*
Notes
I

1
2















Kỷ niệm, kỷ niệm
To die for others is difficult enough.
To live for others is even harder.
G. Steiner: Errata
Giữa “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” và “Ngày mai đi nhận xác chồng” là chân lý:
Chết vì người đã khó, sống vì người còn khó hơn?
*
Nhà thơ Lê Thị Ý, người được độc giả đón nhận bàng hoàng khi biết chính là tác giả bài thơ dội vang tình cảm người đọc trong thời chiến tranh khốc liệt. Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, được người đọc lấy câu thơ đầu trong bài để gọi tên: “Ngày mai đi nhận xác chồng.”

Thực ra, “Ngày mai đi nhận xác chồng” có tên nguyên tác là “Thương Ca 1” trong một chuỗi năm bài Thương Ca được ghi số Thương Ca 1, Thương Ca 4, Thương Ca 5, Thương Ca 6, và Thương Ca 8.
Nhắc chuyện cũ, tác giả Lê Thị Ý cho biết thêm, “Bài thơ được chọn đăng trên tờ Tranh Ðấu của sinh viên Sài Gòn. Học giả Nguyễn Ðức Quỳnh đọc được đã gửi cho bạn ông là nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Duy đã phổ nhạc rồi cho phổ biến trên các đài phát thanh lúc bấy giờ. Chỉ sau một thời gian ngắn thì bị cấm.”
Nói về hoàn cảnh bài thơ được khai sinh, tác giả Lê Thị Ý cho biết, “Nhà tôi ở gần nhà xác trên Pleiku. Khi ấy vào những năm 1969, 70 chiến tranh đang diễn ra thật khủng khiếp. Không ngày nào nhà xác không nhận thêm được xác những chiến binh QLVNCH hy sinh tại chiến trường. Và những người vợ trẻ thì đứng đầy quanh nhà xác với những vành tang trắng thê lương nên hồn thơ được nhập đầy những cảnh thê lương ấy.
“Em không thấy được xác chàng,
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng,
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai...”
Nguồn Người Việt
Nhà thơ Lê Thị Ý, nghe nói, là em gái nhà thơ Vương Đức Lệ (Lê Đức Vượng).
Không biết có đúng không.

Cái chi tiết về NDQ đọc, và gửi cho PD, tuyệt!
Có lẽ đã đến lúc phải viết về cái kỷ niệm nghe bản nhạc trong tù VC rồi đấy. Gấu bảo Gấu.
Gấu đã lèm lèm vài lần về kỷ niệm này, nhưng chưa viết hết về nó, theo nghĩa, chưa báo cáo độc giả Tin Văn, để được nghe bản nhạc đó, Gấu phải trải qua những cơ may huyền diệu, sau những đau khổ khủng khiếp như thế nào!
Gấu có cảm tưởng, bản nhạc PD sáng tác là chỉ để dành riêng cho Gấu, trong cái dịp trọng đại đó.
 Nó ra đời là để chờ gặp Gấu, vào bữa đó.
Cái món quà con K trao cho Gấu, khi Gấu đi vô tù VC để gặp nó!
*
Theo server, thì 3, trong số “top 10”, của 1011 search key phrases, của Tin Văn, là:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi.

Và:
Ngày mai đi nhận xác chồng.
Ui chao, sao mà tuyệt đến như thế, hở Trời!
Nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được, một điều tuyệt đến như thế.
*

Nhà thơ Lê Thị Ý là em của Vương Đức Lệ, qua bài phỏng vấn trên báo Người Việt cho biết.
-ÐQAThái: Khi phổ thành ca khúc, hình như Phạm Duy có sửa vài lời trong bài thơ?
-Nhà thơ Lê Thị Ý: Ðúng vậy. Có lẽ ông Phạm Duy sửa vài chữ cho nó hòa hợp với âm điệu bài nhạc hơn. Có câu ông Phạm Duy cắt bớt. Thí dụ câu tôi viết, “Chiếc quan tài phủ cờ màu, hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng” thì Phạm Duy sửa thành “Bây giờ anh phủ mầu cờ” và cắt đi câu thơ kế tiếp.
-ÐQAThái: “Hằn lên ba vạch đỏ au phũ phàng”, tại sao lại phũ phàng ạ?
-Nhà thơ Lê Thị Ý: Khi đau đớn thì cái gì cũng phũ phàng cả. Phũ phàng là hình ảnh đau đớn, quằn quại.
Tuyệt! Thơ được trao cho thi sĩ, là như vậy đó. Đám thi sĩ dởm làm sao biết một chân lý đơn giản như vậy. Cái tay ký giả thì bị ám ảnh bởi mấy cái vạch cờ ba sọc, nên mới théc méc,"tại sao lại phũ phàng ạ"!
Cũng ý này, Lão Tử phán, thiên địa bất nhân dĩ vạn vật như sô cẩu [Gấu nhớ đại khái, không biết có đúng không, cái này là tán phó mát thêm!]
*
Thật tiện lợi, khi hồi nhớ làm việc được cả hai chiều”.
“Hồi nhớ của tôi chỉ làm việc một chiều”. Alice nói. “Tôi không thể nhớ chuyện, trước khi nó xẩy ra”.
“Quá nghèo nàn, thứ hồi ức chỉ nhớ chuyện đã qua”. Hoàng hậu nói.
“Bà nhớ rành rọt nhất, là những chuyện gì?”. Alice dò hỏi.
"Ồ! Những chuyện xẩy ra tuần lễ tiếp theo tuần tới”. Bà Hoàng thản nhiên nói.
(Through the Looking Glass).
*
Bài Ngày mai đi nhận xác chồng này Gấu đọc lại, mới nhớ ra đây là một bài viết bỏ lửng, tính viết tiếp, rồi quên luôn.
Vào lúc đang viết đó, Gấu đụng vô, cái gọi là sự “chúc dữ của nước”, tạm gọi như vậy, mô phỏng điều mà Koestler gọi là sự "chúc dữ của cái vòng tròn", la malédiction du cercle, giáng lên văn minh Tây Phương.
Vì quá mê cái vòng tròn mà văn minh Tây Phương mất mẹ nó mất hai ngàn năm, kể từ Pythagore cho đến khi Kepler khám phá ra quỹ đạo của các hành tinh là hình bầu dục [ellipse].
Khi Kepler khám phá ra điều này, ông nghĩ mình là thằng khùng, hay tên tội phạm, bởi vì đây là điều cách đây hai ngàn năm Pythagore đã biết rồi!
Nhà Gấu bị chúc dữ bởi nước! Vào năm 1946, ông bố bị một ông học trò làm thịt, đòm một phát, thẩy thầy xuống sông, kèm cục đá.
Thằng em trai của Gấu chết vì một viên đạn bắn từ bên kia sông, xuống mặt nước, giống như bắn thia lia, và viên đạn nhảy lóc cóc trên mặt nước, qua bên này sông, bay lên, lọt vào ót thằng em trai, lúc đó đang cùng tiểu đội tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng, vào năm 1967, trước Mậu Thân một năm. (1)
Khi thằng em vô quân trường Thủ Đức, là Gấu đã ngửi ra cái chết của nó.
Và nó sẽ chết vì nước!
Lần Gấu thoát chết vì mìn claymore của VC ở bờ sông Sài Gòn, là Gấu biết, thằng em vô phương!
(1) Đây là Gấu phóng đại, làm gì có viên đạn nào đi thia lia, nhẩy lóc cóc, nhưng nếu bạn bắn một viên đạn xuống bước, thì bắt buộc nó phải trồi lên, theo một định luật về vật lý học. Thằng em Gấu quả là chết vì một viên đạn như thế. Khi nghe tiếng súng từ bên kia sông, theo phản sạ, cu cậu cúi đầu né, cái nón sắt, do ẩu tả, không cài dây, rớt xuống đất, và khi viên đạn bay hết đà, bèn ghé cái ót cu cậu nằm nghỉ!
Gấu đã từng gặp viên quân y sĩ, ông nói, nếu lấy viên đạn ra, thì sẽ nát bấy khuôn mặt, nên tôi để luôn trong đó.
Đến khi Gấu bỏ chạy quê hương, bèn đào mộ ông em, lấy xác, hoả thiêu, đem tro cốt vô chùa, vì cũng sợ, mấy ông VC chẳng tha người đã chết.
Và quả đúng như vậy, chúng cho ủi sạch nghĩa trang quân đội Gò Vấp.
Mới đây thôi, đứa con gái út của Gấu về Việt Nam, ghé chùa, mang tro cốt của bà cụ và đứa em trai ra Vũng Tầu, thả xuống biển.
Bà sư trụ trì chùa nói, Ông Tướng Râu kẽm cũng vừa ghé, và cũng làm như Gấu!



