*

1
2
3
4





Coi Romain Gary như một kẻ giả đò đóng vai Chúa thì hơi bị nhảm: ông thực sự tin rằng, mình sinh ra đời để chịu tội thay cho nhân loại, nhất là cái tội Lò Thiêu, y chang GNV nghĩ mình được Thượng Đế trao cho cái ân sủng, 'vác thánh giá', chịu cái tội Lò Cải Tạo thay cho đám Bắc Kít!

Ông phê bình gia, thì cũng tự ban cho mình 'thiên chức' xoa đầu thiên hạ, ông chẳng thường vỗ ngực xưng tên ta là nhà phê bình, thí dụ như trong vụ đụng độ giữa ông, DMT và DT.
Tuy nhiên, muốn là nhà phê bình, thì phải đọc, thực sự đọc, không thể giả đò đọc được

Nancy Huston, trong bài viết Romain Gary, một cơ thể lạ trong văn học Pháp, a foreign body in French literature, in trong Lưu vong và Sáng tạo, Duke University Press, [đây là bài rút ngắn tác phẩm Ngôi mộ, Le tombeau de Romain Gary, 1995, của tác giả], là người đưa ra giả thuyết Gary/Christ. Tuy nhiên, ngày càng cho thấy, Gary thực sự quan tâm đến Lò Thiêu, như một số nhà văn, Kertesz, thí dụ.
*

Mi có biết chúng ông là ai không?

Tzvetan Todorov, trong bài viết "The Labor of Love" (tạp chí Partisan Review, số 3, 97), khi nhận định về một trong những cuốn tiểu thuyết đẹp nhất của thế kỷ 20, cuốn của Lagerlof kể trên, đã nhắc tới Alexandre Kojève, một triết gia trẻ, di dân Nga sống ở Paris, vào những năm 30. Trong một buổi nói chuyện, ông giải thích ý nghĩa "biện chứng chủ tớ" nổi tiếng của Hegel (dialectic of master and servant), trong Hiện tượng luận về Tinh thần. Sau chiến tranh, một thính giả của buổi nói chuyện, nhà văn Pháp Raymond Queneau, đã cho xuất bản tác phẩm "Đọc Hegel: Một Dẫn Nhập". Cuốn này có một ảnh hưởng lớn lao ở nhiều tác giả đương thời.

Trái ngược hẳn với "biện chứng vui buồn" của Lagerlof, Kojève tin rằng sự khác biệt giữa con người và loài vật: Loài vật hành động theo bản năng sinh tồn; con người cũng hành động như vậy, nhưng không ngưng ở đó. Nó còn đòi "kẻ khác" thừa nhận giá trị của mình. Đòi hỏi mang tính sinh lý, do sinh tồn đưa đến đòi hỏi mang tính người: Mi có biết ta là ai không?
Kojève kết luận, "hiện hữu con người, đóng rễ vào lịch sử, tự ý thức về chính nó, chỉ có thể khả hữu khi có những cuộc chiến đổ máu, chết người, những cuộc chiến vì uy thế" (wars of prestige). (Trịnh Nguyễn phân tranh, một cuộc chiến vì uy thế "gia trưởng". Lúc đó chưa có chiêu bài "nước Việt Nam là một", vì phần đất miền Nam mới "xí phần" từ Chiêm Thành, từ biển cả). Chiến tranh, chứ không phải tình yêu, đã làm cho con người "đặc biệt" là người. Marx đã giản lược ý niệm trên, như là cuộc đấu tranh giai cấp. Merleau-Ponty, trong di cảo mới xb, Notes de cours, Gallimard, 1997, cho rằng Marx thực chất vẫn là một "hégélien"; con đường từ những bản viết khi còn trẻ cho tới Capital "y hệt" con đường từ Hiện tượng luận tới Luận lý, và Marx thất bại khi toan tính nối kết triết học và phi-triết học. Điều này, giáo sư Trần Văn Toàn cũng đã chỉ ra, trong cuốn sách tuy mỏng, nhưng là một tài liệu quí giá vô cùng, Hành trình vào triết học Các Mác : Cái bóng của Hegel không những phủ kín Marx, và còn kéo dài ra mãi.
Sẽ chẳng có con người, nếu không có sự thừa nhận tha nhân, xã hội... nhưng, "Thưa ông Hamil, người ta có thể sống không tình yêu được không?", đứa nhỏ Momo, trong "La vie devant soi" (Cuộc đời trước mặt) của nhà văn Pháp Romain Gary, hỏi. "Được chứ", ông ta trả lời, và "cúi gục đầu, như tủi nhục."
Thế là đứa nhỏ bật lên khóc. Không cần tình yêu, con người vẫn sống, nhưng thiếu sự thừa nhận, nó hết còn là người.
NKTV

Of the hundreds of characters invented by Romain Gary - clowns and ambassadors, hippies and dictators, ecology activists and British aristocrats - none is as utterly believable as Madame Rosa, the heroine of La Vie devant soi [The life before us] (1975). This obese Jewish lady, a survivor of Auschwitz, looks after the children of prostitutes for a living and takes refuge, when she is frightened, in the basement hideout she calls her "Jewish hole." Throughout the novel, we see Madame Rosa only through the eyes of Momo, an illiterate Arab boy she has raised virtually since birth; and one of the joys of reading the book comes from the fact that the narrator is too young to grasp all the implications of what he sees and hears. Madame Rosa, at once admirable and pitiable, is the best symbol for humanity Gary ever created- "Madame Rosa, c'est moi," he could have declared, mimicking Flaubert. Like him, she is filled with tenderness and fear, ravaged by the hardships of her present life and the memories of her past - and, especially, aghast at her prospects for the future: living too long, watching helplessly as Time proceeds to skin her alive. The popular wisdom alluded to in the title ("you've got your whole life ahead of you") is in fact a curse.
Nancy Huston
Trong hàng trăm những nhân vật Gary phịa ra - những tên hề và những viên đại sứ, những kẻ híp pi và những tên độc tài, những nhà hoạt động sinh thái và những nhà quí phái Anh - không một ai vươn tới cõi ‘thực ơi thực, đáng tin tưởng ơi là đáng tưởng tin’, như là Bà Rosa, nữ nhân vật trong Cuộc sống trước chúng ta, 1975. Vị phu nhân Do Thái mập thù lù, một kẻ sống sót Lò Thiêu, sống nhờ trông nom đám trẻ con của những cô gái điếm, và mỗi khi sợ hãi thì trốn vào một một cái xó ở dưới hầm nhà mà bà gọi la 'lỗ Do Thái".... "Bà Rosa, là tôi”, Gary có thể nói, như Flaubert đã từng nói.
*
Gấu đọc Gary, Nền giáo dục Âu Châu, tại Sài Gòn, trước 1975, và dính liền.
Ra ngoài này, đọc Cội Rễ Nhà Trời... và giới thiệu ông, nhân đọc bài viết Những Cái Tôi Giả Danh, đúng vào lúc Mai Thảo đi xa, biết, ông đã từng sử dụng cái nick Nhị, và như thế, cũng một cách nhớ về Xứ Bắc Kít mà cả hai đã bỏ chạy, và ông chẳng còn có thể  trở về, hay, đã trở về trước Gấu rồi!

Nhị


"Đó là một cuộc sinh mới. Tôi tự làm mới chính tôi. Tôi được mọi chuyện, thêm một lần nữa."
Romain Gary viết, trong di cảo, Cuộc sống và cái chết của Émile Ajar . Ông tự huỷ mình, ngày 2 tháng Chạp, năm 1980. Chỉ vài tháng sau khi ông mất, Cuộc Sống và cái Chết xuất hiện, gây một cú sốc tại thủ đô nước Pháp; trong đó, tác giả thú nhận, ông là tác giả của bốn cuốn tiểu thuyết được nhiều người biết dưới bút hiệu Émile Ajar. Cuốn tiểu thuyết "Ajar" thứ nhất, Đại Ma Đầu, Gros Câlin, là một best-seller 1974. Cuốn thứ nhì Cuộc Đời Trước Ta, La vie devant soi, trúng Goncourt 1975, nhưng Romain Gary đã được giải này rồi, vào năm 1956, với cuốn Cội Rễ Nhà Trời, Les Racines du Ciel. Theo điều lệ, mỗi nhà văn chỉ được một lần, cho nên ông phải từ chối.

Gary gốc Do-thái, sinh tại Vilna, hay Wilno, thủ phủ Lithuania, (cùng quê hương với Czeslaw Milosz). Theo mẹ chạy qua Pháp năm 1928, lúc mười bốn tuổi, khi đất nước bị Bôn-sê-vích tấn công, chiến tranh với Ba-lan, hận thù Do-thái, và họa độc tài. (Cùng với sự sống sót của một cậu bé, là một nghệ thuật: kể chuyện). Gary học trung học tại Nice, và luật tại Paris. Tháng Sáu 1940 gia nhập Không Lực Hoàng Gia Anh, và Nước Pháp Tự Do. Đại uý phi đoàn Lorraine, tham dự chiến trận Anh, Phi, Abyssinie, Libye, Normandie từ 1940 tới 1944. Huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh và Người Bạn Giải Phóng. Gia nhập ngành ngoại giao, cố vấn tòa đại sứ ở Sofia, Berne... Phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc từ 1952 đến 1956. Tham vụ ngoại giao ở Bolivie, lãnh sự trưởng tại Los Angeles. Kết hôn và sống với nghệ sĩ Jean Seberg, từ 1962 tới 1970. Bà vợ tự tử, vì bị FBI khủng bố bằng cách loan tin thất thiệt, do bà giúp đỡ nhóm Báo Đen. Cuốn Bài Học Âu-châu, Éducation Européenne, viết trong thời gian chiến tranh, được dịch ra 27 thứ tiếng, Giải thưởng của những Phê bình gia, Prix des Critiques năm 1945. (Đoạn những núi rừng Âu-châu kể chuyện, làm độc giả người Việt liên tưởng tới những nốt nhạc bi tráng của Lê Thương, trong Hòn Vọng Phu). Nếu Cội Rễ Nhà Trời là một cuộc chiến cô đơn, tuyệt vọng của một con người giữa rừng già Phi châu, nhằm bảo vệ loài voi, Cuộc Sống Trước Ta, La Vie Devant Soi, câu chuyện tình của một cậu bé Ả-rập, dành cho một bà già Do-thái. Cậu bé Momo phải chống lại sáu tầng thang lầu Madame Rosa không muốn trèo lên nữa, chống lại cuộc đời, bởi vì "điều đó không thể tha thứ được"; bởi vì "không cần thiết có lý do để mà sợ hãi". Cậu giấu bà già vào cái lỗ Do-thái (trou juif), như vậy bà sẽ không chết tại nhà thương; làm bạn với bà cho tới cái chết, và có thể vượt quá cả giới hạn đó.

