*

PHỎNG VẤN



*


LINDA LÊ

 

Thư chết

Linda Lê sinh ngày 3 tháng Bẩy 1963 tại Đà-lạt (Việt-nam). Cha là kỹ sư; mẹ, cosmopolite (một người của bốn phương, thế giới). Bốn chị em ra đời trong một gia đình không mấy thuận hòa. Sáu tuổi khi gia đình về Sài-gòn; mười bốn tuổi, cùng mấy chị em theo mẹ hồi hương (Le Havre, Pháp), "bỏ mặc" ông bố ở Việt-nam. Ông mất năm 1995, không có dịp nhìn lại cô con gái. Năm 1981, học dự bị đại học Lycée Henri IV (Paris). Rớt cao đẳng sư phạm Normale. Cuốn tiểu thuyết đầu tay: năm 21 tuổi. Hiện làm việc tại nhà xb Hachette, viết giới thiệu (préfaces). Từ hai năm nay, sống bằng tiền bản quyền. 

Một ngày, như mọi ngày: sáng, viết; chiều, đi ciné; tối, đọc. 

Cùng xuất hiện với Thư chết (105 trang, nhà xb Christian Bourgois, 70 F), là Bạn sẽ viết về hạnh phúc, Tu écriras sur le bonheur , (352 trang, nhà xb PUF, 139 F), một tuyển tập những bài bình luận - nhạy cảm và "có tầm" (sensibles et cultivés). Đây còn là một dịp viếng thăm những khuôn mặt lớn: Kôbô Abé, Raymond Carver, Conrad, Durrenmatt, Knut Hamsun, Hermann Hesse, Marina Tsvetaeva... 

Một nữ lưu vong hung bạo, một kẻ lạ không khoan nhượng, luôn bên bờ vực thẳm. Cơn điên ám ảnh bà. Nó ám ảnh cả người cha, chết cô đơn tại Việt-nam. Thư chết là kinh cầu, điếu văn dành cho ông. 

Sỗ sàng, khinh khi nhưng tế nhị, tinh tế (leste et subtile); kiêu hãnh, không chịu bẻ cong. Luôn cưỡng lại lối viết thống trị, muốn bà là một nữ tiểu thuyết gia xinh đẹp, một người đàn bà Việt-nam "hữu dụng", hay một kẻ bắt chước Cioran. 

Thật sắc nét, rõ ràng và với giọng nói giống như một lời thì thầm, bà trả lời mọi câu hỏi. Bà kể, bằng cách nào, qua ngôn ngữ hung bạo và giận dữ, sau khi đã lớn tiếng tố cáo, cuối cùng, hận thù dịu xuống, quyện với nỗi bi thương, ở buổi mai cơn tẩu hỏa mấp mé bờ điên loạn. Bà chôn cất người cha ra sao. Bằng cách nào, nẻo tâm linh nuôi dưỡng hai đam mê độc nhất: viết và đề kháng, chống cự lại (résister). 

Cuốn mới nhất của bà, Thư chết  kể một phản bội kép: một của người tình, Morgue (tiếng Pháp, có nghĩa :1/ thái độ kiêu căng 2/ nhà xác), một kẻ cám dỗ tầm thường. Một, của người nữ kể chuyện, kẻ từ chối gặp người cha đang hấp hối và kêu gọi nàng. Câu chuyện kể của người đàn bà trẻ toát ra nỗi đoạn trường, của mất mát và sau cùng cam nhận (admise). 

-Morgue, người tình trong cuốn truyện, là một thứ điếm thúi. Bà thích những cuộc gặp gỡ xấu? (1). 

Linda Lê: Tôi mê những thứ chuyên mang đến tang tóc, tai uơng. Đây là từ ấu thời, uớc mong gặp chó sói, mong được sợ. Khi còn nhỏ, tôi thích Cô bé bán diêm và những cây diêm cuối cùng (những cây pháo đốt cuối cùng, ses dernières munitions) của cô, hơn là Cô bé quàng khăn đỏ. Trong Thư chết, liên hệ giữa Morgue và người kể chuyện có bề ngoài giống như giữa kẻ tra tấn và người chịu cực hình; nó gần gũi với điều mà nữ tiểu thuyết gia người Áo, Ingeborg Bachmann gọi là vi khuẩn tội ác (virus du crime); người ta gặp chúng hoài, trong những cặp tình. 

-Ingeborg Bachmann, bà chị lớn của bà? 

LL: Bà ám ảnh tôi. Tôi còn được Malina gợi hứng rất nhiều, trong cuốn sách này. Tôi thích sự đòi hỏi vốn ở trong những tác phẩm của bà, cách bà nói: "Sự thực là điều người ta có thể yêu cầu ở một người đàn ông." Bà diễn tả nỗi đau, là một công dân trong một xứ sở mà bà ghê tởm, ghét cay ghét đắng. Bà biết nói về tình yêu của bà đối với phái nam, lột trần mặt nạ của những người đàn ông với một sự diễu cợt giống như là yêu thương. Đây cũng là một ý thức: bà có sự thông minh, không viết những bài viết dấn thân, nhưng vẫn nói về nỗi ghê rợn của thế kỷ, bằng một giọng thật diệu nghệ. 

-Cuốn sách là mối chót, của một bộ ba. Vòng tròn đã khép lại? 

