*
Notes
I


1
2
3











Gấu đọc Tô Hoài rất sớm, và giấc mộng, sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ, là do đọc ông mà có.
Khi còn ở xứ Bắc, mỗi lần đói, mỗi lần rét, mỗi lần ăn miếng ăn, ăn thêm một câu nói, là giấc mơ sẽ có ngày tới được nước Nam Kỳ lại trỗi dậy.
Cho tới khi tới được nước Nam Kỳ.
Tưởng thoả mãn, mà thoả mãn thực, nhưng, oái oăm thay, một nước Nam Kỳ khác xuất hiện!
Lúc thì ở nơi BHD, và cái nước Nam Kỳ lần này, khốn nạn thay, lại chính là cái xứ Bắc Kỳ mà Gấu đã bỏ chạy!
Và ở trong bao nhiêu nước Nam Kỳ khác, do đọc sách mà có!
Trong những “nước Nam Kỳ” do đọc sách những ngày mới lớn mà có đó, có “Sa mạc Tartares” của Dino Buzzati.
Mới đây, đọc A Reading Diary, Alberto Manguel có viết về cuốn này, ông nói là đọc nó vào thời mới lớn, cũng như Gấu, đọc nó vào lúc mới lớn, tại nưóc Nam Kỳ, tại Sài Gòn, khi có BHD.
*
Gấu mua cuốn A Reading Diary Nhật Ký Đọc, cũng lâu rồi. Quăng vào một xó, rồi quên luôn, cho tới khi dọn nhà, nhặt nó lên…
Buzzati notes that, from the very beginning of his writing career, people heard Kafka's echoes in his work. As a consequence, he said, he felt not an inferiority complex but "an annoyance complex." And as a result, he lost any desire to read Kafka's work
Buzzati and Kafka: Perhaps it is not only impossible to achieve justice. Perhaps we have even made it impossible for a just man to persevere in seeking justice.
Buzzati cho biết, vào lúc khởi nghiệp, người ta nói, có mùi Kafka ở trong những gì ông viết ra. Nghe vậy, ông cảm thấy, không phải mặc cảm tự ti, mà là bực bội. Và sau cùng, ông mất cái thú đọc Kafka!
Buzzati và Kafka:
Có lẽ không phải chỉ là bất khả, cái chuyện đi tìm công lý.
Nhưng bất khả còn là vì: Chúng ta làm cho nó trở thành bất khả, để chỉ cho có một thằng cha, cố đấm ăn sôi, cứ đâm sầm vào cái chuyện tìm công lý!
"Không con, thì ai bi giờ hả mẹ?"
[Gửi NTT. NQT]
Gấu đọc Sa mạc Tác Ta [Tartar là một giống dân], bản tiếng Pháp, và không hiểu làm sao, bị nó ám ảnh hoài, câu chuyện một anh sĩ quan, ra trường, được phái tới một đồn biên xa lắc, phòng ngừa sự tấn công của dân Tác Ta từ phía sa mạc phía trước. Chờ hoài chờ huỷ, tới khi già khụ, ốm yếu, hom hem, sắp đi, thì nghe tin cuộc tấn công sắp sửa xẩy ra....
Đúng cái air Kafka!
Trên tờ Bách Khoa ngày nào còn Sài Gòn có đăng truyện ngắn K. của Buzatti. Đây là câu chuyện một anh chàng, sinh ra là bị lời nguyền, đừng đi biển, đi biển là sẽ gặp con quái vật K, nó chỉ chờ gặp mày để ăn thịt. Thế là anh chàng chẳng bao giờ dám đi biển, cho đến khi già cằn, sắp đi, bèn tự bảo mình, giờ này mà còn sợ gì nữa.
Thế là bèn ra Vũng Tầu, thuê thuyền đi một tua, và quả là gặp con K thật. Con quái vật cũng già khòm, sắp đi, nó thều thào bảo, tao có viên ngọc ước quí, chờ gặp mày để trao, nó đây này...
Ui chao Gấu lại nhớ đến Big Minh, thều thào, tao chờ chúng mày để bàn giao viên ngọc quí Miền Nam, và con K bèn biểu, tao lấy rồi, cám ơn lòng tốt của mày!
Doãn Quốc Sĩ, có chuyện Sợ Lửa, tương tự. Đây là câu chuyện một anh chàng sinh ra đời là bị thầy bói nguyền chớ có đến gần lửa. Thế rồi, một ngày đẹp trời, thèm lửa quá, bèn đến gần nó, và ngộ ra một điều, sao mà nó đẹp đến như thế.
Thế là về, và chết!
Gấu cũng thấy lửa rồi. Và đang sửa soạn về...
Sự thực, Gấu không gặp lửa, mà gặp… xác của Gấu, trôi lều bều trên dòng Mékong, lần tá túc chùa Long Vân, Parksé, chờ vuợt sông qua trại tị nạn Thái Lan. Gấu đã kể chuyện này nhiều lần rồi.