Chiến lược in ấn những cuốn sách dưới bút hiệu Ajar cũng rất ly kỳ: bản thảo được gửi tới Paris từ Rio de Janeiro, và một "thế thân" của Ajar, vốn là một người bà con của Gary, đã tự cho phép mình gặp gỡ phóng viên nhà báo. Giải thích chuyện này, trong di cảo, ông cho biết, đã quá chán là một Gary nổi tiếng, ông muốn là một người nào khác. Ở tuổi 59, ông đã viết 33 cuốn sách, với một mớ giải thưởng, và là một trong những tác giả thành công nhất, được ái mộ nhất trong số những nhà văn Pháp. "Tôi luôn luôn là một người nào khác." Ông nói. Và nói thêm: "Tôi muốn là khán giả nhìn ngắm cuộc đời thứ hai của chính mình." Dẫn lời nhà văn Ba-lan, Witold Gombrowicz: Rồi cũng có ngày, cái ngày mà nhà văn trở thành tù nhân, bởi cái mõm mà người ta gán cho, la gueule qu'on lui a fait, nói rõ hơn, bộ mặt mà những nhà phê bình đã cho người viết, một bề ngoài chẳng liên quan đến tác phẩm, hay chính người đó. Đối với Gary, còn một nguyên nhân, làm ông quá chán căn cước của mình, luôn cảm thấy là một người khác: ông là một nhà văn lưu vong, không chỉ với nơi chốn ra đời, với ngôn ngữ mẹ đẻ.

Vào năm 1984, Hàn Lâm Viện Văn Học Nghệ Thuật Hoa-kỳ, American Academy và Institute of Art and Letters, đã trao giải thưởng cao quí nhất của họ về thể loại giả tưởng, cho một nhà văn mới, "trẻ", người Mỹ gốc Mễ, có tên là Danny Santiago, với cuốn đầu tay Nổi Tiếng Khắp Tỉnh, Famous All Over Town. Liền đó, người ta khám phá ra nhà văn trẻ này chẳng liên quan gì tới Mỹ-Mễ: Danny Santiago hóa ra là nhà văn già 73 tuổi, Daniel James, tác giả vài cuốn sách, được biết nhiều như là một nhà viết kịch, và truyện phim. Điều làm mọi người bực mình nhất: Ông có tên trong danh sách đen của Hollywood vào thập niên 1950: một cựu đảng viên CS. Đây là thời điểm chủ thuyết McCarthy đang thịnh hành, với những trò khủng bố, lên án, lên danh sách đen... nhằm quét sạch "mầm mống" CS tại thiên đường châu Mỹ. Tác giả cho biết, cuốn sách là kinh nghiệm khi ông là một thiện nguyện viên làm công tác xã hội tại một khu vực Mỹ-Mễ ở Los Angeles, vào những năm 1950 và 1960. Và ông chọn bút hiệu đó, vì đã mất tin tưởng vào khả năng viết lách của chính mình. Cũng có thể, khi chọn một cái tên gốc da mầu, Santiago, thay vì James, gốc da trắng, trong câu chuyện được kể bởi một đứa bé 14 tuổi Mỹ-Mễ, ông cảm thấy gần gụi với Santiago, hơn là James.

Joyce Carol Oates, trong bài viết Những Cái Tôi Giả Danh, Pseudonymous Selves, cho rằng, đến một tuổi nào đó, bản năng đòi vô danh của chúng ta mạnh hơn là đòi căn cước thực, hay nói rõ hơn, bản năng đòi tẩy xóa cái tôi đầu, nhờ vậy, lòi ra một cái tôi khác. Sau khi tạo nên một căn cước của mình dưới con mắt thế nhân, một cái mặt nạ đóng kịch, persona, không có cách chi có thể huỷ diệt nổi, con người lại mong ước chạy trốn nó! Đây là sự ngang bướng, bản năng đòi tự do, cái mới, của tâm lý con người.
Người viết đọc (lại) bài viết của Oates, trong cuốn Nhà Văn (Đàn Bà), (Woman) Writer, tình cờ cùng thời gian Mai Thảo mất. Trong bài tưởng niệm ông, của Thanh Tâm Tuyền, trên tạp chí Thơ, người ta được biết, ông còn có bút hiệu Nhị, cho một số bài thơ, và trong nhiều năm, ông "viết văn, bằng lòng làm nhà văn." Bởi vì: "như mọi thi sĩ của một thời điêu đứng," ông "đã trốn thơ, cho đến lúc không thể trốn được nữa".

"Đáng lẽ Mai Thảo phải là thi sĩ, một thi sĩ toàn phần như chữ ông thường dùng... Ngay cái bút hiệu của ông hiện nay, cũng nẩy sinh từ một mối tình đối với thơ." (Nguyễn Hưng Quốc viết về Mai Thảo, Văn số đặc biệt).

Bút hiệu Nhị phải chăng, là từ núi Nùng, sông Nhĩ, Nhị Hà? Một bài viết đầy chất thơ của Mai Thảo: Tiếng còi tầu trên sông Hồng. Và đây là "thổ ngơi" căn nhà vùng nước mặn, (còn là quê hương của Tú Xương), như trong bài viết của Nguyễn Đăng Khánh, (Văn, số đặc biệt): Trước mặt và bên hông nhà là con sông đào, thuyền bè qua lại nhộn nhịp vào những ngày họp chợ.
Ông chạy trốn thơ, như mọi thi sĩ của một thời điêu đứng? (Pourquoi des poètes, en temps de détresse? Holderlin). Ông chạy trốn thơ, bỏ (bút hiệu) Nhị, bằng lòng làm nhà văn, phải chăng còn vì một câu văn bất hủ, mở đầu nghiệp văn: Phượng nhìn xuống vực thẳm: Hà-nội ở dưới ấy?

(Nhiều năm, nhiều lần, trong tiềm thức của riêng tôi, mỗi lần dư âm thành phố xưa vọng lên, câu văn lại dội về, như thế này: Phượng nhìn xuống Hà-nội: địa ngục ở dưới ấy. Chỉ đến khi đọc bài viết của Thanh Tâm Tuyền, tôi mới hiểu mình nhớ lộn, hoặc đọc lầm, ngay từ đầu, như thể đâu đó ở trong tôi, đã có sẵn một câu văn, và (câu văn) Mai Thảo là một dịp để cho nó bật ra: phải chăng trí nhớ của con người vẫn dành riêng cho nó một quyền năng, tự do sáng tạo, hoặc tiên tri?)

Ông chạy trốn thơ, hay chạy trốn một bút hiệu: Nhị? Khi từ bỏ một bút hiệu, ông cảm nhận (chấp nhận?), phần số lưu vong, chết nơi quê người?
Ra hải ngoại, ông làm thơ trở lại, như một hòa giải với một nơi chốn, một miền đất? Như một toan tính sau cùng: cởi bỏ mặt nạ văn chương làm dáng, văn chương thù tạc, giao duyên?

Ông là một thi sĩ, tuy tự trào, bỡn cợt, nhưng "cũng đành" (résigné), với thời gian, số mệnh, lẽ tử sinh, nhất là với bệnh tật, và cùng với nó, nỗi cô đơn. Thơ ngày một lạnh thêm. Mai Thảo, trước khi để cho người ta nhìn thấy ông, như ông là (một nhà thơ), nghĩa là một vị khách nhẫn nhục, và hóm hỉnh, của Địa Ngục; đã chịu đựng rủi ro, làm một nhà văn thời thượng, vô sắc, một cách thật đặc biệt. Đọc (ông, thấy) nhàm chán, hàm hồ, những chi tiết vô hại (vô tác dụng) làm phiền chúng ta. Sau vài trang, người ta nhận ra, sự hời hợt, cẩu thả, là cố ý, cốt cho đầy cuốn sách. (Mô phỏng Borges, khi ông viết về Henry James: "James, avant de laisser voir ce qu'il est, c'est à dire un hôte résigné et ironique de l'Enfer, court le risque de passer pour un romancier mondain...", Jean- Yves Pouilloux trích dẫn, trong Borges, Fictions.)

Ai cũng biết, điều này: Trước 1975, hầu hết truyện của Mai Thảo, là tiểu thuyết đăng báo.

Go on, run away, but you'd be far safer if you stayed at home.
(John Fowles trích dẫn Martial, nguyên văn: I, fugi, sed poteras tutior esse domi.)

Trong Tựa đề cho những bài thơ, Foreword to the Poems, John Fowles cho rằng cơn khủng hoảng của tiểu thuyết hiện đại, là do bản chất của nó, vốn bà con với sự dối trá. Đây là một trò chơi, một thủ thuật; nhà văn chơi trò hú tim với người đọc. Chấp nhận bịa đặt, chấp nhận những con người chẳng hề hiện hữu, những sự kiện chẳng hề xẩy ra, những tiểu thuyết gia muốn, hoặc (một chuyện) có vẻ thực, hoặc (sau cùng) sáng tỏ. Thi ca, là con đường ngược lại, hình thức bề ngoài của nó có thể chỉ là trò thủ thuật, rất ư không thực, nhưng nội dung lại cho chúng ta biết nhiều, về người viết, hơn là đối với nghệ thuật giả tưởng (tiểu thuyết). Một bài thơ đang nói: bạn là ai, bạn đang cảm nhận điều gì; tiểu thuyết đang nói: những nhân vật bịa đặt có thể là những ai, họ có thể cảm nhận điều gì. Sự khác biệt, nói rõ hơn, là như thế này: thật khó mà đưa cái tôi thực vào trong tiểu thuyết, thật khó mà lấy nó ra khỏi một bài thơ. Go on, run away... Cho dù chạy đi đâu, dù cựa quậy cỡ nào, ở nhà vẫn an toàn hơn.

