*


 



Krishnamurti

Note: Bài dịch này, còn trong dạng nháp.
Đây là một tác phẩm khó nhai nhất của K.
Post lên, từ từ sửa, biết đâu bạn đọc TV có cao kiến gì đóng góp.
Tks.
 QTN, dịch giả.

Từ Sổ tay của Krishnamurti
27 Tháng Sáu 1961
Tạo hình thức hay dùng ngôn từ để nói về tất cả điều này xem ra rất vô ích; ngôn từ dù chính xác đến đâu, sự mô tả dù rõ ràng thế mấy, cũng đều không chuyền đạt được thực tại. Có cái đẹp tuyệt vời và không thể nói thành lời, trong tất cả điều này. Chỉ có một chuyển động đời sống, bên ngoài và bên trong; chuyển động này không thể chia cắt, dù nó bị phân chia. Bị phân chia, đa số đi theo chuyển động bên ngoài, là kiến thức, ý tưởng, lòng tin, uy quyền, sự an toàn, sự thành công, và v.v.v. Phản ứng lại, là phần đi theo đời sống bên trong, có ảo tưởng, hy vọng, khát vọng, bí ẩn, mâu thuẫn, tuyệt vọng. Vì chuyển động này là một phản ứng, nó xung đột với chuyển động bên ngoài. Cho nên có mâu thuẫn, với sự đau đớn, âu lo và tránh né. Chỉ có một chuyển động, nó là bên ngoài và bên trong. Khi hiểu bên ngoài, thì bên trong bắt đầu chuyển động, không đối nghịch hay mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn bị loại trừ, trí óc, dù bén nhậy và cảnh giác cao, vẫn trở nên yên tĩnh. Khi ấy chỉ chuyển động bên trong có giá trị và quan trọng. Từ chuyển động này mới có sự khoan dung và lòng trắc ẩn mà nó không là thành quả của lý lẽ và sự quên mình có chủ đích. Bông hoa đẹp rực rỡ khi nó có thể bị bỏ quên, bị để qua bên, hoặc bị hủy diệt. Tham vọng không biết cái đẹp. Cảm nhận cái cốt lõi mới là cái đẹp.
28 Tháng Sáu 1961
Điều thiêng liêng không có vật tượng trưng. Một hòn đá trong một ngôi đền, một hình ảnh trong một nhà thờ, một biểu tượng thì không thiêng liêng. Người ta cho chúng là thiêng liêng, điều gì đó thần thánh để được thờ phượng là vì những hối thúc phức tạp, sự sợ hãi, và những mong ước. Điều ‘thiêng liêng’này vẫn nằm trong phạm vi của tư tưởng; nó được tư tưởng dựng nên và trong tư tưởng thì không có gì mới và thần thánh. Tư tưởng có thể sắp đặt những điều rắc rối của các hệ thống, các niềm tin, các giáo điều, và những hình ảnh và những biểu tượng mà nó phóng chiếu thì không còn thiêng liêng nữa, không hơn gì những họa đồ của một căn nhà hay bản vẽ của một chiếc máy bay mới. Tất cả điều này ở trong ranh giới của tư tưởng và không có gì thiêng liêng hay huyền nhiệm. Tư tưởng là chất liệu và nó có thể được làm thành bất cứ gì, xấu hoặc đẹp.
Nhưng có một điều thiêng liêng không phải là sản phẩm của tư tưởng, cũng không là cảm giác được tư tưởng làm hồi sinh. Tư tưởng không thể nhận ra  và sử dụng nó. Tư tưởng không thể hình dung nó. Nhưng có một sự thiêng liêng mà không một biểu tượng hay ngôn từ nào có thể chạm tới. Nó không thể truyền đạt. Nó là một sự kiện.
Một sự kiện là điều được  xem thấy và cái thấy đó không qua ngôn từ. Khi một sự kiện được giải thích/diễn dịch thì nó hết là sự kiện; nó trở thành điều gì đó hoàn toàn khác. Thấy là quan trọng nhất. Cái thấy này ở ngoài không-thời gian; nó trực tiếp, tức thời. Và điều được xem thấy thì không bao giờ lại cũng là điều đó. Không có lại hoặc trong khi ấy. Điều thiêng liêng này không có người thờ phượng, người quan sát trầm từ về nó. Nó không được mua hoặc bán ở chợ. Giống như cái đẹp, không thể thấy nó qua điều đối nghịch với nó vì nó không có điều đối nghịch.
Nó hiện diện ở đây, đổ đầy căn phòng, tràn qua núi đồi, xa ngoài biển cả, bao trùm trái đất.


Hoàng Hưng – Thư ngỏ gửi các vị lãnh đạo nhà nước Việt Nam
về vụ 400 tu sĩ Bát Nhã bị khủng bố


http://phusa.info/

Thiền sư Nhất Hạnh lần đầu tiên lên tiếng về vụ Bát Nhã
Friday, October 02, 2009 Bookmark and Share



medium_NhatHanh.jpg

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong chuyến trở về Việt Nam vào năm 2007. (Hình: STR/AFP/Getty Images)


Thiện Giao/Người Việt

VIỆT NAM - Bức thư của Nguyễn Lang, tác giả “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận,” gởi cho Chủ Tịch Nhà Nước VN Nguyễn Minh Triết, và sau đó thêm một bức gởi cho nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước, được dư luận cho là lần đầu tiên Thiền Sư Nhất Hạnh lên tiếng về vụ Bát Nhã, Lâm Ðồng, Việt Nam.

Nguyễn Lang là bút hiệu của Thiền Sư Nhất Hạnh, được giới trí thức, Phật tử trong nước biết đến từ lâu qua tác phẩm đồ sộ “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận,” xuất bản trong nước hồi đầu thập niên 1960s, trước khi ông ra đi, sống lưu vong tại nước ngoài.