Kỷ niệm, kỷ niệm
Một thời để yêu, để hát, và để chết

Bài Ngày mai đi nhận xác chồng này Gấu đọc lại, mới nhớ ra đây là một bài viết bỏ lửng, tính viết tiếp, rồi quên luôn.
Vào lúc đang viết đó, Gấu đụng vô, cái gọi là sự “chúc dữ của nước”, tạm gọi như vậy, mô phỏng điều mà Koestler gọi là sự "chúc dữ của cái vòng tròn", la malédiction du cercle, giáng lên văn minh Tây Phương.
Vì quá mê cái vòng tròn mà văn minh Tây Phương mất mẹ nó mất hai ngàn năm, kể từ Pythagore cho đến khi Kepler khám phá ra quỹ đạo của các hành tinh là hình bầu dục [ellipse].
Khi Kepler khám phá ra điều này, ông nghĩ mình là thằng khùng, hay tên tội phạm, bởi vì đây là điều cách đây hai ngàn năm Pythagore đã biết rồi!
Nhà Gấu bị chúc dữ bởi nước! Vào năm 1946, ông bố bị một ông học trò làm thịt, đòm một phát, thẩy thầy xuống sông, kèm cục đá.
Thằng em trai của Gấu chết vì một viên đạn bắn từ bên kia sông, xuống mặt nước, giống như bắn thia lia, và viên đạn nhảy lóc cóc trên mặt nước, qua bên này sông, bay lên, lọt vào ót thằng em trai, lúc đó đang cùng tiểu đội tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng, vào năm 1967, trước Mậu Thân một năm. (1)
Khi thằng em vô quân trường Thủ Đức, là Gấu đã ngửi ra cái chết của nó.
Và nó sẽ chết vì nước!
Lần Gấu thoát chết vì mìn claymore của VC ở bờ sông Sài Gòn, là Gấu biết, thằng em vô phương!
(1) Đây là Gấu phóng đại, làm gì có viên đạn nào đi thia lia, nhẩy lóc cóc, nhưng nếu bạn bắn một viên đạn xuống bước, thì bắt buộc nó phải trồi lên, theo một định luật về vật lý học. Thằng em Gấu quả là chết vì một viên đạn như thế. Khi nghe tiếng súng từ bên kia sông, theo phản sạ, cu cậu cúi đầu né, cái nón sắt, do ẩu tả, không cài dây, rớt xuống đất, và khi viên đạn bay hết đà, bèn ghé cái ót cu cậu nằm nghỉ!
Gấu đã từng gặp viên quân y sĩ, ông nói, nếu lấy viên đạn ra, thì sẽ nát bấy khuôn mặt, nên tôi để luôn trong đó.
Đến khi Gấu bỏ chạy quê hương, bèn đào mộ ông em, lấy xác, hoả thiêu, đem tro cốt vô chùa, vì cũng sợ, mấy ông VC chẳng tha người đã chết.
Và quả đúng như vậy, chúng cho ủi sạch nghĩa trang quân đội Gò Vấp.
Mới đây thôi, đứa con gái út của Gấu về Việt Nam, ghé chùa, mang tro cốt của bà cụ và đứa em trai ra Vũng Tầu, thả xuống biển.
Bà sư trụ trì chùa nói, Ông Tướng Râu kẽm cũng vừa ghé, và cũng làm như Gấu!

*

*


Gánh Nặng Tuổi Thơ
*

Trong cuốn tiểu luận nho nhỏ trên, đa số là những phê bình, nhận định, điểm sách, có hai bài viết về tuổi thơ, phải nói là tuyệt cú mèo. Tin Văn sẽ post, và lai rai ba sợi về chúng.
Bài “Tuổi thơ đã mất”, The Lost Childhood, viết về những cuốn sách mà chúng ta đọc khi còn con nít. “Gánh nặng tuổi thơ”, theo Gấu, tuyệt hơn, phản ứng của con người, ở đây, là ba nhà văn hách xì xằng, về thời thơ ấu khốn khổ khốn nạn của họ, và bằng cách nào, họ hất bỏ gánh nặng này.
Khi Gấu trở về lại Đất Bắc, Gấu thấy mình giống như một kẻ đi tìm gặp một thằng Gấu còn ở lại Đất Bắc, và, tìm hiểu, bằng cách nào thằng Gấu đó hất bỏ được gánh nặng tuổi thơ…
*
Trong bài Gánh nặng tuổi thơ, Graham Greene viết:
"Có vài nhà văn, khác nhau, như Dickens khác Kipling, chẳng ai giống ai, nhưng đều có chung nỗi bất hạnh, chẳng làm sao hất đi được: gánh nặng tuổi thơ. Đứa con nít bị tống vô một xưởng máy đen thui, trong trường hợp Dickens, còn với Kipling, là những ngày tháng ăn cơm thừa canh cặn nhà bà cô Aunt Rosa, bên một con đường cát bụi vùng ngoại ô, cả hai đều chẳng bao giờ quên được. Tất cả những kinh nghiệm sau đó của họ, đều như dính mắc tới những tháng, những năm bất hạnh đó."
"Thường thì cuộc đời tàn nhẫn nhe bộ nanh hung hãn của nó ra khi chúng ta đã có tí ti kinh nghiệm, để mà tự vệ. Thê thảm nhất, là bị nó cắn vào những năm tháng còn thơ dại như trên."
*
Giả như phải tìm một lời giải thích cho sự hiện hữu của một cái xuồng chứa toàn những cay đắng ngày nào, (1) thì có lẽ những lời phán của Greene xem ra cũng đặng.
Hai tuổi thơ bất hạnh của Gấu, đực và cái, đã tìm cách nương tựa vào nhau, đâu lưng tự vệ, trước nanh vuốt của cuộc đời, "sống sót hai chế độ, trốn thoát một cuộc chiến, trốn thoát hai quê hương, một Nam, một Bắc, tìm ra được quê hương đích thực cho dòng Gấu, và sau cùng, trốn thoát cả một lô những ông bạn quí hoá."
*
Hai ông nhà văn nhớn trên, bị cuộc đời cắn, bất thình lình, đúng vào lúc chưa biết thế nào là tự vệ. Khác thường làm sao, là cách họ phản ứng, sau khi bị cắn. Dickens học được sự thân ái, sympathy. Kipling, sự độc ác. Dickens phát hiện và khai triển một văn phong dễ dãi, tự nhiên, easy and natural, đến có thể ôm trọn cả nhân loại vào trong sự hiểu biết của nó.
Kipling chế tạo ra cỗ máy đi dã ngoại, rất ư là hợp thời, vào thời đó.
*
Câu này, Bonaparte viết cho người yêu Joséphine, Gấu mượn để tặng Gấu Cái:
Sự nghèo khổ, bị tước đoạt, và sự cùng cực làm nên vợ nhà văn nhớn. La pauvreté, les privations et la misère sont l'école du bon soldat. Napoléon Bonaparte. Extrait d'une Lettre à Joséphine de Beauharnais.
Note: Tks. Napoléon Bonaparte. Gấu.