Khi trở về với thơ, vào cuối đời, Mai Thảo đã ở nhà. Cái lạnh, trong thơ ông, là cái ấm, của quê hương. Của Nhị.

[Nhị còn có nghĩa là Hai. Anh Cả lo việc viết văn, nhưng Anh Hai mới là cõi mơ tưởng. Về già, Mai Thảo làm thơ, vì lúc này đâu còn Anh Cả nữa! Những miếu đền, không phải chuyện tôn xưng cá nhân, mà là hương khói cho người đã chết, bất cứ một ai.]
Theo nghĩa ấm lạnh đó, (sống với hơi ấm của nỗi chết ở trong lòng bàn tay), người Việt nói: sống gửi, thác về.
[Một bạn văn giải thích riêng với tác giả: nóng lạnh (âm dương) ở đây chỉ là tranh chấp giữa hai thần Eros - hay Dục, Libido - và Thần Chết (Thanatos).]

Hãy tưởng tượng ra thế chân vạc của "văn chương": Một đỉnh, một câu thơ: Chỉ thấy mưa sa... (Trần Dần). Rồi một đỉnh, một câu văn: Phượng nhìn xuống... (Mai Thảo). Và một đáy: một mầu cờ, hay một vực thẳm.
[Vẫn người bạn văn kể trên, cho rằng cái tam giác văn chương này quá giản lược, còn bị méo mó bởi tư tưởng chính trị. Anh đề nghị thay đỉnh thứ ba, bằng Đinh Hùng, hoặc Vũ Hoàng Chương, vẫn những đứa con của Hà-nội. Theo anh, chỉ có những Mê Hồn Ca, Đường Vào Tình Sử... của Đinh Hùng hoặc Mây, Say... của Vũ Hoàng Chương mới hóa giải nổi ám ảnh mưa sa, mầu cờ, vực thẳm... Lạ một điều, Vũ Hoàng Chương, đỉnh "viễn mơ" Mây, Say, Vân Muội, Rừng Phong... kia, là muốn vượt lên cuộc tranh chấp, cuối cùng lại trở thành kẻ tuẫn nạn, cho một cõi văn chương Miền Nam.]

Tưởng tượng, hãy tưởng tượng: Giao Thanh [Xin coi bài viết về MaiThảo, của Thanh Tâm Tuyền, trên tạp chí Thơ, số Mùa Xuân, 1998] in được tập truyện của mình, trước hoặc sau trại tù.

Từ vực thẳm, địa ngục, ở dưới ấy, là hệ quả: thời gian Mai Thảo hạnh phúc nhất, bảnh nhất, là ba năm kể từ ngày mất Sài-gòn. Ông là nhà văn "phản động" độc nhất không trình diện học tập cải tạo, "nhởn nhơ" trước mũi súng, trước cuộc săn người, lâu lâu vẫn có dịp họp bạn, cho tới ngày vượt thoát.
NQT


Tue, June 15, 2010 12:49:27
nhan tin ong Tru 

Ông Trụ,
Là một độc giả lai rai xuân thu nhị kì của Tin Văn, tôi xin nhắc nhở cho ông biết Joyce Anne Nguyễn (Nguyễn Đắc Hải Di) là con gái của nữ đạo diễn Song Chi, mà Song Chi là em dâu của nhà phê bình NHQ, nên Nguyễn Đắc Hải Di chính là cháu ruột, kêu NHQ bằng bác, chớ không phải là một cô bé xa lạ nào. Cho nên ông Trụ không thể nói NHQ là "cứ muốn nổi cộm, muốn xoa đầu người này, người nọ". Vì bác mà xoa đầu một đứa cháu nhỏ mới cầm bút thì là chuyện bình thường thôi.
Ông Trụ viết câu này bị hớ nặng: "Viết một bài cỏn con như thế, mà cũng không nên thân, ấy là vì cái tâm địa, cứ muốn nổi cộm, muốn xoa đầu người này, người nọ."
Không chỉ hớ, mà còn cho độc giả thấy ông Trụ mang mặc cảm nặng nề, thảm hại, lúc nào cũng sợ bị NHQ xoa đầu. Sao mà thảm vậy chớ! Nên coi lại cái tâm địa của chính mình.
Đã già, mà lại kém tài, thì an phận đi, chớ viết lảm nhảm hoài người ta khinh lắm.
*
Phúc đáp:
Thảo nào nhà phê bình ưu ái với cô bé này quá!
Gốc gác như thế!
Giá mà nhà phê bình viết thẳng ra như vậy, thì đâu có gì đáng nói!
Vậy mà GNV lại tưởng "lần đầu tiên" nhà phê bình xoa đầu "một cô bé xa lạ"!

Tuy nhiên, xin hỏi lại, tại sao gốc gác như thế, thì NQT không thể nói như thế?

Tôi, NQT, nghĩ ngược hẳn lại, chính gốc gác như thế, thì lại càng nên nói như thế.
Tôi tin là bạn không đọc ra cái ý của câu văn của tôi. Sorry. NQT

V/v những ý kiến khác, hớ hay không hớ, tâm địa hay không tâm địa, mặc cảm hay không mặc cảm, già kém tài an phận…. , GNV xin y nhận.
NQT

Hết đệ tử, bạn ‘nhà biên khảo’, nay đến bà con họ hàng!
Băng đảng càng ngày càng lộng!
NQT

Nhắn riêng nhà phê bình,
Lần sau, nếu khen bà con, nên khen ở trong nhà thì hơn, đừng lôi lên Blog VOA!
Không nhớ người Việt mình nói, đừng phơi đồ trước nhà, sao?
Áo sạch, lại càng không nên khoe!
Hữu xạ tự nhiên hương. Cháu gái có tài thì rồi cũng có người ngoài nói tới, không cần đến ông bác!
NQT

Cái chuyện NHQ khen cháu gái thì cũng tương tự NHQ khen 'hàng độc', là truyện ngắn số 1 của HNT, trên VOA. Gấu đã nhẹ nhàng nhắc rồi! Độc giả TV này, do lai rai xuân thu nhị kỳ cho nên chắc không biết!
*

… ông Trụ mang mặc cảm nặng nề, thảm hại, lúc nào cũng sợ bị NHQ xoa đầu. Sao mà thảm vậy chớ?

Bạn lầm rồi!
NQT tôi đã từng hân hạnh được nhà phê bình NHQ ‘xoa đầu’ rất nhiều lần rồi, mặc cảm gì nữa!

Nguyễn-Khoa Thái Anh – Khi nào Việt Nam mới có một đại tác phẩm hay một cuốn phim vĩ đại?

Đọc bài viết, rồi đọc còm, Gấu bỗng nhớ tới một câu chuyện của Borges, có cái tít như Gấu còn nhớ được, có ý nghĩa như vầy:
Bữa nay, ăn cơm chiều có món gà gô này, lại chỉ có một mình... Gấu!

Gấu đọc truyện, từ hồi còn ở trong nước, sau 1975, trên một tờ báo Sài Gòn. Ra hải ngoại cứ lâu lâu lại nhớ đến nó, lại cứ tự bảo mình, bữa nào phải tìm cho ra nguyên tác, dịch Borges chơi!
Thời gian này, ông bạn nhà thơ Joseph Huỳnh Văn còn sống, và Gấu tình cờ còn vớ được một bài thơ của Borges, bản tiếng Tây, bèn dịch chơi, lại dịch chơi, đưa cho bạn đọc, bạn thú quá, khen rầm trời, mi học trường Mít mà sao rành tiếng Tây hơn thằng em tao, Tú tài Tây!
Cũng không nhớ bài thơ ra sao, chỉ đại khái, đây là một bài thơ viết về hạnh phúc.

Truyện của Borges là về một ông quan còm, chiều hôm đó, đến thăm một nhà huyền thuật, nhờ ông bùa phép, sao cho được cái ghế cao hơn, là chức trưởng huyện. Đang ngồi nói chuyện, thì người làm bưng lên món gà gô, và hỏi ông chủ, dọn cơm hai người, chủ và khách cùng chơi con gà gô này chăng. Chủ lắc đầu, nói, khoan đã, khoan đã. Người làm lại bưng con gà gô xuống bếp.

Đúng lúc đó, thì có người nhà ông quan còm hối hả chạy đến báo tin, tay trưởng huyện nhậu say quá, té xuống muơng chết rồi, và mọi người đang tìm kiếm ông quan còm để ban cho cái chức kế vị ông vừa ngỏm. Nhà huyền thuật bèn nói, may quá, vậy khỏi làm bùa phép, nhưng xin ông cho thằng cháu của tôi cái chức quan còm mà ông vừa bỏ nhé?
Ông quan còm lắc đầu, chức đó, tôi dành cho tên đệ tử ruột rồi.

Ông quan còm về nhà, làm chức trưởng huyện đâu được hai tuần, thấy bổng lộc ít quá, bèn sai nhân viên đánh xe yết kiến nhà huyền thuật, xin chức cao hơn.

Câu chuyện lập lại y chang, cho tới lúc, ông quan còm từ giã thế giới ảo giác, trở về với chức quan còm, thẹn quá, không chờ ăn gà gô, bỏ đi một mách.

Thế là nhà huyền thuật đành kêu người nhà dọn cơm, lẩm bẩm, lại chỉ có một mình mình với con gà gô!