The Tartar Steppe
Như nhiều cuốn sách yêu thích, cuốn của Buzzati tôi đọc thuở mới lớn, câu chuyện của Drogo, một sĩ quan trẻ được phái đi trấn giữ“Đồn Xa”, ở tận mép bờ sa mạc Tác Ta, và năm này qua tháng nọ, anh bị ám ảnh bởi cái chuyện là, phải chứng tỏ mình là một tên lính xứng đáng trong cuộc chiến đấu chưa hề xẩy ra, với rợ Tác Ta.
Đồn Xa quả là một tiền đồn heo hắt. Và chẳng giống ai. Nó có một hệ thống rắc rối, của những mật ngữ dùng để kiểm tra, khi vô cũng như khi ra.
Tôi [Alberto Manguel] nhớ là đã từng cảm thấy khiếp sợ [và lúc này đang bị] đẩy vào trong một cơn ác mộng của Drogo, gồm đầy những bí mật của những bí mật, của những mật mã, được trao cho, chỉ một vị sĩ quan chỉ huy, và vị này có thể bị mất trí nhớ, hoặc quên mẹ mất đường. Một mạng nhện, của những luật lệ phi lý, sự đe dọa của một kẻ thù vô hình, chúng âm vang, vọng đi vọng lại, rền rền rĩ rĩ, tất cả những nguồn cơn ai oán, những bực bội không lối thoát, vô hy vọng, của một thời mới lớn, và bây giờ, của một người đàn ông đi quá nửa đời người.
*
Ui chao, đọc một cái là nhớ ra, đúng rồi, đúng rồi, đúng là tình cảnh của… Gấu, những ngày ở Sài Gòn!
Nào thử so sánh:
... Bao nhiêu năm, quãng đời vẫn bám cứng. Những giây phút tuy chết chóc, tuy kinh hoàng nhưng sao vẫn có vẻ chi quyến rũ, chi kỳ cục. Cảm giác của một người tuy biết rằng có thể chết bất cứ lúc nào nhưng vẫn loay hoay, cựa quậy: Gã chuyên viên trẻ lui cui chỉnh tín hiệu máy chuyển hình, như đây là tấm cuối cùng, đặc biệt nhất, chất lượng nhất. Gã phóng viên người Mẽo cao như cây sào, chẳng biết một chút gì về máy móc, kỹ thuật, nhưng cũng chăm chú theo dõi, như để nhắc nhở nếu có gì sai sót, và không quên lom khom, cố thu gọn cái thân xác kềnh càng sao cho bằng gã chuyên viên người Việt, ý như vậy là đồng đều nếu chẳng may có một viên đạn bất ngờ. Cả hai cùng lúc nhoài người xuống sàn nhà, có khi còn trước cả một tiếng nổ lớn ngay phía dưới chân building, hay ở Đài Phát Thanh liền bên. Những lúc tiếng súng tạm ngưng, trong khi chờ Tokyo xác nhận chất lượng buổi chuyển hình, và quyết định tấm nào cần lập lại, cả hai chăm chú theo dõi biến động trên bản tin AP, UPI qua máy viễn ký, có cảm giác vừa ở bên trong vừa bên ngoài những giây phút nóng bỏng, và chiến tranh cho đến lúc này, vẫn còn thuộc về những kẻ kém may mắn hơn mình.
... Đêm, vẫn đêm đêm, như hồn ma cố tìm cách nhập xác, như tên trộm muốn đánh cắp thời gian đã mất, mi một mình trở lại Sài-gòn, quán Cái Chùa. Những buổi sáng ghé 19 Ngô Đức Kế, nếu không có Radiophoto cần chuyển, thay vì như người ta trở về nhà chở vợ đi ăn sáng rồi đưa tới sở làm, mi chạy xe dọc đường Tự Do, ngó con phố bắt đầu một ngày rồi ghé quán Cái Chùa làm người khách thứ nhất, chẳng cần ra dấu, người bồi bàn tự động mang tới ly cà phê sữa, chiếc bánh croissant, và mi ngồi trầm ngâm tưởng tượng cô bạn chắc giờ nầy đang ngó xuống trang sách, cuốn tập tại giảng đường Văn Khoa khi đó đã chuyển về đường Cường Để, cũng gần nơi làm việc, tự nhủ thầm buổi trưa có nên giả đò ghé qua, tuy vẫn ghi danh chứng chỉ Triết Học Tây Phương nhưng gặp ông thầy quá hắc ám đành chẳng bao giờ tới Đại Học, nếu có chăng thì cũng chỉ lảng vảng ở khu chứng chỉ Việt Hán. Rồi lũ bạn rảnh rỗi cũng dần dần tới đủ... Lại vẫn những lời châm chọc, khích bác lẫn nhau, đó cũng là một cách che giấu nỗi sợ, nếu đủ tay thì lại kéo tới nhà Nguyễn Đình Toàn làm canh xì.
…. Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...
 
