old_logo
co
Jen's sister

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Sẽ xuất bản:
Nơi Dòng Sông
Chảy Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần &  Nguyễn Quốc Trụ
Tạp Ghi Văn Học
NQT
Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản Sài Gòn Nhỏ


Thường xuyên cộng tác với VHNT trên lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu cần chi tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.

E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com


locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây


Nhật Ký TIN VĂN II









Hãy yêu người bằng một thứ tình yêu cũ xì, cằn cỗi vì thương hại, cáu kỉnh và cô đơn.
"Aimer les hommes d'un vieil amour usé par la pitié, la colère, et la solitude".
C. Milosz: Hành Trình qua Tây Phương.

Có lẽ, tôi dần đẹp lên nhờ các nhân vật mà tôi may mắn đảm nhận.
Trà Giang


Kỷ niệm với thi sĩ Joseph Huỳnh Văn.

Nhìn lại, Gấu nghĩ, Gấu và Joseph phải được coi như là hai thằng bạn thân.
Nhưng nhìn kỹ lại, Gấu nhận ra một điều: Chưa từng được bạn ta tặng cho một bài thơ nào!
Trong khi đó, nào là tặng Nguyễn Đạt, những vần lặng lẽ này...  Nào là nhắn Nguyễn Tân Văn, đọc xong, ghé tôi "phe cà"...

Một bữa, nằm mơ, gặp anh. Bèn cự. Anh cười:
-Mi viết truyện ngắn, về Bông Hồng Đen, còn được đi, nhưng mi viết điểm sách, phê bình, viết  ba thứ "hôi" như thế, làm sao mi đọc được Mùa Cầm Xanh?...

Beckett, một thoáng nhớ

How easily our only smile smiles.
We will never agree or disagree.
The pretty girl is perfected in her passing.
Our love lives within the space of a quietly closing door.

Nụ cười độc nhất của chúng ta, sao dễ dàng quá vậy.
Thôi đừng ỡm ờ mà làm gì
Người đẹp đẹp thật khi thoáng qua.
Tình mình đọng lại giữa lần cửa khép.

Sikiew nổi tiếng trong lũ người tị nạn, do bụi của nó.
Ngay cả những giấc mơ của họ cũng phủ đầy bụi...

Chúng mình chỉ là hai hạt bụi lỡ thương nhau.
NQT: Bụi


Tứ Tấu Khúc về Lan Hương

 Những Ngày Ở Sài Gòn
Tôi mơ tưởng, khi đứng trước cổng nhà thương Grall, nhìn ra Sài Gòn, thì chiến tranh đã hết.


Cơ Hội Của Chúa : Kỹ thuật của sự hỗn độn?
"Chúa cũng không giúp được gì".
"Đảng cũng vô ích ở đây."

Ai Điếu Nadezhda Mandelstam [1899-1980]
Joseph Brodsky
Great Poetry 'hurt' her into prose


Sách Quí
 I  II
Tôi đề nghị, anh đã từng làm bồi Mẽo, thì tốt nhất, lại xin đi làm bồi Mẽo, ở ngay nước Mẽo.
Nhưng nếu anh không thích Mẽo, mà có lẽ tôi đoán đúng như vậy, thì nên đi Canada. Ở đó có vùng Quebec, Montreal, nói tiếng Tây....
Tui cũng "khoái" anh đấy, nhưng nếu lấy anh, là mất một xuất dành cho mấy người kia.

-Thôi, mày nói vậy, là tao hiểu rồi. Tuy đây là chương trình Nhân Lực, nhưng lâu lâu, nhận một người như mày, cũng không sao.


Nếu đi hết biển
  I, 3

Còn ở hải ngoại này thì không một ai dí súng vào màng tang bắt viết, thì hà cớ gì phải vừa viết vừa cảnh giác đề phòng cộng đồng biểu tình chống đối?
Hoàng Khởi Phong, trả lời Trần Văn Thuỷ: Ở hải ngoại này có tự do sáng tác hay không?

Theo tôi, quả là có nỗi sợ bị "dí súng vào màng tang", ở một số nhà văn hải ngoại, ở những thời điểm nóng bỏng của nó.

Trong những năm chiến tranh, Gấu tui may mắn có được một vài dịp bỏ chạy cuộc chiến, nhưng có thể, bởi vì nó dai như đỉa đói, cho nên, cuối cùng đều hỏng cả.

Có lần, vào phút chót, tưởng đi mười mươi, lại khựng lại. Lý do khựng lại, không phải do ngoại cảnh, mà như thể có một người nào, ở bên trong Gấu, xúi bậy xúi bạ, này đừng, ra đi là... hết rồi, là khốn nạn đấy con ạ, đi là không thể nào trở về được đâu, mà có trở về, thì cũng chẳng còn gì nữa. Có nhớ chàng Lưu, chàng Nguyễn không? Đến Thiên Thai làm gì cho khốn khổ khốn nạn, khi trở về là hết đời của mình rồi! [Đào thơm đâu cần phải đến Thiên Thai mí có!]
Như thể đời của lũ chúng tôi, chính là cuộc chiến khốn kiếp đó. 