LL: Vâng, và (với nó), tôi lại mở ra một chu kỳ khác. Đây là cuốn sách bản lề. Nó đóng lại, điều mà tôi coi là một tiểu thuyết bộ ba (trilogie) viết về cái chết của cha tôi, và cơn điên rồ, hệ quả sau cùng đối với người nữ kể chuyện. Les trois Parques khai phá đề tài, từ xa, bằng cách dựa vào những điển cố văn hóa, văn chương. Voix, ngược lại, là nguyên liệu ở dạng thô thiển, rời rã, bắn miểng, tức thời. Ở đây, là một độc thoại. 

-Bà muốn tới đâu (với nó)? 

LL: Tôi thử, với ba cái nhìn, một công trình mà thoạt đầu tôi nghĩ là vô phương: đạt được một "dạng" văn chương hầu như phổ cập, không ở trong dạng tự thuật, biến cái chết của người cha thành một cái chết biểu tượng. Chính vì thế Les trois Parques (ba nữ thần Địa ngục, tượng trưng cho số mệnh) thuộc bộ ghi (registre) huyền thoại. Voix, cơn mộng, và Thư chết, hồn ma bóng quế (fantasmagorie). Để cho cái tang không còn là một cái tang đặc thù. 

-Bà nói, cuốn sách mở ra một chu kỳ mới: đâu là nội dung (teneur) của nó? 

LL: Tất cả những cuốn sách trước đó của tôi là những cuốn sách của sự nguyền rủa, của cơn điên rồ. Trong mỗi cuốn, tôi "khiếu nại", lên tội thế giới. Với Voix (Tiếng, Giọng) là cơn khủng hoảng mà tôi đã qua đi, giận dữ câm lặng nhường chỗ cho thanh thản. Sự thanh thản cho phép tôi tìm kiếm một văn phong khác biệt.... Có lẽ tôi sẽ viết những cuốn sách rọi sáng hơn, vẫn cúi xuống vực thẳm nhằm khai phá tới mãi, nhưng có lẽ, nhiều bóng bẩy, nhiều dịu dàng trong cơn buồn bã. 

-Tuyệt vọng, mùi vị của nó? 

LL: Đã có lúc, tôi trả lời: mùi của máu. Bây giờ: mùi của sự độc ác, theo nghĩa Artaud dùng để nói về kịch độc ác. Theo nghĩa cái đẹp co giật, rung chuyển (beauté convulsive), không phải theo kiểu sa-đích. 

-Giờ "hòa giải", tiếp theo sau giờ "nguyền rủa"? 

LL: Đây gần như là từ-chìa khóa của điều tôi đang viết. Ít ra, tôi có cảm tưởng, hòa giải với chính tôi. 

-Trong Voix và Thư chết, bà khêu cơn khủng hoảng đẩy tới khùng điên, tự sát. Làm sao nó xẩy ra?

 LL: Khi cha tôi mất ở Việt-nam, vào năm 1995, trong hai năm trời tôi sống ở bên trong nỗi đau đớn, và nó chỉ ló dạng ra bên ngoài, khi tôi hoàn tất Les Trois Parques. Hoang tưởng, chỉ muốn tự sát, hành động quái gở, đó là tôi hồi dó. Khi cha tôi còn sống, tôi gửi tất cả những cuốn sách của tôi cho ông. Ông là một người đọc lý tưởng, một độc giả tưởng tượng của tôi. Khi ông chết, tôi mất độc giả, bầu trời trở thành sa mạc, thế giới, không Thượng đế. Tất cả là vô tiếng, không cả tiếng vọng, về điều tôi có thể viết. Tôi viết Les Trois Parques trong trạng thái cô đơn tuyệt đối và tự nguyện.

 -Khi nỗi đau thoát ra được bên ngoài, chuyện gì xẩy ra?

 LL: Tôi trải qua cơn khủng hoảng giống như thần bí (quasi-mystique), một cơn khủng hoảng hung hãn (khiến tôi) hết còn trông mong ở văn chương, ở khả năng cứu vớt của văn chương đối với kẻ nào tiếp cận với nó. Tôi có cảm tưởng sống những cơn ác mộng và khi kêu, không một tiếng thoát ra từ cổ họng. Tôi cảm thấy bị bóp cổ, bị chết ngạt. Lần đầu tiên, tôi có cảm giác những con chữ không thể cứu nổi tôi nữa.

 -Bấy lâu nay, văn chương cứu bà được gì?

 LL: Cứu vớt tôi khỏi cảm giác, vốn bám hoài lấy tôi: về một cái chết kế cận, cái chết trước cái chết, sự hư ruỗng, phân hóa. Khi trải qua được nó, tôi sống, đối diện với hình ảnh một xác ướp khô cằn. Tôi có cảm tưởng nếu cứ ôm hoài lấy cơn nguyền rủa, chắc chắn tôi sẽ là một cái chết sống động (une mort vivante) trong những gì mà tôi viết ra.

 -Bằng cách nào, những con chữ lại trở lại?

 LL: Qua những sự kiện, sau thời gian nằm viện, tôi trở thành một khán giả, trước cơn điên của những người khác. Một loại điên nói, bởi vì những người đàn bà ở đó nói nhiều lắm. Lạ một điều, tiếng nói đã trở lại với tôi qua lời lệch trục (la parole désaxée), của những kẻ khác. Chính sự mất trí cho tôi lại lý trí, cho tôi lại bản viết/nói (le discours). Tôi khám phá ra một ý niệm rất quan trọng, về bi khúc (élégie). Tôi bắt đầu khai phá mảnh đất hoài nhớ, như là nỗi ân hận về quá khứ, theo nghĩa, đây là một điều hết sức thiêng liêng, không phải chuyện mầu mè.

