chùm nho phẫn nộ chẳng có gì là sai cả, như ông DT nói. Phải không bác?
Hay cứ phải cái kiểu Đại gia Gastby mới được, bác nhỉ?
Đúng như thế. Cứ phải dịch như thế, rồi đi một đường tiểu chú. Cái tít Âm thanh và Cuồng nộ, mà không đi một đường tiểu chú thì bố ai mà hiểu được. Ở đây cũng vậy. Cái tít Light in August, của Faulkner, the title of the book was inspired by the special light that illuminates Mississippi in August, which seems to come from the far past. This underlines Faulkner's interest in the weight of history and the manner in which we relate to our pasts, [Wikipedia], nhưng theo như Gấu này, đã đọc được ở đâu đó, nó còn là một ‘phương ngữ’ có nghĩa là “đi đẻ, bể bầu”, câu chuyện một cô gái đi tìm thằng Sở Khanh, cha đứa trẻ sắp sinh của cô.
Nói chung, cái tít là khó nhá nhất, chứng cớ nhãn tiền Đại gia Thăng Long [TL].
Vũ Bằng, tuy nằm vùng, nhưng cũng đã từng chọc quê nhà nước ta, về cái tít cuốn sách của ông, được Đảng o bế, kể câu chuyện đám cai thầu bóc lột công nhân, và đã từng được đưa vô finalist giải thưởng Hội Nhà Văn, khiến ông hoảng quá, bỏ chạy vô Nam, vì cuốn Cai của ông, chỉ có nghĩa là cai thuốc phiện!


