*
*

Day la film của Canada dài 58 phut co tua de: "Sad song of yellow skin" va duoc dich ra la "Ca khu'c da va`ng," quay lai hinh anh sinh hoat của Saìgon (va dong bang song Cuu Long)  vao nam 1970
 Song of Yellow Skin
Michael Rubbo, 1970, 58 min 5 s
A film about the people of Saigon told through the experiences of three young American journalists who, in 1970, explored the consequences of war and of the American presence in Vietnam. It is not a film about the Vietnam War, but about the people who lived on the fringe of battle. The views of the city are arresting, but away from the shrines and the open-air markets lies another city, swollen with refugees and war orphans, where every inch of habitable space is coveted.
Kindly click to the following link:
http://beta.nfb.ca/film/sad-song-of-yellow-skin/


Đỉnh cao chói lọi
Sinh nhạt Bác
Viên gạch Bác

Cứ giả sử, nhân dân đều biết tỏng, Bác ôm cục gạch ấm áp mềm mại trong tay mà đã phịa ra cục gạch sần sùi gói trong tờ báo, liệu nhân dân có còn "giận thì giận nhưng thương thì vẫn thương"?
Đây cũng là câu hỏi tờ TLS nêu ra khi điểm cuốn tiểu sử Koestler, liên quan đến vấn đề đạo hạnh, đời tư của người viết. 
Sự khác biệt, là, ông Hồ là nhà chính trị, còn Koestler, nhà văn.


"The final rout of the Soviet imperium in 1989-1990 began with the publication of Darkness at Noon"
David Cesarani: Arthur Koestler: Một cái đầu không nhà, The homeless mind.
[Cú hỏng cẳng sau chót của uy quyền tối thượng của Xô Viết, vào thời kỳ 1989-1990, bắt đầu, khi Bóng Đêm Giữa Ban Ngày của Koestler ra lò, 1940].
Đúng là đòn "cách sơn đả ngưu"!

Cuốn tiểu sử cho thấy một ông Koestler rất mê hiếp dâm phụ nữ, coi đây như là một thú vui giải trí được cho phép! Sau khi cuốn sách ra lò, trên tờ Người Nữu Ước, Gấu tình cờ đọc thấy, một độc giả cho biết thêm chi tiết, nhân vật nữ thư ký, nữ đồng chí của tay Rubashov, có thiệt ở ngoài đời, tháp tùng ông trong chuyến đi thăm cái nôi của cách mạng vô sản, là Liên Xô. Sau khi ông ta chơi chán chê, bèn nhờ KGB giải quyết giùm.
Nhưng cũng có thiệt ở ngoài đời, đàn bà trung thành với ông cho đến chết, thí dụ như bà vợ thứ ba, Cynthia, đã cùng đi tầu suốt với ông, vào năm 1983, khi ông bịnh nặng, đành tìm đến cái chết.
Koestler là nhà văn bậc thầy, theo nghĩa, tác phẩm của ông là bông sen, nở ra từ vũng bùn báo chí. Sự thành công khiến ông nghĩ, ông có thể vươn tới những vùng đất khác, như giả tưởng, triết học, khoa học.
Có lần ông huênh hoang về mình: Ta sẽ là một Darwin thứ hai!
Ông ta chết như là một thằng đàn ông cay đắng, chua chát, ích kỷ, chỉ biết có mình, chưa hề tìm ra được căn nhà thực sự, để cho danh tiếng làm hư ruỗng tài năng của mình. Nhà viết tiểu sử kết luận về Koestler.