Truyện trên, có vẻ như Borges trước tác để tặng dân Mít chúng ta.
Đại tác phẩm Mít mà viết về anh VC phản gián, bị đồng bọn VC phản thùng cho ăn bom Mẽo, thì nỗi đau Mậu Thân Mít "Huệ" làm sao giải tỏa cho được? Viết về em "đừng đốt, đừng đốt!", thì lại thiếu cái em "một ngàn giọt lệ", viết về đỉnh cao chói lọi, nhà tiên tri, ngọn cờ đầu của văn chương viễn tưởng Mít, mà thiếu cái khúc "đỉnh cao" nhẫn tâm để cho chúng làm thịt vợ, dẫn mẹ nó đứa con trai đi trao cho thằng khác nuôi, đổi họ đổi tên cho mất luôn giống Bác, thì cũng đếch được!
Chán thật!
Chưa có đại tác phẩm mà đã cãi nhau như mổ bò rồi!
Gấu, chiều nay, lại ăn gà gô một mình, đọc đỡ đại tác phẩm của mấy anh mũi lõ vậy!
*
Phải nói rằng Việt Nam chưa có một đại tác phẩm nào – trong tiểu thuyết cũng như phim ảnh – có thể sánh với nỗi trầm kha thống khổ và dai dẳng của một dân tộc bất hạnh.
NKTA 

Ra điều kiện như anh ký quèn này, ‘tác phẩm lớn của Mít phải xứng đáng với nỗi trầm kha của dân Mít’, là ‘hỏng cẳng’, bởi vì có quá nhiều nỗi thống khổ của dân Mít, chính chúng choảng lẫn nhau, khổ thế.
Giả như chúng không choảng lẫn nhau, thì vẫn hỏng cẳng. Bởi vì tác phẩm lớn có khi không cần nói tới cái nỗi thống khổ, mà nói về cái nhà ‘dởm’, to lớn đàng hoàng hơn trước, mà dân Mít không thể biến thành thực, hay nói về một số phận những kẻ không còn là Mít nữa, nhưng bố mẹ của chúng ngày nào là Mít…. Ui chao, khó quá, cứ như đụng vô nan đề ‘nhà văn không là nhà đại phê bình, không là nhà thầy giáo tiến sĩ, không là nhà chính trị về nước hai lần đều bị chúng đếch cho về!’
Hà, hà!
Nói rằng VN chưa có đại tác phẩm, e cũng sai.
Bởi vì, có thể coi, một số tác phẩm, tuy không đại, nhưng cũng tàm tàm được. Thí dụ, những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, truyện dài Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, hoặc những truyện ngắn của TTT, truyện dài Bếp Lửa, cũng của ông…
Không thể so chúng với những Chiến Tranh và Hòa Bình, tất nhiên. Bởi vì những đại tác phẩm như thế, chúng ta chưa từng nghĩ tới, và có khi, cũng chẳng cần nghĩ tới!
*
Nói đến đại tác phẩm mà bỏ qua Bóng đêm thì quả là nhảm, đại nhảm!
Nhờ nó mà Âu Châu không bị nhuộm đỏ!

Nó cho thấy, một tác phẩm văn học phải là một tác phẩm chính trị, phải cưu mang trong nó niềm quan hoài tới số mệnh của con người, tương lai của nhân loại, trong cái thế đứng đương thời của tác giả, và có thể, của độc giả, khi đọc nó.

Lạ, là hai cuốn tiểu thuyết, một, của TTT, Bếp Lửa, và một, của Bảo Ninh, Nỗi Buồn Chiến Tranh, chúng như kế tiếp nhau, nói về xứ Bắc Kít, Hà Nội, và những đứa con của nó, và những cuộc phiêu lưu của chúng.
Điều này giải thích tại sao TTT mê Malraux: nhân vật Tâm, trong BL, vẽ ra cuộc



Vụ Án

Do bạn quí kêu cứu bồ, cứu bồ, GNV viết hai bài cho Blog NXH/VOA, bị chúng xúm lại chửi. Tất nhiên! Gấu nghĩ, do Thầy dốt, nên trò dốt, không đọc nổi bài viết của Gấu!
Nhưng, đây còn là do internet, tức cuộc ‘cách mạng, hay khởi nghĩa gì gì đó, của đám đông’, chữ của băng đảng HV, làm con người ngu đi, theo như một bài viết trên The Economist June 26th 2010

The effects of the internet
Fast forward

The Shallows: What the Internet is Doing to Our Brains. By Nicholas Carr. Norton; 276 pages; $26.95. Published in Britain by Atlantic in September as 'The Shallows: How the Internet is Changing the Way We Think, Read and Remember"; £17.99 

IN 1492, the same year that Christopher Columbus crossed the Atlantic, a Benedictine abbot named Trithemius, living in western Germany, wrote a spirited defence of scribes who tried to impress God's word most firmly on their minds by copying out texts by hand. To disseminate his own books, though, Trithemius used the revolutionary technology of the day, the printing press. Nicholas Carr, an American commentator on the digital revolution, faces a similar dichotomy. A blogger and card-carrying member of the "digerati", he is worried enough about the internet to raise the alarm about its dangers to human thought and creativity.
The recent uproar over privacy on Facebook is only the latest backlash against man's newly wired existence. Mr Carr did his bit to encourage the anxiety in 2008 with an essay in the Atlantic entitled "Is Google Making Us Stupid?" His new book is an expanded survey of the science and history of human cognition. Worry of this kind is not new: a decade ago, the first evidence suggested that Power Point changed not just how executives presented information, but also how they thought. Mr Carr's contribution is to offer the most readable overview of the science to date. It is clearly not intended as a jeremiad. Yet halfway through, he can't quite help but blurt out that the impact of this browsing on our brains is "even more disturbing" than he thought.
Humans like to believe they control the tools they use, even if Socrates, Marshall McLuhan and Ivan Illich are among those who have argued that often they do not. From the alphabet to clocks and printing, every major new technology has profoundly altered the way in which humans think. The digital gadgets on which we now depend, Mr Carr explains, have already begun rewiring our brains.
Neurological research has demolished the myth of the static brain. Neural networks can be rapidly reorganized in response to new experiences such as going on the web. Mr Carr surveys current knowledge about the effects on thinking of "hypermedia"-in particular clicking, skipping, skimming-and especially on working and deep memory. He draws some chilling inferences. There is evidence, he says, that digital technology is already damaging the long-term memory consolidation that is the basis for true intelligence.
Only by combining data stored deep within our brains can we forge new ideas. No amount of magpie assemblage can compensate for this slow, synthetic creativity. Hyperlinks and overstimulation mean the brain must give most of its attention to short-term decisions. Little makes it through the fragile transfer into deeper processing. Clearly, argues Mr Carr, this is a radical upending of the "literate mind" that has been the hallmark of civilization for more than 1,000 years. From a society that valued the creation of a unique storehouse of ideas in each individual, man is moving to a socially constructed mind that values speed and group approval over originality and creativity.
True, there are compensations: better hand-eye co-ordination, pattern recognition and the very multitasking skills the machines themselves require. Sceptics will rightly point out that similar concerns have accompanied each new technology. Something is always lost, and something gained. Some evolutionary biologists claim that the scholarly mind is an historical anomaly: that humans, like other primates, are designed to scan rapidly for danger and opportunity. If so, the net delivers this shallow, scattered mindset with a vengeance.
Mr Carr offers few prescriptions. The author himself retreated to an (unplugged) mountain hideout to write his book, but he thinks most people depend too much on the net for work and fun to do the same. And he fails to address the ways in which the internet acts like a drug. Other critics have probed this issue more deeply, notably Jaron Lanier, a virtual-reality pioneer, in a recent book, "You Are Not a Gadget". Yet surely online bingeing is no different from eating too many sweets: its remedy is a matter of old-fashioned self-restraint. _

Only by combining data stored deep within our brains can we forge new ideas.

Đúng quá, chỉ có đào sâu cái kho tư liệu trữ trong óc của chúng ta, mới nẩy ra những tư tưởng mới. Cái kiểu chưa đọc xong bài viết, đã viết liền một cái còm, chỉ làm cho chúng ta ngày càng ngu thêm đi thôi!
*
Thầy trò đều dốt, như nhau, và đều độc, như nhau. 

Thầy, sau khi ‘xoa đầu’ ‘bạn văn’, bằng những dòng thật là ‘hơi bị được’, rất ư là hoành tráng, những gì gì, có tới 10 thành công lực, chỉ mới xài có 4, khi viết tạp ghi cho NMG, trong 10 thành công lực, có hai rất ư là bảnh, óc tổng hợp cực kỳ cao, và trí nhớ cực kỳ tuyệt hảo.... và, chỉ vì ‘bạn văn’ lỡ đụng tới một cái tiểu chú trong một bài viết của Thầy, về anh của Thầy, là Ngài tiên chỉ VP, thế là bèn lập tức trả đòn, bằng một cái mail thật hết sức khốn nạn.

Trò, chẳng cần biết nếp tẻ, chẳng cần đào sâu cái não chẳng sâu của chúng, vừa đọc thấy GNV nhắc đến ‘đám cưới giả’, là bèn sủa liền, mày nằm ở đâu, mà biết chuyện đó, nếu không nằm gầm giường nhà người khác?

Sự kiện ‘đám cưới giả’, GNV đã nhắc tới, liền sau chuyến MN ghé thành phố Toronto, Canada tham dự một liên hoan phim, Toronto Intel Film Festival Party, 13, July 2004, trong bài viết

Tha hương ngộ cố tri.

