*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 



*

*
Nhà vô địch nanotechonology [vi kỹ thuật học?] mất ngày 28 tháng Mười, thọ 62 tuổi.
Trong số những nhà Nobel khoa học, điều ông khám phá thật quá dễ hiểu, nhưng biết đâu, chính vì thế nên không thể nhìn thấy được. Cho đến năm 1985, những nhà khoa học chỉ biết có hai thứ các bon tinh ròng, là kim cương và graphite, Dr. Richard Smalley, được Nobel hóa học 1996 [chia với một toán khoa học gia tại Đại học Rice University in Houston Texas], vì đã tìm ra một dạng các bon ròng thứ ba.
  Có lần, ông hỏi một ông nhà văn, nè, bạn viết văn, với những chữ nằm trong đầu, lẽ tất nhiên, nhưng chúng nằm theo dòng, như trang sách bạn viết ra sau đó, hay là theo một kiểu trật tự nào khác? [Do you see the words in your mind rolling out in linear form before you actually write them down or do you write in a series of abstract thoughts and set about to organising them?] [Người kinh tế]

Disneyland cho những tên độc tài.
Bài này Hai Lúa dịch đã lâu. Những tên độc tài trốn mất tiêu.
Bữa nay mới chường mặt ra.

Chùm tản mạn
Lan Nguyễn

Gió từ thời khuất mặt
[toàn truyện]
Lê Minh Hà

Tôi rời Hà-nội vừa lúc mới lớn, chớm yêu thành phố. Chớm nhận ra những vẻ đẹp của nó. Khi viết Những Ngày Ở Sài Gòn (1965), trí tưởng tôi vẫn còn tràn ngập những kỷ niệm về Hà-nội.
Rồi tới những tác phẩm của Miền Bắc, đọc sau 1975. Tôi cố tìm một Hà-nội của tôi ở trong đó. Cố tìm một Hà-nội đẹp như mơ bỏ lại. Những bè bạn bỏ lại.
Không thấy.
Cho tới khi đọc Lê Minh Hà.
Phải nói, tôi đã chờ hoài một tác phẩm như vậy.

Hãy bỏ qua những cơ hội chủ nghĩa, với những người Cộng-sản Miền Bắc, tin vào chủ nghĩa là tin vào chiến thắng miền Nam, vào thế tất thắng của chủ nghĩa bách chiến bách thắng.
Với thế hệ đi liền theo sau đó, họ nhìn xa hơn: chiến thắng Miền Nam không biện minh gì hết.
Nếu có, thì là: thắng trận nhục nhã lắm!
Tiếng Nói Từ Miền Lạnh

Chú thích:
Bài này viết đã lâu, sau khi LMH cho xb cuốn đầu tay Trăng Goá [1998?]. Post  trên VHNT của Phạm Chi Lan, trên Tin Văn. Nay, 21 Nov, 2005, lôi ra đánh bóng trở lại, có độc giả gửi vài dòng góp ý. Chúng tôi post chung với bài viết trên.
Trân trọng cám ơn.
Tin Văn


Cánh Đồng Bất Tận
[toàn truyện]
Nguyễn Ngọc Tư


 Coi đặc sản, liệu còn hàm ý, đây chỉ là thứ miệt vườn, hoặc hương xa cỏ lạ, hoặc không nằm trong... dòng chính?
 "Câu nói của Vũ Hạnh về kịch miền Nam: “Sự giản dị, thoải mái và hồn nhiên của kịch miền Nam đều hướng về đạo nghĩa” (khi ông phê bình Kim Cương), cũng có thể áp dụng cho văn xuôi miền Nam. Nguyễn Ngọc Tư rất Nam như thế đó."
THD Đặc Sản Miền Nam
Tôi sợ rằng, "hướng về đạo nghĩa" mà me-xừ VH nói đó, là nhắm đề cao kỳ nữ KC, một VC nằm vùng, và đạo ở đây, là đạo... Cộng Sản!

Cánh Đồng Bất Tận
Thơ NLV
Gửi NNT
Xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao.

Những trận gió

Trong Đất Trời Nhau
Bài nhớ thi sĩ
Nhị

Để Viết Cho Sướng Tay!

Thi sĩ phải thôi đi sao?

Thuở mới lớn, tôi "mê" Roland Barthes, cách ông đặt vấn đề ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ phê bình... G. Steiner mở cho tôi chiều sâu tối đen của ngôn ngữ, sự câm lặng:

"Thi sĩ phải thôi đi sao? Trong một thời đại mà con người bị khiến phải thổi kèn đồng [hãy nhớ những dòng thơ xưng tụng Stalin của Tố Hữu, chẳng hạn], hoặc tru tréo nỗi khổ đau của mình như sâu bọ, như lũ chuột, tiếng nói văn chương, thứ tiếng mang tính người nhất trong tất cả mọi thứ, liệu có còn được không?"
(Should the poet cease? In a time when men are made to pipe or squeak their sufferings like beetles and mice, is literate speech, of all things the most human, still possible?)