(1) Đây là Gấu Cái nhớ lại kỷ niệm tuyệt vời nhất trong đời, là lần rời Cai Lậy về Sài Gòn, và, vì nước lụt, xe cô dâu biến thành xuồng.
Bả than: Trên xuồng có đủ cay đắng, đủ dùng cho... ba người, người thứ ba là cô phù dâu cũng ngồi trên xuồng!
*

Gấu, nhà văn
Unpredictability, not the inevitable death, Nooteboom seems to say, is at the core of our life.
Nguồn
Không thể biết trước, chứ không phải chết không thể nào tránh được, đó mới là cốt lõi của cuộc đời của chúng ta.
Unhappiness wonderfully aids the memory.
Greene: The Burden of childhood
[Bất hạnh là thuốc bổ của hồi nhớ]
*
Không thể biết trước được.
Quả có thế.
*
Lại nói chuyện tuổi thơ bất hạnh.
Trong bài ‘tạp ghi đầu tay’ mở ra sự  nghiệp‘Gấu nhà văn tạp ghi’ ở hải ngoại (1), Nước Cờ Của Hư Trúc Gấu đưa ra nhận xét, những nhân vật của Kim Dung đều bước ra từ cái bóng của Oliver Twist của Dickens.
Những đứa trẻ bất hạnh.
Bài viết gây một trận sóng gió trên diễn đàn VHNT của Phạm Chi Lan, chỉ mãi sau này Gấu mới biết, khi tình cờ ghé mục lưu trữ của báo. Và đây có thể coi là bài đầu tiên Gấu viết cho báo này, không phải bài  Mùa Xuân nói chuyện Mậu Thân bị PCL từ chối, kèm cái note thật là lịch sự, … đây là một nhân vật gây tranh cãi, tốt nhất, anh đưa bài khác, cho khỏi xui cái duyên văn tự giữa anh và VHNT.
(1) “Nick’ này, Gấu nhờ nhà thơ Luân Hoán mà có được. Trong đại tác phẩm hàng ngàn trang Nhà văn Việt Nam của ông, hân hạnh có Gấu ở trong đó, phần tiểu sử, ông ghi nhà văn, nhưng phần tác phẩm, thấy toàn tạp ghi, thành thử ‘chết tên’: Gấu nhà văn tạp ghi.
Bài viết đăng trên tờ Văn Học, trước khi Gấu giữ mục Tạp Ghi, vài tháng, hoặc một niên sau đó. Một ông nhà văn ở tòa soạn báo này [hình như là PN] bèn gửi cho VHNT. Thời gian đó, Gấu chưa biết net, chưa biết không gian ảo là cái gì, tuy có tậu được một cái PC, nhưng chỉ sử dụng được trên Dos, không có Window.
Thế là một bàn tròn văn học được mở ra, đây chắc là mục thường trực cuối tuần của báo này. Gấu còn nhớ trong đó có nhà văn THT. Ông này thì chán Gấu như chán cơm nếp nát, từ trước 1975, bèn lắc đầu, đọc văn đọc thơ là "cảm nhận", chứ đâu có phân tích phân tiếc nhức đầu như thế này. Một ông, trẻ, Gấu chưa từng nghe danh, ở trong ban biên tập, thì rất ư bực mình, Kim Dung thì có liên can gì tới Dickens, đến những đứa trẻ bất hạnh? Đến cái đoạn Gấu tán phó mát về nước cờ của Hư Trúc, ông càng bực, đây là nước cờ ăn may, là vô chiêu thắng hữu chiêu, là buồn ngủ gặp chiếu manh, tình cờ may mắn mà có được, liên quan gì tâm hư tâm trúc ?
*
Sau này, khi viết thường trực cho VHNT, Gấu cũng hân hạnh, thường xuyên được là đề tài của bàn tròn văn học, và những lần như thế, đều được PCL gửi cho một bản sao. Một lần, một ông tỏ ra hết sức bực mình về chuyện Gấu rất ư là nhập nhằng giữa những gì viết ra, và những gì được coi là trích dẫn, dịch thuật, "his own style", như ông viết.
Quả có chuyện đó, thành thử sau này, Gấu cố gắng, mỗi lần trích dẫn, là mở ngoặc, đóng ngoặc thật là đàng hoàng. Tuy nhiên, cách tốt nhất, cứ coi như chẳng có Gấu ở trong đó.
Toàn là của người, cả.
Đây là giấc đại mộng của Walter Benjamin, làm sao viết tác phẩm, chỉ gồm toàn trích dẫn, và phần của ông, giống như những giàn dựng, khi tác phẩm hoàn thành, được rút ra, dẹp bỏ.
Đây còn là giấc đại mộng của Roland Barthes: Tác giả, mi hãy chết đi, để cho độc giả xuất hiện.
*
Đỗ Long Vân, khi viết Vô Kỵ giữa chúng ta, tuy trân trọng tiểu thuyết chưởng Kim Dung, nhưng tự hỏi, Vô Kỵ là ai, mà ở giữa chúng ta, và nghi vấn này, [cơn sốt, hiện tượng mê Kim Dung tại Miền Nam lúc đó, do đâu mà ra], người đời sau sẽ giải đáp.
Nghi vấn này, cho đến nay, vẫn chưa sao giải đáp. Trong nước sau 1975 còn mê Kim Dung hơn trước nhiều. Những bản dịch sau này, đầy đủ hơn, từ những bản văn đã được Kim Dung nhuận sắc, bỏ đi những đoạn mà tác giả coi như là dài dòng.
Trước 1975, đọc Lục Mạch Thần Kiếm, Gấu không hiểu, tại làm sao mà pho tượng trong động, nơi Đoàn Dự học Lăng Ba Vi Bộ, lại y chang Vương Ngọc Yến, y chang người đẹp trong tranh của Hư Trúc.
Hoá ra là tất cả là cùng một nguồn gốc.
Tuy nhiên đọc mấy ông dịch giả kiêm phê bình gia, biên khảo gia, thí dụ như ông Vũ Đức Sao Biển chẳng hạn, thì hỡi ôi, sao lại có những ông liều lĩnh đến như thế, và mới hiểu ra, là Kim Dung thật không dễ đọc, và vấn nạn Nước Cờ Hư Trúc quả thật không dễ giải đáp.
Và càng khó thực thi.
Giai thoại Nước Cờ Hư Trúc là từ tư tưởng Phật giáo, nhưng nó làm nhớ tới giai thoại "rau vô tâm" trong truyện Đát Kỷ giết Tỷ Can, bằng cách moi tim ông làm thuốc. Ông này nhờ được mách bảo, sau khi bị móc tim, hãy ngậm miệng đừng nói thì toàn mạng, và khi không thoát khỏi sự tò mò, hỏi cô gái bàn rau, rau vô tâm là rau gì, và khi nghe trả lời rau muống, thế là ngã xuống, đi luôn. [Nên nhớ rau muống là rau 'quốc hồn quốc túy' của dân Việt].
Thành thử "hư trúc" thì mới giải được nước cờ, nhưng "hư trúc" thì chết!