Nhưng quả là thiên tài, khi, từ bao nhiêu năm trước, với con mắt cú vọ của một ký giả khi nhìn vào sự kiện đời thường, tức diễn tiến những vụ án tại Moscow, mà đã ngửi ra được tiếng chuông gọi hồn của chủ nghĩa Cộng Sản, thì quả là cao thủ!
Và chính cái ngọn lửa thiên tài đó, làm cho Bóng Đêm Giữa Ban Ngày [1940] cứ sống hoài, và cùng với nó, là tên của Arthur Koestler. Sáu chục năm sau, [bài điểm cuốn "Koestler, The homeless Mind" của Cesarani, là trên tờ TLS số đề ngày 15 tháng Giêng, 1999. Người điểm: Michael Shelden, tác giả những cuốn Orwell: Tiểu sử được phép 1991, và Graham Greene: The man within, 1994], cuốn sách vẫn tiếp tục hớp hồn độc giả, và vẫn được nhắc nhở tới, trong rất nhiều trường hợp hoàn cảnh.
Tuy nhiên, theo bài viết, mùa thu vừa rồi [1990], trong một hồ sơ hình sự của toà án Mỹ, có ghi lại một nhận xét của một tay bị tình nghi phạm tội: "Tôi cảm thấy giống như một nhân vật ở trong một cuốn tiểu thuyết. Tôi cảm thấy mình như một kẻ nào đó, kẻ này bị vây bủa bởi một sức mạnh chèn ép, và cái sức mạnh này tạo ra một lời dối trá về tôi, và tôi không có cách chi để nói ra sự thực. Tôi cảm thấy mình như nhân vật ở trong Bóng Đêm Giữa Ban Ngày".

Indeed, the ideal for a well-functioning democratic state is like the ideal for a gentleman's well-cut suit- it is not noticed. For the common people of Britain, Gestapo and concentration camps have approximately the same degree of reality as the monster of Loch Ness. Atrocity propaganda is helpless against this healthy lack of imagination."
(from 'A Challenge to 'Knights in Rusty Armor'', The New York Times, February 14, 1943)
Một nhà nước dân chủ vận hành trơn tru, thì cũng giống như bộ đồ may thật khéo, vừa khít với người diện nó: Chẳng có ai thèm để ý đến!
Với những con người bình thường ở Anh, Gestapo, hay trại tù tập trung thì cũng xêm xêm như là con quái vật ở ở hồ Loch Ness. Nói ra rả về sự độc ác ở những nơi chốn đó, thì cũng vô dụng, vô ích, khi đụng phải một sự thiếu hụt một cách rất ư là khỏe khoắn, của trí tưởng tượng.
A. Koestler.

Đang lèm bèm về viên gạch của Bác Hồ, khéo làm sao, nhà nước, qua giáo sư Phan Huy Lê chính thức xổ toẹt huyền thoại Lê Văn Tám.
Ông nhắc lại câu của Trần Huy Liệu, “Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: “Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa.”
Liệu có thể gọi, đây là "một sự thiếu hụt rất ư là không mạnh khoẻ trí tưởng tượng?


Hồi mới giải phóng, có một "thực tại" chứ không phải huyền thoại về Bác, ở giữa những người miền nam, và giữa những tù cải tạo: Nguỵ, do ngu ngốc, do chưa được khai hoá, nên không hiểu, và có thể chỉ trích chế độ, không sao, chỉ cần học tập tốt, lao động tốt, là có ngày giác ngộ. Nhưng cấm không được đụng tới Bác Hồ.
Đây không phải là một huyền thoại, và đúng là một thực tại. Bạn có thể "nói thật" về Bác Hồ đến cỡ nào đi chăng nữa, vẫn có những người sẽ chẳng bao giờ tin.
Xin kể một số sự kiện, để chứng minh.


Giai Thoại của Thi Sĩ

Bùi Chí Vinh quả là thi sĩ. Với tất cả những giai thoại về thơ, và thi sĩ của thời sau 1975 ở Miền Nam.
Bất giác Gấu nhớ tới một giai thoại trong Tam Quốc, khi một ẩn sĩ tới thăm Lưu Bị, để hỏi về Từ Thứ, nhưng ông này bị Tào Tháo cho người bắt mẹ, rồi mạo kiểu chữ của mẹ, viết thư kêu Từ Thứ về Tào. Sau đó là Khổng Minh xuất hiện.
Khi ra về, vị ẩn sĩ than, Khổng Minh gặp được Thầy, nhưng không gặp được Thời.
Gấu nghĩ, Bùi thi sĩ gặp được Thời, ông là thi sĩ của thời mạt kiếp, [mạt kiếp theo nghĩa Heidegger viết về thơ Holderlin: Tại sao thi sĩ trong một cái thời đầy Bọ này?], nhưng không gặp Thầy!
*
Tôi Cùng Gió Mùa

