*
Two Jens @ home

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.







*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004











 




*
Miến Điện đổi thủ đô, tới một vùng bí mật ở miền núi! Hình chụp đoàn công voa di chuyển đồ dùng của các cơ quan nhà nước.
Aids in the land of denial, Aids tại miền đất của sự chối từ, là tên bài viết trên Toronto Star, số Chủ Nhật 20 tháng Một, 2005.

*
Nhà vô địch nanotechonology [vi kỹ thuật học?] mất ngày 28 tháng Mười, thọ 62 tuổi.
Trong số những nhà Nobel khoa học, điều ông khám phá thật quá dễ hiểu, nhưng biết đâu, chính vì thế nên không thể nhìn thấy được. Cho đến năm 1985, những nhà khoa học chỉ biết có hai thứ các bon tinh ròng, là kim cương và graphite, Dr. Richard Smalley, được Nobel hóa học 1996 [chia với một toán khoa học gia tại Đại học Rice University in Houston Texas], vì đã tìm ra một dạng các bon ròng thứ ba.
  Có lần, ông hỏi một ông nhà văn, nè, bạn viết văn, với những chữ nằm trong đầu, lẽ tất nhiên, nhưng chúng nằm theo dòng, như trang sách bạn viết ra sau đó, hay là theo một kiểu trật tự nào khác? [Do you see the words in your mind rolling out in linear form before you actually write them down or do you write in a series of abstract thoughts and set about to organising them?] [Người kinh tế]

Disneyland cho những tên độc tài.
Bài này Hai Lúa dịch đã lâu. Những tên độc tài trốn mất tiêu.
Bữa nay mới chường mặt ra.

G. Lukacs, trong Lý Thuyết về Tiểu Thuyết, đã  tiên đoán ra được tất cả những cuốn sách sẽ được viết ra, của nhân loại! Cuốn này, chẳng khác gì một bảng tuần hoàn các nguyên tố của Mendeleev (1). Bạn chưa viết ra cuốn sách, ông này đã dành sẵn một chỗ cho bạn rồi. Nếu bạn không viết, chắc chắn sẽ có một người khác viết, theo cái kiểu người ta khen ngợi ông Đốt, ông Đích, giả sử không có một thành phố St. Petersburg, một thành phố London, thì hai ông này cũng phịa ra cho có!
Đọc NNT
Hai Lúa biết tới Lukacs là nhờ Goldmann, qua cuốn đầu tiên đọc ông, là Xã hội học về tiểu thuyết, Pour une sociologie du roman. Hai Luá bèn áp dụng luôn lý thuyết này của ông, để đọc Bếp Lửa của TTT. Bài Bếp Lửa Trong Văn Chương  đăng trên Tập San Văn Chương sau in lại trên Văn, số đặc biệt về TTT.
Đồng thời, Hai Luá mò ra Lukacs đọc Lý Thuyết về Tiểu Thuyết, vỡ mộng viết cuốn tiểu thuyết đầu tay nối liền hai thành phố.
Sau đây, là đoạn dịch nửa chừng bài viết của L. Goldmann, khi ông giới thiệu Lukacs với độc giả Tây.
Lucien Goldmann giới thiệu Lukacs
Không nghi ngờ chi, Lukacs vẫn luôn luôn nằm trong dòng triết học cổ điển, và không bao giờ chấp nhận những vị thế tương tự như những tư tưởng gia Jaspers hay Heidegger đã chấp nhận sau đó. Nhưng ông là người đầu tiên của thế kỷ 20  nêu lên những vấn đề trấn ngự tư tưởng triết học và, kể từ sau cái chết của Hegel, chúng, nhiều hoặc ít, đã biến mất khỏi ý thức Âu-châu (đừng quên là, Kierkegaard, chỉ được dịch ở đầu thế kỷ, vẫn gần như vô danh).

Chùm tản mạn
Lan Nguyễn

Gió từ thời khuất mặt
[toàn truyện]
Lê Minh Hà

Cánh Đồng Bất Tận
[toàn truyện]
Nguyễn Ngọc Tư

 Coi đặc sản, liệu còn hàm ý, đây chỉ là thứ miệt vườn, hoặc hương xa cỏ lạ, hoặc không nằm trong... dòng chính?
 "Câu nói của Vũ Hạnh về kịch miền Nam: “Sự giản dị, thoải mái và hồn nhiên của kịch miền Nam đều hướng về đạo nghĩa” (khi ông phê bình Kim Cương), cũng có thể áp dụng cho văn xuôi miền Nam. Nguyễn Ngọc Tư rất Nam như thế đó."
THD Đặc Sản Miền Nam
Tôi sợ rằng, "hướng về đạo nghĩa" mà me-xừ VH nói đó, là nhắm đề cao kỳ nữ KC, một VC nằm vùng, và đạo ở đây, là đạo... Cộng Sản!