Trong lời giới thiệu, đại gia VĐSB phán, chúng tôi gọi Tiếu Ngạo Giang Hồ là một siêu phẩm. Toàn bộ tác phẩm gồm 40 chương hồi. Tuy nhiên tác phẩm lớn không ở chỗ dài hơi đó. Nó lớn vì chiều sâu kiến thức chứa ngay trong tác phẩm.

Tuy nhiên sau đó, đọc ông viết về những chiều sâu kiến thức, nào Phật nào Lão mà ông gán cho Kim Dung qua những nhân vật này nọ, thì hóa ra là ông tán tào lao tất cả.
Điều này chứng tỏ ông không đọc nổi Kim Dung, và có thể không đọc nổi bất cứ một cuốn tiểu thuyết, bất cứ một thứ giả tưởng.
Chứng cớ. Ông viết, "cơ duyên nào đưa đẩy một nàng Nhạc Linh San mới muời sáu tuổi say mê cái mã đẹp trai của Lâm Bình Chi và dễ dàng phụ dẫy thâm tình ban đầu mà cô đã dành cho Lệnh Hồ Xung? Cho đến khi lấy Lâm Bình Chi, nhận ra bản chất tàn bạo của gã, cô mới hối hận vì đã đánh mất một báu vật trên đời?"
Đọc, Gấu này thực sự thấy thương cho đại gia VĐSB. Thương cho những nhân vật của Kim Dung.

Lâm Bình Chi đâu phải bản chất tàn bạo. Tay này cũng một thứ tuổi thơ bất hạnh. Hắn trở thành độc ác, thì đó là do bị cuộc đời cắn cho một miếng thật bất thình lình, đúng vào lúc chú bé hăm he làm việc thiện, giải cứu người đẹp, một cô gái bán rượu, vô tình sa vào tay con người độc ác mưu mô, tàn nhẫn, là Nhạc Bất Quần, đem cả con gái ra làm mồi nhử chú bé con nhà giầu mang trong mình kho tàng Tịch Tà Kiếm Pháp.
Đã có lần Gấu lèm bèm về nhân vật này, và mối tình Nhạc Linh San dành cho Lâm Bình Chi, và gọi đây là một thứ “tình nghiệt”. [Trong bài viết Ngọa Hổ Tàng Long].
Nhưng sau đọc “Sebald đọc Weiss”, mới khám phá thêm một khía cạnh của thứ tình nghiệt này: Nhạc Linh San là mẫu người muốn trả nợ, muốn đem lại cho họ Lâm tất cả những gì đẹp đẽ nhất của đời người - cái gọi là hạnh phúc - để đền bù lại sự độc ác của loài người, qua tác nhân là cha cô - đã giáng lên đầu đứa trẻ bất hạnh này, trong đó có cả sự độc ác của chính cô, khi giả làm cô gái bán rượu.
Có thể nói, cái chết của Nhạc Linh San, là đã được "tiên đoán", khi cô khoanh tay đứng nhìn Lâm Bình Chi giết người vì cô. Chính vì thế khi chết, cô cố năn nỉ “người anh”, “người yêu cô”, “người bạn thời thơ ấu”, Lệnh Hồ Xung, hãy chiếu cố cho họ Lâm. Bà mẹ của cô, khi biết, mới than, ôi oan nghiệt, là theo nghĩa đó.
Sự kiện, Nhạc tiểu thư năn nỉ Lệnh Hồ Xung đừng giết Lâm Bình Chi còn là một mệnh lệnh: Đừng làm hỏng ước mong trả nợ, cho bố ta trước tiên, và, cho sự độc ác của cả giống người. Và chuộc tội cho cả ta nữa.
Đẩy đến tận cùng ước mong này, là sự thực thê lương: Không ai có thể giết được Nhạc Linh San, ngoài Lâm Bình Chi! Mạng đòi mạng, oan oan tương báo là như vậy
Bảo rằng, Nhạc Linh San say mê Lệnh Hồ Xung chứng tỏ chưa đọc Tiếu Ngạo, tuy dịch, bởi vì chính Nhạc Linh San, khi Lâm Bình Chi trổ mòi ghen tuông, và sau đó giết cô, đã giải thích cho ông chồng hờ, về mối tình khi còn là con nít này.
Ngay Lệnh Hồ Xung sau cũng nhận ra, anh không phải mẫu người của Nhạc Linh San. Nàng yêu một người nào như cha nàng, nhưng lại không phải như cha nàng: Một người như Nhạc Bất Quần nhưng trừ bỏ đi, sự độc ác.
Người tình trong mộng của Nhạc tiểu thư, như thế, chính là Lâm Bình Chi, khi còn là một công tử miệt vườn Phúc Kiến mê mẩn tiếng hát [quan họ?] của mấy cô hái chè quê mình, không phải quê người.

Cái chết của Nhạc Linh San, ở tay người chồng hờ, mang tính tình nghiệt, của Đông Phương. Do đó, trước khi chết Nhạc Linh San năn nỉ Lệnh Hồ Xung chiếu cố tới Lâm Bình Chi, và tiễn nàng ra đi, là âm thanh của những bài hát của những cô gái hái chè vùng [Phú Thọ] Phúc Kiến, quê hương nhà chồng trong trí tưởng của nàng.
Ngọa Hổ Tàng Long

Ui chao thế "lày" thì, khi Gấu đi, Gấu Cái nhớ cho đội kèn đồng tấu bài "Đôi Mắt Người Sơn Tây", nhé!

Đi?
Gấu lại nhớ đến lời mời của Má Mì, lần đầu tiên tới xóm:
-Thế cậu có đi không?
Ngu quá, cù lần quá, Gấu bèn lắc đầu:
-Tôi không đi!