... Đau khổ nhất là những ngày cô bạn đi lấy chồng. Vẫn những ngày tháng ngây ngô bên mớ máy móc, nghe tiếng người nói xôn xao từ những thành phố xa lạ phía bên ngoài địa ngục, qua đường dây điện thoại viễn liên, mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua đi, cô bạn rồi sẽ hạnh phúc, hạnh phúc... Hết còn nỗi ngây thơ tưởng mình ở trên cao, trên tận đỉnh cồn, thấy hết, hiểu hết. Vẫn những đêm dài điên cuồng đuổi theo bóng mình sợ hãi trốn sâu dưới đáy địa ngục, trong những hang cùng ngõ hẻm thành phố, chạy hoài, chạy hoài, không còn nơi để ghé, không còn chỗ để ngừng... Chỉ mong gặp lại những hồn ma quen, những gã phóng viên người Nhật, người Mỹ, hai gã chuyên viên Phi Luật Tân, để hỏi coi họ có còn luyến tiếc đất nước này hay không, chỉ muốn la lớn, tôi yêu em, tôi yêu em, cho cả thế giới, cả loài người đều nghe...
Cho người chết gật đầu thông cảm.
Cõi Khác
Trên tờ Người Nữu Ước, số mới nhất, có bài về Siberia. Bài thật thú vị, và nó làm Gấu hiểu được, tại làm sao mà lại có những khu du lịch dụ khứa Mẽo như địa đạo Củ Chi, mà lại không có những khu du lịch như K2, K3…
Chắc chắn sẽ có rất nhiều khách du lịch. Cái đám cựu sĩ quan VNCH thế nào mà chẳng mò về thăm lại thiên đường cũ ngày nào.
Lý do là: Làm đếch gì có K1, K2, K3…. Kn!
Cũng thế, đếch có Siberia!
Nàm sao có thiên đường Đỗ Hoà Nhà Bè của... Gấu?
Ở đó, Gấu cũng có một mối 'tình trại'!
Tình Trại. Không phải tình gay!
*
Lost in Siberia
Feared as a place of exile, prized as a trove of natural resources, and littered with Soviet-era junk, Russia's largest region may be the strangest place on earth. Ian Frazier reports.
*
Lần đi xe đò từ Tiểu Sài Gòn lên San Jose, cô gái ngồi kế bên Gấu có hai đứa nhỏ đi cùng, nhưng cô cho chúng ngồi ở hàng ghế sau, và câu chuyện xẩy ra tự nhiên đến nỗi Gấu sau này nghĩ lại, không thể nào qui tội cho mình được. Như thể "chẳng ai đầu hàng ai", chẳng ai gợi ý trước.
Cô mặc quần bò, thành thử cũng chẳng mất mát gì, có thể cô nghĩ như thế chăng?
Nhưng kỷ niệm về cô gái quê lên tỉnh kiếm bạn, và có thể, kiếm việc làm, bỏ làng quê, bỏ đồng ruộng thì thật khó quên được.
Cô gái khác hẳn những cô gái ở trên xóm.
Đó là cái cảm giác của Gấu, khi lần tìm, làm quen thân thể cô, buổi tối hôm đó, trong khi cô mệt mỏi vì chuyến đi, và có thể còn lo lắng cho những ngày sắp tới tại Sài Gòn, kệ mẹ thằng cha đàn ông mới quen "muốn làm gì thì làm"!


Đọc?
Đọc là để đi gặp một điều sẽ hiện hữu.
Lire, c’est d’aller à la rencontre d’une chose qui va exister.
Câu này, của Calvino Italo, Manguel lập lại, trong Chuyện Đọc, A history of reading.
[To K. Bây giờ mới kiếm ra câu trả lời. NQT]
*
Ra trường Bưu Điện. Me- xừ bộ trưởng Trẩn Hữu Thế phát bằng cho Gấu, tại trường QGBD, khi đó còn nằm nhờ trường Quốc Gia Thương Mại, ngay đầu đường Phạm Đăng Hưng [Góc Phan Đình Phùng, gần nhà thờ Phan Xi Cô], cc 1960-61 hình như vậy.
Vậy mà DTD dám phán ẩu, thằng cha Gấu không phải dân khoa bảng!
Với ông này, khoa bảng có nghĩa, có bằng cử nhân Triết.
Cái câu phán của ông, Gấu sau này mới nhận ra, không phải ông phán cho riêng ông, mà còn cho cả đám ông ta, trong đó có mấy đấng bạn quí của Gấu, đều giáo sư triết cả.
Nó đâu phải dân triết, vậy mà cũng bầy đặt đọc Sartre!
Ngay giáo sư khoa trưởng văn khoa, khi phán, thằng Gấu suýt là học trò của ta, đâu biết gì là hiện sinh, là cũng nằm trong tinh thần đó!