Cánh Đồng Bất Tận
Thơ NLV
Gửi NNT
Xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao.

Người xưa thường nói, nếu vẽ rồng chớ có "điểm nhãn". Vẽ mắt rồng, bữa nào hứng lên, rồng vàng, hạc vàng... bay mất, để trơ lại một thành Thăng Long mất cả Gươm Thiêng lẫn Rùa Thần, một Hoàng Hạc Lâu biến thành tiệm chả cá Lã Vọng...
Tôi nghĩ, Sơn Nam đã quên lời dặn đó của cổ nhân, khi viết Hình Bóng Cũ.
Khi còn ở Trại Cấm, nhân có một cán bộ Cộng Sản thất sủng, bị anh em đồng chí tính cho đi mò tôm, nên đành phải vượt biển, và được đậu thanh lọc, rồi sau đó xẩy ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa một số người. Người cán bộ đã nói thẳng ra một điều: tại sao các anh không giải phóng chúng tôi, tại sao các anh tạo ra tình cảnh cả nước phải đi ăn mày tình thương của toàn thể nhân loại... Khi lấy được Miền Nam, có thể giấc mơ muôn đời của Miền Bắc đã được thực hiện: Giải phóng cho chính mình, rồi sau đó, cho cả nước. Đối với lịch sử, Miền Nam chỉ có công: Thất trận.
Hình Bóng Cũ

Trong Đất Trời Nhau
Bài nhớ thi sĩ
Nhị

Để Viết Cho Sướng Tay!

I was a poet animated by philosophy.
Pessoa
Và theo ông, như thế nào có thể gọi là ‘được', một bài thơ?
Ông Thầy TTT
Câu hỏi hắc búa của bạn, tôi chịu thua, đành sử dụng một chiêu thức nổi tiếng của Mộ Dung Cô Tô, chuyển qua người khác, nhờ trả lời giùm.
Muốn biết, thế nào là được, một bài thơ, thì ít ra cũng phải biết, thơ là cái chi chi.
Chúng ta đã nghe câu trả lời của TTT, trong bài tưởng niệm MT, khi ông này nằm xuống.  Nhà thơ viện ý của Holderlin, khi giải thích, chuyện, MT đúng ra phải làm thơ, nhưng chạy trốn thơ, đành lòng làm nhà văn, bởi vì, tại sao [có] thi sĩ trong thời điêu đứng?
Pourquoi des poètes, en temps de détresse?
Sau đây là một trong những câu trả lời của Pessoa.
Tôi là thi sĩ bị triết lý làm ngọ nguậy, nhẩy cẫng lên, chứ không phải một triết gia với những chiêu thức, khả năng thơ.

From:
Date: Thursday, April 10, 2003 11:55:48 PM
To:
Subject: Re: Hi Hw r u
Cám ơn mẩu email ngọt ngào của anh. Tối qua uống vodka với NĐ tại Rendez-Vous. Anh bạn này từ Sài Gòn ra. Sau năm mươi năm, đây là lần đầu tiên anh trở lại Hà Nội. Cả hai đứa nói đủ thứ chuyện, và nói rất nhiều về anh. Anh ta quý mến anh lắm!
Vài bài thơ cho Anh...

Đêm trắng. Ông nhà thơ kiêu ngạo & háo thắng TTY đã vì có chuyện không vui với nhà phê bình văn học nọ, chửi đổng: “Idiot! ở Saint-Pétersbourg mới có đêm trắng, chớ Sài Gòn làm quái gì có đêm trắng, mà cũng cố đặt tên cho nhà xuất bản là Đêm Trắng!” ....

Mẩu email trên viết bằng tiếng Anh, nhận đã lâu, những ngày còn những liên lạc thân thiết với một số bạn bè ở trong nước. Mẩu thứ nhì, từ một bài văn của một diễn đàn trên net. Tác giả bài văn này là me-xừ NĐ được nói  tới ở email thứ nhất. Đêm Trắng là tên nhà xb do Huỳnh Phan Anh chủ trương. TTY thì không thể ai khác, mà là Tô Thuỳ Yên. Một trong Đồng Nai Tam Kiệt, như đám viết lách phong tặng. Đồng Nai Tam Kiệt là Thanh Tâm Tuyền, Tô Thuỳ Yên và Bùi Giáng [thứ tự ở đây, không quan trọng].
Hai Lúa hình như lờ mờ đoán ra lý do tại sao nhà thơ NĐ lại "phạng" TTY những từ như trên.
Có thể NĐ nhận xét đúng về nhà thơ TTY, nhưng phải cho người đọc một trong hai cái thí dụ về hai cái tội ngạo mạn hiếu thắng. Thì mới được.
Cứ thản nhiên lôi người ta ra phạng, cho dù đúng, thì đòn cũng không có ép phê.