Nói về kiêu ngạo, phách lối, thì mấy ông nhà văn nhà thơ đều thuộc loại coi trời bằng vung. Chẳng anh nào chịu thua chị nào. Hai Lúa nhớ một lần ngồi Quán Chùa, có ba người, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo và Hai Lúa. Chưa kịp nhấm nháp ngụm cà phe thứ nhì, có một anh bạn trẻ tà tà tới tính kéo ghế ngồi. Cả ba liếc nhìn nhau, đều thấy sượng mặt, chứng tỏ chẳng ai quen, nhưng chẳng ai lên tiếng.
Mai Thảo bèn đưa tay chặn cái ghế lại, hất hàm hỏi, xin lỗi anh bạn, trong ba thằng ngồi đây, anh có quen thằng nào không?
Anh bạn sượng sùng lắc đầu, Mai Thảo bèn đẩy cái ghế về chỗ cũ, nói, vậy, đi chỗ khác chơi, cho mấy thằng này uống cà phe!
Nhưng phách lối coi trời bằng vung phải là... Hai Lúa, không phải trong môn viết văn mà là toán, vật lý.

Trong chưởng Kim Dung, có con rơi xanh hút máu người, Thanh Vực Bức Vương Vi Nhất Tiếu, nổi danh với đòn Hàn Băng Miên Chưởng, một khi đánh trúng địch thủ, không thèm đánh thêm một đòn thứ nhì. Hành sự quái dị đến độ Kim Dung còn phải né nhân vật của mình!
Bởi vì giả sử như đòn không đủ ép phê, thì sao?

Hai Lúa cũng đã từng chơi đòn như vậy, ngay trong kỳ thi tú tài lần hai, mà lại là kỳ nhì!
Đó là bài thi toán vật lý. Thường bao giờ cũng có một câu chót, là câu áp dụng bằng số, cho những chứng minh trên. Sau khi tính nhẩm trong bụng, mấy bài thi trước đều ngon cơm, Hai Lúa bèn bỏ câu chót, không thèm cộng trừ nhân chia làm gì cho nó mệt, lên nộp bài ra về!
Chính vì bố láo bố lếu như thế mà Hai Lúa rớt chứng chỉ dự bị khoa học, Toán Lý Hoá, MPC, phải bỏ Đại Học Khoa Học, qua Văn Khoa.
Cũng may nhờ vậy mà có Gấu, có Hai Lúa, có trang Tin Văn!

Để tưởng nhớ mùi hương
Trong một bài viết Hai Lúa có kể về dòng dõi của mình thuộc họ Nguyễn ở làng Thanh Trì xã Thanh Lạng huyện Quốc Oai tỉnh Sơn Tây, và lần đi xin làm biên tập viên cảnh sát tỉnh Gia Định, về nhà khoe với Bà Trẻ, người nuôi Hai Lúa những ngày còn đi học, bà trợn mắt mắng, mai đến lấy lại cái đơn xin việc, nhà mày không có mả đánh người! Bữa sau, ngay thật, và ngu ngốc, HL nói lý do lấy lại đơn, bị anh nhân viên cảnh sát chửi cho một trận, mày nghĩ, cứ cảnh sát là có quyền đánh người, hả?
Lần trở lại đất Bắc sau hơn nửa thế kỷ xa cách, HL truy gia phả, và hiểu tại sao Bà Trẻ của mình lại nói, làm gì thì làm, không được làm những nghề dễ có cơ hội đánh người.
Nhưng truy thêm, Hai Lúa còn khám phá ra một điều cũng lý thú vô cùng, đó là, dòng dõi Hai Lúa, hễ có ai dính văn chương là dính Cô Ba, tức Nàng Tiên Nâu.
Bảnh nhất, là Ông Năm. Ông này Hai Lúa đã có kể sơ qua trong bài
Một Chuyến Đi.
Ông Năm, một người nổi tiếng "ăn học, ăn chơi", tứ đổ tường gì cũng biết. Nghe kể lại, ông có một bảng danh sách những bạn bè, và cứ theo đó, đến hẹn lại lên, tùy theo gia tư nạn chủ mà ăn vạ, vừa cơm trắng vừa cơm đen. Không ngờ "quí tướng" của ông "ứng" luôn vào thằng cháu: Suốt thời gian ở Cali, tôi đóng vai thực khách, hết ông bạn này mời tới ông bạn khác... có ông, như Đỗ còn bực bội, vì đã mời mà không chịu tới, để cho ông và người bạn từ Paris qua chờ mấy tiếng đồng hồ!

Quí tướng của Ông Năm quả là đã ứng luôn vào thằng cháu thật, cả trong chuyện được nàng tiên nâu cho làm đệ tử cưng của bả.