Nhật Ký Tin Văn

Gấu đọc lại đoạn trên, viết về Nhạc Linh San, ngộ ra một điều, cái xứ Bắc Kít, và cái tuổi thơ bất hạnh của Gấu, nó hành Gấu thật là khủng khiếp, thê lương!
BHD sở dĩ bỏ đi, một phần còn do cô nhận ra, Gấu không chỉ yêu cô, mà còn thù cô, như yêu và thù xứ Bắc Kít, và tuổi thơ Bắc Kít của Gấu!
Mới đây thôi, Gấu còn cố thực hiện mối tình khốn khổ khốn nạn với cái xứ Bắc Kít khốn nạn khốn khổ khốn kiếp, bằng cách đằng đẵng, cúng hết cả cái quãng đời ở hải ngoại vào cái việc mơ tưởng thực hiện một mối tình tưởng tượng, với một “em”,  phải nói, một “ bà già” Bắc Kít,  một "Me Mẽo" thì đúng hơn.
Gấu muốn nói với em đó, bằng cái tiếng Bắc Kít, “Anh Yêu Em”, thực hiện giấc mơ điên khùng ngày nào với cô bé con Bắc Kít 11 tuổi!
[Note: Đừng có tin, phịa đấy!]
Cũng là một cách trả ơn những "Me" của Gấu, có thể nói như vậy.
Bởi vì không có bà cô, Cô Dung, một Me Tây, làm sao có Gấu nhà văn!



*
Orwell, hay là sự phát minh ra cái thực
Từ chối thoả hiệp, khinh miệt mọi thứ kỷ luật đảng, cảm thấy mình khó trở thành một con người hành động, tất cả những điều trên đã đưa Orwell tới một ngõ cụt chính trị, và ông tìm cách thoát ra bằng việc viết. Trại Loài Vật, còn mang một cái tít nho nhỏ, “Một câu chuyện thần tiên”, là thời điểm quyết định trong cuộc tiến hoá văn học của ông. Bên cạnh đề tài chính trị (giải hoặc cách mạng vô sản Liên Xô, xác nhận điều, cách mạng nào thì cũng chỉ là phản bội, và hiện tượng biến thành ròi thành bọ là gần như không thể tránh được), hình thành một ý hướng văn chương dưới vóc dáng thật đáng nể của nó: Dụ ngôn.


Kỷ niệm, kỷ niệm
Một thời để yêu, để hát, và để chết
Ngày mai đi nhận xác chồng
Theo server, thì 3, trong số “top 10”, của 1011 search key phrases, của Tin Văn, là:
Phố vẫn hoang vu từ lúc em đi
Tiếng hát ru em còn nuối trên môi.

Và:
Ngày mai đi nhận xác chồng.
Ui chao, sao mà tuyệt đến như thế, hở Trời!
Nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được, một điều tuyệt đến như thế.
*
Nhắc chuyện cũ, tác giả Lê Thị Ý cho biết thêm, “Bài thơ được chọn đăng trên tờ Tranh Ðấu của sinh viên Sài Gòn. Học giả Nguyễn Ðức Quỳnh đọc được đã gửi cho bạn ông là nhạc sĩ Phạm Duy và Phạm Duy đã phổ nhạc rồi cho phổ biến trên các đài phát thanh lúc bấy giờ. Chỉ sau một thời gian ngắn thì bị cấm.”
Nói về hoàn cảnh bài thơ được khai sinh, tác giả Lê Thị Ý cho biết, “Nhà tôi ở gần nhà xác trên Pleiku. Khi ấy vào những năm 1969, 70 chiến tranh đang diễn ra thật khủng khiếp. Không ngày nào nhà xác không nhận thêm được xác những chiến binh QLVNCH hy sinh tại chiến trường. Và những người vợ trẻ thì đứng đầy quanh nhà xác với những vành tang trắng thê lương nên hồn thơ được nhập đầy những cảnh thê lương ấy.
“Em không thấy được xác chàng,
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng,
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai...”
*

Cái chi tiết về NDQ đọc, và gửi cho PD, tuyệt!

Có lẽ đã đến lúc phải viết về cái kỷ niệm nghe bản nhạc trong tù VC rồi đấy. Gấu bảo Gấu.
Gấu đã lèm lèm vài lần về kỷ niệm này, nhưng chưa viết hết về nó, theo nghĩa, chưa báo cáo độc giả Tin Văn, để được nghe bản nhạc đó, Gấu phải trải qua những cơ may huyền diệu, sau những đau khổ khủng khiếp như thế nào!
Gấu có cảm tưởng, bản nhạc PD sáng tác là chỉ để dành riêng cho Gấu, trong cái dịp trọng đại đó.
 Nó ra đời là để chờ gặp Gấu, vào bữa đó.
Cái món quà con K trao cho Gấu, khi Gấu đi vô tù VC để gặp nó!
*
*

Gyorgy Faludy, tiếng nói của kháng chiến Hung,
mất ngày 1 Tháng Chín, 2006, thọ 95 tuổi
[Người Kinh Tế, số đề ngày 16 Tháng Chín 2006]

Không có viết và mực, ở trong trại tập trung Stalinist tại Hung, Gyorgy Faludy dùng cọng chổi để viết, bằng máu, và trên giấy vệ sinh. Đau khổ, như một lần ông nói, không phải là một đức hạnh. Nhưng ba năm của ông tại Recsk, từ 1950 đến 1953, theo một nghĩa nào đó, quả là những năm tháng mặc khải. Tập thơ xuôi, "tản văn", như lối nói hiện nay, nổi tiếng ở bên ngoài nước Hung, kể lại quãng đời hưng phấn một cách âm u đó, darkly inspiring, tức thời gian ông ở tù "VC Hung" được ông đặt tên là “Những Ngày Hạnh Phúc Của Tôi Ở Địa Ngục”.

Vẫn theo một nghĩa nào đó, Mr Faludy chọn nhà tù. Ông đã được đề nghị, một cơ may, chạy trốn quê hương, qua Áo tái định cư, nhưng từ chối, và lý luận, rằng, tôi phải tận mắt chứng kiến, những đau khổ, những rùng rợn, cho dù tới đỉnh cao cỡ nào, mà những người Cộng Sản mơ tưởng ra được, cho xứ sở của tôi. Trong bài thơ Mừng Thượng Thọ 70 Ông Xì, ông liệt kê danh sách những số phận dành cho kẻ can đảm: giầy đinh thúc vào mạng mỡ, đạn bắn vào đầu, và giá treo cổ. Và tất nhiên, làm sao tránh khỏi, số phận của thi sĩ, sau bài thơ: Ông chọn nhà tù, chẳng mấy chốc sau đó.
Thân thể trong tù, như Bác Hồ nói, nhưng cái đầu của nhà thơ thì ở bên ngoài nhà tù. "Đói khủng khiếp, lạnh cứng người," ông viết, "tôi co cụm, thu lu thành một đống trên sàn đá, phủ lên người đủ thứ mảnh vải đầy chấy rận rệp, áo choàng, giống như một tấm lều, và thở qua tay áo, thổi hơi thở vô thân mình để sưởi ấm nó, và cứ thế làm thơ". Khi tay quản giáo chìa cho ông xem, những bài thơ của người cháu trai của anh ta, nhà thơ nhăn mũi, phán, suy đồi, và phản cách mạng.
Tay quản giáo giận tái mặt.
Bị tống vô xà lim, chật cứng, tối thui, nhà thơ trải qua hàng giờ vận nội lực, trở thành chết cứng, rồi biến hoá, transfixed, thành một sợi nắng mùa đông chạy dài trên sàn xà lim. Ông tưởng tượng mình đang ở Biển Nam.
Ông và bạn tù mở một đại học đặc biệt, dậy thơ ca, lịch sử và văn chương. Một bạn tù huýt sáo trọn bài "Don Giovanni" của Mozart, một người khác kể "Chiến Tranh và Hòa Bình". Nhà thơ đề nghị bạn tù nhớ ở trong đầu họ, thơ của ông, khi ông viết chúng ra, theo cách như ở trên đã nói. Nếu có người nào được thả, thì người này sẽ tới thăm bà xã nhà thơ, và đọc cho bả nghe.
Ông được thả vào năm 1953, khi Stalin chết, nhưng trại tù chẳng bao giờ thả [tha, cũng được] ông. Nó trở lại thí dụ, như trong bài thơ sau đây, làm vào năm 1983.