Hồi còn Sài Gòn, Hai Lúa gặp nhà thơ TTY một lần duy nhất, do nhà thơ NĐ giới thiệu, khi TTY chủ trương nhà xb Kẻ Sĩ, Hai Lúa đến xin việc dịch dọt một tác phẩm nào đó, không còn nhớ rõ. Gặp ở văn phòng nhà thơ, khi đó sĩ quan quân đội VNCH trưởng phòng Tâm Lý Chiến, tại cụcTLC, cũng nơi có toà soạn báo Tiền Tuyến, ngay chân cầu Thị Nghè, gần nhà Hai Lúa. Tới giờ hẹn gặp, Hai Lúa vừa lò dò vô thì thấy ông sĩ quan thi sĩ đang la lô gì ông lính nhà thơ [NĐ là lính dưới quyền sĩ quan TTY]. Mặt nhà thơ NĐ cứ nghệt ra. Thành thử "kiêu ngạo" là do đó mà ra chăng?
Hai Lúa có lần đã viết về cái cảnh trên, vì nó đọng lại mãi trong đầu Hai Luá, cùng với một ý tưởng, là, hai nhà thơ như thế, sau một cú như thế, liệu khi cởi áo nhà binh ra, có thể ngồi lai rai ba sợi, bàn về thơ mí nhau, một cách thật thơ, không?
TTY rất quan cách, theo như Hai Lúa được biết. Nhưng đó là tính người, làm sao đổi?
Đọc Ta Về, Hai Lúa nghĩ, biết đâu, tính người vẫn có thể đổi, nếu không làm sao Ta Về?
Và liệu NĐ có thay đổi, cho dù không đi tù cải tạo?
Hai Lúa còn nhớ, hồi làm chung Tập San Văn Chương, anh rất dễ chịu. TSVC là nơi đăng truyện ngắn đầu tay của anh. Nhà thơ Joseph Huỳnh Văn rất mến NĐ, điều thật lạ, sau này Hai Lúa mới được biết.
Truyện tuy chưa có gì xuất sắc, nhưng giọng văn là của thơ, nhờ thơ mà có văn. HL nhớ, ngay truyện ngắn đầu tay của anh, trong tòa soạn cũng chia thành hai phe, một khen một chê.
Nhưng chắc chắn, nó không có giọng khệnh khạng làm dáng như bây giờ.
Đúng là Meursault gặp chốn đọa đầy [như tên một đoản văn của anh]. NQT

Sở dĩ có những dòng này, là do nhân đọc tin trên talawas về đọc thơ Việt tại trời Đức, do Viện Goethe tổ chức, trong thì có nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh, ngoài thì có TTY. NHHM là nhà thơ trẻ, đại diện cho thơ trẻ. Còn TTY, thì sao? Ông đại diện cho thơ, nhưng thơ nào? Trẻ, già, miền nam cũ, ngụy...?
Cái vụ đọc thơ này, theo Hai Lúa là một cú rờ ve của con cháu ông Gợt, sau khi bị mấy ông VC không cho phép nhóm Mở Miệng mở miệng ở trong nước.
Hai bài trên talawas đều tỏ ra rất ưu ái TTY, điều này chứng tỏ, nếu ông kiêu ngạo "như ngày xưa", thì chắc là không nhận được sư ưu ái ấy, "như bây giờ". Còn háo thắng, cũng thế, bởi vì đọc thơ kế một nhà thơ "vô danh" (1) như NHHM thì nói thật, háo thắng làm sao được.
Hy vọng tái ngộ! Cả hai nhà thơ!
(1) Thành thực, Hai Lúa chưa được đọc một bài nào của NHHM. "Vô danh" dùng theo nghĩa này. Có thể, ông nổi danh, nhưng có lẽ ở trong nước, mà như thế, cũng khó nói lắm! Đọc những lời của một người có tham dự buổi nghe thơ, trên talawas, về ông, thì....
NQT

Để tưởng nhớ mùi hương