Hai bức thư của Thiền Sư Nhất Hạnh được cho là “có nhiều thông điệp” gởi chính quyền và giới trí thức trong nước.

Trong bức thư từ New York đề ngày 30 Tháng Chín, gởi ông Nguyễn Minh Triết, tác giả Nguyễn Lang, tức Thiền Sư Nhất Hạnh, viết rằng:

“...Cửa Phật là cửa rộng, những lúc hiểm nguy ai cũng có quyền tới nương nhờ. Ngày xưa trong cách mạng chống Pháp, hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã từng tới ẩn náu tại chùa và các thầy các sư cô luôn luôn tìm mọi cách để đùm bọc và che chở. Bây giờ đây cảnh sát và công an của chủ tịch đã đánh bật 400 thầy và sư cô ra khỏi chùa (tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc) và các vị ấy đã tìm tới tỵ nạn nơi một chùa khác (chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc). Hiện thời cảnh sát và công an của chủ tịch lại đang vây quanh chùa Phước Huệ buộc các vị xuất gia ấy phải ra khỏi chùa trong đêm nay. Các vị cảnh sát và công an này chắc hẳn không phải là con cháu của cách mạng. Tôi xin chủ tịch kịp thời ngăn chận hành động trái luân thường đạo lý này.”

Hai ngày sau đó, tác giả Nguyễn Lang lại viết thêm bức thư thứ nhì, gởi “nhân sĩ và trí thức trong và ngoài nước,” kêu gọi “liệt vị kịp thời lên tiếng để che chở cho 400 người trẻ đang bị bao vây và đàn áp tại chùa Phước Huệ ở Bảo Lộc.”

Bức thư có đoạn, “Qua 14 tháng thử thách trước bạo động và đe dọa, họ đã can trường đứng vững, không nản chí, không sợ hãi, không oán thù, không bạo động, và vẫn giữ được niềm tin nơi con đường họ đi và vào những giá trị tinh thần của đất nước. Nhìn vào những người như họ, chúng ta thấy vững lên niềm tin của chúng ta nơi các thế hệ tương lai của đất nước.”

Và, vì những lẽ ấy, “Lên tiếng bảo vệ cho họ không phải là quý liệt vị yểm trợ cho một tôn giáo là Phật Giáo mà quý vị che chở cho những mầm non xanh tốt của tương lai không để bị giẫm nát bởi bạo hành.”

Ðây là lần đầu tiên Thiền Sư Nhất Hạnh, tức nhà viết sử Nguyễn Lang, chính thức lên tiếng về vụ tăng ni bị đàn áp và đánh đuổi ra khỏi tu viện Bát Nhã.

Một số người nhận định, hình thức thư ngỏ, gởi qua trang mạng phusa.info, và ký tên Nguyễn Lang là cách thức “ẩn chứa nhiều thông điệp.”

Một đệ tử của Thiền Sư Nhất Hạnh, yêu cầu không nêu tên, nhận định rằng bút hiệu Nguyễn Lang rất nổi tiếng đối với người Việt Nam, đặc biệt giới trí thức và Phật tử. Và hành động dùng bút hiệu này thay vì danh xưng “Thiền Sư Nhất Hạnh” nổi tiếng quốc tế là cách mà vị thiền sư hơn 80 tuổi “muốn giới hạn hoàn cảnh giải quyết vấn đề Bát Nhã.”

“Thiền Sư Nhất Hạnh muốn nói với chính quyền Việt Nam, là hãy giải quyết vụ Bát Nhã giữa những người Việt Nam với nhau.”

Khi Thiền Sư Nhất Hạnh lên tiếng chính thức bằng danh xưng Nhất Hạnh, “vấn đề sẽ trở thành quốc tế, không thể che giấu.”

Trong khi đó, một số Phật tử khác thì cho rằng, khi dùng bút hiệu Nguyễn Lang, tác giả bộ sử Phật Giáo Việt Nam, Thiền Sư Nhất Hạnh muốn nhắn gởi đến cá nhân ông Nguyễn Minh Triết và giới trí thức, rằng đây là lúc họ sẽ quyết định mai sau lịch sử ghi lại những gì về sự kiện này.

“Chắc chắn, ông Triết không muốn lịch sử ghi nhận như một lãnh tụ độc tài, biến Bát Nhã thành một pháp nạn của thế kỷ 21.”

“Và giới trí thức cần là cột trụ vững chắc của xã hội, luôn lên tiếng kịp thời trước những vấn nạn lớn của xã hội.”



*
*
*
*

Lửa Thiêng

Diệm đổ vì đụng vô Phật giáo, và vì những bức hình như trên đây.
Liệu kỳ tích trên lại xuất hiện?


Tribute to PCL & VHNT

VHNT là nơi đăng thư ngỏ gửi Gunter Grass, yêu cầu ông lên tiếng về trường hợp hai nhà văn Việt Nam xin định cư tại Đức. (1) Toàn bộ ban biên tập cùng tham gia, góp ý kiến về bản tiếng Anh của lá thư. Gấu, khi đó, tiếng Anh cũng đồ dởm, đọc, dịch thì OK, nhưng viết bằng tiếng Anh thì coi bộ còn tệ hơn cái thời ở trại tị nạn, mù tịt không còn biết động từ nào đi với giới từ nào!
Một việc làm hoàn toàn mang tính nhân đạo như vậy, chưa nói đến chính trị chính em, giao lưu hòa giải, vậy mà Gấu nhờ cậy vài ba nơi khác, đều lắc đầu, trong số đó, có tờ Báo Mít Của Mẽo do ông bạn quí làm tổng thư ký, có cả nhà biên khảo số 1 hải ngoại, có một ông bạn thân của Gấu, chủ nhà sách VK, ông này thì lo cho Gấu nhiều hơn, khuyên Gấu mày làm nhà văn đủ rồi, đừng dính tới chính trị. Có cả ông SM, trùm một tờ báo bằng tiếng Anh trên net.
Vụ này chấn động cả ở trong nước, như Gấu được biết, khi trở về lại thăm Đất Bắc.
Đây có lẽ là cử chỉ thân ái đầu tiên giữa hai miền, giữa trong và ngoài nước, giữa những nhà văn nhà thơ, được thể hiện.
(1) Thư gửi Mr. G, đã được đăng trên một số báo trên lưới, như Việt Báo online, Thông Luận online, và sau đó trên VHNT online, của PCL. Báo giấy độc nhất đăng lá thư là một tờ ở Washington D.C, của me-xừ Nữu (?), báo Tân Phong (?), download từ trên net (?). Thay mặt những người trong cuộc, xin được gửi những lời tri ân tới tất cả. NQT