Drogo biết thời gian sẽ không ngừng, và thời gian ở nơi Đồn Xa gồm những khoảnh khắc hiện tại tiếp nhau, và anh, ở mỗi khoảnh khắc là mỗi con người khác nhau. Trong một khoảnh khắc, anh ao ước, giá mà mình đừng tới đây, trong một khoảnh khắc khác,  anh chấp nhận phần số của mình, tuy nhiên, trong khoảnh khắc thứ ba, anh hi vọng mình sẽ là một chiến sĩ ngoài trận tiền, một anh hùng Núp, thí dụ, trong khoảnh khắc thứ tư, anh ngộ ra là chẳng có khoảnh khắc hiện tại nào sẽ tiếp tục là “bây giờ, lúc này”. Anh diễn tả cái mánh của bà mẹ anh, để cố “giữ cho bằng được thời gian của thời thơ ấu của anh”, bằng cách đóng chặt cửa phòng của đứa con, và, nói thêm, “Bà lầm khi tin rằng, bà có thể giữ cho nguyên vẹn, không suy suyển, một trạng thái nào đó của hạnh phúc, để cho nó đừng biến mất vĩnh viễn, rằng bà có thể níu kéo được chuyến bay của thời gian, rằng, khi đứa con trở về, và lại mở ra những cánh cửa lớn, cửa sổ căn phòng, thì mọi chuyện y chang như trước đó”
Cảm quan đầu tiên của tôi, [Manguel] về thời gian qua đi, là khi tôi 6 hoặc 7 tuổi, trở về nhà sau khi đi nghỉ hè, và nhận ra mọi chuyện chẳng y chang như khi đi.
*
Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer
Samuel Beckett
Bản tiếng Anh của chính tác giả:
I would like my love to die
and the rain to be raining on the graveyard
and on me walking the streets
mourning her who thought that she loved me
Bản của Gấu:
Gấu muốn tình Gấu chết,
Và mưa rơi trên nghĩa địa,
trên đường phố [Sài Gòn] Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc
người
tưởng
người yêu Gấu
*
Trên tờ Điểm Sách London, số 6 Tháng Tám, 2009, dưới cái tít Who to Be, Colm Tolbin đọc “Thư Beckett, 1929-40”, có nhắc tới bài thơ trên, thoạt đầu Beckett làm bằng tiếng Tây, và “tình tôi” ở đây là tình bạn giữa Beckett và Thomas McGreevy, một người bạn thân nhất của ông, một nhà phê bình nghệ thuật và một thi sĩ, hơn ông 13 tuổi. Bài thơ Lưu vong của McGreevy có câu:
I knew if you had died that I should grieve
Yet I found my heart wishing you were dead.
Tôi biết nếu bạn chết tôi sẽ đau khổ
Vậy mà thâm tâm tôi lại mong điều đó.
Bài thơ không đề của Beckett, là từ hai câu thơ trên, của bạn ông.
Bài thơ trên, lần đầu Gấu đọc, là ở trong Thơ ở đâu xa của TTT.
Nhưng, thú vị nhất, hay đúng hơn, thê lương nhất, lại là cái tít của bài viết của Tolbin. Về những năm tháng thê thảm của Beckett, thời kỳ 1930-1936, Tolbin viết: Vấn đề của ông trong những năm này xem ra thật dễ, nhưng lại khó giải quyết: it was how to live, what to do, and who to be, sống thế nào, làm cái gì, là thằng gì. Ông [Beckett] thì khôn khéo [clever], có học [well-educated], ông nói rành tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Đức của ông thì thật tốt. Nhưng cuốn sách đầu, truyện ngắn, của ông không bán được, và ông không làm sao kiếm được nhà xb cho tiểu thuyết của ông. Ông không biết làm cách nào kiếm sống.
Rất nhiều giai thoại thật tuyệt vời về chuyện Beckett mê tranh của Jack Yeats. Tình bạn giữa ông và McGreevy là cũng từ chuyện mê tranh Yeats.
Cô Hồng Con của Gấu
Trong bài viết về Don Quixote, của Manguel, mà Gấu tính sẽ lèm bèm về nó, trong những ngày tới, tác giả [Manguel] có trích dẫn một câu của Gide, nói về cú Gandhi bị ám sát:
“Như thể Thượng Đế bị đánh bại” [“It is as if God had been defeated”].
Manguel cho biết, không bao giờ ông dám coi phim bạo lực, nhưng chỉ đọc những miêu tả có tính giả tưởng về bạo lực, và theo ông Don Quixote là một trong những cuốn sách hung bạo nhất mà ông biết.
Nhưng những miêu tả bạo lực khủng khiếp như thế nào, khiến Manguel trích dẫn câu của Gide?
[Xin chờ Gấu một tị!]
*
"Như thể Ông Trời bị đánh bại." Gấu đã từng có cảm giác như thế, lần về lại làng cũ, và nghe bà chị kể về cái chết của Cô Hồng Con, người yêu đầu đời của Gấu.
Cô đáng tuổi chị Gấu. Đúng ra, trong trí tưởng tượng của Gấu, cô là mẹ của Gấu, thì mới đúng.


Kỷ niệm, kỷ niệm
Coi lại "Cuốn theo chiều gió"
Why can't she just do as she ought?
Michael Newton
FRANKLY, My DEAR: 'GONE WITH THE WIND' REVISITED
by Molly Haskell.
Yale, 244 pp., £16·99, March, 978 0 300 11752 3

The film mourns the loss of a world, one manifest in the various attitudes and characters of Scarlett and Melanie, Ashley and Rhett. It presents a fabled country, a feudal order of gallantry, chivalry and slaves. But the grace shrivels. When the film opened in England in April 1940 it must have been hard not to project onto it the loss of a mythic European sweetness, just then being erased by the destruction of war. Olivia de Havilland has remarked that Leslie Howard’s palpable sadness in the film was the product of his anxieties about the coming war, in which he was to die in a military airbrush. Goebbels banned the film, suspicious of its propaganda for lost causes. After the war, when it was seen in the countries of once-occupied Europe, the movie looked here too like a masterwork of the aftermath. It stood with Germania anno zero and The Third Man as a movie that explored the end of a civilization. Whether these prophetic forebodings were always present in he film, or are fortuitous resonances found in its spacious plot, it is part of the richness of GWJW that it could so soon be open to new interpretations.
LONDON REVIEW OF BOOKS 6 AUGUST 2009

Trên tờ Điểm Sách London, số 6 Tháng Tám 2009, Michael Newton điểm  “Frankly, My Dear: ‘Gone with the wind’ revised”, của Molly Haskell, có đưa ra một chi tiết thật thú vị: Cuốn phim đã từng bị Goebbels ra lệnh cấm, vì nghi ngờ nó quảng bá tư tuởng chủ bại, lost causes. Sau khi chiến tranh chấm dứt, được trình chiếu trong những xứ sở trước đó bị Nazi chiếm đóng, nó là một trong ba cuốn phim, những tuyệt tác sau cuộc chiến. Đứng kế bên Germania anno zero Người Thứ Ba [từ tiểu thuyết của Greene, cuốn này Gấu rành lắm, đọc nó vào thời mới lớn, như là một cách học tiếng Tây], chúng là những cuốn phim khai phá, explore, sự tận cùng của một nền văn minh!
Ui chao, đọc Faulkner mà quên Cuốn theo chiều gió của Mitchell, coi nó là ‘phó văn chương’ [para-littérature] thì cũng uổng cả một đời! Sau 1975, bất cứ một thiếu phụ, phụ nữ nào của Miền Nam mà chẳng mang bóng dáng của một Scarlett?
Một bài viết tuyệt vời. Tin Văn sẽ cố gắng giới thiệu trong những kỳ tới.
*
Gấu có một kỷ niệm về cuốn này, bản tiếng Việt, nhà xb Khai Trí, hình như vậy, Gấu mua cho Gấu Cái đọc. Bả mê quá, chuyền cho cô bạn. Cả ba chị em cô bạn cùng xúm lại đọc, và hầu như cả mấy tháng trời, chỉ bàn tán về nàng Scarlett.