Learn by heart this poem of mine,

       Books only last a little time,
       And this one will be borrowed, scarred,
       Burned by Hungarian border guards,
       Lost by the library, broken-backed,
       Its paper dried up, crisped and cracked,
       Worm-eaten, crumbling into dust,
       Or slowly brown and self-combust,
       When climbing Fahrenheit has got
       To 451, for that's how hot
       it will be when your town bums down.
       Learn by heart this poem of mine
*

Hãy học thuộc lòng bài thơ này của tôi,
Sách thọ đâu được bao lâu ?
Và cuốn này thì sẽ bị mượn, bị vạch nát,
Bị đốt bởi lính biên phòng Hung,
Bị mất bởi thư viện, bị long gáy,
Những trang sách khô, ròn, rồi vỡ vụn ra,
Bị gián, mọt ăn, gặm, nát thành bụi,
Hay cứ thế từ từ vàng ố đi, tự huỷ diệt bằng hơi nóng,
Một khi nhiệt độ leo đến 451 Fahrenheit,
Đó là khi mà thành phố của bạn bị đốt rụi.
Hãy thuộc lòng bài thơ này của tôi.

Chàng mê thơ rất sớm, và tất nhiên, không chỉ thơ, mà còn những quán cà phê Budapest, và một cuộc sống văn chương. Nhưng ông bố khoa học gia lắc đầu, phán, Budapest hiện đã có 20 ngàn thi sỡi, không một thằng nào trong số đó, nuôi nổi thân. Thế là ông đóng thùng ông con, tống đi Vienna, học kỹ sư hóa. Chẳng ông thầy hóa nào biết đến ông, ấy là vì ông dành thời giờ, thay vì học hóa, thì là để dịch và cho xb những dòng thơ của Francois Villon, một thi sĩ nổi loạn người Pháp, thế kỷ 15, và ông khởi nghiệp thơ của mình bằng cách đó. Ông còn viết một bài thơ phạng Hitler và được ông này thưởng cho 14 năm tù, nhưng ông trốn được, bằng cách giúi tiền vào túi quần tay quản giáo. Và khi cuộc chiến bùng nổ, ông chơi một cái thuyền, làm một chuyến du ngoạn tới Morocco, tìm cách tới Mẽo, và đăng lính Sao Sọc.
Làm thơ bằng những dấu chân chim.
Ông trở lại Budapest sau chiến tranh, để chứng kiến, quan sát, điều mà ông gọi là, "một nền dân chủ được xây dựng lên mà đếch cần đến những người dân chủ" ['democracy being built without democrats"].
Tháng Mười 1956 Cách Mạng Hung bùng ra, chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô. nhà thơ tắm đẫm mình vào trong đó, như là một thành viên của phái đoàn. Phái đoàn gì cơ chứ? Phái đoàn Hội Nhà Văn bên cạnh Hội Đồng những công nhân điều hành cuộc cách mạng. Nhưng khi chiến xa Liên xô tràn tới, ông lại chuồn đi Tây Phương: Vienna, Florence, Malta, New York, và Toronto. Tại đây, ông sống chung nhà với một tay khiêu vũ, dancer, người Mỹ tên là Eric Johnson.
Tay thanh niên trẻ đẹp trai này lần ra dấu vết của nhà thơ tại Malta sau khi đọc Những Ngày Hạnh Phúc Của Tôi Tại Địa Ngục. Mr Faludy sống tại đây, sau khi bà vợ mất. Ông cảm nặng Eric, và làm một số bài sonnets vì anh ta. Tại Toronto, họ chia một căn phòng nhỏ cùng với một đôi chim sẻ. Đôi chim thường đậu trên bàn máy chữ của nhà thơ. Và chỉ bay lên khi tiếng chuông báo hiệu chấm dứt một dòng.
Trên hai chục năm, đến 1989, khi chế độ Cộng Sản sụp đổ, nhà thơ sống tại Canada. Sau hết, nhà thơ cũng trở về cố hương, sách của ông hết còn bị cấm sau bốn thập kỷ, và sống trong trong một căn hộ rộng rãi trông ra sông Danube, do nhà chức trách thành phố ban cho ông. Tại quê nhà, ông gây sốc cho nhân dân, khi bỏ Eric, chạy theo một em nữ thi sĩ nhí, nhỏ hơn ông 60 tuổi, duyên dáng, uyển chuyển, và kết hôn với em, và xuất hiện với em, gần như hoàn toàn khỏa thân, trên trang bìa tờ Penhouse, ấn bản tại Hung. Với mớ tóc dài, trắng phau tỏa lên hai bờ vai, với đôi mắt nâu và cái nhìn chiếu xoáy, ông trông như một ông tiên trong truyện cổ tích, cùng với nàng Fanny của ông tiên.
Được dân chúng ngưỡng mộ, vinh danh, cùng những giải thưởng, ông làm thơ cho đến tận cùng. Tập thơ chót của ông, xuất bản năm 2003, có tên là Thế Kỷ Giông Bão.
Ông thường có thói quen dậy thật sớm, ngắm dòng sông Danube chảy bên ngoài, nhịp dòng sông cũng là nhịp của những bài thơ chảy trong máu ông.
*
.... Within the poetry of the Hungarian Gyorgy Faludy, who has died aged 95, Hungarian and other European traditions mingle, and there can be found a record of the turbulent 20th century.
Guardian
[Trong thơ của nhà thơ có truyền thống Hung và những truyền thống Âu Châu khác được trộn lẫn hòa nhập, và từ đó, là một ghi nhận về cơn chao đảo của thế kỷ 20].
Đặng Tiến cũng phán, gần như tương tự, về TTT, chỉ thiếu cái khúc "a record of the turbulent 20 th century", nhưng theo Gấu, có thể thay bằng câu của TTT, viết về Bếp Lửa, và về Hà Nội 1954, "đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết....".
Nguồn
*
Thơ Thanh Tâm Tuyền, tự nó, là một thế giới, và đồng thời một không gian nhìn ra thế giới. Đây là đặc tính của thơ Thanh Tâm Tuyền, ở những nhà thơ khác dù rất hiện đại, cũng không có, hoặc không rõ nét. Ví dụ trong thơ Tô Thuỳ Yên, chủ yếu ta thấy thảm kịch Việt Nam; thơ Lê Đạt chủ yếu phản ánh tâm cảnh người dân châu thổ Sông Hồng; thơ Dương Tường đưa vào nhiều tiếng nước ngoài, thảnh thót giọt mưa dương cầm tím mộng scheherazade, vẫn là cái liếc nhìn ra thế giới, không phải là tầm nhìn sâu thẳm, xâu xé, xoáy vào thân phận làm người, chủ yếu là người nhược tiểu. Nói như vậy, không có ngụ ý rằng thơ Thanh Tâm Tuyền nhẹ tính cách dân tộc. Phân biệt dân tộc với nhân loại là phiến diện: trong thế giới có Việt
Nam và trong Việt Nam có thế giới. Trong «Guernica» của Picasso có Bến Tre, trong tranh khắc gỗ đình làng Việt Nam có Picasso. Tôi nói thơ Thanh Tâm Tuyền trong hình thức và nội dung là một bước ngoặt trong nghệ thuật và tâm thức Việt Nam là vậy.
Tuy nhiên cũng phải ghi nhận với ít nhiều tiếc rẻ là lối thơ Thanh Tâm Tuyền không có người thừa kế.
Nguồn
*