*

Le tombeau
Chant d'amour tragique entre deux écrivains tourmentés,
In memoriam est un roman magnifique et très noir.
Ngôi mộ
Khúc tình ca bi thương giữa hai nhà văn day dứt, quằn quại,
Tưởng Niệm là một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời, và rất đen
*

Borges à l'infini: Borges, thiên thu, vô cùng.

Borges en dialogue,
entretiens avec Osvaldo Ferrari
Traduit de l'espagnol (Argentine) par René Pons Éd.1O/18, coll. Bibliothèques 10-18, 224 p., 7 €.
Dans un texte écrit peu après la disparition de Jorge Luis Borges, en 1986, « La littérature ne sauve pas la vie» (in Utopie et désenchantement), Claudio Magris se demandait: « Qui est mort voici quelques heures, l'anonyme et mélancolique homme à la canne, qui peut-être n'a jamais connu l'amour et qui se perdait dans les méandres des rues et du soir, en disparaissant dans l'ombre comme un jour qui s'achève, ou bien l'auteur qui, en jouant, rapide comme l'éclair, avec les nostalgies de cet inconnu, nous a donné l'illusion que quelques volumes, avec leurs dos bien reliés luisant sur une étagère, suffisent à justifier une vie dont nul ne peut pénétrer le mystère? »
Quel est le Borges qui, de 1984 à 1986, devisa avec Osvaldo Ferrari lors d'émissions diffusées par la radio argentine? Celui qui prétendait léguer « le rien à personne »; celui qui, dans sa préface à La Monnaie de fer, affirmait avoir été un causeur hésitant mais un bon auditeur, retenant chaque propos de son père ou de l'écrivain argentin Macedonio Fernandez; celui qui, adolescent, voulait être Hamlet, Raskolnikov et Byron; celui qu'on surnommait El Memorioso, l'homme-mémoire, sans lui souhaiter le funeste destin de Funes, son personnage à jamais égaré dans le labyrinthe des souvenirs; ou bien celui qui se présentait devant le tribunal du « quasijugement dernier» comme le confesseur de l'étrangeté du monde. Tous ces Borges d'hier, que l'oubli disperse et que la mémoire transforme, parlent à l'unisson au cours de ces entretiens. L'oracle de Buenos Aires y adopte le ton serein caractéristique de Discussion, écrit en1932, une fois balayés les emportements de sa jeunesse qui lui faisaient dire dans Lune d'en face: «Face à la chanson des tièdes, j'ai allumé ma voix aux couchants. »
Lecteur hédoniste, il souligne avec malice qu'il se rapppelle mieux les livres lus que les incidents biographiques. Cinéphile, il rend grâce aux metteurs en scène d'Hollywood d'avoir sauvé le sens épique en réalisant des westerns. « Anarchiste inoffensif », il se déclare l'ennemi du nationalisme. Écrivain idolâtré aux quatre coins de la planète, il donne quelques leçons de littérature (l'imagination est un acte créateur de la mémoire, un artiste ne doit pas chercher un thème, mais attendre que le thème le cherche), puis résume sa situation en une boutade: il est devenu une sorte de superstition internationale ... L'étonnement étant à ses yeux la vertu cardinale, Borges semblait se soumettre à cette forme d'inquisition (Autres inquisitions est le titre d'un essai où il interroge certains livres, ces miroirs aux énigmes) afin d'assouvir sa curiosité pour l'autre, que l'inconnu soit son alter ego ou lui-même, multiplié à l'infini. Au bout du compte, ce Borges-là reste un sphinx. Ses paradoxes, ses dérobades, son humour à la Bernard Shaw, tout autant que sa dialectique, n'aident pas à débrouiller le mystère. Seuls les vers de Walt Whitman, qu'il célèbre dans Essai d'autobiographie, donnneraient une idée juste de ce volume d'entretiens:
«Camarade! Ceci n'est pas un livre;
Celui qui me touche touche un homme. » LINDA LÊ

