*

Ghi
1
2
3


















Giữa lòng đen
Xa Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một điều, giả như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó sẽ như thế nào.
*
Cuốn Bếp Lửa, khi vừa mới ra lò, Gấu không được đọc, nhưng lại được đọc bài điểm sách trên tờ Tự Do, báo nhà, ấy là vì ông anh Hiếu Chân là một trong những sáng lập viên của tờ báo. Tác giả bài điểm sách là HTN, sau là Sếp của TTT, khi ông bị gọi nhập ngũ, và phục vụ tại tờ Tiền Tuyến.
HTN và báo Tự Do cũng mạt sát thơ tự do hết lời khi nó vừa xuất hiện.
Bài điểm sách lôi đoạn tả ông Chính mất, và vào lúc sắp hạ huyệt, cô con gái của ông lăn lộn khóc, ‘như một con chó điên’. HTN phán, tả như thế là làm nhục con người.

Nhưng, khi đọc cọp Bếp Lửa trên vỉa hè Sài Gòn, Gấu bị nó hớp mất hồn viá, và không hề nhìn thấy những dòng chữ trên.
Nhà văn Phi Châu Chinua Achebe coi Trái Tim của Bóng Đen của Conrad là một bản văn 'racist', và để chứng minh, ông lôi đoạn Marlow tả một đám đông Phi Châu, ‘a mass of naked, breathing, quivering, bronze bodies’. Phía trước là ba người đàn ông, ‘plastered with bright red earth from head to foot’.

Bởi vậy, cùng một bản văn, mà mỗi người đọc một khác.
Cách đọc Bếp Lửa của HTN, theo tôi, là nhìn thấy cây mà không thấy rừng, hay dùng chữ của Alberto Manguel, khi biện minh cho Trái Tim của Bóng Đen, một cách đọc, tuy có thể, nhưng không có ích. Manguel viết: Cơ bản mà nói, ở trái tim của bóng đen không phải Phi Châu, cũng không phải cái nhìn của người da trắng về Phi Châu, hay là những đoạn tả cảnh man rợ của người da đen. Ở trái tim của bóng đen, là Kurtz. “His soul is mad”, says Marlow. "Tâm hồn của nó thì điên khùng, hoá dại rồi", Marlow nói.
*
Di dân là "số" phần, (a matter of arithmetic), theo Kundera. Joseph Conrad, sống 17 năm tại Ba-lan, và tại Russia, lưu vong cùng với gia đình. 50 năm còn lại, ở Anh, hay trên những con tầu Anh. Đương nhiên, ông viết văn bằng tiếng Anh, về đề tài Anh. Ông bị dị ứng, khi đụng phải những gì có "mùi Nga": dấu vết Ba-lan độc nhất ở nơi ông. Tội nghiệp Gide, không thể hiểu tại sao Conrad "không thiện cảm" với Dostoevsky.
Mùa Thu, những di dân
Cái sự không thiện cảm với Dos của Conrad, nguồn gốc của nó sâu xa hơn nhiều, theo như Martin Seymour-Smith, biên tập và giới thiệu cuốn Điệp viên bí ẩn của Conrad [Penguin Books]: Điệp viên bí ẩn sẽ đếch thể có nếu không có Dos. Nhưng bởi vì Conrad ghét người Nga, và tất nhiên, ghét Dos, cũng vì vậy. Chính vì thế mà Conrad giấu biệt những dấu vết, ảnh hưởng Dos ở nơi ông, và những nguồn gốc [chất liệu] ở nền của The Secret Agent. Cả hai, Conrad và Dos đều là những nhà tự do lý tưởng và chấm dứt bằng ‘phản động’ [reactionaries]. Conrad thì liên can đến chuyện buôn bán súng, còn Dos, nhà khuấy động cách mạng, revolutionary activism.
Cái chuyện Conrad thu gom tài liệu, sự kiện từ báo chí, lịch sử cận đại, khi viết The Secret Agent, là cũng để che giấu, đánh lạc hướng ảnh hưởng Dos, bởi vì The Secret Agent là từ Những Con Quỉ của Dos mà ra. Khi Coetzee tìm ra mối liên hệ thầy trò giữa Conrad và Greene, và bây giờ chúng ta tìm ra thầy của Conrad là Dos, thì chúng ta mới vỡ ra, Dos, đúng hơn, Những Con Quỉ của ông, là nguồn cơn của tất cả mọi chuyện.
*
Những con đường đưa cá nhân đến tội ác / đưa xã hội đến cách mạng, là như nhau.

(Camus, Thèse sur Dostoevsky: Les mêmes chemins qui mènent l’individu au crime mènent la société à la révolution)
Nói về Possédés, vào năm 1955, nhân dịp đài Radio-Europe tưởng niệm Dostoevsky, Camus tuyên bố: Tôi gặp tác phẩm này năm 20 tuổi, và cơn bàng hoàng cứ thế kéo dài, hai mươi năm tiếp theo sau đó.
Cơn choáng váng mà Camus đụng phải khi đọc Lũ Người Quỉ Ám không chỉ kéo dài ở ông, mà còn lây sang nhiều người, khi đụng Kẻ Lạ. Một cách nào đó, Bếp Lửa, Kẻ Lạ, là những phiên bản của Tội Ác, Possédés... Những Người Quỉ Ám mới là con chim báo bão về một chủ nghĩa toàn trị sắp tới (Lời giới thiệu trang bìa ấn bản tủ sách bỏ túi).
Võ Phiến, nhà văn Bình Định