*





*

@ Subway, Toronto, 30.6.2010

Trên đường xe điện ngầm về nhà, đọc loáng thoáng bài điểm cuốn sách mới ra lò của Christopher Hitchens, [người đã từng hô hào đưa Kissinger ra tòa về tội ác chống lại nhân loại, xem bài Ngài Henry thân mến], cuốn HITCH-22: A MEMOIR, trên tờ London Review, 24 June, 2010; ông cho biết, đã từng mất trinh vì một cô gái coi ông như là thần tượng, lần cô này mời ông về phòng của cô, và thấy trên tường, trên bàn, xó xỉnh nào cũng có hình của ông, do cô gái lén chụp khi tò tò theo dõi ông từ phía xa… và kể từ đó, ông không làm sao làm điều gì xấu với các thiếu nữ…


Ui chao, sao giống GNV thế cơ chứ!
Cái mối tình mở đầu cho mọi mối tình của Gấu, là với một cô gái cùng làng, đáng tuổi chị Gấu, và như Gấu đã từng lèm bèm nhiều lần rồi, hồi còn nhỏ, tuy có bà chị, nhưng Gấu vẫn rắp tâm tìm cho mình một bà chị ‘hơn cả bà chị ruột’, để thay thế cho bà mẹ của Gấu, góa chồng quá trẻ, và theo lời trù eỏ của bà nội của Gấu, con mẹ mày thể nào cũng bỏ chúng mày!


Một bà chị như thế, sẽ thương Gấu như mẹ, như chị của Gấu, nhưng còn ‘hơn thế nữa’, như người yêu, như người vợ, nếu nhờ trời, nhờ duyên số mà nên!

Tất cả những mối tình của Gấu, sở dĩ thánh thiện, ấy là vì bị ảnh hưởng của mối tình đầu quá thánh thiện!

*

Kissinger: Kiến trúc sư dởm.

Kissinger đã có lần an ủi ông thầy đau khổ của mình, là tổng thống bị hạ bệ Nixon: Lịch sử sẽ nhẹ tay hơn, đối với mi, so với mấy người cùng thời của mi.
Gậy ông đập lưng ông: Lịch sử xem ra quá nặng tay, đối với Kissinger: Ông trở thành một nhân vật phản diện, anti-heros, trong tất cả những gì được viết ra, liên quan tới ông, chưa kể nỗ lực của Christopher Hitchens, trong một chiến dịch nhằm đưa ông ra tòa án quốc tế, như là một tên tội phạm chiến tranh.
Trên tờ TLS số đề ngày 15 Tháng Bẩy, có bài điểm cuốn tiểu sử Kissinger, mới ra lò,  và nhân đó, bàn cuộc chiến Việt Nam.
Tin Văn sẽ giới thiệu trong những kỳ tới.
NKTV


5 năm TTT ra đi

Kỷ niệm với nhà thơ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tue, June 29, 2010 4:57:00 AM
Kính Tiên sinh
From:
To:
Tôi cung xưng anh là tiên sinh không phải vì anh lớn tuổi hơn tôi nhưng vì anh "vào nghề" lâu năm hơn tôi rất nhiều. Tất nhiên là mỗi người ngay từ hồi nhỏ đã lờ mờ ý thức rằng mình sẽ cầm bút một ngày nào đó; tôi cũng vậy. Nhưng phải chờ tới khi hoàn cảnh thúc đẩy tôi mới chịu viết; trước đó, chỉ chuẩn bị và ...đe rằng có ngày ta sẽ!
Vài lời gọi là ra mắt tiên sinh, thế thôi. Hy vọng có thể làm quen.
Kính,
Đặng đình-Túy (tức Ông già hưu trí)
*

Phúc đáp:
Đa tạ.
Tôi biết tới Blog của bạn, là qua Blog của Hải Hà. Nhờ vậy, được đọc mấy bài viết của bạn về TTT, và về những bài thơ viết cho cô con gái của ông.

TTT chỉ có hai anh em trai. Tôi quen với ông em, từ hồi còn đi học. Lần ông anh mất, tôi có tới San Jose tái ngộ ông em. Qua ông em cho biết, thì ông anh có lần than, giá mà hai anh em mình có một bà chị, hay một cô em gái, thì chắc thật là đầy đủ hơn nhiều.
Phu nhân TTT là người Miền Nam, như bà xã của tôi, cũng người Miền Nam.
Tôi suy ra là những bài thơ viết cho cô con gái, như được bạn trích dẫn, là viết cho Miền Bắc, Hà Nội.
Kính
NQT