Gấu, nhà văn

Hắn nhấp nháy con mắt nhiều hơn, và mang thêm biệt danh Chuột nhũi. Nhưng cô thư ký mới vào nghề khâm phục hắn, và luôn gọi hắn là "Gấu cưng" của tôi.
Call For The Dead

Có thể mượn, tên một tác phẩm của nhà thơ Hung Faludy vừa mới mất, "“Những Ngày Hạnh Phúc Của Tôi Ở Địa Ngục”, để gọi hai năm Gấu ở trại Đỗ Hòa, nhưng phải trừ bỏ những ngày đầu tiên, khi chưa liên lạc được với gia đình, đói, và nhớ nhà quá, trốn, bị bắt, bị tống vô tổ trừng giới.
Những ngày hạnh phúc của Gấu ở Đỗ Hòa bắt đầu cùng chuyến thăm nuôi đầu tiên của Gấu Cái, sau khi biết trại tù, nhờ một gã thiếu niên trốn trại, thoát, thương tình, đến nhà Gấu cho biết.
*
Lần bị bắt đúng lúc có chuyến vượt biên đường bộ, ngả Căm Bốt. Gấu Cái cho thằng lớn đi thế. Gấu được tin, trước khi bị đưa đi tập trung cải tạo. Bà cụ đi thăm, vừa vui vừa buồn, đưa cái hình thằng lớn chụp trước Tòa Đô Chính, trước khi từ giã Sài Gòn, nói nhỏ vô tai Gấu, nó đi thoát rồi.  (1)
(1) Gấu nhớ lộn. Bức hình này, chụp trước Nhà Thờ Đức Bà.


*
 Nhìn bức hình, Gấu nhận ra, đúng chỗ đó, nó đã từng chụp hình, bức hình polaroid có thể nói là đầu tiên tại Miền Nam, do tay Horst Faas chụp, khi anh chàng Đức này vừa từ trên văn phòng hãng AP, ở phía bên trên Passage Eden xuống, đang tính thử cái máy chụp đầu tiên ở Sài Gòn của anh ta.
Hóa ra không. Thằng nhỏ bị bắt, đưa từ biên giới về Sài Gòn, giam tại khám Chí Hòa. Lúc Gấu đi Đỗ Hòa, là Gấu Cái đang tất tả lo cho nó, thành thử chẳng có ai đi thăm, bà cụ đâu biết Đỗ Hòa hay Bến Hải hay Cà Mâu, đến khi hỏi ra, thì đã mấy tháng trời, Gấu vừa đói, vừa lo, không biết gia đình như thế nào, thế là liều lĩnh vượt trại. Khi Gấu Cái lên thăm, là lúc Gấu đang ở "tù trong tù."
Cái hình thằng lớn, do Faas chụp đó, Gấu nhớ, là vì nó rất tức cười: anh cu Tuấn - từ đó, ra nick Tuấn Anh, khi viết Tạp Ghi cho tờ Vấn Đề. Anh là tên cô bạn, trong Cõi Khác - do bị sán kim, đứng đâu thì cũng thò tay vào trong đáy quần để gãi đít, do sán kim làm ngụy ! Có thể, đó là một trong những tấm hình polaroid đầu tiên của Sài Gòn. Cu Tuấn cũng có thể là đứa con nít đầu tiên ở Sài Gòn được chơi mấy món đồ điện tử remote control, do mấy tay phóng viên UPI đi xả hơi ở Hồng Kông, hay Tokyo mang về.


Date: Thu, 6 Aug 1998 20:11:13 -0300
Anh Tru than,
Vua nhan duoc sach. Cam on anh nhieu.
Doc truyen "Lan cuoi, Saigon" thay ngam ngui. Anh hoi nho Hong Lam va anh Nhan khong, nho lam, anh Nhan da bi ban chet sau 2 thang GIAI PHONG. Du Tu Le cung hoi nhu vay. September 12 nay Du Tu Le sang toi de cung ra mat sach mot lan.
Anh nho NGUYEN TUONG GIANG ( Tap San Van Chuong ) khong ? Da gap lai chua ? Luc truoc o Boston bay gio don  xuong Virginia cho gan DINH CUONG.
Chu tieng viet anh dung bo chu nao ? De lan toi danh chu tieng viet co bo dau cho de doc.
Cho toi dia chi cua anh de gui sach va CD cua toi.
Than
NTK
Ui chao, thời gian dịch sách cho ông Nhàn, tại nhà in Hồng Lam, số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm [của linh mục Cao Văn Luận], Gấu cầy 3 jobs, một, dịch sách, một, làm cho UPI, một, làm một anh Cán Sự Bưu Điện, vậy mà không đủ sở hụi.
Mấy đứa nhỏ lúc này hoàn toàn sống nhờ bà cụ Gấu. Bà nấu cơm tháng cho mấy cô cậu sinh viên học Văn Khoa, đường Cường Để, kế ngay bên nhà Gấu, số 29/8D cư xá Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trưa, mấy cô ghé ăn, xong, trở lại lớp. Còn đám nam sinh viên, có đứa trọ luôn nhà Gấu, trong có một tay, sau này mới biết VC nằm vùng, nhưng rất quí Gấu!
Mãi sau này, nghĩ lại, mới hiểu ra là có ông Trời tất cả. Giả như không dịch sách cho ông Nhàn, là ngỏm củ tỏi nơi nông trường Đỗ Hòa rồi. Có những lúc, Gấu thật sự ngạc nhiên, tự hỏi, tại sao mà ông Trời lại quá châu đáo đến như thế, để lo cho số phận, chỉ một thằng cha Gấu, và lũ gấu con của nó!
Hà, hà!
*
Nhưng, để có được cái job dịch sách, cũng ly kỳ lắm.
Giả như Gấu không giữ trang VHNT cho tờ Tiền Tuyến, thì cũng trớt lớt!
Trang báo, lúc đầu là do Thanh Tâm Tuyền phụ trách. Ông kêu Gấu giữ mục điểm sách. Sau ông chán, giao cho Gấu. Gấu kêu thêm một ông bạn quí cùng phụ trách, nhưng ông này sau cũng rãn ra. Khi ông giao, ông giao thêm một số bài vở, đều là những bài điểm sách, của hai tay mơ, và kèm câu, coi, sửa, rồi đăng cho họ. 
Một, là Nguyễn Mai, còn một, sau này theo lệnh ông thứ trưởng văn hóa VC làm danh sách những nhà văn phản động đồi trụy của Miền Nam.
Tay này bèn trả ơn cả TTT lẫn Gấu, bằng cách đưa hết cả đám Sáng Tạo vô, thêm thằng cha Gấu, đứng hàng thứ bẩy, trong số 12 tên!
Mấy chuyện trên, lèm bèm mấy lần rồi. Khi ở trại tị nạn Thái Lan, khi phải làm hồ sơ Cao Uỷ, và khi phải trải qua thanh lọc, Gấu thèm ơi là thèm, giá mà có cái danh sách vàng đó, là khỏi lo rớt thanh lọc!
Giả như Gấu không làm cái chuyện hì hục ngồi sửa mấy bài đó, thì làm sao sau này, có cái chuyện, tay Nguyễn Mai trả ơn bằng cách giới thiệu Gấu với ông Nhàn, khi ông làm tờ báo Thiếu Nhi, và làm nhà xuất bản Vàng Son?
Còn cái tay lấy oán trả ơn kia, thì chịu thua, không hiểu nổi.
Tuy nhiên sau này, thì hiểu.
Anh ta thù Gấu chỉ vì Gấu viết được quá, trí thức quá, đọc sách quá, cái gì cũng quá quá so với anh ta, mù tịt!
Ra hải ngoại, anh ta viết văn, nổi tiếng lắm, vậy mà vẫn không quên thù Gấu, quái thế!
Có lần, đọc, thấy anh ta than, làm trí thức mệt bã người, Gấu thấy thương anh ta.
Và thương luôn cả Gấu nữa!
Hà, hà!