Le Magazine Littéraire, Janvier, 2009


Có một điều gì trong ý thức của văn giới, nó không thể chịu nổi quan niệm về quyền uy tinh thần của một kẻ nào đó. Họ tự nén mình trước sự hiện hữu của một Đệ Nhất Bí Thư Đảng, hoặc một Lãnh Tụ, như trước một cái ác cần thiết, nhưng họ hăng say chất vấn một nhà tiên tri. Điều này như thế, chắc hẳn là vì, bị gọi là một kẻ nô lệ, là một thông tin ít làm ngã lòng hơn, so với bị gọi là một con số không, về mặt tinh thần. Nói cho cùng một con chó bị suy sụp thì cũng chẳng nên đá nó làm gì. Tuy nhiên, nhà tiên tri đá con chó suy sụp không phải để kết liễu nó, mà để cho nó đứng thẳng chân trở lại. Sự đề kháng trước những cú đá đó, sự chất vấn về những tuyên xưng và cáo buộc của nhà văn, không tới từ ước muốn tìm sự thực, mà tới từ sự đắc chí về mặt khôn lanh, láu cá của kiếp nô lệ. Vậy thì, càng tệ lậu hơn, đối với giới văn học, khi quyền uy không chỉ riêng về tinh thần, mà còn về văn hóa - như là trong trường hợp của Nadezhda Mandelstam.
[There is something in the consciousness of literati that cannot stand the notion of someone's moral authority. They resign themselves to the existence of a First Party Secretary, or of a Fuhrer, as to a necessary evil, but they would eagerly question a prophet. This is so, presumably, because being told that you are a slave is less disheartening news than being told that morally you are a zero. After all, a fallen dog shouldn't kicked. However, a prophet kicks the falllen dog not to finish it off but to get it back on its feets. The resistance to those kicks, the questioning of a writer's assertions and charges, come not from the desire for truth but from the intellectual smugness of slavery. All the worse, then, for the literati when the authority is not only moral but also cultural - as it was in Nadezhda Mandelstam's case.]

Đọc câu trên, bỗng nhớ tới mấy đấng Đông B, Đông C, Trương Thái Dúi nào đó, nếu chúng ta coi Lê Công Định, như là một thứ tiên tri báo Tin Mừng về sự sụp đổ của chế độ VC.



*

The emergence of memory

Trò chuyện với W.G. Sebald: Bài này trên The New Yorker online, Tin Văn có trích dịch, trong bài Tưởng niệm Sebald


Đào Hiếu và sự đơn độc 'đáng sợ'

Nhà văn Đào Hiếu từ Sài Gòn cho biết ngành công an đã buộc ông đóng cửa trang web riêng vì "vi phạm luật xuất bản".

Trước đây chúng tôi hoạt động cách mạng, làm Việt Cộng, xuống đường đấu tranh. Khi bị bắt vô tù, quần chúng biểu tình đòi trả tự do rầm rộ, bây giờ thì không, xã hội im thin thít, gần như không phản ứng gì.
DH

Cái gọi là quần chúng  trước đây, thì đều là công an bây giờ. Toàn là đồng chí của đồng chí Đào Hiếu cả. Hay ông anh ruột thịt của ông.
*
Tình cờ vớ được bài viết He Roared, của Hilary Mantel, trên tờ Điểm Sách London, số 6 Tháng Tám, 2009, điểm cuốn Danton: The Gentle Giant of Terror, của David Lawday.
Mantel nhắc tới một câu của Archimedes: Hãy cho tôi một điểm tựa, là tôi sẽ bẩy cả trái đất [Give me a place to stand, and I will move the earth], và, phán tiếp: Vào Mùa Xuân 1789, cái điểm tựa của bạn đó, chính là những con phố ở khu tả ngạn của Paris. Chỉ cần thò đầu ra khỏi cửa sổ quán cà phê Procope, hầu như tất cả mọi người mà bạn cần để lật đổ nhà nước, thì đều ở trong tầm tay của bạn.

Ui chao, đọc câu đó, là Gấu nhớ ra liền ông VC nằm vùng Đào Hiếu, các đồng bào, và những cuộc biểu tình của quần chúng của ông, để lật đổ chính quyền Miền Nam.
Gấu thời gian đó, làm một anh chuyên viên vô tuyến viễn ảnh cho hãng tin UPI, thành ra cứ hơi bị gửi hình biểu tình hoài. Nhớ nhất, cái lần tay Horst Faas trùm phòng hình ảnh AP lên Đài mang cho ông Hưng, nhân viên AP, những tấm hình biểu tình, trong số đó, có hình tay Huỳnh Tấn Mẫm. Fass nói được tiếng Tây, thế là Gấu bèn lèm bèm về những cuộc biểu tình... Faas chỉ HTM nằm trên cáng, sau khi bị công an cho ăn no đòn, nói, tay này là VC, như tất cả những người biểu tình, hoặc VC, hoặc có cảm tình với VC.
Gấu hiện có hai bài viết của Mantel, một về Danton, và một về Robespierre, đều tuyệt cả. Rảnh rang, post hầu quí độc giả Tin Văn, và chúng ta sẽ lai rai ba sợi về Cách Mạng Pháp.


Unrecounted


Thơ trí tuệ vs Thơ tình cảm

Tình cờ, lật tuyển tập tiểu luận To Begin Where I Am, của Czeslaw Milosz, trong có bài viết về Oscar Milosz.
Ông Cezlaw cho biết, vào năm 1924, một cuốn sách nhỏ của Oscar Milosz  được xb ở Paris dưới cái tít bằng tiếng La tinh, Ars Magna. Cuốn sách gồm 5 chương, hay, như tác giả gọi chúng, ‘những bài thơ siêu hình’, bài thứ nhất, được viết năm 1916. Tác phẩm Les Arcanes, viết năm 1926, xb năm 1927, là một tiếp nối, và còn là một khai triển, cuốn sách nhỏ nói trên. Cuốn sau, có độc nhất một bài thơ siêu hình, nhưng phần tiểu chú [phần ‘còm’, như thuật ngữ hiện đại], thì thật là đồ sộ.
Cezlaw cho biết, vào năm ông hai mươi tuổi, ông sở hữu cả hai cuốn, và ông thú thực, ông chẳng có “lại đâm bực” một tí nào [without exasperation], cả hai cuốn đã quyết định "nghiệp trí thức" của ông [both decided my intellectual career].
Thơ Cezlaw Milosz thuộc dòng thơ trí tuệ.
Câu viết trên, đúng là lời tri ân ông thi sĩ, và còn là bà con xa của ông, là Oscar Milosz. (1)
(1)
in 1931 he traveled to Paris, where he was influenced by his distant cousin Oscar Milosz, a French poet of Lithuanian descent
*
I am Lithuanian poet, writing in French
Tôi là nhà thơ
Lithuanian, làm thơ bằng tiếng Tây
Oscar Milosz

Thơ Joseph Huỳnh Văn

 Mùa Cầm Xanh 

1. Cầm Dương Xanh

Ôi khúc cầm dương sầu quí-phái
Đàn ai
ngăn ngắt trời tây-phương
Người lắng
mơ lên chiều
xanh vương...
Hồng tuôn thanh-thót suốt đêm trường. 