Thanh Tâm Tuyền: Thơ ở đâu xa
*
Ba tập thơ tôi đang giữ trong tay có tựa hǎ̉n hòi (tức là không có chỉ dấu hợp chung với các bài thơ khác của cùng tác giả), điều này chứng tỏ chúng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tác giả, một giai đoạn mà tác giả đã phải chịu những hệ lụy nặng nề nhưng lại không nhất thiết đen tối cǎn cứ theo những gì được viết ra : tập “Thơ ở đâu xa” của Thanh Tâm Tuyền, tập “Hoa xương rồng” củạ Trần Minh-Hải và tập “Ác mộng” của Hoàng Hưng. Ở Thanh Tâm Tuyền, đối với những kẻ đã quen biết thơ ông hǎ̉n sẽ khám phá ra một khuôn mặt khác không giống khuôn mặt người thơ trẻ “nǎng nổ” kiêu kỳ phá phách thời “Tôi không còn cô độc” khi ông còn là một trong những nhà thơ tiên phong của nhóm Sáng Tạo. Thanh Tâm Tuyền trong thơ tù hiền lành như triết gia, tình cảm tự nhiên (vì tình cảm của ông hồi xưa lạ lǎ́m, nó mãnh liệt thật nhưng gần như bất thường –hay nói khác đi, vì mãnh liệt nên bất thường !) trầm tĩnh, lǎ́ng đọng. Tôi đặc biệt xúc động khi đọc những bài thơ ông viết cho con gái, cô Th -viết tǎ́t tên người, trịnh trọng như viết thư tình lần đầu cho người yêu- nhân ngày sinh nhật của cô (tôi ao ước viết được như vậy cho con gái tôi). Nếu không có những ghi chú ngày tháng cùng nơi chốn, nhiều bài thơ của ông đọc lên nghe như thơ Đường, nếu không thể là Đường của Lý Bạch được thì cũng Đường Vương Xương-Linh , mà nếu có giọng xã hội một chút thì là Đường của Đỗ Phủ , Đỗ Mục. Thí dụ bài Thức sớm  có khác chi với một bài đường thi hay ít ra là một bài đường thi được phỏng dịch ? Kẻ ở ngoài song sǎ́t chưa chǎ́c có được những ý tưởng trong lành như vậy. Hóa ra tâm tình chàng T3 thời Sáng Tạo còn khúc mǎ́c hục hặc với đời hơn là khi nǎ̀m trong trại tù Long Giao !
Nguồn

Note: Mấy nhận xét của tay này, về thơ tù TTT thật giống.... Gấu. Gấu cũng đã từng viết ra những điều trên, và đã từng scan, đoạn TTT viết về cô con gái, và dẫn thơ Beckett, nhưng theo Gấu, cô con gái ở đây, tượng trưng cho.. Hà Nội, được mô tả trong Liên Đêm, thí dụ những dòng, “Nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang”.

Có thể đã từng có cảnh này, có một người yêu như vậy, nhưng khi mất nó, tất cả nhập vào Hà Nội.

đâu phải một thứ mưa ô buy vào thành phố
năm cửa ô hồi sinh trên xác năm cửa tù
mưa nắng cùng rủ nhau xuống Sinh Từ ngõ Hội Vũ
bao nhiêu đường tình tự ga Hàng Cỏ
nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang.

Liên

Volkov, trong khi trò chuyện với nhà thơ Brodsky, đã nhắc tới một tiểu luận về Stravinsky, của Auden, qua đó, nhà thơ Anh này cho rằng, chính cái gọi là sự tiến hóa [evolution], phân biệt nghệ sĩ lớn với thứ nhỏ con. Nhìn hai bài thơ của ông nhỏ con, không làm sao biết bài nào làm trước.
Theo nghĩa đó, một khi đạt được một tí thành tựu nào đó, nhà thơ bé bèn ngưng lại, không chịu lớn thêm nữa. Anh ta hết chuyện nói [He has no more history]. Trong khi, nghệ sĩ lớn, chẳng bao giờ bằng lòng với thành tựu, cứ muốn lớn thêm tí nữa, tí nữa.
Và Auden phán: Chỉ nhìn vào những tác phẩm sau cùng của một đại nghệ sĩ, chúng ta mới có thể đánh giá những tác phẩm đầu tay của người đó.
Theo Gấu, phải lấy câu trên, làm chuẩn, khi đọc Thơ Ở Đâu Xa.
Bởi vì có hơn một người cho rằng Thơ Ở Đâu Xa thua nhiều, so với Liên Đêm Mặt Trời Tìm Thấy. "Liên Đêm... " mới là đỉnh cao của thơ tự do, của Thanh Tâm Tuyền.
*
Và Brodsky, bèn la lớn, Trời hỡi Trời! Lẽ dĩ nhiên! Đúng ngay boong! [It's absolutely true!]. Bạn biết không, người Nhật quan niệm như thế đấy. Họ có một cái nhìn thật là khoẻ mạnh, đối với những nghệ phẩm, theo tiến trình sáng tạo, creative evolution. Khi một ông nghệ sĩ chín muồi, đạt được tiếng tăm, trong một văn phong nào đó, là ông ta bèn đổi văn phong khác, và cùng với nó, là cái tên của ông ta. Hokusai, theo tôi biết, có cỡ chừng không dưới ba chục thời kỳ.

Nhìn theo cách đó, có thể nói, có tới hai đỉnh cao của thơ Thanh Tâm Tuyền. Một, với thơ tự do, Đêm Liên. Và một, với thơ tù, Thơ Ở Đâu Xa.

Về sự tuyệt vời của Thơ Ở Đâu Xa, của "đề tài" thơ tù.

Brodsky cho rằng, thơ tù của Nga, nhức nhối nhất, the most stunning, là từ ngòi viết của Zabolosky. "Somewhere in the field, down Magadan way... ". Có một dòng, mà nó làm cho bạn, dù có tưởng tượng tới cỡ nào thì cũng không thể làm bật ra được, khi muốn mầy mò vào cõi thơ tù [in connection with this topic].