Như để sửa soạn, sau 1975, nhập vai Scarlett trong đời, trong một Miền Nam bị Yankee mũi tẹt quản ní!
*
Gấu đọc Cuốn Theo Chiều Gió, đâu chừng bốn, hay năm tuổi, chắc cỡ đó, khi vừa mới biết đọc, trên tờ Tiểu Thuyết Thứ Năm, hay Thứ Bẩy, với cái tên thật khó mà quên được: Cầm bằng theo gió bay đi
Đọc cùng lúc với Trên Cao Gió Lộng, sau này, được dịch là Đỉnh Gió Hú.
Trước, hoặc sau Cách Mạng Mùa Thu. Khi ông via bị đảng phái cho đi mò tôm, mấy anh chị em về ở với bà nội, ở làng Thanh Trì, Thanh Lạng, Quốc Oai, Sơn Tây.
Bà cụ Gấu, gửi mấy đứa con cho bà nội của chúng, lặn lội đi tìm chồng, nghe nói còn sống, đầu hàng Quốc Dân Đảng, theo chúng chạy qua Tầu, hay là trốn thoát chúng, đang ẩn náu tại chỗ này, chỗ nọ.
Bà nội nói với mấy đứa cháu, mẹ mày rồi cũng bỏ tụi mày.
Phải đến khi mẹ mất, đến khi chạy thoát quê hương, ra được ngoài này, lần hồi sống lại, nhớ lại, Gấu mới lần hồi biết thương mẹ.
*

Cùng thời gian này, Gấu còn đọc nhiều thứ lắm. Sách Hồng, của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, thí dụ, Ông Đồ Bể của Khái Hưng. Hai Đứa Trẻ Mồ Côi của Lê Văn Trương. Đọc Nguyễn Tuân, Vang Bóng Một Thời, chôm mấy giọt nước từ giếng trời, "dím" thật kỹ, sau này tặng BHD. (1).
Đọc Ba Người Ngự Lâm Pháo Thủ, và bị ám ảnh hoài về một bông hoa huệ khắc trên vai nàng Milady, và cứ tự hỏi hoài, tại làm sao một bông hoa huệ bình thường như thế mà khiến cho A Tố, rồi Đác Ta Nhan rụng rời khiếp vía, là cớ làm sao?
(1)
Cá nhân người viết làm quen với Nguyễn Tuân rất sớm, phải nói là quá sớm. Mới biết đọc, biết viết, "thằng bé" đã nghe đọc văn ông, ở những bậc cha chú trong gia đình. Người bác trong lúc tâm đắc với một người bạn về những viên ngọc vương vãi, trên con đường từ giếng trời trở về trần, vô tình để mãi những viên ngọc trong trí tưởng của đứa cháu.
Thế đấy, cậu bé đã dùng những viên ngọc như vậy để đánh dấu những trang sách hồng, Ông Đồ Bể, Cái Ấm Đất, của Khái Hưng. Đánh dấu những trang sách của một chuyện tình (chúng làm cho những lần chia ly bớt thê thảm đi một chút); của cuộc chiến: như những viên đất ném theo, ném theo mãi, xuống lòng huyệt...
Chữ người tử tù