Hồng tuôn. em trắng muốt dương tay
Thôi đã nghìn xưa hương khói bay
Đàn im. tôi biết làm sao thấy
Đêm qua tôi chết quá ngất ngây
Đêm qua tôi chết quá không hay
Đàn im, tôi biết làm sao thấy
Réo rắt. em tinh-khiết buông tay
Réo rắt. em trong suốt như mây 

Ôi khúc cầm xanh sầu quí-phái
Đàn ai. ngăn-ngắt trời tây-phương
Xanh đóa hồn tôi xanh lá lệ
Trong vườn tôi xanh đẫm tinh-sương.
Ôi khúc cầm xanh
sầu quí-phái
Mưa trầm xanh cầm mộ ngát xanh
 

2. Cầm Nguyệt Xanh 

Ai cầm dưới nguyệt, ai như mây
Có hoa rất lệ ngát. hiên tây...
Ai xõa tóc xanh, ai đầm áo
Nửa đêm ngất tạnh.
Cầm buông dây...
Ôi nửa đêm sầu
sầu ngất tạnh
sầu như cầm. nguyệt tàn về đâu... 

Em hỡi! khi tay ngà rỏ máu
thì mộ lòng tôi  cỏ xanh rồi
Cô cho tôi đắm thuyền năm ấy
Về đầm đìa ngực mà ngất say
Một đêm. tôi uống hết sông đầy
Một đêm. tôi khóc hết thơ ngây
Không rượu tôi về trên bến vắng
Một đêm. tôi ngắm hết mùa trăng
Không rượu tôi về trên bến vắng

Suốt đêm nằm nuối tóc tơ nàng

Hồ như
cầm dứt dưới trăng tàn
Ai xé lòng như nguyệt thấm mênh mang...
 

3. Cầm Hồ Xanh Trầm Mình 

Rất xanh, tóc mới chấm ngang vai
Âm u, chiều tới bên hồ đắm
Muôn trùng thăm thẳm em ngát xanh
Xanh mi. xanh mắt.
và xanh tóc...

Nàng ơi xanh đắm đuối thiên thanh.

Trong xanh ai đắm chiều tê tạnh
Chảy khắp dòng em rực ánh hồng

Nhương sao trong buổi xuân xanh ấy
Xuống tóc. em trắng xóa theo mây
Theo mây....
rồi biết dạt phương nào
Lòng ta rồi sẩy bước nơi nao
Con trăng thơ dại chưa đầy tuổi
Đêm qua tự vẫn đáy sông Hằng.

Ôi một chút chiều rất mong manh
Một chút chiều xao xuyến đáy thiên thanh. Cầm hồ...

(Cầu mong con trăng thơ dại kia xanh mai mãi
trong đáy nước xanh) 

Tặng Nguyễn Đạt - đã lưu giữ cho tôi những vần lặng lẽ này. 

30.8.1970



*

Thơ Ở Đâu Xa

Note: Gấu đọc, lần đầu bài thơ trên, của Beckett, là qua Thơ Ở Đâu Xa của TTT.
Điều làm Gấu ngạc nhiên, là khúc trên được viết ở trong tù, mà lại viết cho cô con gái nhà thơ đọc, mà để nói về 'tôi muốn tình tôi chết'.
Chỉ đến khi BHD mất đi, thì Gấu mới ngộ ra, đây là nói về Hà Nội.
Gấu dùng lại 'điển tích' trên, để viết về BHD, và về Hà Nội của Gấu.
BHD gốc Hà Nội.

Tôi muốn tình tôi....
Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer
Samuel Beckett

Bản tiếng Anh của chính tác giả:

I would like my love to die
and the rain to be raining on the graveyard
and on me walking the streets
mourning her who thought that she loved me

Bản của Gấu:

Gấu muốn tình Gấu chết,
Và mưa rơi trên nghĩa địa,
trên đường phố [Sài Gòn] Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc
người
tưởng
rằng người yêu Gấu

Trên tờ Điểm Sách London, số 6 Tháng Tám, 2009, dưới cái tít Who to Be, Colm Tolbin đọc “Thư Beckett, 1929-40”, có nhắc tới bài thơ trên, thoạt đầu Beckett làm bằng tiếng Tây, và “tình tôi” ở đây là tình bạn giữa Beckett và Thomas McGreevy, một người bạn thân nhất của ông, một nhà phê bình nghệ thuật và một thi sĩ, hơn ông 13 tuổi. Bài thơ Lưu vong của McGreevy có câu:
I knew if you had died that I should grieve
Yet I found my heart wishing you were dead.
Tôi biết nếu bạn chết tôi sẽ đau khổ
Vậy mà thâm tâm tôi lại mong điều đó.
Bài thơ không đề của Beckett, là từ hai câu thơ trên, của bạn ông.
Bài thơ trên, lần đầu Gấu đọc, là ở trong Thơ ở đâu xa của TTT.
Nhưng, thú vị nhất, hay đúng hơn, thê lương nhất, lại là cái tít của bài viết của Tolbin. Về những năm tháng thê thảm của Beckett, thời kỳ 1930-1936, Tolbin viết: Vấn đề của ông trong những năm này xem ra thật dễ, nhưng lại khó giải quyết: it was how to live, what to do, and who to be, sống thế nào, làm cái gì, là thằng gì. Ông [Beckett] thì khôn khéo [clever], có học [well-educated], ông nói rành tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Đức của ông thì thật tốt. Nhưng cuốn sách đầu, truyện ngắn, của ông không bán được, và ông không làm sao kiếm được nhà xb cho tiểu thuyết của ông. Ông không biết làm cách nào kiếm sống.
Rất nhiều giai thoại thật tuyệt vời về chuyện Beckett mê tranh của Jack Yeats. Tình bạn giữa ông và McGreevy là cũng từ chuyện mê tranh Yeats.
 