Đó là một câu rất ư là giản dị sau đây:
"So they went walking in their peacoats - two old men, unlucky Russians".


Ôi chao, đọc câu trên, rồi nhớ lại những dòng thơ tù của một nhà thơ, gốc Bắc Kỳ, bị đầy trở về quê cũ, vào một buổi chiều cuối năm, cùng bạn tù, vác bó cuốc nặng, đi qua một thôn nghèo, tránh sao cũng không khỏi lũ trẻ lem luốc, co ro đứng coi tù qua thôn, cảm khái cho chúng, cho cái thôn nghèo của chúng, cho một buổi chiều cuối năm xa gia đình, xa vợ con, ở mãi tít Miền Nam, nhưng cái lạnh lẽo không đèn lửa của nhà ai kia làm át nỗi nhớ nhà, làm ảm đạm lòng ta.

Chiều cuối năm qua xóm nghèo

Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng coi tù qua thôn

Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm
78

Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm!
Đây có lẽ là dòng thơ tuyệt vời nhất của thơ tù, của mãi mãi, về sau này.

*

je suis ce cours de sable qui glisse
entre le galet et la dune
la pluie d'été pleut sur ma vie
sur moi ma vie qui me fuit me poursuit
et finira le jour de son commencement

cher instant je te vois
dans ce rideau de brume qui recule
où je n'aurai plus à fouler ces longs seuils mouvants
et vivrai le temps d'une porte
qui s'ouvre et se referme

my way is in the sand flowing
between the shingle and the dune
the summer rain rains on my life
on me my life harrying fleeing
to its beginning to its end

my peace is there in the receding mist
when I may cease from treading these long shifting
                                                                  thresholds
and live the space of a door
that opens and shuts
Samuel Beckett in Collected Poems in English & French. Grove Press.

Note: To K & O:
Dịch giùm.

Bản tiếng Tây theo tôi tuyệt hơn bản tiếng Anh, cũng của Beckett:

l
a pluie d'été pleut sur ma vie
sur moi ma vie qui me fuit me poursuit
Mưa hạ mưa trên đời tôi
Trên tôi đời tôi chạy trốn tôi rượt đuổi tôi

Ui chao, sao mà tuyệt thế!
Lại nhớ mưa Sài Gòn!
Bài thơ trên, bạn phải đọc cùng với một bài viết cũ trên Tin Văn, mới thú, tuyệt thú.
Và luôn thể, với bài thơ, cũng của Beckett, sau đây.

Tôi muốn tình tôi....

Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer
Samuel Beckett

Bản tiếng Anh của chính tác giả:

I would like my love to die
and the rain to be raining on the graveyard
and on me walking the streets
mourning her who thought that she loved me

Bản của Gấu:

Gấu muốn tình Gấu chết,
Và mưa rơi trên nghĩa địa,
trên đường phố [Sài Gòn] Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc
người
tưởng
rằng người yêu Gấu


Samuel Beckett, một thoáng nhớ...
Beckett
Beckett 2

Fri, 24 Mar 2006 01:14:44 -0800 (PST)

[…] xin chia buồn với anh về sự ra đi của ông Thanh Tâm Tuyền, một người dường như đã mang một phần đời của anh.
Hay, anh mang một phần đời của ông ấy?

Một độc giả

Đúng thế. Gấu có Gấu Cái, Nam Kit, ngoài ra còn có BHD, Bắc Kít, Hà Nội sống mãi qua BHD!
TTT viết cho con gái, mà như viết cho Hà Nội, là vậy

Th: Cô con gái của TTT, cùng tên Mít với Jennifer Tran
*

Buộc vào quê hương phải là những người ruột thịt, máu mủ, câu văn đóng lại Bếp Lửa là cũng theo nghĩa đó.
Nhưng phải là Benjamin thì mới đẩy cái ý trên đến cực điểm, khi nhận ra buổi sáng hôm đó, Samsa thức giấc thấy mình biến thành một con bọ, ở trong căn phòng của mình, trong nhà của mình.
Nên nhớ Samsa là một anh chàng ‘bán hàng dạo’, đi lang thang khắp thế giới như một tên Do Thái, bị án giết Chúa!
Nhân vật chính trong Người đàn bà ngoại tình, của Camus, cũng là một kẻ làm công cho chủ, chuyên đi bán hàng dạo.

Nhưng, bằng cách nào Benjamin nhận ra điều trên?
Có thể coi những dòng sau đây, của Coeztee, như là một gợi ý:

"Trưởng giả" là một từ nguyền rủa đối với ông, và nó có nghĩa là chạy theo vật chất, thờ ơ, ích kỷ, giả hình, và trên tất cả, hoàn toàn tự mãn về mình – và ông tỏ ra rất thù nghịch, do bản năng. Tự coi mình là Cộng Sản là một hành động chọn bên, vừa về mặt đạo đức vừa về mặt lịch sử, nhằm chống lại giai cấp trưởng giả và luôn cả dòng dõi trưởng giả của chính ông. "Một điều không thể khá được, đó là quên không chạy trốn cha mẹ", ông viết như vậy trong "Đường Một Chiều", một tuyển tập những mẩu nhật ký, những nghi thức của cõi mơ, những châm ngôn, những tiểu luận bỏ túi (mini-essays), và những nhận xét chì chiết về nước Đức thời cộng hoà Weimar. Với cuốn sách đó, ông tự tuyên bố về mình, vào năm 1928: một trí thức tự do (freelance intellectual). Do chạy trốn cha mẹ không sớm sủa cho lắm, ông bị kết án phải chạy xa [cha mẹ là] Emil và Paula Benjamin trong suốt quãng đời còn lại: trong khi phản ứng ngược lại ý muốn của cha mẹ muốn hội nhập vào giai cấp trung lưu Đức, ông giống nhiều người Do thái nói tiếng Đức cùng thế hệ, kể luôn cả Kafka. Điều gây bối rối, ở nơi bè bạn của ông, về chủ nghĩa Marx của ông: hình như có một điều gì gượng gạo, một điều chi giống như là thù đáp (reactive).

Cũng theo nghĩa đó, có thể, TTT coi ông và những tên Bắc Kít di cư là những đứa con ‘tư sinh’ của một miền đất!


Tuổi thiên tài


Việt Nam bây giờ

Jonathan Mirsky
đọc

Vietnam: Rising Dragon
by Bill Hayton

Yale University Press, 254 pp., $30.00


Có nên chọn hoa mào gà làm quốc hoa?
Blog Đông A

Note: Nên lắm, theo GNV.
Nó làm nhớ cái bịnh mào gà của GNV, vào cái thời mới lớn hay lên xóm!


Kỷ niệm, kỷ niệm

*

ZEPPELIN

Herta Muller

 TRANSLATED BY PHILIP BOEHM

Behind the factory is a place with no coke ovens, no extractor fans, no steaming pipes, where the tracks come to an end, where all we can see from the mouth of the coal silo is a heap of rubble overgrown with flowering weeds, a pitiful bare patch of earth at the edge of the wilderness, criss-crossed by well-trodden paths. There, out of sight to all but the white cloud drifting far across the steppe from the cooling tower, is a gigantic rusted pipe, a discarded seamless steel tube from before the war. The pipe is seven or eight metres long and two metres high and has been welded together at the end closest to the silo. The end that faces the wilderness is open. A mighty pipe, no one knows how it wound up here. But everyone knows what purpose it has served since we arrived in the camp. It's called the Zeppelin.
    This Zeppelin may not float high and silver in the sky, but it does set your mind adrift. It's a by-the-hour hotel tolerated by the camp administration and the bosses, the nachalniks - a trysting place where the women from our camp meet with German POWs who are clearing the rubble in the wasteland or in the bombed-out factories. Wildcat weddings was how Anton Kovacs put it: open your eyes sometime when you're shovelling coal, he told me.
    As late as the summer of Stalingrad, that last summer on the veranda at home, a love-thirsty female voice had spoken from the radio, her accent straight from the Reich: Every German woman should give the Fuhrer a child. My aunt Fini asked my mother: How are we to do that? Is the Fuhrer planning to come here to Siebenburgen every night, or are we supposed to line up one by one and visit him in the Reich?
    We were eating jugged hare; my mother licked the sauce off a bay leaf, pulling the leaf slowly through her mouth. And when she had licked it clean, she stuck it in her buttonhole. I thought they were only pretending to make fun of him. The twinkle in their eyes suggested they'd be more than a little happy to oblige. My father noticed as well: he wrinkled his forehead and forgot to chew for a while. And my grandmother said: I thought you didn't like men with moustaches. Send the Fuhrer a telegram that he better shave first.
    Since the silo yard was vacant after work and the sun still glaring high above the grass, I went down the path to the Zeppelin and looked inside. The front of the pipe was shadowy, the middle was very dim and the back was pitch dark. The next day I opened my eyes while I was shovelling coal. Late in the afternoon I saw three or four men coming through the weeds. They wore quilted work jackets like ours, except theirs had stripes. Just outside the Zeppelin they sat down in the grass up to their necks. Soon a torn pillowcase appeared on a stick outside the pipe - a sign for occupied. A while later the little flag was gone. Then it quickly reappeared and disappeared once more. As soon as the first men had gone, the next three or four came and sat down in the grass.
I also saw how the women work brigades covered for each other.
While three or four wandered off into the weeds, the others engaged the nachalnik in conversation. When he asked about the ones that had stepped away they explained it was because of stomach cramps and diarrhoea. That was true, too, at least for some - but of course he couldn't tell for how many. The nachalnik chewed on his lip and listened for a while, but then kept turning his head more and more frequently in the direction of the Zeppelin. At that point I saw how the women had to switch tactics; they whispered to our singer, Loni Mich, who began singing loud enough to shatter glass - drowning out all the noise made by our shovelling:

    Evening silence on the vale
    Except a lonely nightingale 

    - and suddenly all the ones who had disappeared were back. They crowded in among us and shovelled away as if nothing had happened.
    I liked the name Zeppelin: it resonated with the silvery forgetting of our misery, with the quick, catlike coupling ... I realized that these unknown German men had everything our men were lacking. They had been sent by the Fuhrer into the world as warriors, and they were also the right age, neither childishly young nor overripe like our men were. Of course they, too, were miserable and degraded, but they had seen battle, had fought in the war. For our women they were heroes, a notch above the forced laborers, and offered more than evening love in a barrack bed behind a blanket. The evening love remained indispensable. But for our women it smelled of their own hardship, the same coal and the same longing for home. And it always led to the same give and take. The man provided the food; the woman cleaned and consoled. Love in the Zeppelin was free of every worry except for the hoisting and lowering of the little white flag.
    Anton Kovacs was convinced I would disapprove of the women going to the Zeppelin. No one could have guessed that I understood them all too well, that I knew all about arousal in pulled-down pants, about stray desires and gasping delight in the alder park and the Neptune baths. No one could imagine that I was reliving my own trysts, more and more often: Swallow, Fir, Ear, Thread, Oriole, Cap, Hare, Cat, Seagull. Then Pearl. No one had any idea I was carrying so many cover names in my head, and so much silence on my back.
    Even inside the Zeppelin, love had its seasons. The wildcat weddings came to end in our second year, first because of the winter and later because of the hunger. When the hunger angel was running rampant during the skin-and-bones time, when male and female could not be distinguished from each other, coal was still unloaded at the silo. But the path in the weeds was overgrown. Purple-tufted vetch clambered among the white yarrow and the red orache, the blue burdocks bloomed and the thistles as well. The Zeppelin slept and belonged to the rust, just like the coal belonged to the camp, the grass belonged to the steppe and we belonged to hunger. _

GRANTA, Spring, 2010
Sex

Note: Tờ Granta, số mới nhất, sex, có truyện ngắn trên.
Làm Gấu nhớ một truyện ngắn của Thảo Trường, viết về cuộc tình qua hàng rào giây kẽm gai, ở trong tù, giữa một nữ và nam tù nhân. Làm nhớ Nhà Hội của Amis.

Và nhất là, làm nhớ cú "sex" ở trại tù Đỗ Hòa!

Nhưng cái xen, hàng đêm Đức Quốc Trưởng phải hì hục tiếp các cháu gái ngoan, đứng xếp hàng chờ tới lượt, mới thú!
Nó làm nhớ đến mệnh lệnh của Bắc Bộ Phủ, gởi tới đám tập kết, năm 1954, mỗi anh phải làm một em Miền Nam mang bầu, trước khi ra Hà Lội trình diện Bác!

Nhớ nhắc Bác cạo râu đấy nhé:
Send the Fuhrer a telegram that he better shave first.
*
Ở VN, hồi nhỏ đi tàu nhiều nhất là HàNội-HảiPhòng, nhưng ấn tượng nhất là ga Cẩm Giàng. Mới năm kia cùng TQ đi qua ga xép đúng ngày giải phóng thị xã, cờ đỏ chăng treo khắp nơi, y như câu thơ của Trần Dần.
Blog NL

Nhân tiện, GNV cũng xin đi ké tàu, và đi một đường về tàu.
GNV có nhiều kỷ niệm về tàu hoả, trong số đó, có 1 liên quan đến tuyến đường HN-HP, trên.
Thời kỳ 1954, Hà nội đã được VC từ rừng về tiếp quản, Hải Phòng có 300 ngày ân huệ. Gấu ở lại Hà Nội tiếp tục đi học, nhưng thèm coi phim của tụi tư bản quá, cứ lén xuống HP hoài, coi phim xong là về lại Hà Nội, sau cùng là chuồn hẳn.
Những lần đi tầu hoả như thế, chứng kiến cảnh nhân dân ta kéo ra đường tầu, nằm trên đường ray, ngăn chặn tầu không cho chạy, khóc như ri, kêu gọi chồng con đừng bỏ Bác, Đảng, đất Bắc, vào Nam theo giặc làm Việt gian!
Càng những ngày về sau sắp sửa hết ân huệ, dân Bắc bỏ chạy càng nhiều.
Một lần Gấu nhìn thấy một gia đình thoát được lên tầu, nét mặt mừng rỡ như tái sinh, người đàn ông chủ gia đình tháo đôi giầy ra, cậy đế giầy, lôi ra mớ tiền bạc, giấy tờ, đưa lên miệng hôn, nước mắt chảy ròng ròng. Sau Gấu đọc một nhà văn nữ, Mẽo gốc Hàn, cũng tả cảnh y chang! (1)
Vào Nam, vẫn được hưởng thú đi xe lửa, Bắc gõi tàu hoả, khi còn đi học. Lần được đi xe lửa ra Nha Trang cùng với bạn C. nhờ vậy viết được Những con dã tràng, Gấu đã kể nhiều lần rồi.
Rồi thời gian bạn Cẩn làm thư ký ga Long Khánh còn hưởng thêm cái thú phụ bạn làm ông ký ga!
Nhưng khủng nhất, phải là câu hát, ‘xe lăn trong tim khuất xa dần biết đâu tìm’, trong bài ‘Chuyến tàu hoàng hôn’, nghe tại trại tù Đỗ Hòa!
GNV cũng kể đại khái rồi, nhưng chưa đi hết một đường hoài niệm, xin khất lại kỳ tới!
Nhưng viết về tàu hoả, làm sao bỏ qua “Một câu chuyện trên tần thuỷ” của Thế Lữ?
Cũng tàu!