 -Vậy, đây là một cơn khủng hoảng "bổ ích"?

 LL: Rất bổ ích. Rất lâu sau đó, qua những gì mà tôi trải qua, tôi nghĩ tới cơn khủng hoảng của Tolstoi, nó làm ông từ bỏ Anna Karenine, vươn tới những bản viết khác, những bản viết đẹp nhất ở cuối đời ông. Một cơn khủng hoảng như thế đúng là một trận động đất. Nếu chữ viết cho phép anh lại thoát ra, như vậy là nó còn hơn cả sự sống.

 -Bà có cảm nghĩ thế nào, về sự khùng điên?

 LL: Tôi luôn bị ám ảnh bởi những nhà văn khùng, hay sống trong nỗi sợ sẽ trở nên khùng: Holderlin, Nerval, Artaud, Byron... Ngay từ nhỏ, tôi cũng có nỗi sợ đó: sợ có ngày khùng. Như họ, tôi nghĩ là chỉ bằng tri thức về những hố thẳm mà con người đạt được sự thực, và qua thám hiểm những mép bờ, đêm tối mà người ta tới được huyền thoại. Cơn điên mê hoặc tôi ở điều: trong nó có những tia sáng của sự sáng suốt, nỗi ghê rợn, niềm hứng khởi mà con người phải bật ra ở những thời điểm như thế đó.

 -Hình tượng người điên ám ảnh tất cả những cuốn sách của bà, rất đỗi "riêng tư, thầm kín"...

 LL: Đây là do dòng dõi, gia đình. Một trong những cuốn sách đầu tôi đọc, kể chuyện một người đàn ông bị ma tuý (morphine) rủ rê, sợ sẽ trở nên khùng như người mẹ ở trong nhà thương điên. Khi khám phá ra cuốn sách này, tôi có cảm tưởng, đây là câu chuyện của đời tôi, và nó tiên đoán những gì sẽ xẩy ra cho tôi.

 -Bà đã muốn tự tử, bà đã đốt bản thảo, viết sau cuốn Les Trois Parques: Bà muốn giết ai?

 LL: Tôi tin rằng, người ta chỉ có thể viết với nỗi thù hận về mình, với ý muốn tra hỏi - theo nghĩa thời Trung Cổ - con người kép (le double) ở trong nó, con người mà người ta muốn được là, muốn trở thành, và cũng là con người mà người ta cưu mang, như một kẻ chết. Chính tình cảm này đã sống sót, khỏi nỗi ghê rợn được sinh ra, tình cảm đã mất, đã giết một người anh/em song sinh, và chẳng bao giờ thanh toán được mọi chuyện với người anh hay đứa em này.

 -Kẻ kép đó, là ai, mà bà đã giết, và từ đó, là nỗi hoài nhớ?

 LL: Tôi có cảm tưởng tôi cưu mang một xác chết. Rõ ràng, đó là Việt-nam mà tôi mang trong tôi, như một đứa trẻ chết.

 -Bà quan niệm ra sao, về xứ sở của bà, đất cát của bà, tiếng nói của bà như là một xác chết?

 LL: Tất cả đã bị cắt đứt. Và nhà văn Conrad, tên phản phúc (ce renégat) đã phản bội tiếng nói của nó, gia đình của nó, xứ sở của nó, là một khuôn mẫu đối với tôi. Với ông ta, trở về với mình có điều chi giống như là để thanh toán. Tôi cảm thấy tôi là một "khách trú"- "métèque", tiếng dùng để chỉ những người ngoại quốc, nhất là dân địa trung hải sống ở Pháp, hành xử của họ bị coi khó chịu, đối với dân bản xứ. CTND) - viết văn bằng tiếng Pháp. Tôi nói "khách trú" với rất nhiều kiêu ngạo. Tôi là một kẻ lạ ở trên đời, với cái thực, với cuộc sống, với xứ sở mà tôi đang sống, với xứ sở của riêng tôi.

 -Bà không thừa nhận, mọi tình cảm "tùy thuộc" (appartenance)?

 LL: Vâng.

 -Ngay cả tùy thuộc vào một thế hệ?

 LL: Hơn thế nữa, tôi đọc rất ít, những người đồng thời với tôi.

 -Tùy thuộc là chết?

 LL: Vâng, đại khái như vậy.

 -Xứ sở độc nhất mà bà biết, văn chương?

 LL: Vâng. Như một nơi chốn mà tôi không ngừng khai phá những mảng của nó.

 -Những liên hệ với tiếng Pháp, ngôn ngữ chấp nhận (adoption) của bà?

 LL: Trước tiên, tôi viết những tiểu luận về tiếng (voix). Trong hai cuốn đầu - tôi đã gạt chúng ra khỏi những cuốn sách của tôi, cũng vì lý do này - tôi chấp nhận một văn phong nịt cứng (corseté), rất ứng dụng. Đó là cách để ngang tầm với người bản địa (indigènes). Sau đó, bởi vì nó không phải là của tôi, bởi vì tôi không thể nhét tôi vào bất cứ một truyền thống nào khác, tôi có thể xử sự, trước ngôn ngữ đó (tiếng Pháp), như một kẻ dị giáo đứng trước thần tượng, làm cho nó tái sinh, bịa đặt (inventer) ra nó, là một pygmalion của nó. (Pygmalion: nhân vật trong huyền thoại Hy-Lạp, vua xứ Cyprus, si mê pho tượng ông tạo nên, và khi pho tượng biến thành người, đã lấy làm vợ). 