Tuyệt Cú




Kỷ niệm, kỷ niệm

V/v đố kỵ nhỏ nhen.
Về già, sắp đi, nhìn lại đời mình, thì Gấu hiểu ra rằng thì là mấy đấng bạn quí của Gấu đều chán Gấu cả, ấy chỉ là vì mấy ông đếch viết được như Gấu.
Hà, hà!
Gấu rất quí mấy đấng bạn quí, khen nức nở bạn quí, vậy mà chưa từng được một đấng bạn quí nào ‘xoa đầu’ cả, quái thế.



Gánh Nặng Tuổi Thơ


Đọc lại V[I]P

Don Quixote
Hiệp Sĩ Mặt Buồn vs Hiệp Sĩ Sư Tử
DQ
*

Nguyên Mẫu

Nguyên mẫu là một mục của tờ văn học Pháp, Le Magazine Littéraire. Số Tháng Giêng 2009, có một bài viết về cặp Don Quichotte & Pancho Panca, thật tuyệt, của Benoit Duteurtre. Tin Văn scan để hy vọng lèm bèm về nó, khi nào hưỡn hưỡn, rảnh rảnh.
Thú nhất, là tác giả tìm ra sự liên hệ giữa cặp Don & Pancho với những cặp, thí dụ, hai nhân vật trong Của Chuột và Người, và, từ Của Chuột và Người, móc vào cơn suy thoái kinh tế hiện đại, rồi móc vào cơn suy thoái tâm linh qua hai nhân vật trong Trong khi chờ Godot của Beckett. Tuyệt!
Nói gần nói xa, chẳng qua nói thẳng: Đây cũng chính là cách viết Tạp Ghi của Gấu!
Cái nọ xọ cái kia, chẳng biết đường nào mà lần! [Gấu Cái ghét thậm tệ, chửi, chẳng khi nào đọc được trọn bài viết của mi!]. Một ông phê bình gia hải ngoại cho rằng, cách viết của Gấu là từ tuyệt chiêu Lăng Ba Vi Bộ mà ra!
Nhưng, Lăng Ba Vi Bộ là một “diệu pháp” để tránh đòn. Đoàn Dự chẳng muốn đánh nhau với ai, học được phép này, thú quá, vậy là khỏi lo thằng nào đánh mình!
Còn mi?
Thì cũng nói thẳng: Để đánh người! NQT



Kun Ở Xứ Mít

Milozs ở đây là ai nhỉ? Ông được giải Nobel hay ông anh em bà con Oskar?
Blog NL

Milosz hay được nhắc tới trên Tin Văn, là ông được Nobel văn chương, Czeslaw Milosz, tác giả cuốn Cầm Tưởng, The Captive Mind, nổi tiếng, nhưng bản thân ông, thì lại quá chán cuốn này, như có lần than thở, khi viết nó, giống như ở trong thế đụng chân tường, ‘cùng tắc thông’, viết cho xong, để còn làm việc khác. Ông rất bực, vì đa số chỉ biết ông, qua cuốn đó, như trong bài viết về Koestler, thằng cha tưởng mình bảnh, chỉ biết tôi qua tác phẩm Cầm Tưởng! (1)
V/v Oskar Milosz, trên Tin Văn có bài viết về ông, của Kundera, trong cuốn hiện đang lèm bèm, “Une rencontre”.
Czeslaw cũng có một bài về Oskar thi sĩ, On Oscar Milosz, cũng tới lắm, in trong To Begin Where I Am, Selected Essays [“Bắt đầu nơi tôi là”, tuyển tập tiểu luận]. Tin Văn sẽ post bài này, trong những kỳ tới.
(1)
Với ông, tôi chỉ là tác giả của một cuốn sách, đó là cuốn Cái Đầu Bị Cùm, hay Cầm Tưởng, The Captive Mind, mà ông đã đọc và nghĩ là "được". Tuy nhiên, với riêng tôi, thành thực mà nói, tôi bảnh hơn thế, hoặc khiêm nhường hơn, tôi khác thế, không hẳn chỉ có thế: Tôi là tác giả của những bài thơ mà ông ta chẳng biết một tí gì về chúng.
Koestler

Kundera: L'INTOUCHABLE SOLITUDE D'UN ÉTRANGER (Oscar Milosz)


 Dọn

Tiếng Việt: Cọp và Chó
NHQ VOA
Nhà đại phê bình gọi Gấu là chó, và nhân đó, chửi chó.
Hoá ra là chính Gấu này, cũng tự nhận mình là… chó, như dưới đây cho thấy. Tếu thế.