… Bởi vì, "Thời của chúng tôi", không chỉ có Minh Ngọc của Trăng Huyết, Trái Khổ Qua, mà còn có Minh Ngọc, người đỡ đầu cho những dòng "Thư về Đường Sơn Cúc".
Nói rõ hơn, bà mới thực sự là kẻ đứng sau những dòng thư tuyệt tác đó, theo nghĩa, không có bà, thì không có Thư về Đường Sơn Cúc của Hoàng Ngọc Tuấn, nhà văn Sài Gòn ngày nào [không phải Hoàng Ngọc Tuấn hải ngoại].
Muốn chứng minh, cứ mang tác phẩm này đọ với những tác phẩm khác, của HNT, thí dụ như Hình Như Là Tình Yêu, Cô Bé Treo Mùng... là thấy ngay sự khác biệt.
Ngay từ hồi đó, độc giả đã nhận ra điều này.
Nhưng "điều này" cho tới nay, vẫn còn giữ nguyên niềm bí ẩn của nó: Thư về Đường Sơn Cúc không thể có, nếu không có bóng dáng một Minh Ngọc ở phía sau, nhưng đây là một em gái dễ thương, dễ thơ, và dễ thở, khác hẳn cô em gái trong Trăng Huyết. Nếu bạn chưa từng đọc Ngọc Minh, bạn cứ nghe Khánh Ly hát, rồi tưởng tượng ra giọng đó là giọng những nhân vật của bà, thời mới viết.
Hồi đó, chúng tôi vẫn thường nói đùa, Ngọc Minh viết văn tay phải, là Trăng Huyết, tay trái viết giùm cho Hoàng Ngọc Tuấn, là Thư về Đưòng Sơn Cúc.
Có điều, chúng tôi không thể tưởng tượng ra được, còn nhiều Ngọc Minh, Minh Ngọc..  khác nữa, trong một người nữ này.
Trong cái rủi có cái may, nếu không nhờ ơn "cách mạng", những nhân vật đó làm sao có dịp xuất hiện?  

Trở lại với vụ Thư Từ Đường Sơn Cúc, MN nói, anh viết vậy, có thể làm người ta hiểu lầm, em bây giờ khá giả, quên bạn nghèo ngày xưa. Anh T. bi giờ khổ lắm, có lần em đề nghị với anh, tụi mình làm đám cưới giả, bạn bè xúm lại mừng, được bao nhiêu, em đưa anh hết... vậy mà anh ấy cũng không chịu...
*

Đó là lần đầu tiên Gấu Cái gặp MN, và hai bà bèn nhắc lại thời khốn khổ sau 1975, mấy ông chồng đi tù, hoặc thất nghiệp, mấy bà phải kéo nhau ra lề đường kiếm sống, nuôi cả gia đình bằng một sạp bán báo, một cái tủ bán thuốc lá lẻ….
Chính là trong khi hồi tưởng như thế, mà cùng nhắc tới nhà văn HNT, vì biết MN rất thân với anh. MN mới nói ra chuyện đám cưới giả.
Thì cũng chỉ là một cách ngửa tay xin tiền bạn bè trong lúc quá ngặt nghèo, và còn nói lên được tư cách, tính tình của HNT, một người như anh làm sao chấp nhận được chuyện đó. MN kể, một phần là để cho thấy cái sự bảnh của HNT, chứ có đâu để làm xấu hổ anh?

Và cũng chỉ MN mới nghĩ ra được một cái chuyện ngửa tay xin tiền bè bạn như vậy, điều này tưởng rất ư nhỏ nhặt, nhưng chính nó phân biệt những tác phẩm của HNT, với Thư về Đường Sơn Cúc, và với Trăng Huyết. Nói rõ hơn, chỉ MN mới viết nổi Trăng Huyết, và phải có bóng dáng của MN đằng sau Thư về Đường Sơn Cúc. Cái sự thất bại trong cuộc đời của HNT chính là do anh không thể viết được thứ truyện ngắn ma quái như Trăng Huyết, và cũng thế, không thể vươn tới sự trong sáng tuyệt vời của một TVDSC.
Gấu chẳng đã từng viết, đứng ngay bên cạnh một ông nhà văn viết cho tuổi thơ Duyên Anh, có một ông Thương Sinh viết độc ác đến vận vào chính ông ta? (1)
(1)
Cái câu trứ danh của Greene, là cũng nhắm tới điều trên đây:
Tớ tin vào cái phần quỉ ma, độc ác, của Thượng Đế
"I believe in the evil of God." - from "The Honorary Consul" –
Nguồn

HNT rất giống Schulz, [đọc Tuổi thiên tài], ở đời thường, khoan nói chuyện văn chương, nghệ thuật. Cả hai đều khốn khổ khốn nạn, sinh ra đời là đã chỉ muốn xin lỗi cuộc đời, xin lỗi, tớ tới nhầm chỗ, đúng ra tớ không nên bò ra cõi đời này.
Lũ khốn nạn làm sao mà đọc ra những điều như trên, thành ra xúm lại chửi Gấu, cũng là chuyện dễ hiểu.
Ngay cả cái đám bạn thân của HNT cũng không đọc ra nổi cái sự khác biệt như trên. Chúng cũng nghĩ là GNV làm xấu bạn của chúng!
Sự kiện HNT không thể là tác giả T
Persuasions TVDSC, cho thấy, ông không thể là một TS, hay KP… hay bất cứ một thứ chuyên viết biếm văn bẩn thỉu của Sài Gòn ngày nào!
 

Bài viết của Grossman về Schulz thật tuyệt. TV sẽ dịch, cũng là một cách tưởng niệm cả hai, Schulz và Hoàng Ngọc Tuấn, và cũng là một cách hoài nhớ về Tuổi thiên tài, về huyền thoại của một con cá hồi:

Uyên đã thực sự rời bỏ dòng sông để ra biển cả, không hề hiểu được một điều: biển cả, bởi vì mênh mông, cho nên thật khó mà nhận ra con đường ngày ra đi, hay tìm thấy được, con đường trở về...
Nơi giòng sông chảy về phía nam

In my book "See Under: Love," Bruno Schulz appears both as himself and as a fictional character. In his fictional guise, I smuggled him out of wartime Drohobycz, under the noses of the literary scholars and the historians, to the pier in Danzig, where he jumped into the water and joined a school of salmon.
Why salmon?
Perhaps because salmon have always seemed to me the living incarnation of a journey. They are born in freshwater rivers or lakes. They swim there for a while, and then head for salt water. In the sea, they travel in huge schools for thousands of miles, until they sense some inner signal, and the school reverses direction and begins to return home, to the place where its members were hatched. Again the salmon swim thousands of miles. Along the way, they are preyed upon by other fish, by eagles and bears. In dwindling numbers, they scoot upriver and leap against the current, through waterfalls twenty or thirty feet long, until the few that remain reach the exact spot where they were spawned, and lay their eggs. When the babies hatch, they swim over the dead bodies of their parents. Only a few adult salmon survive to perform the journey a second time.

 

HNT rất giống Schulz, [đọc Tuổi thiên tài], ở đời thường, khoan nói chuyện văn chương, nghệ thuật. Cả hai đều khốn khổ khốn nạn, sinh ra đời là đã chỉ muốn xin lỗi cuộc đời, xin lỗi, tớ tới nhầm chỗ, đúng ra tớ không nên bò ra cõi đời này.

Lũ khốn nạn làm sao mà đọc ra những điều như trên, thành ra xúm lại chửi Gấu, cũng là chuyện dễ hiểu.
Ngay cả cái đám bạn thân của HNT cũng không đọc ra nổi cái sự khác biệt như trên. Chúng cũng nghĩ là GNV làm xấu bạn của chúng! (1)

Sự kiện HNT không thể là tác giả TVDSC, cho thấy, ông không thể là một TS, hay KP… hay bất cứ một thứ chuyên viết biếm văn bẩn thỉu của Sài Gòn ngày nào!  

(1)
Trong thời gian Nguyễn Thị Minh Ngọc có những truyện ngắn (khá hay) đăng trên tờ Văn của Trần Phong Giao/Nguyễn Đình Vượng, Hoàng Ngọc Tuấn đã là một nhà văn có tên tuổi trên văn đàn thời bấy giờ (nếu không muốn nói là “hot”) và đã có nhiều tác phẩm ấn hành dược sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhiều thành phần độc giả. Tôi không tin là NTMinh Ngọc có đủ khả năng “đỡ đầu” hay gà cho HNT viết Thư Về Đường Sơn Cúc. Chẳng qua, theo tôi TVDSC chỉ là kết quả của sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn văn nghệ bay bổng : HNT đã lấy cảm hứng từ NTMN để viết nên thiên “tình thi” thơ mộng và trong sáng này .
Mấy lời
HXS
[Da Mau]

Mấy lời!
Bảnh thật!

Đâu có thua gì nhà phê bình: Đã đành với giọng văn hờ hững như thế, tôi đâu có coi mấy thằng đó ra cái gì.

When I wrote the "Bruno" chapter of my book, and described an imaginary scenario in which Bruno flees the failure of civilization, the perfidious language of humans, and joins a school of salmon, I felt that I was very close to touching the root of life itself, the primal, naked impulse of life, which salmon seem to sketch in their long journey, and which the real Bruno Schulz wrote about in his books, and for which he yearned in every one of his stories: the longed-for realm that he called the Age of Genius. The Age of Genius was for Schulz an age driven by the faith that life could be created over and over again through the power of imagination and passion and love, the faith that despair had not yet overruled any of these forces, that we had not yet been eaten away by our own cynicism and nihilism. The Age of Genius was for Schulz a period of perfect childhood, feral and filled with light, which even if it lasted for only a brief moment in a person's life would be missed for the rest of his years.

DAVID GROSSMAN

Bạn đọc HNT, rồi đọc những dòng trên: chúng có thể áp dụng cho anh.
*

Mấy lời?

Gấu không hiểu nhà thơ HXS này coi ‘mấy lời’ của ông, là để phủ dụ Gấu, hay là để phủ dụ độc giả diễn đàn DA MAU?

Viết cái gì thì cũng phải biết đến cái sự lịch sự làm đầu.