Mấy anh VC bốc phét, cú Xô Viết Nghệ Tĩnh là Tổng Diễn Tập cho cú Cách Mạng Tháng Tám; Tết Mậu Thân, Thực Tập Lớn cho Đại Thắng Mùa Xuân 1975.
Giả như học tập tốt, lao động tốt, thực hành tốt, bài bốc phét trên, chúng ta có thể coi Tôi cùng gió mùa, Thơ ở đâu xa, cái mầm của chúng là từ khí hậu Miền Nam?
Rằng: Chỉ có một cuộc sống như thế, thì, khi gặp hiểm nguy, thì, mới có cứu rỗi?
Đúng như thế. Đây đúng là ý của Holderlin, khi phán:
Nhưng chỉ ở nơi mà có hiểm nguy,
Thì chính ở đó, có cứu rỗi.
"Mais où est le péril, là
Croit aussi ce qui sauve"
Những "où", những "là" đó, là nói về, chỉ một nơi chốn.
Bởi thế, mà Heidegger, trong "Tại sao thi sĩ, trong thời điêu đứng?", coi Rilke là thi sĩ của đêm đen, của mạt kỳ, của thời điêu đứng.
Chỉ có triết gia, thì mới lèm bèm về thơ, tới chỉ, và chỉ có Heidegger, với kinh nghiệm, đã từng phò Nazi, thì mới phán về thơ thời mạt kỳ, tới chỉ. Bài "Tại sao thi sĩ trong đời điêu đứng?", quả là bảnh nhất trong những bài phán về thơ, và nhất là, thơ tù.
*
Giả như không có những ngày tháng điêu đứng, cay nghiệt đó, liệu anh có yêu em nhiều như vậy không?
Cầm Dương Xanh
Nguồn



Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn

Nhưng nếu coi cuộc chiến khốn kiếp là Ngày Hội Nhân Gian thì Một Chủ Nhật Khác lại bảnh nhất trong những cuốn bảnh nhất, so với Anh Môn Vĩ Đại Gatsby Vĩ Đại

Chắc chắn TTT phải đã từng đọc Fitzgerald, và có trong đầu cuốn Cuộc Tình Bỏ đi, trong khi viết Một Chủ Nhật Khác.