Văn chương và siêu hình: Về cuốn Linh Sơn

May 1991, Stockholm (bài đọc tại Viện Đông Á, Đại học Stockholm).
Cao Hành Kiện
TQ là một nhóm ngôn ngữ rộng lớn trên thế giới hiện nay nếu tính đến con số những người nói thứ ngôn ngữ này, nhưng với một người sử dụng nó, người đó có được bao lăm tự do. Trước hết, đây là một vấn đề chính trị, rồi tới những sức ép xã hội, chúng gây tự chế ở nơi nhà văn, và sau hết, đây là một vấn đề tự thân của chính ngôn ngữ. Nhà văn đối đầu chỉ với ngôn ngữ, trong những gì ông viết ra, nhưng trước tiên người đó phải đụng [deal] tới không biết bao nhiêu là sức ép và tìm kiếm cách để vượt qua [transcend] chúng. Nhà văn viết bằng tiếng TQ thường xuyên chiến đấu một cách vô vọng với những gánh nặng cực kỳ nặng này, bởi vậy, tới khi ông phải đương đầu với nghệ thuật ngôn ngữ, thì đã mệt nhoài, hết hơi. Người ta có thể nói nhà văn TQ quả là có quá nhiều điều để mà vật lộn với chúng.
Vào năm 1981, tôi được một người bạn khuyến khích cho xuất bản một cuốn sách mỏng, về nghệ thuật ngôn ngữ, cho tầng lớp đông đảo độc giả, có tên là Những thám hiểm, khai phá sơ sơ về Nghệ thuật Giả tưởng Hiện đại, Preliminary Explorations into the Art of Modern Fiction. Tôi nghĩ thật khó xuất bản, nhưng cứ thử mở ra một con đường cho nó. Tôi đã từng gửi một tuyển tập truyện ngắn tới năm nhà xb ở TQ, và sau cùng ở Hongkong, nhưng chẳng nơi nào in.
Lạ làm sao, cuốn sách mỏng dính đó, chẳng mắc mớ gì đến chính trị lại lôi kéo thật nhiều bàn cãi, tranh luận, và nổ lớn mãi ra, về chủ nghĩa hiện đại vs chủ nghĩa hiện thực. Nó gây đủ vấn đề cho tôi và gây rắc rối cho rất nhiều bạn của tôi, và một số nhà văn lão làng tỏ ra quan tâm tới tôi như Ba Jin, Xia Yan, Ye Junjian, Yan Wenjing, và Dhong Dianpei. Tệ hại đến nỗi, Wang Meng, người viết một thư ngỏ cho tôi, trở thành mục tiêu tấn công. Thành thử có thể nói, bàn về nghệ thuật ngôn ngữ không dễ dàng, mà còn là quá khó khăn tại TQ.
Vào mùa xuân 1982, một biên tập viên của một nhà xb muốn biết liệu mọi chuyện có khác đi chút nào, và hoàn cảnh bây giờ chắc là khá hơn, và đề nghị tôi viết một cuốn tiểu thuyết, tôi bằng lòng với điều kiện không được cắt bỏ bất cứ cái gì. Linh Sơn đã được toan tính cho ra đời là như thế. Tôi cũng phải nói thêm, anh ta chẳng chút ất giáp cuốn tiểu thuyết của tôi sẽ như thế nào, giản dị là, anh tin tôi. Sau đó, anh đưa tôi chút tiền tạm ứng lấy từ nhà xb, khi tôi nói, tôi tính làm một chuyến giang hồ vặt: vào lúc đó, chiến dịch phạng tôi đã bắt đầu được tiến hành. Và trong tình hình như vậy, chỉ nội cấu trúc cuốn sách không thôi, cũng khó mà in ra được, nhưng lỡ lấy tí tiền còm rồi, tôi tính, khi nào có dịp thì cứ đưa cho anh ta mớ bản thảo, thì cũng đặng. Vậy là thoát gánh nặng tâm lý.
Vào tháng Chín, 1989, tôi hoàn tất mớ bản thảo tại Paris. Tuy nhiên sự kiện Thiên An Môn còn nóng hổi, ngay cả chuyện gửi bản thảo cho nhà xb cũng hơi bị nguy hiểm không cần thiết cho họ, thế nào tôi quyết định không gửi đi.
Cái sự viết ra được cuốn sách, ấy là nhờ cái sự cấm trình diễn vở kịch Bus Stop, Trạm ngừng xe buýt, mà có được. Nếu chỉ một hài kịch về cuộc đời như vậy [this lyrical comedy on life], mà bị coi là một vấn đề chính trị, và bị đưa ra đấu tố trong chiến dịch làm trong sạch sự ô nhiễm tinh thần, thì hẳn nhiên, cuốn tiểu thuyết này sẽ phạm vào một tội ác nghiêm trọng. Thế là, tôi tự cởi trói cho mình, ra khỏi xã hội, nhân dân, đạo đức, và ngay cả cái được gọi là trách nhiệm của nhà văn, và tội tổ tông, và cứ thế thoải mái viết, đối mặt với chỉ một, là, tiếng mẹ đẻ của tôi, ngôn ngữ Trung Quốc, như nó được trường tồn cho tới bây giờ.
Theo cái nhìn của tôi, thì trách nhiệm độc nhất của một nhà văn là với ngôn ngữ mà người đó viết. Anh ta có thể tái tạo, reform, những sự sáng tạo của anh ta, his creations, nhiều chừng nào như anh ta muốn chừng đó, nói hoài hoài, vô tận, viết về không cái gì, write about nothing, và chơi đùa, play, với ngôn ngữ, nhưng anh ta phải tôn trọng, respect, những luật lệ nội tại của ngôn ngữ, nếu không sẽ chẳng có nghệ thuật của ngôn ngữ.
Thời kỳ vận động ngôn ngữ địa phương 4 Tháng Năm, ngôn ngữ Trung Quốc cổ xưa trải qua một kinh nghiệm tái sinh, rebirth, nhờ đó tăng thêm khả năng diễn tả những cảm nghĩ của con người hiện đại. Ở một mức độ rộng lớn, sở dĩ được như vậy, là một số nhà văn nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông, mặc dù chính ông là một văn gia, a stylist, sau đó, đã khiến ngôn ngữ Trung Quốc lâm vào tình trạng hãi hùng, trong một thời gian dài ông trị vì. Tôi tin tưởng rằng, điều mà những tác giả viết bằng tiếng Trung Quốc bây giờ, có thể cùng nhau làm, để thêm thắt vào những thành quả cá nhân và những tư tưởng, ý nghĩ của họ, là khai triển tiềm năng của ngôn ngữ, nhờ vậy mà nó có thể diễn đạt đầy đủ những cảm nghĩ của dân chúng, con người hiện đại. Đây là nhân tố căn bản, dựa trên đó mà tôi viết Linh Sơn: tôi muốn chứng minh, rằng còn có chỗ, còn không gian, trong ngôn ngữ, cho sự sáng tạo lớn lao hơn.

Tôi nhận thấy, thứ ngôn ngữ Trung Quốc Âu Châu hóa, không thể chịu nổi.