-Cưỡng, chống là bản chất thứ nhì ở nơi bà? 

LL: Tôi luôn ở thế cảnh giác, tôi luôn luôn muốn biết sống lưu vong (là như thế nào). Vào lúc này, tôi mơ chuyện đi, đâu đó, để nhân đôi lưu vong, không còn sống ở trong một xứ sở mà tôi đã quen ngôn ngữ. 

-Bà muốn đi đâu? 

LL: Bồ-đào-nha, có thể. Một giấc mơ mà tôi chia sẻ với một người bạn thân. Tôi tin, phải luôn luôn biết đánh mất những điểm mốc, khinh khi những cơ sở, những nền tảng. 

-Nếu không bỏ nước vào lúc 14 tuổi, liệu bà có viết...? 

LL: Vâng. Nhưng là những cuốn sách khác. Viết, là tự lưu vong. Trong khi viết, bạn không có một mái nhà, chỉ khung trời, là nơi ẩn náu, và chính sự trần trụi trước sự vật là điều bạn yêu thích. Nhà văn chỉ viết khi cảm thấy, mình là một đứa trẻ được tìm thấy, một đứa con hoang. Là một đứa trẻ của không ai, không một tổ quốc, đó là một thái độ khả hữu độc nhất đối với tôi. Tôi tin rằng người ta chỉ thấy rằng mình còn sống, nếu cảm thấy nhu cầu chống cự với tất cả những gì mọc rễ, dóng trụ ở trong mình. Một cưỡng chống với điều có vẻ không nâng bạn tới cái đẹp, sự thực. Tôi từ chối làm điều: vì sự nghiệp chung (cause commune). Như Thomas Bernhard. 

-Bà ghét cay ghét đắng nó: Việt-nam? 

LL: Tôi biết nó không đủ, để mà ghét cay ghét đắng (exécrer) 

-Bà có muốn biết nó không? 

LL: Tôi nhìn Việt-nam như một mảnh đất trinh nguyên mà tôi biết: những đau khổ, và một ngày nào, tôi mong biết hát, bằng cách phản bội nó, nghĩa là bằng một ngôn ngữ khác. 

-Nó giúp gì bà, nếu nói về hứng khởi? 

LL: Nhờ nó, tôi có niềm cảm hứng, theo kiểu người ta có, khi quên mất đường về. 

-Thái độ của bà bây giờ, đối với thân sinh? 

LL: Niềm tôn kính lớn lao. Mẹ tôi bịnh, khi tôi còn nhỏ, và ông đã hết sức lo cho tôi. Tôi vẫn nhớ những chủ nhật ở Đà-lạt nơi chúng tôi sống, ở miền nam Sài-gòn... những buổi píc-níc... những buổi dạo thuyền (pédalo)... Tất cả chao đảo khi chúng tôi về Sài-gòn. Tôi đã trải qua thiên đường tuổi thơ, ở địa ngục. Tôi mới sáu tuổi, thành phố là một lò lửa, và những liên hệ giữa ba má tôi đã tan hoang. Cơn té (la chute) bắt đầu vào lúc, tôi có cảm tưởng mình chỉ là một thứ bị nguyền rủa (damnée). Từ đó, viễn ảnh tối thui về cuộc đời của tôi, tôi nhìn thấy cơn điên, cái chết, tôi biết một điều, những liên hệ vợ chồng là những liên hệ chiến tranh. Trong bốn đứa con gái, tôi là người kính mến ông nhất, một cách thật là kỳ quái. Đối với gia đình, ông là một kẻ thất bại, tủi nhục, đối với tôi, một anh hùng. 

-Bà có ý nghĩ: cơn điên chỉ là ao ước nhập thân ông già, sống cuộc đời của ông? 

LL: Một nhà phân tâm học đã cắt nghĩa như vậy cho tôi. Rằng ám ảnh đi hoang, ý nghĩ giam mình vào tu viện là một cách bất tử hóa người cha, bị đóng cứng vào xứ sở của ông, như một nhà tù, chẳng có một nơi nào để mà đi, nếu ra khỏi đó, bởi vì mẹ tôi không chịu nhận ông. Bây giờ, tôi đã chôn cất ông. 

-Ông còn, ở trong những cuốn sách của bà? 

LL: Calomnies (Vu khống) gợi lại cuộc tìm kiếm người cha; Les Trois Parques, một người cha mà người ta muốn rũ bỏ; Voix, tìm người cha thần thoại từng ám ảnh tất cả những cô gái, về một điều rất loạn luân. Trong Thư chết, ông phân thân, biến thành hai: là người cha và ông chú khùng, người cha và người tình, người cha thất bại và người tình thành công. Trong cuốn sách tới, ông ta sẽ khác. 

-Tại sao bà không về VN gặp lại ông? 