Hơn nữa, có vẻ như ông không rành về giới văn nghệ Sài Gòn thời đó: Truyện ngắn đầu tay của Ngọc Minh, Trăng Huyết, đăng trên Thời Tập của Viên Linh. NXH của Văn thấy nổi quá, mới xin NM bài, và đó là truyện Trái Khổ Qua.
Bảo rằng "khá hay", thì thật nhảm.
Phải nói là cực kỳ hay, cực kỳ lạ, nhất là Trăng Huyết.
Bảo rằng HNT “hot”, thì cũng thật nhảm. Văn của HNT là thứ văn chương của tuổi thiên đường, tuổi thiên tài, tuổi học trò, tuổi ô mai, tuổi xí muội.... Hay, cực hay, cực hồn nhiên, nhưng không "hot".

Hai cõi văn của Ngọc Minh và HNT là hoàn toàn khác biệt hẳn nhau. [Lần gặp lại ở Toronto, Gấu có nhận xét về Trăng Huyết, sao nó ma quái, lạnh lẽo…, MN trả lời, chỉ có anh, vì cũng ở trong cõi đó, mới nhận ra!]

Huế buồn chi?

Thơ HXS, thú thực Gấu chưa từng đọc, được, dù chỉ một dòng, và Gấu cũng tin rằng, chưa có độc giả yêu thơ nào lọc ra được trong thơ của ông, dù chỉ lấy một dòng, một hình ảnh để đời!

Cứ nói đến Huế, là giở cái giọng buồn chi ra.
Chán thật.
Sau một cú Mậu Thân thì Huế bắt buộc phải đổi khác, làm gì có chuyện buồn chi?
Có vẻ nhà thơ chưa từng đau nỗi đau Mậu Thân, nên vẫn cứ buồn chi như Huế ngàn đời vẫn buồn chi?

Lần Gấu đọc mấy dòng của Võ Đình, hình như một “Huệ” khác, viết về một bài Tạp Ghi của Gấu, xong đăng lại trong cuốn sách của nhà văn Phan Nhật Nam, ông cho biết, ông chưa từng đọc Adorno, và chê ông triết gia này ‘vung tay quá trán’, khi phán, “Sau Lò Thiêu mà còn làm thơ thì thật là dã man”, Gấu hỡi ơi: Ông này bỏ chạy rất sớm, ra hải ngoại rất sớm, vậy mà chẳng hề biết một tí gì về Lò Thiêu cả! (1)
Hoá ra nhà thơ HXS này thì cũng rứa, ở ngay Huế, mà không hề biết vụ Mậu Thân!

Sau Mậu Thân mà Huế vẫn buồn chi thì Huế thật là dã man! [Nhại Adorno!]

(1)
Đêm Tận Thất Thanh.

Văn Học số Xuân Đinh Sửu [129&130], trong phần Tạp Ghi, ông Nguyễn Quốc Trụ viết: "... rằng sau Auschwitz, 'nếu cá nhân nào đó mà còn làm được thơ thì thật là dã man' (sic), và 'mọi văn hóa sau Auschwitz chỉ là rác rưởi'.
Tôi chưa từng được quen biết, trong lãnh vực văn học, ông Adorno này, nên không lạm bàn rông rài. Chỉ "trộm" nghĩ rằng câu nói của ông [ta] có vẻ như... "vung tay quá trán". Có thể đổi được chăng những câu phê phán này thành... "sau Auschwitz mà còn làm thơ... Trời ơi, Tuyệt!"?  Hay là, "Mọi văn hóa sau Auschwitz là những nhánh kỳ hoa bung lên từ bãi dơ bầy nhầy, ruồi nhặng sâu bọ lúc nhúc, thối um"?
Đêm Tận Thất Thanh  là một nhánh kỳ hoa đó...
Tôi không may mắn (?) từng đọc tác giả Adorno nói trên....

Loxahatchee, Florida 5-2-97
24 tiếng trước Tết Đinh Sửu, ở Việt Nam
Võ Đình

Trên đây trích từ bài viết của Võ Đình, ở cuối cuốn Đêm Tận Thất Thanh của "bạn ta" là Phan Nhật Nam. Trong cuốn sách bạn ta tặng, buổi tối tại nhà Nguyễn Đình Thuần. Với lời đề tặng:
Của Ông Sơ Dạ Hương với tình thân 30 năm Nguyễn Quốc Trụ, La Pagode.
CA Oct/28/2003.
PNN ký tên.
*
Cái sự chẳng hề biết câu nói của Adorno, thì cũng OK thôi, nhưng có thể, chính vì thế mà chẳng biết gì về nỗi đau Lò Thiêu, và, cũng chính vì thế mà chẳng hề đau nỗi đau Mậu Thân, và cùng với nó, nỗi đau Lò Cải Tạo, chăng?
Võ Đình đi rất sớm, viết, vẽ, làm đủ thứ nghệ thuật, bảo rằng không hay thì cũng không được, bảo rằng ‘hàng đầu hải ngoại’ thì lại càng không được, có thể chính là do không biết đến câu của Adorno, [lại] chăng?
GNV ra ngoài này ít lâu, rồi viết cho NMG, nhân đó đọc ông trên tờ VH, nhưng không ‘mặn’, nên không có ý kiến.
Tuy nhiên, nếu phải đưa ra một cảm nghĩ, thì là như thế này, đây là thứ văn chương ‘vô can’, [so với  trong nước 'vô hại'], bạn viết nó hôm nay cũng được, mai cũng được, lúc nào cũng được.
Còn một cảm nghĩ này nữa: Bạn cũng chẳng cần biết, ai viết nó!

Riêng với HXS, khác. Sau Lò Thiêu, vẫn có thơ, sau Mậu Thân, vẫn có Huế, nhưng Huế không thể còn nỗi buồn muôn đời của nó nữa.
Không thể đổ hết cho HPNT, là xong! (1)

Thành thử, đau đáu nhất với Huế, có khi lại là TCS!
Anh không thể lên rừng chung với đám bạn, ở lại, trốn chui chốn nhũi vì trốn lính, và khi đám bạn VC về thành, chúng không coi anh là bạn của chúng, chúng bắt anh đi cải tạo, làm tờ tự kiểm, anh về Huế, Huế cũng không nhận, giả như anh có ôm lấy Mậu Thân, thì Huế cũng đếch cho!
Chán ‘Huệ’ quá!
Hà, hà!

(1) Khi Adorno nói, sau Auschwitz mà còn làm thơ thì thật là dã man, ông muốn nói, theo như tôi hiểu, hai điều:
Một là: Không thể làm thơ sau Auschwitz.
Hai là: Nếu sau Auschwitz vẫn có thơ, thì phải có Auschwitz trong cái gọi là thơ đó.
Elfriede Jelinek
NKTV

Tuyệt!

Cái thứ thơ Huế buồn chi, may, là nó không hay, chứ nếu nó hay thì thật là bỏ mẹ.
Nó sẽ chứng tỏ một điều thật là khốn nạn, Mậu Thân kệ cha Mậu Thân, Huệ vẫn cứ buồn chi, vẫn cứ chỉ buồn.

Đẩy thêm một mức nữa, bạn phải có cái nỗi đau Mậu Thân trước cả Mậu Thân!
Thi sĩ là cái thứ người đó: đau nỗi đau trước thiên hạ.

Người đọc, đọc thơ, đọc văn, thì cũng vậy. Bởi thế Steiner phán:

Theo mức độ tối thượng, văn chương cũng như vậy. Người nào đọc Hồi Thứ 24, sử thi "Iliad" - đêm gặp gỡ giữa Priam và Achilles - hay là chương Alyosha Karamazov quỳ dưới những vì sao, người nào đọc chương XX của Montaigne (Que philosopher, c’est apprendre à mourir. Rằng triết là học chết.), và cách mà Hamlet sử dụng nó, và người nào mà không thấy mình bị biến đổi, nhận thức về chính cuộc đời mình vẫn như cũ, cái nhìn căn phòng [mới] chuyển tới chẳng gợn chút thắc mắc, những ai kia gõ cửa đâu có gì khác: người đó đọc mà sự thực là mù, tuy vẫn nhìn được, theo nghĩa vật lý. Liệu ai đó có thể đọc "Anna Karenina" hay Proust mà chẳng kinh nghiệm được gì, về sự yếu đuối trong những tình cảm, ý nghĩ liên quan tới dục tính?
Đọc tới nơi tới chốn, là chấp nhận hiểm nguy. Điều gọi là căn cước, sự tự chủ của chúng ta có thể bị thương tổn. Trong những biểu hiện khởi đầu của chứng động kinh, có một giấc mơ thật đặc trưng; Dostoevsky nói về nó. Con người như bị nhấc bổng ra khỏi thân thể của mình; người đó nhìn ngoái lại và cảm thấy một nỗi sợ bất thần, khùng điên; một hiện hữu khác đang đi vô chính cái thân thể của mình đó, và chẳng còn đường nào để mà trở lại. Nỗi sợ khủng khiếp làm cho cái đầu cố bật dậy, tỉnh giấc. Cũng vậy, khi chúng ta cầm trong tay một tác phẩm lớn lao, văn chương hay triết học, tưởng tượng hay đề thuyết. Nó có thể hoàn toàn chiếm hữu chúng ta, khiến chúng ta [phải] bỏ đi lang thang, sợ hãi ngay chính mình, không còn nhận ra mình. Người nào đọc "Metamorphosis"("Hóa Thân") của Kafka, và nhìn vào gương không rùng mình, người đó có thể đọc bản in, theo nghĩa kỹ thuật của từ "đọc", nhưng thực sự là mù chữ, theo đúng nghĩa của việc đọc.