Drogo biết thời gian sẽ không ngừng, và thời gian ở nơi Đồn Xa gồm những khoảnh khắc hiện tại tiếp nhau, và anh, ở mỗi khoảnh khắc là mỗi con người khác nhau. Trong một khoảnh khắc, anh ao ước, giá mà mình đừng tới đây, trong một khoảnh khắc khác,  anh chấp nhận phần số của mình, tuy nhiên, trong khoảnh khắc thứ ba, anh hi vọng mình sẽ là một chiến sĩ ngoài trận tiền, một anh hùng Núp, thí dụ, trong khoảnh khắc thứ tư, anh ngộ ra là chẳng có khoảnh khắc hiện tại nào sẽ tiếp tục là “bây giờ, lúc này”. Anh diễn tả cái mánh của bà mẹ anh, để cố “giữ cho bằng được thời gian của thời thơ ấu của anh”, bằng cách đóng chặt cửa phòng của đứa con, và, nói thêm, “Bà lầm khi tin rằng, bà có thể giữ cho nguyên vẹn, không suy suyển, một trạng thái nào đó của hạnh phúc, để cho nó đừng biến mất vĩnh viễn, rằng bà có thể níu kéo được chuyến bay của thời gian, rằng, khi đứa con trở về, và lại mở ra những cánh cửa lớn, cửa sổ căn phòng, thì mọi chuyện y chang như trước đó”
Cảm quan đầu tiên của tôi, [Manguel] về thời gian qua đi, là khi tôi 6 hoặc 7 tuổi, trở về nhà sau khi đi nghỉ hè, và nhận ra mọi chuyện chẳng y chang như khi đi.
*
Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer
Samuel Beckett
Bản tiếng Anh của chính tác giả:
I would like my love to die
and the rain to be raining on the graveyard
and on me walking the streets
mourning her who thought that she loved me
Bản của Gấu:
Gấu muốn tình Gấu chết,
Và mưa rơi trên nghĩa địa,
trên đường phố [Sài Gòn] Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc
người
tưởng
người yêu Gấu
*
Trên tờ Điểm Sách London, số 6 Tháng Tám, 2009, dưới cái tít Who to Be, Colm Tolbin đọc “Thư Beckett, 1929-40”, có nhắc tới bài thơ trên, thoạt đầu Beckett làm bằng tiếng Tây, và “tình tôi” ở đây là tình bạn giữa Beckett và Thomas McGreevy, một người bạn thân nhất của ông, một nhà phê bình nghệ thuật và một thi sĩ, hơn ông 13 tuổi. Bài thơ Lưu vong của McGreevy có câu:
I knew if you had died that I should grieve
Yet I found my heart wishing you were dead.
Tôi biết nếu bạn chết tôi sẽ đau khổ
Vậy mà thâm tâm tôi lại mong điều đó.
Bài thơ không đề của Beckett, là từ hai câu thơ trên, của bạn ông.
Bài thơ trên, lần đầu Gấu đọc, là ở trong Thơ ở đâu xa của TTT.
Nhưng, thú vị nhất, hay đúng hơn, thê lương nhất, lại là cái tít của bài viết của Tolbin. Về những năm tháng thê thảm của Beckett, thời kỳ 1930-1936, Tolbin viết: Vấn đề của ông trong những năm này xem ra thật dễ, nhưng lại khó giải quyết: it was how to live, what to do, and who to be, sống thế nào, làm cái gì, là thằng gì. Ông [Beckett] thì khôn khéo [clever], có học [well-educated], ông nói rành tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Đức của ông thì thật tốt. Nhưng cuốn sách đầu, truyện ngắn, của ông không bán được, và ông không làm sao kiếm được nhà xb cho tiểu thuyết của ông. Ông không biết làm cách nào kiếm sống.
Rất nhiều giai thoại thật tuyệt vời về chuyện Beckett mê tranh của Jack Yeats. Tình bạn giữa ông và McGreevy là cũng từ chuyện mê tranh Yeats.
Cô Hồng Con của Gấu
Trong bài viết về Don Quixote, của Manguel, mà Gấu tính sẽ lèm bèm về nó, trong những ngày tới, tác giả [Manguel] có trích dẫn một câu của Gide, nói về cú Gandhi bị ám sát:
“Như thể Thượng Đế bị đánh bại” [“It is as if God had been defeated”].
Manguel cho biết, không bao giờ ông dám coi phim bạo lực, nhưng chỉ đọc những miêu tả có tính giả tưởng về bạo lực, và theo ông Don Quixote là một trong những cuốn sách hung bạo nhất mà ông biết.
Nhưng những miêu tả bạo lực khủng khiếp như thế nào, khiến Manguel trích dẫn câu của Gide?
[Xin chờ Gấu một tị!]
*
"Như thể Ông Trời bị đánh bại." Gấu đã từng có cảm giác như thế, lần về lại làng cũ, và nghe bà chị kể về cái chết của Cô Hồng Con, người yêu đầu đời của Gấu.
Cô đáng tuổi chị Gấu. Đúng ra, trong trí tưởng tượng của Gấu, cô là mẹ của Gấu, thì mới đúng.