(1)
Viết tới đây, tình cờ giở qua số báo Điểm Sách Nữu Ước vừa mới nhận được, tôi thấy có bài viết của nữ văn sĩ Mỹ gốc Đại Hàn, Suki Kim, viết về chuyến trở về của bà, vào ngày 16 tháng Hai, năm 2002:"... thật là một tình trạng kỳ cục, đối với một người viết tiểu thuyết, đến từ East Village thuộc Nữu Ước, một kẻ chẳng phải nhà hoạt động nhân quyền, hay diễn viên. Tôi sinh ra là Đại Hàn, và sau đó, là người Mỹ di dân từ khi mười ba tuổi. Cái phần Mẽo ở trong tôi chối đây đẩy xứ sở này, chốn đèo heo hút gió, đứa con hoang của chiến tranh lạnh. Nhưng tôi thường xuyên bị ám ảnh, bởi cơn đói của nó, trên màn hình TV vào mỗi buổi chiều. Khi bạn bè hỏi tôi, liệu có khi nào, hai phần Đại Hàn sẽ hợp làm một, tôi không biết làm sao trả lời. Tôi biết nhiều như họ, và cũng ít như họ. Nhưng có một điều làm tôi lẻ loi ra, giữa đám bè bạn của mình, đó là, tôi chắc chắn một điều, cho dù miền đèo heo hút gió đó - tôi muốn nói Bắc Hàn - tà ma ác quỉ tới mức nào, tôi chẳng thể thù ghét nó." ("... I am certain, no matter how evil North Korea is supposed to be, that I could never hate it". Suki Kim: A Visit to North Korea, NYRB, số đề ngày 13 tháng Hai, 2003)
Nguồn
*
Sunday, January 11, 2009 11:43 PM
Re:
Cam
on anh Tru .
Sau mấy năm rồi, cũng vẫn câu hỏi cũ : Làm sao mà vừa đọc, vừa viết, vừa chăm cháu ngoại, vừa nói chuyện với bạn bè được, hay quá. K thì chỉ đọc (internet) và xem là nhiều. Vừa xem lại "The Road Home" của Trương Nghệ Mưu , vẫn thấy đây là phim tàu hay nhất, dù không vĩ đại. Chỉ có tình là vĩ đại thôi .
*
Tôi chưa coi phim đó.
Tks.

Chỉ có tình là vĩ đại thôi. Mà cứ phải mấy anh Tầu, mới vĩ đại. Tây Mẽo không bằng. Hồi ở VN tôi có đọc một cuốn sách dịch chuyện tình Tầu. Chuyện nào cũng hay. Có một chuyện, về một anh học trò nhà quê, lên thành đô học, mê một em trong xóm, chuộc em ra. Rồi bố mẹ bắt về, trên đường về đi ngang thuyền một anh lái buôn. Anh này thấy cô vợ đẹp quá bèn dụ anh chồng đánh bạc, thua, cho vay, thua tiếp, phải bán vợ. Cô vợ, vào lúc sang thuyền khác, bèn mở mấy cái rương bạn bè trong xóm tặng ra, hoá ra toàn kim cương, hột xoàn, và cứ từ từ thả xuống sông, rồi thả mình theo.

Có một lời bàn, đẹp thế, sao ngu thế, chọn đúng thằng cực kỳ khốn nạn mà theo!

Chuyện hơi giống chuyện nàng Tuấn Khanh [hay Thiếu Khanh?], trong Truyền Kỳ Mạn Lục. Nhưng chuyện TK có hậu hơn, anh chồng hối hận, lo nuôi con, cô vợ sau thành thần, về gặp lại chồng, trong mộng, tất nhiên, khuyên theo phò Lê Lợi.
*
Chuyện tình Mít kể, đương thời, thì có NNT. Truyện số 1 của nữ văn sĩ “miệt vườn, đặc sản Miền Nam”, là Một Mối Tình
Truyện ngắn mới nhất,
Có con thuyền đã buông bờ  [Lâu rồi mới viết chuyện tình] mà chẳng hay ư?
Chuyện tình lồng trong chuyện tình, lồng trong chuyện tình. Cái cô Bê phải có một mối tình lớn, vì nó mà bỏ xứ mà đi, và mối tình trắc trở này chắc là mắc mớ tới một người đàn ông có vợ, và bị vợ bỏ chạy theo thằng khác [đây là "mô típ đặc sản" của NNT, như trong Một Mối Tình, trong Cánh Đồng Bất Tận, nếu không, cô không để ý tới anh chàng có đứa con bị sốt], rồi còn mối tình thương hại anh học trò em trai cô chủ nữa.
Thú thực, viết như thế, thì Gấu này phải chịu là Nữ Sư Phụ!

Đặc sản Miền Bắc thì có em Phương, trong Nỗi Buồn Chiến Tranh, chửi anh Kiên, Yankee mũi tẹt, mày ngu quá, đâu còn đêm nào như đêm nay….
Hay em trong Trăng Goá, do sặc sụa mùi nước đái tại Ga Hàng Cỏ khi tiễn Yankee vào Nam chiến đấu mà nhận lời cầu hôn Thủ Trưởng, hay anh cu Sài của Nê Nựu, Đảng bảo lấy ai thì lấy người đó!