Xuất bản 'Đại gia Gatsby' ở Việt Nam


Dọn
Tôi đã từng chứng kiến một số đại gia lăn xả vào tán tỉnh cô đào tài sắc này. Có lần, một chủ doanh nghiệp trẻ, được ăn cơm cùng Hồng Ánh, ngồi nhà hàng máy lạnh mà mồ hồi cứ đổ ra như tắm. Hồng Ánh, những khi “giải lao” giữa các lần yêu vẫn tìm tới tôi.
Blog Osin
Viết như thế thì quá khốn nạn. Viết lại ở đây, thật thấy nhục nhã lây, 'cũng một lũ đực rựa khốn nạn', nhưng chẳng lẽ không nói tới? NQT
Lại nói chuyện 'đại gia'.
Khi dịch The Great Gastby, là Đại gia Gatsby, thú thực, không hiểu dịch giả hiểu từ ‘đại gia’ theo nghĩa nào, ‘tốt’ [theo cái nghĩa trong "Những đại gia trong dòng văn chương tiểu thuyết lịch sử"], hay xấu [theo nghĩa mà cái tay Osin xúi người đẹp đá đít nhà phê bình, anh ta sẽ giới thiệu cho cả một tá đại gia, tha hồ mà chọn] ?
Vả chăng, dù tốt, dù xấu, đều quá coi thường nguyên tác. Đây là một trong những tác phẩm kinh điển của văn chương Mẽo, mà nỡ lòng nào dịch kiểu bình dân, “bần cố nông” như thế.
Chỉ có thể dịch là Gatsby Vĩ Đại.
May quá còn cuốn kia, cũng bảnh chẳng thua gì Gatsby Vĩ Đại, tức cuốn Tender Is The Night, được một tên nhà văn Ngụy, là Mặc Đỗ, dịch là Cuộc Tình Bỏ Đi.
Tuyệt cú mèo!
Tay dịch giả này, TL, không phải dân pro, chắc thế ? Rành tiếng Anh tiếng U, do sống ở nước ngoài ?
Vì sống ở nước ngoài, mù tịt lịch sử Mít, nên chẳng biết "làm giặc" nghĩa là gì ?
Đọc bài viết của ông ta, về Đại gia Gatsby mới hỡi ơi. Đúng là mù tịt về văn học, nhưng rành tiếng Mẽo!
Y chang mấy ông mấy bà mù tịt về phê bình, nhưng rành tiếng Tây!
*
Nhìn mặt nổi, thì đúng như dịch giả, và đa số nhận định, The Great Gatsby (1925) là một tác phẩm phê phán xã hội Mẽo, giấc mơ Mẽo; ẩn tàng ở trong đó còn có cả chủ nghĩa bài Do Thái, nhưng đây chính là một câu chuyện tình thê lương, được viết bằng một giọng văn cay đắng ngọt ngào, doux-amer, chữ của Beigbeder, không thể nào bắt chước được, một giọng văn đạt tới đỉnh cao, sau khi tác giả của nó phải hì hục viết 160 cái truyện ngắn để mua áo dài cho bà vợ Zelda.

Cuốn truyện còn mang hơi hám tự thuật, vì Gatsby, một cách nào đó, chính là Fitzgerald. Sinh tại Saint Paul, Minnesota, [hình như đây là nơi trú ngụ và sau cùng an nghỉ của nhà thơ TTT?], ông chẳng bao giờ thành công trong cái việc lòn lỏi vào thế giới của những đại gia, những câu lạc bộ của các tỉ phú, và còn bị đội banh football Princeton khinh khi, và không bao giờ qua khỏi vết thương lòng này! Mặc dù không như nhân vật của mình, bị làm thịt, tuy nhiên, ông cũng ngỏm năm 44 tuổi, vì nhậu, vì chẳng còn ai biết đến mình, 8 năm sau, đến lượt bà vợ chết cháy trong nhà thương điên.
Những cuốn tiểu thuyết lớn ghét người ta kính trọng chúng. Chúng thích sống, nghĩa là được đọc, vò xé, nghiền nát, đối chứng, tranh cãi, nhận chìm. Đã đến lúc phạng cho Hemingway một hèo. Ông dám nói đùa: Một tác phẩm lớn là thứ mọi người đều nói tới nhưng đếch có ai đọc.
Frédéric Beigdeber [phê bình gia của một số tạp chí như Voici, Paris-Première, Lire…]
Beigdeber viết về Gatsby:
Những tiểu thuyết lớn đều có tính dự báo, prémonitoire. Colette phán, ‘tất cả những gì người ta viết thì sau cùng đều trở thành thực’ [‘tout ce qu’on écrit finit par devenir vrai’]. Cái nước Mẽo tham tiền hám của, ích kỷ mà Fitzgerald mô tả ngày càng tệ hại đi và trở thành người tình của Trái Đất. Những giấc mơ huy hoàng sau cùng biến thành những cái lưỡi bằng gỗ nhớp nhúa [do nốc nhiều rượu quá]. Thế giới là một bữa tiệc, party, của lạc thú, một bữa tiệc khởi đầu tuyệt vời, nhưng kết thúc thật thảm hại, giống như cuộc đời [một tiến trình phân huỷ]. Đừng bao giờ tỉnh dậy. Fitzgerald là một người ngoan đạo, với ông hạnh phúc, phải sòng phẳng với nó, và tội lỗi thì phải bị trừng phạt. Tất cả những thần linh thì đều đã chết; những cuộc chiến, đã thực hiện, những hy vọng ở con người, lầm lạc [Tous les dieux morts; toutes les guerres, faites; tous les espoirs en l’homme, trompés. Fitzgerald: This side of Paradise]. Chỉ còn có mỗi một việc để làm là mô tả đám trưởng giả, quí tộc New York, sáng ngời đến trở thành mù lòa, và sau cùng tắt ngấm, như những loài khủng long.