“Bởi vì em bởi vì tôi…”
Theo Gấu, phải Melville, mới là nhà văn phán câu phán bất hủ về tình bạn, giữa ông và Hawthorne, người mà ông đề tặng Cá Voi Trắng, Moby Dick, khi cuốn sách đuợc xb vào năm 1850.
Lịch sử sau cùng đã giảng hoà hai ông, và đem lại sự công bằng, ấy là bởi vì, cuộc đời của cả hai khác nhau thậm tệ, một thành công, một thất bại, một dè dặt, khép kín, một mở hết, xổ tung… và cuối cùng Melville kêu lên, trong bài thơ gửi bạn, Clarel:
Hãy cho ta cái tôi của ta ở trong mi!
[To U: “CM: Donne-moi ton moi!”]
*
Gấu nhà văn có lẽ là 'một trong những kẻ độc nhất' được hưởng lợi nhờ Mẽo đổ quân vào Miền Nam.
Đúng ra, nhờ Phòng Thông Tin Hoa Kỳ mà được đọc Bóng Đen Giữa Ban Ngày, đúng vào lúc cần đọc, và đến khi bỏ chạy quê hương, lại mang nó đi cùng! [Vậy mà cũng không kịp, bởi vì nhà văn VTH đã kịp chôm cái tên rồi: Chiến lợi phẩm!].
Và nhờ nhà xb Ziên Hồng mà được đọc gần như hầu hết những tác phẩm kinh điển, cổ điển của văn chương Mẽo, bản tiếng Việt, trong có Cá Voi Trắng của Melville.
Thú vị hơn nữa, Gấu cùng đọc với bà cụ của TTT, vào những ngày đói khổ, còn đang đi học, ăn nhờ Bà Trẻ Ngh.
Bà thì không sao, nhưng cô con gái con của bà chị, Dì Nh, thì thật là khủng khiếp [Gấu có viết về bà dì này trong Lần Cuối Sài Gòn. Và luôn cả về ông cậu, Cậu H. và những cú đập đầu vô tường của ông, mỗi lần bị  Bà Nh. này đay nghiến, hành hạ].
*
Gấu vẫn còn nhớ lần đọc, cùng với bà cụ TTT, hình như một truyện của Hawthorne, về một vị khách lạ lỡ độ đường, xin trú tại một căn nhà ven sườn núi, và trong đêm, người khách lạ, một chàng trai, ngồi chuyện gẫu về cuộc đời với ông chủ nhà, trong khi cô con gái vừa hầu trà vừa hóng chuyện, vừa tưởng tượng ra cuộc đời sau này, [biết đâu đấy], có ông khách lạ ở trong cuộc đời của cô.
Đêm đó, bão tuyết. Cả nhà chạy ra hầm trú ẩn, ăn vào lòng núi. Bão tuyết, núi lở, cuốn đi một khoảng núi, trong có hầm trú ẩn, vậy mà căn nhà lửng lơ treo vô sườn núi vẫn còn nguyên vẹn!
Câu chuyện này ám ảnh Gấu hoài.
Nhưng quái quỉ thay, chính cái truyện ngắn trên, lại ẩn tàng nghệ thuật của Melville, thứ nghệ thuật mà giới phê bình gọi là nghệ thuật đắm đuối, chìm xuồng, đắm đò..., l’art du naufrage, và cái câu, cái thú "thú" nhất của Melville, như ông thú nhận:
"Tôi mê tất cả những người lao xuống nước"
[J'aime tous les hommes qui plongent].
Gấu không mê cái thú này. Dòng họ Gấu bị nước nguyền rủa! Ông cụ Gấu, khi đặt tên cho mấy đứa con trai, là đã tiên tri ra cái điều dữ này:
-Quốc, coi chừng Nước [sông nước & nhà nước VC]!
*
Cái truyện ngắn nhắc tới ở trên, đúng là của Hawthorne: The Ambitious Guest. Gấu sẽ post lại trên Tin Văn, cũng là một cách, đi một đường cám ơn nhà xb Ziên Hồng, nhờ đó, Gấu được đọc những tác phẩm bất hủ của văn chương Mẽo, với những tác giả như Melville, Jack London, Hawthorne…
*
Theo server, thì 3, trong số “top 10”, của 1011 search key phrases, của Tin Văn, là:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi.
Và:
Ngày mai đi nhận xác chồng.
Ui chao, sao mà tuyệt đến như thế, hở Trời!
Nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được, một điều tuyệt đến như thế.
Hai câu trên, cùng một bài hát sến, Gấu đã từng đi một đường hân hoan viết về nó, những ngày đầu quen CM. Cô mới cho biết, đang rất vui, đến nỗi không cần viết blog nữa. Bỏ thuyền, bỏ blog, bỏ thằng cha Gấu, cô CM bèn đi với bồ, đại khái thế
Như vậy, là Gấu còn nợ một entry, về bài hát sến Ngày mai đi nhận xác chồng, nghe lần đầu tại nông trường cải tạo Đỗ Hòa, thuộc Nhà Bè. Chiến khu Rừng Sát ngày nào.
Đây có lẽ là kỷ niệm cực kỳ đau thương, bởi thế cho nên cực kỳ tuyệt vời của Gấu.
Tính mang theo, nhưng thôi, CM đang vui, gửi thêm món quà này, cũng là để bye, bye, take care. NQT

I DON'T KNOW IF THE
LOVE YOU GIVE IS LOVE
YOU HAVE
I don't know if the love you give is love you have
Or love you feign. You give it to me. Let that suffice.
I can't be young by years,
So why not by illusion?
The Gods give us little, and the little they give is false.
But if they give it, however false it be, the giving
Is true. I accept it, and resign
Myself to believing you.
12 SEPTEMBER 1930

Anh không biết, tình em cho,
là tình em có
Hay tình em giả đò.
Em cho anh
Vậy là OK rồi.
Anh đâu có thể trẻ đi bằng năm tháng
Vậy thì tại sao không thử, bằng ảo tưởng?
Thánh thần cho chúng ta tí ti
Và tí ti mà họ cho đó, thì cũng là đồ dởm
Nhưng cứ cho là đồ dởm,
Thì cái sự ban cho đó, là có thực
Anh chấp nhận nó, và từ bỏ chính mình
Để tin em.
*
WANT LITTLE:
YOU'LL HAVE EVERYTHING
Want little: you'll have everything.
Want nothing: you'll be free.
The same love by which we're loved
Oppresses us with its wanting.
1 NOVEMBER 1930

Muốn tí ti
Là có tất cả
Đếch muốn gì
Là sẽ được tự do
Cùng tình yêu mà chúng ta yêu nhau đó
Làm chúng ta khốn khổ
Vì những đòi hỏi của nó.
Fernando Pessoa
*