LL: Người ta luôn luôn phản bội những người mà mình yêu thương. Do không thể giết được họ. Cha tôi là người theo Ca-tô giáo, và tôi biết rành Thánh kinh, hơn là những điều giảng dậy của Khổng Tử. Tôi luôn hướng về Ca-tô giáo. Từ nhỏ, tôi thích đọc sách cuộc đời những vị thánh, rồi Dostoievski và Kierkegaard đã thấm vào vũ trụ của tôi, nuôi nó bằng thực phẩm: tội lỗi, nhục nhã. Tôi luôn bị cuốn hút bởi những kẻ thần bí, những lời nói của họ vừa là chịu mình trước Thượng đế, vừa là nổi loạn tuyệt đối, sự cuốn hút của họ với chuyện "tự hạ mình" (avilissement). Tôi đặc biệt yêu thích Thánh Thérèse d'Avila, thái độ, cuộc đời, và Château intérieur của ngài. Thánh Goan Thánh Giá (Jean de la Croix) lại quyến rũ tôi, ở văn phong. Bây giờ cũng vậy, mỗi lần đi dạo, tôi luôn luôn vô nhà thờ. Và tôi thích nghe thánh ca, đặc biệt là Buxtehude. 

-Sự cuốn hút bởi những kẻ thần bí, đã nuôi dưỡng văn chương của bà theo cách nào? 

LL: Nó nuôi dưỡng vừa trí tưởng tượng, vừa văn phong của tôi. Sự thù hận, nguyền rủa trong Les Trois Parques: đó là một cách coi Thượng đế như cái đích. Với Thư chết, tôi muốn viết một ai điếu (chant de deuil), soạn như một kinh cầu: câu thần chú nghiêm khắc. Như thể trước đó, viễn ảnh thần bí thấm nhập vào văn phong của tôi, trong cuốn sách này, chính hình thức (la forme) tạo hứng khởi. 

-Bà tin Thượng đế, hay đây chỉ là một cái cớ? 

LL: Một cái cớ. Tôi không tin nơi Thượng đế. Chủ nghĩa thần bí chỉ là một cách tái nắm bắt, quay ngược lại, cưỡng chiếm một điều gì, từ tình cảm tội lỗi. 

-Bà muốn gì? 

LL: Chẳng gì hết. Luôn luôn viết, chắc vậy, tìm một từ cuối, một từ thiếu, một từ của tình yêu, của sự kiêu hãnh, của nỗi ghê sợ, của sự vô-nghĩa của cuộc đời... Người ta kiếm thấy nó, có thể, khi đã quá trễ, khi mà người ta không thể viết nữa. Holderlin tìm thấy nó, trong cái tháp của ông ta; Nerval, đúng lúc tự treo cổ.... Chính vì vậy mà tôi luôn luôn bị mê hoặc bởi những lời nói cuối cùng của những kẻ hấp hối. Trong Henry James, một trong những nhân vật của ông la lên: "Sau cùng, nó đây rồi, bông hoa đặc biệt này". Còn cha tôi, ông ấy hỏi: mấy giờ rồi? 

-Bà thích chết, như thế nào? 

LL: Trong một rạp chiếu phim, trong khi coi Những kẻ buôn lậu ở Moonfleet, của (nhà đạo diễn) Fritz Lang (2). Rạp chiếu phim là nơi mà tôi cảm thấy một cách rất ư mãnh liệt, huyền thuật về một thiên đường đã mất. 

Ng. Tuấn Anh. 

(1) Lời người dịch: Phỏng vấn trên đây, người dịch xin mạn phép cả hai - người hỏi và người trả lời - do Catherine Argand thực hiện cho báo Đọc (Lire), số tháng Tư, 1999, nhân Thư chết (Lettre morte) mới xuất bản, ở Pháp. Trong bài phỏng vấn còn có những hình vẽ, những hình ảnh (từ những cuốn phim) do Linda Lê chọn lựa, để minh họa cuộc nói chuyện. 

(2) Chú thích của người dịch: Fritz Lang (1890-1976) là nhà đạo diễn gốc Áo. Những phim Đức của ông gồm có Metropolis (1927), và loạt phim Dr. Mabus; sau đó, ông bỏ chạy Nazi qua Hollywood, vào năm 1936. Những phim Mỹ của ông gồm có Fury (1936), You Only Live Once (1937), và The Big Heat (1953). Phim Những kẻ buôn lậu... do tài tử Stewart Granger đóng. Một phim về trẻ thơ. Tài tử này còn đóng trong phim đánh kiếm Scaramouche, cũng một phim tuyệt vời dành cho tuổi thơ.


Entretien

 

Linda Lê

Par Catherine Argand (Lire), publié le 01/04/1999

 

Exilée farouche, étrangère irréductible, elle marche au bord de l'abîme. La folie la hante. Son père aussi, mort solitaire au Vietnam, pour lequel elle vient de composer un requiem, un chant de deuil, Lettre morte.

 

Leste et subtile, fière et inflexible: Linda Lê, longue digitale, résiste au discours dominant qui la voudrait romancière jolie, ou Vietnamienne de service, ou épigone de Cioran. Sans aucune afféterie, avec une rigueur quasi janséniste n'était son sourire silencieux, elle refuse de faire cause commune. Avec netteté et d'une voix murmurante elle répond à toutes les questions. Elle raconte comment, après avoir brandi l'anathème dans une langue violente et courroucée, la vindicte s'est calmée, s'est arrondie d'élégie au lendemain d'une crise qui la mena au bord de la folie. Comment elle enterra son père. Comment, aussi, le mysticisme nourrit ses deux seules passions publiques: écrire et résister. La rencontrer fut un bonheur. Elle parla trois heures, chez elle, assise sur un haut tabouret dans une pièce nue. Immobile, peut-être espiègle, derrière le rideau noir de ses cheveux. Son dernier livre, Lettre morte, raconte une double trahison: celle d'un amant, Morgue le tentateur vulgaire. Celle de la narratrice refusant d'aller voir son père qui la réclame et meurt. Mélancolique et vénéneux, le récit de la jeune femme exhale une plainte déchirante, celle de la perte enfin admise.