*

Bernhard Schlink
Le retour: Về Nhà [Homecoming]
Traduit de l'allemand par Bernard Lortholary

Les grands-parents du jeune Peter Debauer travaillent comme relecteurs pour une collection de littérature populaire. Souvent, Peter dessine ou fait ses devoirs au dos de jeux d'épreuves corrigées. Un jour, il se met à lire un de ces feuilletons malgré l'interdiction grandtale. Intrigué, il découvre dans le récit pourtant incommplet d'un prisonnier de guerre détenu en Sibérie des détails qui se rattachent étrangement à sa propre vie ... Une longue quête commence alors pour lui, et sa volonté de découvrir la fin de l'histoire l'entraînera dans une odyssée à travers l'Histoire allemande et le passé de sa propre famille.

On the moral high ground

So sánh Lò Cải Tạo với Lò Thiêu, thì đúng là khiên cưỡng. Một, thù và huỷ diệt Do Thái, một giống dân hạ đẳng: Do Thái đâu phải là người; một thù và làm thịt, chính thằng em của nó.

Có thể vì vậy, Yankee mũi tẹt chưa từng đụng phải vấn đề đạo đức, như đám hậu huệ Nazi, như tay này.
*
There is a moment at the end of Bernhard Schlink's 1997 bestseller The Reader - shortly to be filmed by Stephen Daldry, starring Kate Winslet and Ralph Fiennes - where the narrator, Michael Berg, trying to make sense of his teenage love affair with a woman who is later tried for war crimes, picks up Homer's Odyssey. He remembers it 'as the story of a homecoming. But it is not the story of a homecoming ... Odysseus does not return home to stay, but to set off again.'
*
Ở cuối Người đọc sách, cuốn sách ăn khách của Bernhard Schlink, mới được quay thành phim, nhân vật người kể chuyện, cố tìm hiểu, tại làm sao khi còn trẻ, mê gái già, mù chữ, vốn là một nữ quản giáo, và sau bị đưa ra tòa như là tội phạm chiến tranh, và anh ta bèn lôi Homer ra để giải thích: "Về nhà không có nghĩa là về nhà, mà là để đi nữa. Odyssseus đâu có về nhà để ở lại, mà là để đi nữa".

Đây cũng là ý nghĩa của tập tiểu luận của Coetzee: "Những bến bờ xa lạ hơn".
*
Tin Văn đã từng giới thiệu cuốn Người Đọc Sách, câu chuyện một anh chàng học sinh, một bữa đi xe buýt, bị trúng gió độc [gió tình chăng ?], và được cô gái già tài xế, đưa về nhà săn sóc. Sau đó, cậu học sinh này mang một bó hoa tới nhà cô gái già để tạ ơn. Thế rồi chàng và nàng yêu nhau, và chàng vừa làm tình vừa đọc truyện cho nàng nghe, vì nàng mù chữ. Sau này, chàng thành luật sư, và gặp lại nàng, tại tòa án.
*
Về nhà, tìm nhà để mà về, là câu hỏi trung tâm của "hiện đại tính", và, của tiểu thuyết.
Chúng ta gặp lại câu định nghĩa của Lukacs, trong Lý thuyết về tiểu thuyết. Tiểu thuyết, một dạng không giống bất cứ dạng nào khác, là để biểu tỏ cõi không nhà siêu việt.

Le Liseur