Giai Thoại của Thi Sĩ

Note: Có một đoạn viết về ông bạn quí của Gấu:
Tôi không coi đó là sự giác ngộ cách mạng hoặc sám hối nghề nghiệp của Huỳnh Phan Anh như sự chụp mũ ác ý của một số người cầm bút. Tôi hiểu tâm trạng của một nhà văn tự trọng kiêm một nhà giáo lương thiện và ủng hộ con đường đi của thầy. Hai thầy trò chúng tôi đã nhiều lần cụng ly, nhiều lần lăn lóc, nhiều lần ngổn ngang tâm sự với nhau cho dù Huỳnh Phan Anh hầu như không nhớ gì tên học trò Nguyễn Trãi ngày xưa được ông cho điểm cao nhất môn trần thuyết. Có lần ông kể với tôi trong một đêm say khướt ngồi xe xích lô về nhà trên đường Võ Văn Tần (đường Trần Quý Cáp cũ) ông đã được tay tài xế xích lô xa lạ đọc cho nghe bài thơ XÍCH LÔ HÀNH của tôi, sau đó còn hát nghêu ngao ca khúc phổ nhạc bài thơ đó. Ông xúc động nói với tôi rằng:”Như vậy là mày đã tồn tại. Nhà thơ cả đời chỉ cần một sáng tác được truyền khẩu, thế mà bài thơ Xích Lô của mày được phổ biến khắp nơi. Tao hãnh diện được làm thầy của một thi sĩ nhân dân kiểu đó”. Khi tôi viết những dòng này thì vị thầy giáo đáng kính đã lưu lạc giang hồ bên Mỹ quốc, trước khi đi tôi đã cố gắng cùng thầy gõ cửa đủ mọi cơ quan, báo chí để nộp từng chồng hồ sơ khiếu nại khiếu tố dày cộm về đám cường hào ác bá tỉnh Tây Ninh cướp đất hương hỏa của gia đình thầy, nhưng tất cả nỗ lực đều thất bại bởi “con cóc không thể kiện ông trời” khi không còn thượng đế. Chẳng biết thầy còn nhớ những kỷ niệm bụi đời của chúng tôi không?
*
Bùi Chí Vinh quả là thi sĩ. Với tất cả những giai thoại về thơ, và thi sĩ của thời sau 1975 ở Miền Nam.
Bất giác Gấu nhớ tới một giai thoại trong Tam Quốc, khi một ẩn sĩ tới thăm Lưu Bị, để hỏi về Từ Thứ, nhưng ông này bị Tào Tháo cho người bắt mẹ, rồi mạo kiểu chữ của mẹ, viết thư kêu Từ Thứ về Tào. Sau đó là Khổng Minh xuất hiện.
Khi ra về, vị ẩn sĩ than, Khổng Minh gặp được Thầy, nhưng không gặp được Thời.
Gấu nghĩ, Bùi thi sĩ gặp được Thời, ông là thi sĩ của thời mạt kiếp, [mạt kiếp theo nghĩa Heidegger viết về thơ Holderlin], nhưng không gặp Thầy!


Giữa lòng đen
Xa Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một điều, giả như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó sẽ như thế nào.
Di dân là "số" phần, (a matter of arithmetic), theo Kundera. Joseph Conrad, sống 17 năm tại Ba-lan, và tại Russia, lưu vong cùng với gia đình. 50 năm còn lại, ở Anh, hay trên những con tầu Anh. Đương nhiên, ông viết văn bằng tiếng Anh, về đề tài Anh. Ông bị dị ứng, khi đụng phải những gì có "mùi Nga": dấu vết Ba-lan độc nhất ở nơi ông. Tội nghiệp Gide, không thể hiểu tại sao Conrad "không thiện cảm" với Dostoevsky.
Mùa Thu, những di dân

Cái sự không thiện cảm với Dos của Conrad, nguồn gốc của nó sâu xa hơn nhiều, theo như Martin Seymour-Smith, biên tập và giới thiệu cuốn Điệp viên bí ẩn của Conrad [Penguin Books]: Điệp viên bí ẩn sẽ đếch thể có nếu không có Dos. Nhưng bởi vì Conrad ghét người Nga, và tất nhiên, ghét Dos, cũng vì vậy. Chính vì thế mà Conrad giấu biệt những dấu vết, ảnh hưởng Dos ở nơi ông, và những nguồn gốc [chất liệu] ở nền của The Secret Agent. Cả hai, Conrad và Dos đều là những nhà tự do lý tưởng và chấm dứt bằng ‘phản động’ [reactionaries]. Conrad thì liên can đến chuyện buôn bán súng, còn Dos, nhà khuấy động cách mạng, revolutionary activism.
Cái chuyện Conrad thu gom tài liệu, sự kiện từ báo chí, lịch sử cận đại, khi viết The Secret Agent, là cũng để che giấu, đánh lạc hướng ảnh hưởng Dos, bởi vì The Secret Agent là từ Những Con Quỉ của Dos mà ra. Khi Coetzee tìm ra mối liên hệ thầy trò giữa Conrad và Greene, và bây giờ chúng ta tìm ra thầy của Conrad là Dos, thì chúng ta mới vỡ ra, Dos, đúng hơn, Những Con Quỉ của ông, là nguồn cơn của tất cả mọi chuyện.
*
Những con đường đưa cá nhân đến tội ác / đưa xã hội đến cách mạng, là như nhau.