Bởi vì cái cộng đồng của những giá trị truyền thống, đã tản mác, bởi vì những từ, chính chúng cũng bị vặn vẹo, rẻ rúng, bởi vì những thể loại cổ điển châm ngôn, hay ẩn dụ ngày trở thành những kiểu nói làm xàm cho qua đi: nghệ thuật đọc sách, nghệ thuật về một khả năng biết chữ thực sự (true literacy) phải được tái tạo dựng. Đây là nhiệm vụ của phê bình văn học: giúp chúng ta - như là những con người hoàn toàn - đọc. Bằng những thí dụ về sự chính xác, về nỗi sợ hãi, và niềm vui rạng ngời. So với hành động sáng tạo, nhiệm vụ này là thứ yếu. Nhưng chưa bao giờ nó quan trọng như là lúc này. Không có nó, sáng tạo, chính nó, có thể rơi vào c
âm lặng.
Nhân Văn

"Men who wept at ‘Werther’ or Chopin moved, unrealizing, through literal hell." Bản tiếng Pháp: "Những người mà Goethe và Chopin làm đổ lệ, đã đi qua địa ngục của những kẻ khác mà không nhíu mày."

Những người Huệ, đọc Huệ buồn chi mà buồn, đi qua mồ chôn tập thể Mậu Thân mà không nhíu mày!



Cái thứ thơ Huế buồn chi, may, là nó không hay, chứ nếu nó hay thì thật là bỏ mẹ.
Nó sẽ chứng tỏ một điều thật là khốn nạn, Mậu Thân kệ cha Mậu Thân, Huệ vẫn cứ buồn chi, vẫn cứ chỉ buồn.

“Mấy lời”, “Đành rằng, với cách viết hờ hững như thế”, “vung tay quá trán’….

Đọc, suy ra một hệ luận:
Mít chúng ta có thừa nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình ‘nhớn’, nhưng do mải lo đóng vai nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, nhớn, mải dựa hơi, ngửi hơi lẫn nhau, quên mẹ cả viết!
Tất nhiên, quên cả đọc!
Tất nhiên, quên Mậu Thân!

Ông bà nào cũng tưởng mình là bố chó xồm cả!
Mấy lời!

Quá Trán!
Chán Quá!

 

**

Gấu đang làm MC, sinh hoạt VHNT.
Mắt
lé, lác xệch, trợn ngược, vì nền VHNT hải ngoại!

 Cái vụ làm MC thổi ống đu đủ, những ngày đầu nơi xứ lạnh, thực sự là với một ông nhà văn khác, nhà văn TC, cũng trong nhóm Montreal, với cuốn Về Biển Đông, một cuốn bút ký viềt về những ngày ông đóng cửa phòng mạch, đi cứu người vượt biển. Cuốn thơ của HXS xb cũng khá lâu trước đó rồi, nhưng nhân tiện quá giang. Buổi ra mắt được tổ chức tại một nhà hàng ăn, thành thử mới có chuyện làm vách ngăn, "tables séparées" là theo nghĩa đó.

PEN sở tại đứng ra tổ chức, người công tắc [contacter] Gấu, là một tay dược sĩ, quen biết TC. Gấu nhận lời liền, vì cũng đang cần chường cái mặt mo ra để lo bán bảo hiểm nhân thọ, chán thế.

Đúng ra, đám NM, bạn bè TC, nên ngồi tại phòng tổ chức, tốt nhất là ngay những hàng ghế đầu, để tỏ thái độ lịch sự, và phải có một tay trong bọn, vào giờ sắp tan hàng, lên cám ơn MC, PEN sở tại, và khán thính giả, độc giả đã bớt chút thì giờ… vv và vv.

Khi thấy đám này bất lịch sự, chơi cái bàn ở phía bên kia bức màn, ngăn cách hai bên, trong khi Gấu ra sức thổi kèn, thì cụng ly với nhau, gật gù, thổi được đấy; hoặc lắc đầu, chưa đã [như anh chàng bạn văn từ thời còn đi học của Gấu, chê bài viết Gấu thổi anh ta, phần đầu OK, phần sau chưa đã, Gấu đã từng lèm bèm đâu đó rồi], Gấu chán quá, nhưng hồi đó ‘hiền lắm’, chỉ nghĩ thầm, thôi kệ mẹ họ, mình cũng đâu có tốt lành gì, cũng “lợi dụng lẫn nhau”, vậy mà hay đấy!

Bà chủ tiệm là bạn thân của Gấu Cái.

Chủ quán là một tay vai vế trước 1975. Bà vợ, bạn cùng sở với Gấu Cái. Bả biết Gấu làm cho UPI qua Gấu Cái. Bà biết gia đình Gấu Đực và Cái không có êm ấm gì hết trơn hết trọi. Khi Gấu mới đặt chân xuống Xứ Lạnh, tờ LV có loan tin, và chúc mừng, và cho thêm chi tiết, Gấu nhà văn từng làm cho Mẽo UPI. Bà chủ quán bèn hỏi một ông trong PEN, anh hỏi thử coi bà vợ của ông ta có phải tên… không. Nếu phải, thì như vậy, họ chưa có bỏ nhau, và bà đó là bạn của tôi!

Cái ông bạn văn chủ PEN đó bèn đi một đường ghé thăm vợ chồng Gấu, khi đó còn đang ở shelter, và hỏi Gấu, nè bà xã có phải tên… không. Phải. Thế thì có bà tên…. hỏi thăm. Và cho số điện thoại.

Gấu phải nhờ một tay quen, cũng từ trại tị nạn mới qua, trước Gấu ít lâu, và đã thuê nhà riêng, không còn ở shelter, chỉ đường.

Thế là vào một đêm đầy dông bão, tuyết phủ đầy trời, đúng như vậy, vì Gấu tới Xứ Lạnh đúng những ngày bão tuyết, hai vợ chồng lần mò đến nhà người quen cùng ở trại tị nạn, rồi đi cùng với anh ta tới quán ăn, dự đại tiệc hàn huyên giữa hai chị em bạn, làm cùng sở. Cả ba địa chỉ, shelter, nhà anh bạn thuê, quán ăn, chỉ cách nhau vài bước chân, tuy nằm trên ba con phố khác nhau, vậy mà ba kẻ nhà quê phải mất ít nhất là ba tiếng đồng hồ lặn lội trong tuyết lạnh!

Trong khi ăn, Gấu Cái hỏi thăm bâng quơ, về cô bạn của vợ chồng Gấu, cô phù dâu ngày nào, nghe nói hình như hiện đang ở Xứ Lạnh...  Bà chủ quán giơ tay, chờ một tí, và đứng dậy, vô trong, kiếm một số báo LV, đem ra, lật lật vài trang, rồi nói, số điện thoại đây nè!

Vụ Án

Cái thứ thơ Huế buồn chi, may, là nó không hay, chứ nếu nó hay thì thật là bỏ mẹ.
Nó sẽ chứng tỏ một điều thật là khốn nạn, Mậu Thân kệ cha Mậu Thân, Huệ vẫn cứ buồn chi, vẫn cứ chỉ buồn.

Notes.

Đây là vấn nạn TTT đụng phải, và ông không làm sao giải ra được, và đành im lặng, không làm thơ nữa, khiến nhà phê bình lớn hoạnh họe:
TTT khi ra tù, cũng bầy đặt làm thơ gửi ra hải ngoại, ký tên là Trần Kha, vậy mà khi ra được ngoài này, tại sao không làm thơ nữa, để cho ông ta đọc vài bài chơi!

(1) Après ma libération, sur le chemin du retour, la première chose que j'ai faite, a été de me replier et écrire mes poèmes mémorisés tout au long de ma détention. Je suis un survivant, mais je ne veux plus être écrivain, comme je l'ai pourtant souhaité depuis toujours. J'ai écrit dans ma mémoire au camp : « II faut que j'arrive à écrire comme si rien ne s'était passe, comme si rien n'était modifié. »
Et maintenant je me dis : « Quand serai-je capable d'une telle chose ? » Pour re-écrire. 

Khi ra khỏi trại tù, trên đường về, điều đầu tiên tôi làm, là cúi gập mình viết ra những bài thơ lưu giữ trong trí nhớ suốt thời gian tù đầy.
Tôi là kẻ sống sót, nhưng tôi chẳng muốn làm nhà văn nữa, như đã từng mong muốn.
Tôi đã từng lưu vào trí nhớ, khi ở trong trại tù, điều này: "Phải làm sao viết như chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì thay đổi."
Và bây giờ tôi tự hỏi: "Khi nào thì tôi có thể làm được như vậy? Lại viết?
Thơ giữa chiến tranh và trại tù

Ngay từ lúc vừa trình diện làng văn, tập tành viết phê bình, điểm sách, Gấu đã đụng vấn nạn trên, khi đọc Mây Bay Đi, tập truyện ngắn của Nguyên Sa, và Gấu đã nhận ra, ông là một nhà văn dễ dãi và hạnh phúc.
Một cách nào đó, GNV đã dính cú đánh của cái rìu phá băng của Kafka, khi ông chưa ra đòn, nghĩa là, khi chưa đọc những dòng sau đây, (1) mà chỉ đọc được cái định nghĩa của ông về nhà văn, một thứ dê tế thần bouc-émissaire. NS nhận cú đánh, đến già cũng không làm sao quên được là vậy.