Chào Mừng Năm Con Chó
Chó Bên Đường

Tôi làm một chuyến đi, để tự mình làm quen với xứ sở của tôi, trên một chiếc xe hai ngựa, với rất nhiều cỏ khô, và một xô nước uống cho ngựa, ở phiá sau xe. Tôi đi qua một vùng đồi, hai bên đường là những nhóm cây thông, con đường dẫn tới một vùng rừng, với những mái rạ lấp ló, ẩn hiện sau lùm cây, và từ mái rạ, những tụm khói bốc lên khiến có cảm tưởng đó là những căn nhà đang cháy. Tôi đi qua những vùng đồng, vùng ao hồ. Thật là thú vị khi cứ đi như thế, mặc tình cho ngựa rong ruổi, và chờ đợi, khi, vượt thung lũng tới, và lại nhìn một làng quê từ từ xuất hiện, hay một công viên, với một điểm trắng của một trang viện ở trong nó. Và đi tới đâu, bất cứ chỗ nào, chúng ta cũng nghe tiếng chó sủa. Con vật tỏ ra hết sức trung thành, hết sức mẫn cán, với nhiệm vụ của nó. Đó là khởi đầu của thế kỷ. Đó là chấm dứt của thế kỷ.
Tôi không chỉ nghĩ đến những con người sống ở đó, bao nhiêu thế hệ con người, mà còn nghĩ tới bao nhiêu thế hệ chó, đời đời kiếp kiếp chó, cùng rong ruổi với con người, trong cái cuộc đời một ngày như mọi ngày. Và thế là một cái tên bật ra, vào lúc tảng sáng, trước khi lại ngủ trở lại, tự nó gói ghém hết ý nghĩa của nó: Chó Bên Đường. (1)
(1) Czeslaw Milosz: Chó Bên Đường [Road-side Dog, bản dịch tiếng Anh của tác giả và Robert Hass, nhà xb Farrar, Strauss and Giroux, New York]
Đọc, tôi cứ tưởng tượng ra, không chỉ một, mà tới hai con chó bên đường, ở khu miền ngược.
Một, là Nguyễn Chí Thiện, và những tiếng chó sủa có tên là Hoa Địa Ngục.
Và một, Nguyễn Huy Thiệp và những tiếng chó sủa mà Những Ngọn Gió từ đỉnh Hua Tát, mang đi xa mãi xuống miền xuôi.
Ở đây, trên trang Tin Văn, này, cũng chỉ là lập lại những tiếng chó sủa, ở vào lúc tận cùng thế kỷ, và ở đầu thiên niên kỷ...
(1) Bản tiếng Anh
ROAD-SIDE DOG
I went on a journey in order to acquaint myself with my province, in a two-horse wagon with a lot of fodder and a tin bucket rattling in the back. The bucket was required for the horses to drink from. I traveled through a country of hills and pine groves that gave way to woodlands, where swirls of smoke hovered over the roofs of houses, as if they were on fire, for they were chimneyless cabins; I crossed districts of fields and lakes. It was so interesting to be moving, to give the horses their rein, and wait until, in the next valley, a village slowly appeared, or a park with the white spot of a manor in it. And always we were barked at by a dog, assiduous in its duty. That was the beginning of the century; this is its end. I have been thinking not only of the people who lived there once but also of the generations of dogs accompanying them in their everyday bustle, and one night—I don't know where it came from—in a pre-dawn sleep, that funny and tender phrase composed itself: a road-side dog.
Nguồn
*
Muốn dịch cho ra hồn, thì phải có... hồn, mà hồn ở đây, là hồn Việt, nghĩa là phải rành tiếng Việt.
Đã có lần Hai Lúa nói ra cái ý đó, bị một ông phạng, mày đâu có hồn Việt, bởi vì mày không rành văn hóa Việt, chứng cớ là mày chưa từng đọc.. Kinh Dịch!
Ý trên, theo HL, là một điều kiện tối cần thiết, cho bất cứ một người nào làm dịch thuật. Không phải Hai Lúa khẳng định, tao là thằng rành tiếng Việt, văn hóa "nước mình".
Tại sao ông ta lại hiểu "sái" đi một chút? Ấy là vì ông ta đã có sẵn một ý nghĩ nào đó, chắc hẳn là cũng chẳng hay ho gì, về Hai Lúa.
Không phải chỉ ông ta, mà còn rất nhiều "bạn văn" khác nữa.
Lần ra lò cuốn sách "đầu tay" ở hải ngoại, ân cần gửi tặng bạn bè, mấy ông chủ báo, bị ngay một ông phạng. Lúc đầu, HL còn mừng, mình ra sách, thiên hạ đọc, cho vài ý kiến, tốt quá rồi còn muốn gì nữa! Nhưng sau, đọc bài viết, đọc ra cái "tiểu tâm" của ông.
Ông này cay, không phải mới đây, từ thập niên 1960 lận. Y chang ông Mít học trường Tây, nghĩa là cay, không chỉ HL, mà luôn cả đám thuờng được gọi là "nhóm tiểu thuyết mới ở Việt Nam". Trong mục giới thiệu sách báo ở cuối tạp chí ông là "giáo chủ", ông phạng cả đám, về lối viết lảm nhảm, láp nháp, bạ đâu viết đấy, chẳng hiểu thế nào là tiểu luận. Rồi nhân gặp, ông lên lớp Hai Lúa: anh không được đi học một trường dậy viết tiểu luận của Mẽo, như tôi đây. Viết tiểu luận nó phải như thế này này.
Hai Lúa cứ ngớ người ra. Mình đã cẩn thận ghi ở bìa sách là 'tạp luận", vậy mà ông ta cứ bắt phải ghi là... "tiểu luận"!
Cuốn "đầu tay" đó, có tên là Lần Cuối Sài Gòn. Như thế, đây là một tập truyện ngắn. Do mỏng quá, đành phải nhét thêm mấy "tạp ghi văn học" cho nó dầy dầy một chút. Ông không thèm đọc truyện ngắn, lo đọc ba đồ làm xàm, bá láp. Đọc, xong, rồi chửi! Mối thù mấy chục niên, từ hồi còn trẻ, bây giờ tao làm chủ báo, làm giáo chủ một trường thơ, tao mới có dịp phạng cả lũ chúng mày!
Bởi vậy, một khi đã có chút tiểu tâm, là... vứt đi!
Nhìn rộng ra, có thể nói, các nhà văn của chúng ta, hình như người nào cũng có một chút "tiểu tâm", nào đó, khi viết, khi chọn đề tài, khi.... đặt tên cho một nhân vật....
Là nhà văn, là có một cái bệnh, "nào đó", theo Hai Lúa, nói theo kiểu Freud, con người là một sinh vật có bịnh.
Và viết, là một cố gắng làm lành bịnh.
Thay vì viết ra để cho hết tiểu tâm, hết bịnh, mấy ông nhà văn Mít của chúng ta làm cho bịnh nặng thêm lên!
Bởi vậy, Hai Lúa rất nể cái ông bạn văn VC, ở trong nước [lẽ tất nhiên!], bị Hai Lúa "đánh, đau ra trò", mà không giận, năm hết Tết đến, còn viết mail chúc mừng "đại ca"!
Bảnh thật! (1)
VC mà như thế, thà là VC cho...  rồi!
(1) Cám ơn "tiểu đệ", "hiền đệ", "tiểu muội", "xí muội"..., và bằng hữu.
Giá mà không sợ "Không được nhập cảnh vào Việt Nam!", bị đuổi về xứ lạnh, hoặc tệ hại hơn thế, Tết này Hai Lúa đã "xin" về Hà Nội, làm một vài ly,...  thăm "em" đôi câu, mi em một [?] cái, rồi "anh"... đi, [nhại bài hát Hoa Soan Bên Thềm Cũ của Tuấn Khanh].
Được vậy thì còn gì sướng bằng.
Nếu có phải... hồi chánh, cũng đành!
Thân, HL