(Camus, Thèse sur Dostoevsky: Les mêmes chemins qui mènent l’individu au crime mènent la société à la révolution)
Nói về Possédés, vào năm 1955, nhân dịp đài Radio-Europe tưởng niệm Dostoevsky, Camus tuyên bố: Tôi gặp tác phẩm này năm 20 tuổi, và cơn bàng hoàng cứ thế kéo dài, hai mươi năm tiếp theo sau đó.
Cơn choáng váng mà Camus đụng phải khi đọc Lũ Người Quỉ Ám không chỉ kéo dài ở ông, mà còn lây sang nhiều người, khi đụng Kẻ Lạ. Một cách nào đó, Bếp Lửa, Kẻ Lạ, là những phiên bản của Tội Ác, Possédés... Những Người Quỉ Ám mới là con chim báo bão về một chủ nghĩa toàn trị sắp tới (Lời giới thiệu trang bìa ấn bản tủ sách bỏ túi).
Võ Phiến, nhà văn Bình Định


Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn

Thời gian tá túc nơi VHNT của PCL, một bữa, bỗng Gấu bật ra ý nghĩ, hay là mình phịa ra một cái nick mới tinh, như thể đây là một hậu duệ Mít, đời thứ hai, ở hải ngoại, những Kevin Dang, Jimmy Nguyen, thí dụ, và thế là Jennifer Tran xuất hiện trên chốn giang hồ gió tanh mưa máu net hải ngoại.
Ngay lập tức, chấn động diễn đàn VHNT. Cô chủ báo forward những messages thiên hạ hỏi thăm Jennifer Tran, và cũng hơi ngạc nhiên, hỏi ai đấy. Sau này, khi Gấu chuyển một số bài, của một số tác giả, thí dụ như NTV, cô còn hỏi, lại một hoá thân của NQT ư?
Nhưng phải đến khi Jennifer Tran xuất hiện trên Việt Báo online thì mới sướng mê tơi!
PTH mail cho biết, ui chao ơi, thiên hạ hỏi thăm Jennifer Tran ghê quá.
Và nhận xét, Jennifer Tran viết khác hẳn NQT. Vui hơn, nhẹ nhàng hơn, không lên gân, không, không..
Một nữ tác giả, ra đi từ Miền Bắc cũng nhận ra điều này. Jennifer Tran viết không có chất bác học như NQT, và hai vai không gánh gánh nặng Quốc Cộng, Bắc Kỳ Di Cư & Nhà văn Miền Nam trước 1975… cho nên thoải mái hơn nhiều!
*
Khi viết cho bà chủ quán cá, Gấu sử dụng nick Jennifer Tran, một nữ phê bình gia viết văn bằng tiếng Tây, ở Paris, nhưng gốc Bắc Kít, đã hạch hỏi, tại làm sao gọi NHT là nhà văn Miền Bắc, ấy là vì, với một người viết đời thứ hai ở hải ngoại như thế, chỉ còn có nhà văn Mít, ngắn ngọn vậy. Bắc Nam chung một mầu cờ rồi, hiểu chưa?
Sự ăn khách của Jennifer Tran, còn là ở chỗ đó nữa!
*
Truoc khi di cho+i thi cho hoi mot cau: "Vi sao giay phut uong ruou dau tien trong cuoc doi cua cac van si - nhat la van si VN - la giay phut quyet dinh cho cuoc doi ruou cua ho sau nay. Yeu to nao lam ho di vao con duong ruou: ban be, co^ do+n, thie^u hu+ng...?"
 Opening quote Being drunk is what separates us from the beasts Closing quote
Uống rượu là để phân biệt người khác thú.
Jeremy Clarkson
Sực nhớ chữ cổ nhân bỉnh chúc.
Cao Bá Quát
Take care. NQT