Kafka, trong một bức thư gửi cho bạn, viết:
“Nhà văn là một bouc-émissaire của nhân loại. Nhờ hắn mà nhân loại có thể vui hưởng tội lỗi một cách ngây thơ vô tội”. Chính niềm hoan lạc ngây thơ vô tội này là sự đọc. Sự viết mang trong nó mầm bất hạnh, nhưng sự đọc lại là hân hoan, lại là ân sủng. Một nhân xấu cho một quả tốt. Viết là một sự vật ai oán (chose nocturne), là cái ngậm đắng, nuốt cay, là cái nghiệp, là cái sầu thảm. Nhưng đọc lại là ân huệ, là an hưởng tội lỗi một cách không tội lỗi, (một cách thơ ngây vô tội). Viết là một tác động xấu (activité mauvaise) nhưng đọc lại là cái bất động, cái tiêu cực sung sướng. Cái hữu của sự viết là bất hạnh trong khi bản tính của sự đọc lại là hạnh phúc, mặc khải…
Nguyễn Du giữa chúng ta


(1) Kafka viết cho bạn là Oskar Pollak, vào năm 1904: "Tôi nghĩ chúng ta chỉ nên đọc những cuốn sách ngoạm, hoặc đâm chúng ta. Nếu cuốn sách mà chúng ta đọc không lay động chúng ta tỉnh hẳn người, giống như bị ai đó giáng một cú vào sọ, thì ích chi đâu mà đọc nó? Sách làm cho chúng ta hạnh phúc? Cám ơn Trời, chúng ta hạnh phúc biết bao nếu chẳng sách gì hết. Những cuốn sách làm chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể tự viết lấy. Sách mà chúng ta cần, chúng đập chúng ta giống như gặp một chuyện bất hạnh đau đớn nhất, như cái chết của một người thật thân thiết mà chúng ta yêu hơn cả yêu chúng ta, nó làm chúng ta cảm thấy như bị tống xuất tới một nơi rừng rậm, hẻo lánh, xa hẳn con người, giống như tự tử. Cuốn sách phải giống như cái rìu phá cái biển đóng băng ở bên trong chúng ta. Tôi tin như vậy."
(Alberto Manguel trích dẫn, trong cuốn A History of Reading, nhà xb Alfred A. Knopf Canada, 1996)
*

Jean Améry phải bặt tiếng trong 20 năm.

Trong lời tựa cuốn Vượt quá tội ác và hình phạt, ông viết: Thật sai lầm khi cho rằng trong thời gian câm lặng dài như thế, tôi vờ đi, hay quằn quại, refoulé, với cái số phận của mình, và của người Đức, ròng rã trong 12 năm. Hai thập niên câm lặng đó, tôi sử dụng vào việc truy tìm thời gian bất khả mất, à la recherche du temps impossible à perdre, nhưng thật khó nói ra đối với tôi, mais il m’avait été difficle d’en parler.

Đọc văn, thơ, phê bình hải ngoại, điều đập vào mắt chúng ta, là, nó quá nghèo nàn cái phần hội nhập với văn học thế giới.
Huế buồn chi thì chỉ có Huế buồn chi mà thôi.
Do không đau, không đọc, để mà đồng cảm với thế giới, cho nên đành vờ đi số phận Huế của mình, và của những người dân Huệ khác
Cả một cuốn viết về Thơ của NHQ không hề nhắc tới một nhà thơ mũi lõ nào. Ông ta hình như cũng chưa từng viết về, giới thiệu, hay dịch thơ nước ngoài?
Chính là từ những nguyên nhân như trên, mà những ông Mít nhà văn nhà thơ, đa số đều rất ư là kênh kiệu, kiêu ngạo… khi nói về họ: Mấy lời, đã đành với cách viết hờ hững…
Họ đều không học được bài học của Brodsky: Lưu vong dậy chúng ta bài học khiêm tốn.
Gấu đọc thơ văn Mít, không làm sao thấy thế giới, trong khi đọc thế giới, thì lại thấy Gấu, và qua Gấu, Mít!
Đọc Brodsky, ra Bắc Kít. Đọc Milosz, ra Cái Ác Bắc Kít, đọc Steiner, ra Lò Thiêu.
Thí dụ
*
V/v Thiếu 1 ngày lính

Cái này thì chỉ coi như là một giai thoại: Gấu nghe một ông bạn nói về NS, khi được hỏi về 30 Tháng Tư, và lưu vong xứ Mẽo, thi sĩ than, chúng lấy mẹ mất cái nhà và cái trường to kềnh của tớ!

Còn cái chuyện ông bị gọi khi xẩy ra vụ tổng động viên, ông hốt quá đến bị xì-trét, và sau chạy được một chân canh xác chết, nhờ vậy mà sáng tác được cái truyện ngắn, hay truyện dài ‘10 ngày ở chung sự vụ”.

Bảnh hơn Gấu, cứ 3 tháng là 1 lần trình diện Trung Tâm Tuyển Mộ Nhập Ngũ, rồi về.

*

Mục Tin Văn trên tờ Văn ngày nào, ký Thư Trung, tức TPG, đáp lễ NS qua loạt bài ‘Một bông hồng cho văn nghệ’


Cái thứ thơ Huế buồn chi, may, là nó không hay, chứ nếu nó hay thì thật là bỏ mẹ.
Nó sẽ chứng tỏ một điều thật là khốn nạn, Mậu Thân kệ cha Mậu Thân, Huệ vẫn cứ buồn chi, vẫn cứ chỉ buồn.

Một trong những khám phá tuyệt vời nhất của Gấu khi ra được hải ngoại, Lò Thiêu, tất nhiên, và để được ‘ân sủng’ sau khi bị ‘thất sủng’ như thế, [Mi ở đây bao lâu rồi?] Thượng Đế cho phép Gấu gặp lại cô bạn ngày nào, làm được vài bài thơ nhờ gặp lại, đọc được, hay được đọc thơ [cả hai đều không dễ đâu nhé], và do đọc thơ, thì mới hiểu ra được câu của Borges, thơ được trao cho thi sĩ, và cái thứ người được trao đó, thì đều rất ư là khiêm tốn, vì họ rất ư là kiêu ngạo.

Mấy lời!
NQT
*

Anh nghĩ: Ta đang ở địa ngục. Ta đã chết.
Anh nghĩ: Ta điên rồi.
Anh nghĩ: Thời gian ngưng. 

Rồi anh suy nghĩ, trong trường hợp như vậy, ý nghĩ của anh, cũng phải tới một điểm ngừng. Anh nóng lòng xét nghiệm khả năng này: anh nhắc lại (mà không mấp máy môi) Bài Thơ bí ẩn thứ Tư của Virgil. Anh tưởng tượng những người lính đằng xa cùng chia sẻ với anh nỗi nôn nóng; anh mong được liên lạc với họ. Anh sững sờ khi thấy mình không một chút mệt mỏi, không choáng váng vì sự bất động hoài huỷ. Sau một thời gian dài, không biết là bao lâu, anh rơi vào giấc ngủ. Khi tỉnh dậy, anh nhận ra thế giới vẫn bất động, tê cóng. Giọt mưa vẫn đọng trên má anh; bóng con ong vẫn dừng trên mặt phiến đá; khói từ điếu thuốc anh ném bỏ vẫn chưa tan. Một "ngày" khác đã qua, trước khi anh hiểu được.

 Anh đã xin Thượng Đế cho anh một năm để hoàn thành tác phẩm: Quyền năng vô hạn của Người đã bảo đảm điều này. Vì anh, Thượng Đế đã hoàn thành một phép lạ bí ẩn: Sự thắng thế, dẫn đầu của đối thủ Đức sẽ giết anh, ở một giờ giấc nhất định, nhưng trong tư tưởng của anh, một năm đã qua đi, giữa lệnh bắn của viên đội, và cuộc hành quyết. Hoang mang, anh đi tới ngỡ ngàng; từ ngỡ ngàng tới cam phận, từ cam phận tới lòng tri ân bất ngờ. 

 Anh đâu có tài liệu chi, ngoài hồi ức của riêng mình. Đám rong chơi tài tử, vốn đã quên những chương đoạn mơ hồ, phù phiếm, họ không thể tưởng tượng, anh đã từng có được một sự nghiêm thủ hạnh phúc, khi làm chủ từng khổ thơ thêm vô đó. Anh không làm, cho hậu thế, ngay cả cho Thượng Đế, cũng không, những thưởng ngoạn văn chương cũng chỉ là vô danh đối với anh. Hết sức tỉ mỉ, không cử động, hết sức bí mật, anh dệt đúng thời gian, mê cung vô hình, kiêu hãnh của anh. Anh làm đi làm lại hai lần, hồi thứ ba. Anh bỏ đi những biểu tượng quá lộ liễu: tiếng đập của thời gian, của âm nhạc. Chẳng có gì thúc hối anh. Anh bỏ bớt, anh cô đọng, anh khuếch đại. Có chỗ, anh trở lại nguyên bản. Anh thấy mình trở nên trìu mến cái sân, doanh trại, một trong những mặt tiền của nó, trước mặt anh, đã sửa đổi quan niệm của anh về tính tình của Roemerstadt. Anh khám phá ra rằng, những tạp âm nặng nề đã làm Flaubert bực mình rất nhiều, chỉ là những mê tín thị giác, sự yếu đuối và giới hạn của chữ viết, không phải chữ có âm thanh, trầm bổng... Anh kết thúc bi kịch của anh. Anh chỉ còn bận tâm với mỗi một câu. Anh đã kiếm thấy nó. Giọt mưa lăn trên má anh. Anh bắt đầu một tiếng kêu man rợ, xoay mặt qua một bên. Ba bề, bốn phía, một luồng hơi đẩy anh té xuống.

Jaromir Hladík chết vào ngày 29 tháng Ba, lúc 9:02 sáng.
Mi ở đây bao lâu rồi?

Gấu không xin 1 năm, mà 'thật nhiều năm', sau 30.4...
Thì cũng vẫn thời gian 'giữa lệnh bắn của viên đội, và cuộc hành quyết'!

 **

Xuống phố đi khám… thận, nhân tiện ghé tiệm sách vồ 2 cuốn trên, để đọc song song với Blog của Thầy Cuốc trên VOA.
Cuốn đầu, làm thế nào để bốc phét về những cuốn sách mà bạn chưa đọc!
Nguyên tác tiếng Tây, rất nổi đình nổi đám khi vừa mới ra lò
Đọc xong, có thể sẽ gửi biếu nhà phê bình, vì có vẻ  Ngài chưa đọc cuốn này, nên Ngài viết ra cái gì, tác giả nào, là thiên hạ biết tỏng Ngài chưa từng đọc!
Cuốn thứ nhì, của Llosa, có bài về chủ nghĩa quốc gia, thật tuyệt.
Coi xong, cũng sẽ gửi tặng, vì có vẻ như nhà phê bình lầm lẫn giữa tình cảm yêu nước và chủ nghĩa quốc gia, nationalism, trong loạt bài nhảm nhí của Ngài!