"Chẳng còn đêm nào như đêm nay đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó trong cuộc chiến này".
Gấu đọc War Sadness
Trong Nỗi Buồn cũng có cảnh ga Thanh Hóa ăn bom Mẽo, và trong lúc khói lửa tơi bời, em Phương bị bộ đội Cụ Hồ làm thịt
*
Note:
To K,
Coi The Road Home, rồi. Moi ra từ cái kho phim thời tiền sử mà Gấu đã nói tới.
Sẽ đi một đường về phim tuyệt cú mèo này, hy vọng như vậy.

Phim có cảnh tàu hoả thì có From Russia With Love. Cái xen Bond bị KGB đưa vô bẫy, và làm thịt hụt ở trong truyện, khác. Trong Casino Royale, truyện, có xen Bond vận nội công, đánh vào chiếc ghế đang ngồi đánh bạc, làm nát bấy, lộ ra cây gậy trong có khẩu súng đang gí vô lưng, bắt phải thua canh bạc, y chang chưởng Kim Dung.


Hãy yêu người bằng một thứ tình yêu cũ xì, cằn cỗi vì thương hại, cáu kỉnh và cô đơn.
"Aimer les hommes d'un vieil amour usé par la pitié, la colère, et la solitude".
C. Milosz: Hành Trình qua Tây Phương.
Tuyệt cú!

Tưởng niệm  Hoàng Cầm


Tribute to Koestler

As for Darkness at Noon, it was not just a popular book, it was one of the primary reasons that the Communist Party never came to power in France , a real possibility at the time. Hard though it is for us now to imagine, it was not at all obvious, in 1946 or even 1956, that Western Europe and the United States would remain solidly united for fifty years. Nor did it seem at all inevitable that the West would win the cold war. Along with Orwell’s Animal Farm and Victor Kravchenko’s I Chose Freedom, Darkness at Noon was one of the books that helped turn the tide on the intellectual front line, and ensured that the West prevailed.
Applebaum
: Yesterday's Man?

Về cuốn Đêm giữa Ngọ, nó không phải chỉ là một cuốn sách phổ thông, mà là một trong những lý do hàng đầu cho thấy Đảng CS chẳng bao giờ lên cầm quyền ở Pháp. Đến bây giờ, chúng ta còn khó mà tưởng tượng ra được - nói gì vào năm 1946, và ngay cả vào năm 1956 - Tây Âu và Hoa Kỳ sẽ chen vai sát cánh, ‘một lòng một dạ bên nhau’, trong suốt 50 năm.
Ngay cả ông Trời thì cũng không tin được chuyện Tây Phương sẽ thắng trận chiến tranh lạnh!
Cùng với Trại Loài Vật của Orwell, và Tôi Chọn Tự Do của
Victor Kravchenko, Đêm giữa Ngọ là một trong những cuốn sách làm con nước đổi chiều trong giới trí thức tiền phương, và bảo đảm ra một điều, rằng Tây Phương sẽ lấn lướt, vượt lên chủ nghĩa CS.


Vụ Án

Cái thứ thơ Huế buồn chi, may, là nó không hay, chứ nếu nó hay thì thật là bỏ mẹ.
Nó sẽ chứng tỏ một điều thật là khốn nạn, Mậu Thân kệ cha Mậu Thân, Huệ vẫn cứ buồn chi, vẫn cứ chỉ buồn.

Notes.

Đây là vấn nạn TTT đụng phải, và ông không làm sao giải ra được, và đành im lặng, không làm thơ nữa, khiến nhà phê bình lớn hoạnh họe:
TTT khi ra tù, cũng bầy đặt làm thơ gửi ra hải ngoại, ký tên là Trần Kha, vậy mà khi ra được ngoài này, tại sao không làm thơ nữa, để cho ông ta đọc vài bài chơi!

(1) Après ma libération, sur le chemin du retour, la première chose que j'ai faite, a été de me replier et écrire mes poèmes mémorisés tout au long de ma détention. Je suis un survivant, mais je ne veux plus être écrivain, comme je l'ai pourtant souhaité depuis toujours. J'ai écrit dans ma mémoire au camp : « II faut que j'arrive à écrire comme si rien ne s'était passe, comme si rien n'était modifié. »
Et maintenant je me dis : « Quand serai-je capable d'une telle chose ? » Pour re-écrire. 

Khi ra khỏi trại tù, trên đường về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ lưu giữ trong trí nhớ suốt thời gian tù đầy.
Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn.
Tôi đã từng lưu vào trí nhớ, khi ở trong trại tù, điều này: "Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi."
Và bây giờ tôi tự hỏi: "Khi nào thì tôi có thể làm được như vậy? Lại viết?
Thơ giữa chiến tranh và trại tù

Ngay từ lúc vừa trình diện làng văn, tập tành viết phê bình, điểm sách, Gấu đã đụng vấn nạn trên, khi đọc Mây Bay Đi, tập truyện ngắn của Nguyên Sa, và Gấu đã nhận ra, ông là một nhà văn dễ dãi và hạnh phúc.
Một cách nào đó, GNV đã dính cú đánh của cái rìu phá băng của Kafka, khi ông chưa ra đòn, nghĩa là, khi chưa đọc những dòng sau đây, (1) mà chỉ đọc được cái định nghĩa của ông về nhà văn, một thứ dê tế thần bouc-émissaire. NS nhận cú đánh, đến già cũng không làm sao quên được là vậy.