Morgue, l'amant qui figure dans votre livre, est une ordure. Vous aimez les mauvaises rencontres?

Linda Lê. J'éprouve une attirance pour les êtres funestes. C'est un désir enfantin de rencontrer le loup, d'avoir peur. Enfant, je préférais La petite marchande d'allumettes et ses dernières munitions au Chaperon rouge. Dans Lettre morte, la relation entre Morgue et la narratrice s'apparente à celle du tortionnaire avec une suppliciée; elle s'approche de ce que la romancière autrichienne Ingeborg Bachmann appelle le virus du crime et que l'on rencontre dans tous les couples.

Ingeborg Bachmann serait-elle votre grande sœur?

L.L. Elle me hante. Pour ce livre d'ailleurs, je me suis beaucoup inspirée de Malina. J'aime l'exigence qui traverse toute son œuvre, sa façon de dire: «La vérité est exigible d'un homme. Les yeux doivent être dessillés.» Elle a décrit la douleur d'être la citoyenne d'un pays qu'elle exècre. Elle a su parler de son amour pour les hommes, les démasquer totalement avec une ironie presque amoureuse. C'est aussi une conscience: elle avait l'intelligence de ne pas écrire des textes engagés mais avait l'art de parler de l'horreur de ce siècle.

Votre livre se présente comme le dernier volet d'une trilogie. Un cycle s'achève?

L.L. Oui, et j'en ouvre un autre. C'est un livre charnière. Il clôt ce que je considère comme une trilogie consacrée à la mort du père et à la folie qui en résulte pour la narratrice. Les trois Parques exploraient ce thème à distance, en recourant à de nombreuses références culturelles et littéraires. Voix, au contraire, est un matériau brut, fragmenté, très éclaté, immédiat. Celui-ci est un monologue.

Où vouliez-vous en venir?

L.L. J'ai tenté, avec ces trois regards, une entreprise qu'au départ je croyais impossible: atteindre une dimension presque universelle, ne pas rester dans l'autobiographie, faire de la mort du père une mort symbolique. C'est pour cela que Les trois Parques appartiennent au registre du mythe, Voix à celui du rêve et Lettre morte à la fantasmagorie. Pour que le deuil ne soit plus un deuil particulier.

Vous dites que ce livre ouvre un nouveau cycle: quelle en est la teneur?

L.L. Tous mes précédents livres sont des livres d'imprécation, de rage. Dans chacun d'eux je porte plainte, je dresse un réquisitoire du monde. Avec Voix et la crise que j'ai traversée, la colère s'est tue, elle a fait place à une sérénité qui autorise la recherche d'un style différent... J'écrirais peut-être des livres plus lumineux qui se pencheront autant sur les gouffres que j'ai toujours explorés mais, peut-être, avec plus de nuance, plus de douceur dans la tristesse.

Quel goût a le désespoir?

L.L. Il y a quelque temps, j'aurais répondu un goût de sang. Maintenant je répondrais un goût de cruauté, dans le sens où l'emploie Artaud pour parler du théâtre de la cruauté. Au sens de la beauté convulsive et non du sadisme.

Serait-ce l'heure de la réconciliation après celle de l'imprécation?

L.L. C'est presque le mot clé de ce que je suis en train d'écrire. Pour l'heure au moins, j'ai l'impression de m'être réconciliée avec moi-même.

Dans Voix et Lettre morte vous évoquez la crise qui vous a menée au bord de la folie, du suicide. Comment cette crise a-t-elle surgi?

L.L. Lorsque mon père est mort au Vietnam, en 1995, j'ai vécu pendant deux ans enceinte d'une très très grande douleur qui n'a vu le jour qu'avec l'achèvement des Trois Parques. Je souffrais d'hallucinations, de pensées suicidaires, de conduites paranoïaques. Tant que mon père était en vie, tous mes livres lui étaient adressés. Il était mon lecteur idéal, mon lecteur imaginaire. Lorsqu'il est mort, j'ai perdu mon lecteur, le ciel est devenu désert, le monde sans Dieu. Tout était sans voix, il n'y avait plus d'écho à ce que je pouvais écrire. J'ai écrit Les trois Parques dans un état de solitude absolue et volontaire. Et c'est pour cela qu'il y a dans ce livre un véritable déchaînement verbal, parce que j'étais cloîtrée en moi-même. Les clochards, les ivrognes étaient les seuls êtres qui trouvaient grâce à mes yeux, je jugeais leurs logorrhées d'une grande noblesse. Tout le reste était suspect, factice. Je suis restée des semaines entières sans parler.

Que s'est-il passé lorsque votre douleur est sortie au grand jour?

L.L. J'ai éprouvé une crise quasi mystique, une crise violente où je ne croyais plus au pouvoir de la littérature, à la capacité qu'elle a de sauver celui qui s'en approche. J'avais l'impression de vivre ces cauchemars dans lesquels on crie sans qu'aucun son ne sorte de votre bouche. J'éprouvais un sentiment d'étranglement, d'étouffement. Pour la première fois, j'avais le sentiment que les mots ne me sauvaient plus.

De quoi la littérature vous avait-elle sauvée jusqu'alors?

L.L. D'un sentiment qui ne m'a jamais quittée, celui de la mort très proche, le sentiment de la mort avant la mort, le sentiment de la corruption, de la décomposition. Or, lorsque j'ai traversé cette crise, je vivais avec en face de moi l'image d'une momie desséchée. J'avais l'impression que si je persistais dans l'anathème, j'allais à coup sûr devenir une morte vivante dans ce que j'écrivais.