Nhà thơ Lê Thị Ý, người được độc giả đón nhận bàng hoàng khi biết chính là tác giả bài thơ dội vang tình cảm người đọc trong thời chiến tranh khốc liệt. Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, được người đọc lấy câu thơ đầu trong bài để gọi tên: “Ngày mai đi nhận xác chồng.”
Thực ra, “Ngày mai đi nhận xác chồng” có tên nguyên tác là “Thương Ca 1” trong một chuỗi năm bài Thương Ca được ghi số Thương Ca 1, Thương Ca 4, Thương Ca 5, Thương Ca 6, và Thương Ca 8.
Nhắc chuyện cũ, tác giả Lê Thị Ý cho biết thêm, “Bài thơ được chọn đăng trên tờ Tranh Ðấu của sinh viên Sài Gòn. Học giả Nguyễn Ðức Quỳnh đọc được đã gửi cho bạn ông là nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Duy đã phổ nhạc rồi cho phổ biến trên các đài phát thanh lúc bấy giờ. Chỉ sau một thời gian ngắn thì bị cấm.”
Nói về hoàn cảnh bài thơ được khai sinh, tác giả Lê Thị Ý cho biết, “Nhà tôi ở gần nhà xác trên Pleiku. Khi ấy vào những năm 1969, 70 chiến tranh đang diễn ra thật khủng khiếp. Không ngày nào nhà xác không nhận thêm được xác những chiến binh QLVNCH hy sinh tại chiến trường. Và những người vợ trẻ thì đứng đầy quanh nhà xác với những vành tang trắng thê lương nên hồn thơ được nhập đầy những cảnh thê lương ấy.
“Em không thấy được xác chàng,
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng,
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai...”
Nguồn Người Việt
Nhà thơ Lê Thị Ý, nghe nói, là em gái nhà thơ Vương Đức Lệ (Lê Đức Vượng).
Không biết có đúng không.

Cái chi tiết về NDQ đọc, và gửi cho PD, tuyệt!
Có lẽ đã đến lúc phải viết về cái kỷ niệm nghe bản nhạc trong tù VC rồi đấy. Gấu bảo Gấu.
Gấu đã lèm lèm vài lần về kỷ niệm này, nhưng chưa viết hết về nó, theo nghĩa, chưa báo cáo độc giả Tin Văn, để được nghe bản nhạc đó, Gấu phải trải qua những cơ may huyền diệu, sau những đau khổ khủng khiếp như thế nào!
Gấu có cảm tưởng, bản nhạc PD sáng tác là chỉ để dành riêng cho Gấu, trong cái dịp trọng đại đó.
 Nó ra đời là để chờ gặp Gấu, vào bữa đó.
Cái món quà con K trao cho Gấu, khi Gấu đi vô tù VC để gặp nó!


Kỷ niệm, kỷ niệm

*

A Tale of Forbidden Love & Timeless Honor
Following his father's forced seppuku, Bunshiro and his mother are left with nothing a meager income and the shame of his father's alleged treason. After years of dedicating himself to swordsmanship, and trying to forget the memory of Fuku, his childhood love, he becomes a crop inspector for the fief and finds himself ensnared by the same devious retainers that cost his father his life. When he learns that Fuku, now one of the Lord's concubines, is also an unwilling pawn in the same deadly game, Bunshiro must decide whether he will be ruled by duty, honor ... or love.

Chiều qua xuống phố, vớ được phim này. Tuyệt.

V/v phim, về già Gấu nhận ra, bảnh nhất phim Nhật.
Trưóc 1975, Gấu chỉ biết loạt phim Hiệp Sĩ Mù. Ra ngoài này, được thưởng thức loạt phim về Sát Thủ Sói Cô Đơn, Lone Wolf , một ông bố, và đứa con nít giang hồ hành hiệp, mới ghê.
Tây Phương thường tránh cho trẻ em coi phim hung bạo, đừng nói đóng. Thế mà anh Nhật dám làm, mà làm thật tuyệt!
*
Và cái phim Nhật tuyệt nhất, riêng với Gấu, là phim về chàng Hôi chi cụt tai. Truyện đã quái, phim lại càng quái, nhất là cái cú thần sầu của tay Trùm điện ảnh Nhật, Masaki Kobayashi.

*

Một lần, lâu lắm rồi, Gấu đi giang hồ vặt, cùng vài bạn văn, tới thăm một ông chưa từng quen biết.
Chủ nhân, ông bạn chưa từng quen biết, là một tay sành rượu. Nhất là rượu bồ đào.
Ông khoe, rượu của ông là từ bên Pháp gửi qua, thứ quí, hiếm, lâu đời. Trong khi chén chủ chén khách, ông cho biết, có một ông bạn [Gấu đoán, chắc là ông ta], rất khoái những bài Tạp Ghi của Gấu, và chưa từng bỏ qua một bài nào [thời gian Gấu giữ mục Tạp Ghi cho báo Văn Học của NMG].
Được khen, khoái quá, mũi phổng quá, Gấu quên cảnh giác, tố thêm, Gấu này thường là đoán ra đoạn chót, không cần phải coi hết một cuốn phim, khi được biết chủ nhân là một tay mê phim, và mê làm phim.
Ông có vẻ bực, thằng khốn này huênh hoang quá, nhưng, nói đến phim nào là nó biết phim đó, hay là thử phim này...
Ông lôi ra một phim, dựa theo một câu chuyện Nhật.
Tuyệt, tuyệt. Gấu tỉnh cả rượu, và xin lỗi chủ nhân, Gấu này chịu thua, không thể nào đoán ra đoạn kết của phim.
*
Sau này, được coi nguyên tác, chuyện anh chàng Hôi Chi, Gấu mới càng phục tay đạo diễn phim.
Đoạn cuối của phim khác hẳn nguyên tác.
Thần kỳ hơn nhiều.

**

Chương chót của phim chàng Hoichi cụt tai
là một cú thần sầu của nhà đạo diễn tài ba Masaki Kobayashi
Trong truyện Điện thoại của người chết, Call for the Dead  có hai cú thần sầu, bạn không thể nào đoán ra được, và đều là những cú, không có chúng, là cuốn truyện kể như vứt đi.
Gấu, nhà văn