Kafka, trong một bức thư gửi cho bạn, viết:
“Nhà văn là một bouc-émissaire của nhân loại. Nhờ hắn mà nhân loại có thể vui hưởng tội lỗi một cách ngây thơ vô tội”. Chính niềm hoan lạc ngây thơ vô tội này là sự đọc. Sự viết mang trong nó mầm bất hạnh, nhưng sự đọc lại là hân hoan, lại là ân sủng. Một nhân xấu cho một quả tốt. Viết là một sự vật ai oán (chose nocturne), là cái ngậm đắng, nuốt cay, là cái nghiệp, là cái sầu thảm. Nhưng đọc lại là ân huệ, là an hưởng tội lỗi một cách không tội lỗi, (một cách thơ ngây vô tội). Viết là một tác động xấu (activité mauvaise) nhưng đọc lại là cái bất động, cái tiêu cực sung sướng. Cái hữu của sự viết là bất hạnh trong khi bản tính của sự đọc lại là hạnh phúc, mặc khải…
Nguyễn Du giữa chúng ta


(1) Kafka viết cho bạn là Oskar Pollak, vào năm 1904: "Tôi nghĩ chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách ngoạm, hoặc đâm chúng ta. Nếu cuốn sách mà chúng ta đọc không lay động chúng ta tỉnh hẳn người, giống như bị ai đó giáng một cú vào sọ, thì ích chi đâu mà đọc nó? Sách làm cho chúng ta hạnh phúc? Cám ơn Trời, chúng ta hạnh phúc biết bao nếu chẳng sách gì hết. Những cuốn sách làm chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể tự viết lấy. Sách mà chúng ta cần, chúng đập chúng ta giống như gặp một chuyện bất hạnh đau đớn nhất, như cái chết của một người thật thân thiết mà chúng ta yêu hơn cả yêu chúng ta, nó làm chúng ta cảm thấy như bị tống xuất tới một nơi rừng rậm, hẻo lánh, xa hẳn con người, giống như tự tử. Cuốn sách phải giống như cái rìu phá cái biển đóng băng ở bên trong chúng ta. Tôi tin như vậy."
(Alberto Manguel trích dẫn, trong cuốn A History of Reading, nhà xb Alfred A. Knopf Canada, 1996)
*

Jean Améry phải bặt tiếng trong 20 năm.

Trong lời tựa cuốn Vượt quá tội ác và hình phạt, ông viết: Thật sai lầm khi cho rằng trong thời gian câm lặng dài như thế, tôi vờ đi, hay quằn quại, refoulé, với cái số phận của mình, và của người Đức, ròng rã trong 12 năm. Hai thập niên câm lặng đó, tôi sử dụng vào việc truy tìm thời gian bất khả mất, à la recherche du temps impossible à perdre, nhưng thật khó nói ra đối với tôi, mais il m’avait été difficle d’en parler.

Đọc văn, thơ, phê bình hải ngoại, điều đập vào mắt chúng ta, là, nó quá nghèo nàn cái phần hội nhập với văn học thế giới.
Huế buồn chi thì chỉ có Huế buồn chi mà thôi.
Do không đau, không đọc, để mà đồng cảm với thế giới, cho nên đành vờ đi số phận Huế của mình, và của những người dân Huệ khác
Cả một cuốn viết về Thơ của NHQ không hề nhắc tới một nhà thơ mũi lõ nào. Ông ta hình như cũng chưa từng viết về, giới thiệu, hay dịch thơ nước ngoài?
Chính là từ những nguyên nhân như trên, mà những ông Mít nhà văn nhà thơ, đa số đều rất ư là kênh kiệu, kiêu ngạo… khi nói về họ: Mấy lời, đã đành với cách viết hờ hững…
Họ đều không học được bài học của Brodsky: Lưu vong dậy chúng ta bài học khiêm tốn.
Gấu đọc thơ văn Mít, không làm sao thấy thế giới, trong khi đọc thế giới, thì lại thấy Gấu, và qua Gấu, Mít!
Đọc Brodsky, ra Bắc Kít. Đọc Milosz, ra Cái Ác Bắc Kít, đọc Steiner, ra Lò Thiêu.
Thí dụ
*
V/v Thiếu 1 ngày lính

Cái này thì chỉ coi như là một giai thoại: Gấu nghe một ông bạn nói về NS, khi được hỏi về 30 Tháng Tư, và lưu vong xứ Mẽo, thi sĩ than, chúng lấy mẹ mất cái nhà và cái trường to kềnh của tớ!

Còn cái chuyện ông bị gọi khi xẩy ra vụ tổng động viên, ông hốt quá đến bị xì-trét, và sau chạy được một chân canh xác chết, nhờ vậy mà sáng tác được cái truyện ngắn, hay truyện dài ‘10 ngày ở chung sự vụ”.

Bảnh hơn Gấu, cứ 3 tháng là 1 lần trình diện Trung Tâm Tuyển Mộ Nhập Ngũ, rồi về.

*

Mục Tin Văn trên tờ Văn ngày nào, ký Thư Trung, tức TPG, đáp lễ NS qua loạt bài ‘Một bông hồng cho văn nghệ’