Comment les mots sont-ils revenus?

L.L. Dans les faits, après une hospitalisation où j'étais devenue la spectatrice de la folie des autres, une folie très parlante puisque les femmes qui étaient là, avec moi, s'exprimaient beaucoup. Etrangement, la parole, la voix, m'est revenue à travers ce que j'entendais de la parole désaxée des autres. C'est la déraison qui m'a fait retrouver la raison, retrouver un discours continu là où je n'entendais plus que des éclats de voix. La crise que j'ai traversée a fait voler en éclats les barrières que je m'étais mises jusque-là. J'ai découvert une notion très importante, l'élégie. J'ai commencé à explorer le territoire de la nostalgie comme regret du passé, sentiment du passé dans ce qu'il a de plus sacré, non pas dans ce qu'il a de mièvre ou de sentimental.

Il s'agit donc d'une crise salutaire...
L.L. Très salutaire. J'ai pensé beaucoup plus tard, et toutes proportions gardées, à la crise qu'a traversée Tolstoï. C'est à la suite de cette crise qu'il a renié Anna Karénine et s'est tourné vers d'autres écrits, les plus beaux, ceux de la fin de sa vie. Une crise comme celle-là, c'est un véritable tremblement de terre. Si l'écriture vous permet d'en réchapper, c'est qu'elle est plus que vitale.

Qu'éprouvez-vous à l'égard de la folie?

L.L. Je suis hantée par les écrivains fous ou vivant dans la crainte de le devenir: Hölderlin, Nerval, Artaud, Byron... Dès l'adolescence, j'éprouvais cette même crainte, celle de devenir folle. Je pensais, comme eux, que c'est seulement par la connaissance des gouffres que l'on peut atteindre la vérité et par l'exploration des marges et de la nuit que l'on peut atteindre au mythe. Ce qui me fascine dans la folie, ce sont les éclairs de lucidité, l'horreur ou l'exaltation que l'on doit éprouver dans ces moments-là.

La figure du fou hante tous vos livres de façon intime...
L.L. C'est ancestral, familial. L'un des premiers livres qui m'aient marquée racontait l'histoire d'un homme adonné à la morphine et qui craint de devenir fou comme sa mère internée. En découvrant ce livre, j'ai eu l'impression de lire l'histoire de ma vie et la préfiguration de ce qui allait m'arriver.

Vous avez voulu vous suicider, vous avez brûlé le manuscrit que vous aviez écrit après Les trois Parques: qui vouliez-vous tuer?

L.L. Je crois qu'on n'écrit pas sans haine de soi, sans la volonté de questionner au sens où le Moyen Age l'entend, le double qui est en soi, celui que l'on aurait voulu être, devenir, et que l'on porte comme un mort. C'est ce sentiment qui survit à l'horreur d'être né, le sentiment d'avoir perdu, d'avoir tué un frère jumeau et de n'en pas finir de régler ses comptes avec lui.

Quel est le double que vous avez tué ou dont vous avez la nostalgie?

L.L. J'ai l'impression de porter en moi un corps mort. C'est sûrement le Vietnam que je porte comme un enfant mort.

Comment pouvez-vous concevoir votre pays, votre terre, votre langue comme un corps mort?

L.L. Tout a été tranché. Et l'écrivain Conrad, ce renégat qui a trahi sa langue, sa famille, son pays, est un modèle pour moi. Pour lui, revenir chez soi c'est un peu venir rendre des comptes. Je me sens comme une métèque écrivant en français. Je dis métèque avec beaucoup d'orgueil. Je suis une étrangère au monde, au réel, à la vie, au pays dans lequel je vis, à mon propre pays.

Vous récusez tout sentiment d'appartenance?

L.L. Oui.

Même à une génération?

L.L. Plus encore, je lis très peu mes contemporains.

Appartenir, c'est mourir?

L.L. Oui, en quelque sorte.

La seule patrie que vous vous reconnaissiez, c'est la littérature?

L.L. Oui. Comme une demeure dont je ne finis pas d'explorer les pièces
.
Quels liens entretenez-vous avec le français, votre langue d'adoption?
L.L. J'ai d'abord fait des essais de voix. Dans mes deux premiers livres - que j'ai rayés de ma bibliographie pour cette raison -, j'adopte un style très corseté, très appliqué. C'est une manière d'être à la hauteur des indigènes. Depuis, parce qu'elle n'est pas mienne, parce que je ne m'inscris dans aucune tradition, je peux me comporter devant cette langue comme un hérétique face à une idole, la ressusciter, l'inventer, être son pygmalion.

Résister est devenu chez vous une seconde nature?

L.L. Je suis sur le qui-vive, je veux savoir toujours vivre en exil. En ce moment, je rêve de partir ailleurs, pour redoubler l'exil, ne plus vivre dans le pays dont je pratique la langue.

Où aimeriez-vous aller?

L.L. Au Portugal, peut-être. C'est un rêve que je partage avec un ami cher. Je crois qu'il faut toujours savoir perdre ses repères, se méfier des assises.

Auriez-vous écrit si vous n'aviez pas quitté votre pays natal à quatorze ans?