Tin Văn Cũ

Suốt mấy tuần nay cứ nghe lùng bùng bên tai những tiếng gâu gâu mãi, tôi sực nhớ chuyện ở nông thôn ngày trước.
NHQ Blog VOA

Ui chao, NHQ đọc Tin Văn, ‘nghe lùng bùng bên tai...’  biết đâu lại thành thi sĩ, ‘như Milosz’, thực hiện được giấc mơ thời mới lớn, như có lần Người than thở, giá mà đừng ham cái ghế ngự sử văn đàn, biết đâu đã trở thành một nhà thơ có hạng!
*

Michel Foucault, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, khi được hỏi, tại sao không dính vô (engage) mấy vụ bút chiến (polemics), ông trả lời: Tôi thích bàn luận (discussion), và khi được hỏi, tôi cố gắng trả lời. Nhưng đúng là tôi không khoái dính tới mấy vụ bút chiến. Nếu tôi mở một cuốn sách mà thấy tác giả của nó buộc tội địch thủ, một kẻ tả phái ấu trĩ, tôi đóng liền nó lại. Đó không phải là cách làm việc của tôi. Tôi không thuộc về thế giới những người làm việc kiểu đó. Đây là điều thiết yếu đối với tôi. Toàn thể vấn đề đạo đức được đặt ra. Đạo đức liên can đến việc truy tìm sự thực, và liên hệ với tha nhân. Những câu hỏi và trả lời tùy thuộc cuộc chơi - vừa thích thú vừa khó khăn - trong đó mỗi bên chỉ được dùng quyền của mình do đối phương ban cho, dưới hình thức đã được chấp nhận của cuộc đối thoại. Người bút chiến, ngược lại, tự cho mình quyền ưu tiên. Anh ta chẳng bao giờ bằng lòng hỏi. Đối phương không phải là bạn, partner, trong cuộc truy tìm sự thực, mà là một kẻ thù, một kẻ sai, gây hại, một mối đe dọa. Và anh ta có bổn phận phải tiêu diệt, không cho phép đối phương được quyền thảo luận. Mục đích tối hậu của anh ta không là tiếp cận sự thực khó khăn, được chừng nào tốt chừng đó, mà là chiến thắng sau cùng, của công lý (just cause) anh ta đeo đuổi từ đầu. Kẻ bút chiến tự cho mình cái quyền hợp tình hợp pháp, điều mà đối phương của anh bị từ chối ngay từ đầu cuộc chơi. Theo M. Foucault, bút chiến là hình nhiễu (parasite figure) của bàn luận.
Bút Chiến

Bài viết này, (1), bây giờ đọc lại, Gấu mới nhớ ra là một bài Tạp Ghi viết cho tờ Văn Học, về một Số Tết của tờ báo, và về một bài viết của NHQ, về ca dao, nói về chuyện Vân Tiên núp lùm, chờ trăng lặn để sờ Nguyệt Nga.
Bài viết có vẻ như tiên đoán trận đụng độ sau đó, vào năm 2002, và bây giờ.
Đúng là tránh không khỏi số!
(1) Server cho biết, bài này đang "top", như vậy là độc giả Tin Văn cũng bị dính vô cái chuyện làm xàm này rồi! Đúng như một tay độc giả của Blog NL phán:

Mimi said...

Tớ cũng hay đọc TV của chiến sĩ Trụ. Nói chung vui là chính, vì chửi nhau đấm đá nhau là mình thú. Trụ đọc nhiều, chửi cũng hay, cũng ác. Nhưng với tư cách nhà văn thì các tác phẩm của Trụ đều phò, đọc chả có mẹ gì hay ho.

September 9, 2009 7:12 PM

Lời phán của Bạn, ngược hẳn lại của một ông "bạn cũ" của Gấu, vẫn còn ở Sài Gòn.
Nhà thơ Vương Tân, còn viết dưới cái tên Hồ Nam.

 *

*

Bài viết, có nhiều sai sót về sự kiện.
Nhưng chuyện này "dài" lắm. Để bữa nào rảnh, hầu tiếp. NQT