Dọn
Tôi đã từng chứng kiến một số đại gia lăn xả vào tán tỉnh cô đào tài sắc này. Có lần, một chủ doanh nghiệp trẻ, được ăn cơm cùng Hồng Ánh, ngồi nhà hàng máy lạnh mà mồ hồi cứ đổ ra như tắm. Hồng Ánh, những khi “giải lao” giữa các lần yêu vẫn tìm tới tôi.
Blog Osin
Viết như thế thì quá khốn nạn. Viết lại ở đây, thật thấy nhục nhã lây, 'cũng một lũ đực rựa khốn nạn', nhưng chẳng lẽ không nói tới? NQT
Lại nói chuyện 'đại gia'.
Khi dịch The Great Gastby, là Đại gia Gatsby, thú thực, không hiểu dịch giả hiểu từ ‘đại gia’ theo nghĩa nào, ‘tốt’ [theo cái nghĩa trong "Những đại gia trong dòng văn chương tiểu thuyết lịch sử"], hay xấu [theo nghĩa mà cái tay Osin xúi người đẹp đá đít nhà phê bình, anh ta sẽ giới thiệu cho cả một tá đại gia, tha hồ mà chọn] ?
Vả chăng, dù tốt, dù xấu, đều quá coi thường nguyên tác. Đây là một trong những tác phẩm kinh điển của văn chương Mẽo, mà nỡ lòng nào dịch kiểu bình dân, “bần cố nông” như thế.
Chỉ có thể dịch là Gatsby Vĩ Đại.
May quá còn cuốn kia, cũng bảnh chẳng thua gì Gatsby Vĩ Đại, tức cuốn Tender Is The Night, được một tên nhà văn Ngụy, là Mặc Đỗ, dịch là Cuộc Tình Bỏ Đi.
Tuyệt cú mèo!
Tay dịch giả này, TL, không phải dân pro, chắc thế ? Rành tiếng Anh tiếng U, do sống ở nước ngoài ?
Vì sống ở nước ngoài, mù tịt lịch sử Mít, nên chẳng biết "làm giặc" nghĩa là gì ?
Đọc bài viết của ông ta, về Đại gia Gatsby mới hỡi ơi. Đúng là mù tịt về văn học, nhưng rành tiếng Mẽo!
Y chang mấy ông mấy bà mù tịt về phê bình, nhưng rành tiếng Tây!
*
Nhìn mặt nổi, thì đúng như dịch giả, và đa số nhận định, The Great Gatsby (1925) là một tác phẩm phê phán xã hội Mẽo, giấc mơ Mẽo; ẩn tàng ở trong đó còn có cả chủ nghĩa bài Do Thái, nhưng đây chính là một câu chuyện tình thê lương, được viết một giọng văn cay đắng ngọt ngào, doux-amer, chữ của Beigbeder, không thể nào bắt chước được, một giọng văn đạt tới đỉnh cao, sau khi tác giả của nó phải hì hục viết 160 cái truyện ngắn để mua áo dài cho bà vợ Zelda.

Cuốn truyện còn mang hơi hám tự thuật, vì Gatsby, một cách nào đó, chính là Fitzgerald. Sinh tại Saint Paul, Minnesota, [hình như đây là nơi trú ngụ và sau cùng an nghỉ của nhà thơ TTT?], ông chẳng bao giờ thành công trong cái việc lòn lỏi vào thế giới của những đại gia, những câu lạc bộ của các tỉ phú, và còn bị đội banh football Princeton khinh khi, và không bao giờ qua khỏi vết thương lòng này! Mặc dù không như nhân vật của mình, bị làm thịt, tuy nhiên, ông cũng ngỏm năm 44 tuổi, vì nhậu, vì chẳng còn ai biết đến mình, 8 năm sau, đến lượt bà vợ chết cháy trong nhà thương điên.



*

Tập tiểu luận, nhà xb University of Chicago Press, 2008

Đọc cái tít, bỗng nhớ tới lời phán của ông bạn quí của Gấu, tôi không bao giờ là nhà văn lưu vong.
Trong lời Tựa, Preface, Ha Jin viết: Đôi khi thật khó mà phân biệt một lưu vong, an exile, với một dân nhập cư, an immigrant. Nabokov là cả hai, nhập cư và lưu vong. Nhưng với chính ông ta, một nhà văn vĩ đại, một sự phân biệt như thế không cần thiết, như ông thường tuyên bố, quốc tịch, nationality, của nhà văn là thứ yếu, of secondary importance, và nghệ thuật của nhà văn, chính là căn cước thực của người đó. Trong những chương sau đây, sự chọn lựa từ thiên di [migrant] có nghĩa, bao gồm như có thể bao gồm, nó ôm lấy đủ thứ con người di chuyển, dời đổi, move, hay bắt buộc phải di chuyển, dời đổi, từ một xứ sở này qua một xứ sở khác, như là lưu vong, exiles, emigrants, immigrants, và tị nạn, refugees. Bằng cách đặt nhà văn vào cái thế thiên di, human migrations, như thế, chúng ta có thể điều nghiên, investigate, một vài khiá cạnh siêu hình của cuộc sống của một nhà văn thiên di, và việc làm của người đó….
Cuốn sách gồm ba tiểu luận. Bài nào cũng bảnh cả, chỉ nội cái tên không thôi, đã bảnh: Phát ngôn nhân và Bộ lạc. Ngôn ngữ của Phản bội. Quê nhà của một Cá thể [An individual’s Homeland].
Tin Văn sẽ chuyển ngữ một số trong đó.