L.L. Oui, mais d'autres livres. Ecrire, c'est s'exiler. En écrivant, vous n'avez plus de toit, juste le ciel comme abri et c'est cette nudité devant les choses que vous aimez. Un écrivain ne peut écrire qu'en se sentant un enfant trouvé, un bâtard. Etre le fils de personne, d'aucune patrie, c'est pour moi la seule attitude possible. Je crois que l'on ne reste en vie que si l'on manifeste un désir de résistance à tout très ancré en soi. Une résistance à tout ce qui ne vous paraît pas relever de la beauté, de la vérité. Je refuse de faire cause commune. Comme Thomas Bernhard.

Exécrez-vous le Vietnam?

L.L. Je ne le connais pas assez pour l'exécrer.

Voulez-vous le connaître?

L.L. Je vois le Vietnam comme une terre vierge dont je connais les souffrances et que j'espère savoir un jour chanter en la trahissant, c'est- à-dire en usant d'une autre langue.

Que lui devez-vous en termes d'inspiration?

L.L. Je lui dois l'inspiration de ce que l'on peut avoir lorsque l'on a oublié le chemin du retour.

Qu'éprouvez-vous aujourd'hui à l'égard de votre père?

L.L. Une grande vénération. Ma mère était très malade lorsque j'étais petite, il s'est beaucoup occupé de moi. Je me souviens des dimanches à Dalat où nous vivions, au sud de Saigon... des pique-niques... des promenades en pédalo... Tout a basculé lorsque nous nous sommes installés à Saigon. Je suis passée du paradis enfantin à l'enfer. J'avais six ans, la ville était une fournaise et les rapports entre mes parents s'étaient profondément dégradés. A partir de ce moment a commencé la chute, l'impression d'être damnée. C'est là qu'a fermenté ma vision très noire de la vie, c'est là que j'ai vu la folie, la mort, là que j'ai découvert que les rapports conjugaux sont des rapports de guerre. Des quatre filles qu'eut mon père, j'étais celle qui le vénérait le plus fantasmatiquement. Alors qu'il fait plutôt figure de déchu, d'homme humilié dans la famille, pour moi c'est un héros.

N'avez-vous pas le sentiment que votre crise exprimait le désir d'incarner votre père, de vivre sa vie?

L.L. C'est ce que m'a expliqué un psychiatre. Que mon obsession à l'époque pour l'errance ou l'idée de m'enfermer dans un couvent était une façon d'immortaliser mon père enfermé dans son pays comme dans une prison et n'ayant nulle part où aller s'il en sortait puisque ma mère ne voulait pas le recevoir. Aujourd'hui, je l'ai enterré.

Sera-t-il encore dans vos livres?

L.L. Calomnies évoque la recherche du père, Les trois Parques le père dont on voudrait se débarrasser, Voix la quête du père mythique qui hante toutes les filles avec quelque chose de très incestueux. Dans Lettre morte, il se dédouble: il est le père et l'oncle fou, le père et l'amant, le père déchu et l'amant triomphant. Dans le livre que j'écris, il sera autrement.

Pourquoi ne l'avez-vous pas rejoint au Vietnam?

L.L. On trahit toujours ceux qu'on aime. Faute de les tuer. Mon père est catholique et je connais mieux la Bible que les enseignements des confucéens. J'ai toujours été portée vers le catholicisme. Adolescente, j'aimais lire les vies des saints, puis Dostoïevski et Kierkegaard ont imprégné mon univers, l'ont nourri de culpabilité, de mortification. J'ai toujours éprouvé une très grande attirance pour les mystiques, leur parole faite à la fois de soumission à Dieu et de révolte absolue, leur attirance pour l'avilissement. J'aime particulièrement sainte Thérèse d'Avila, son attitude, sa vie et son Château intérieur. Saint Jean de la Croix, lui, me fascine par son style. Aujourd'hui encore lorsque je me promène, j'entre toujours dans les églises. Et puis, j'écoute beaucoup de chants religieux, Buxtehude notamment.

Dans quelle mesure cette attirance pour les mystiques nourrit-elle votre travail?

L.L. Elle nourrit à la fois mon imaginaire et mon style. L'anathème, l'imprécation qui sont contenus dans Les trois Parques, c'est une façon de prendre Dieu pour cible. Avec Lettre morte, je voulais écrire un chant de deuil, le composer comme un requiem, cette incantation sévère. Alors qu'auparavant la vision mystique imprégnait mon style, dans ce livre-là c'est la forme qui s'en inspire.

Croyez-vous en Dieu ou est-ce un prétexte?

L.L. Un prétexte. Je ne crois pas en Dieu. Le mysticisme est une façon de reprendre, de retourner, d'extorquer quelque chose au sentiment de culpabilité.

Que désirez-vous?

L.L. Rien. Toujours écrire sans doute, trouver le dernier mot, le mot qui manque, celui de notre amour, de notre orgueil, de notre effroi, du non-sens de la vie... On le trouve peut-être lorsqu'il est trop tard, que l'on n'écrit plus. Hölderlin l'a trouvé dans sa tour, Nerval au moment de se pendre... C'est pour cela que je suis fascinée par les derniers mots des moribonds. Chez Henry James, l'un des personnages s'exclame: «La voilà enfin cette fleur distinguée.» Mon père, lui, a demandé l'heure.

Comment aimeriez-vous mourir?

L.L. Dans une salle de cinéma, en regardant Les contrebandiers de Moonfleet de Fritz Lang. La salle de cinéma est l'endroit où je ressens le plus fortement la magie du paradis perdu.

http://www.lexpress.fr/culture/livre/linda-le_803102.html