"Đời của mi đâu rồi, hôm nay sao không đi đón mi?"
Gấu tôi chợt nhớ Bông Hồng Đen, và câu nói đùa của bạn cô, những lần Gấu tôi bận việc sở không thể đi đón, khi tan trường...

Trở lại với vấn đề dịch, một truyện ngắn, thí dụ như Em Yêu Anh Không của Khánh Trường, ra tiếng ngoại.
Nó đòi ít nhất là hai điều kiện, cần và đủ, cho một định lý có tên là "Sống Cái Chết Việt Nam."
Thành thử mấy ông bỏ chạy cuộc chiến, đã có tí mặc cảm, dịch là vứt đi!

Và phải đọc truyện đó, hơn cả tác giả của nó, khi viết nó.
Với tôi, KT tuy là người viết truyện, nhưng chỉ là thứ "thừa hành". Chủ nhân đích thực của truyện ngắn, chính là cuộc chiến tại miền nam, với "người hùng" thảm hại của nó - một thứ phản anh hùng. Đây là lý do tại sao Thanh Tâm Tuyền bỏ dở hai truyện dài viết về cuộc chiến vừa qua: Ông cố tạo ra một thứ anh hùng, nhưng sau cùng nhận ra, không thể...

Tác phẩm văn học, theo tôi, luôn có một nhan sắc thầm, như để dành riêng cho một bạn tri âm của nó. Bạn phải ở một tuổi nào, đó, sống một cuộc đời, như thế nào, đó, thì mới đọc được, nó. Tôi muốn nói mới nhận ra được cái nhan sắc thầm kia.
Thí dụ, như mọi người đều biết, Nguyễn Tuân, một con người rất tài hoa, với những dòng văn rất tài hoa. Nhưng cái nhan sắc thầm của ông, lại là những câu văn rất mộc mạc, như thể những tài hoa nhất mực như thế, là chỉ để làm bật ra cái mộc mạc kia. Hoặc giấu biệt nó, trước những cặp mắt phàm phu tục tử. Có lần tôi đã sử dụng huyền thoại mắt xanh, mắt trắng để nói về hai cái đẹp, một sắc sảo, một mộc mạc của văn Nguyễn Tuân. Với độc giả, bất kỳ độc giả, là cặp mắt trắng dã, là nét đẹp tài hoa, nhưng với một tri âm, ông lôi cái món ăn ông thích nhất, thí dụ, món cơm nắm ăn với muối vừng, tức cái mộc mạc giản dị, của một nhà văn miền bắc.

Cuộc chiến Việt Nam, nó giống như một thai đố, mà những mật hiệu, clues, cho thấy, nó "bắt buộc" phải như vậy. Bất thình lình, ngày 30 tháng Tư cho thấy, nó không phải như vậy.
Cũng thế, nếu nói về mặt văn học: Văn học xã hội của miền bắc. Nó y hệt như chủ nghĩa Cộng Sản, là cái nền khổng lồ mà nó dựa vào đó. Nó khổng lồ như là chủ nghĩa CS khổng lồ. Đùng một cái, ngày 30 tháng Tư, nó đụng vào một bức tường mềm, là cuộc sống thực của miền nam, nó gặp kẻ thù của nó, là nền văn học chẳng ai thắng ai, nó gặp "văn hữu" của nó, những nhà văn suốt đời chỉ mơ được làm một phó thường dân. Nhân vật tiểu thuyết, những Sài những Mía, những Núp... đột nhiên nhận ra, mình có những phần giông giống họ, tôi muốn nói, giống những nhân vật ở trong Ngoại Ô Dĩ An Và Linh Hồn Tôi, Dọc Đường, Em Yêu Anh Không...  nhưng cứ cố tình vờ đi, để viết... dưới ánh sáng của Đảng.

Norman Manea đã từng tự hỏi, tại sao, một ông khổng lồ như thế, đột nhiên té chỏng khu: Cuộc sụp đổ nhanh chóng của đế quốc Đỏ.

Thế nào là bỏ chạy cuộc chiến?

Có khi bạn sống ở Sài Gòn, trong những ngày tháng cay nghiệt như thế đó, mà vẫn chỉ là một thứ bỏ chạy cuộc chiến.
Linda Lê, rời Việt Nam năm 14 tuổi, mang theo được gì, từ cuộc chiến, từ cái gia tài của mẹ, vậy mà bà vẫn sống, tôi muốn nói, luôn đối đầu với Cái Chết Việt Nam? Bà lấy ở đâu ra, cái xác chết, là đứa trẻ Việt Nam, mà bà luôn cưu mang đó?
Cái xác chết, như tôi hiểu được, cũng là cái bản đồ Việt Nam tỉ lệ xích 1/1 rách nát, mà người Việt cố mang ra ngoài này để vá víu lại.
Văn chương Việt Nam hải ngoại, theo tôi, là một toan tính làm sống lại một đứa trẻ đã chết, mà Linda Lê luôn cưu mang ở trong bà.


Đọc Linda Lê:
Phỏng vấn.
Les Trois Parques
Tôi có cảm tưởng tôi cưu mang một xác chết. Rõ ràng, đó là Việt-nam mà tôi mang trong tôi, như một đứa trẻ chết.
Phỏng vấn nhân dịp phát hành Thư Chết

Lưu Vong và Tiểu Thuyết