*
*

Rừng & Nguyễn Đình Thuần & NQT & Đặng Phú Phong
@ DPP's, Little Saigon

Cải chính: Có tới hai ông Phong.
Cái ông Phạm Phú Phong, viết về Thái Ngọc San, là một ông trong nước, khác ông Đặng Phú Phong trên đây.
Xin lỗi bạn ta, về những dòng sau đây. NQT
*
Tôi thuộc thế hệ đàn em, đã quen thân Thái Ngọc San hơn ba mươi năm nay. Nhưng đến khi anh đột ngột ra đi, qua bạn bè anh, tôi mới biết thêm rằng, trước khi anh có một tuổi trẻ không yên ổn dễ dàng với ba lần bị bắt đi lính, ba lần đào ngũ vẫn kiên trì chọn con đường dấn thân đến với phong trào đấu tranh chống Mỹ của lực lượng trí thức ở miền Nam, anh đã có một tuổi thơ đầy gian truân bất trắc. Điều đó phần nào giải thích vì sao sinh ra ở Lệ Thủy, Quảng Bình, chưa đầy mười tuổi anh đã vào Huế để rồi suốt đời gắn bó với Huế, trở thành dân Huế rin; giải thích vì sao anh đã từng lang thang trên hầu khắp các đô thị lớn ở miền Nam và đã từng trốn khỏi dòng tu… Tất cả những khó khăn cay cực đó không thể ngăn cản mà góp phần tạo nên những cảm xúc cường tráng, đầy nhiệt huyết của hồn thơ tranh đấu: Làng em đây, núi rừng Trung Việt cũng là đây/Xưa kia đã hùng dũng đánh Tây/Giờ lại hiên ngang xây thành chống Mỹ/Đường Trường Sơn là đường chân lý/Đã cùng quê em kết nghĩa hẹn hò… (Quê em, 1971)
Phạm Phú Phong
Nguồn
Nhà thơ Maia sau cùng đã tự sát bằng súng lục vì những dòng thơ xúi tuổi trẻ lao vào chỗ chết. Không hiểu thi sĩ Thái Ngọc San, sau 30 Tháng Tư, số phận ra sao, có biến thành ruồi, như những bạn bè của Đào Hiếu, hay có tự sát bằng súng lục như Maia?

Xưa kia đã hùng dũng đánh Tây
Giờ lại hiên ngang xây thành chống Mỹ
Đường Trường Sơn là đường chân lý

Thật khó hiểu quá. Bao nhiêu con người đã chết vì những dòng thơ như vậy, để có được một đất nước khốn khổ như bây giờ. Bản thân tác giả bài viết này, thì bây giờ cũng lưu vong xứ người.
Vậy mà vẫn viết những dòng đầy cảm khái như trên, ca ngợi bạn mình, một tên VC nằm vùng ngày nào ư?
Bỏi vì Gấu sợ, chính TNS cũng không muốn ai nhắc tới những dòng thơ trên, nếu còn chút lương tri.
*

*

Nguyên Mẫu

Nguyên mẫu là một mục của tờ văn học Pháp, Le Magazine Littéraire. Số Tháng Giêng 2009, có một bài viết về cặp Don Quichotte & Pancho Panca, thật tuyệt, của Benoit Duteurtre. Tin Văn scan để hy vọng lèm bèm về nó, khi nào hưỡn hưỡn, rảnh rảnh.
Thú nhất, là tác giả tìm ra sự liên hệ giữa cặp Don & Pancho với những cặp, thí dụ, hai nhân vật trong Của Chuột và Người, và, từ Của Chuột và Người, móc vào cơn suy thoái kinh tế hiện đại, rồi móc vào cơn suy thoái tâm linh qua hai nhân vật trong Trong khi chờ Godot của Beckett. Tuyệt!
Nói gần nói xa, chẳng qua nói thẳng: Đây cũng chính là cách viết Tạp Ghi của Gấu!
Cái nọ xọ cái kia, chẳng biết đường nào mà lần! [Gấu Cái ghét thậm tệ, chửi, chẳng khi nào đọc được trọn bài viết của mi!]. Một ông phê bình gia hải ngoại cho rằng, cách viết của Gấu là từ tuyệt chiêu Lăng Ba Vi Bộ mà ra!
Nhưng, Lăng Ba Vi Bộ là một “diệu pháp” để tránh đòn. Đoàn Dự chẳng muốn đánh nhau với ai, học được phép này, thú quá, vậy là khỏi lo thằng nào đánh mình!
Còn mi?
Thì cũng nói thẳng: Để đánh người! NQT
*

Bác gái nói đúng đó – bác chịu khó viết bài có nhập đề-thân bài-kết luận cho bà con dễ đọc với.

Phúc đáp: Tks. Nhưng Tin Văn bây giờ hết còn có thể viết một bài riêng rẽ ra như vậy được nữa rồi. Tự nó cuốn lấy nó, chằng chịt như mạng nhện, Gấu này cũng chịu thua. Chỉ có cách là từ bỏ nó. Terminate nó! Nhưng làm sao terminate? Bài viết nào thì cũng như một phần tử trong một bản đại hoà tấu diệt trừ Cái Ác Bắc Kít, trong khi chưa có một Newton xuất hiện.
Nhưng nhờ Gấu Cái không đọc mà Gấu tha hồ viết!
Tks again. NQT

Đọc ở đâu ?
Trên tờ TLS, Robert Irwin điểm cuốn “Đọc ‘Lolita’ ở Teheran”, của Azar Nafisi, một câu chuyện về tình yêu, về những cuốn sách và về cách mạng, đã đưa ra một nhận xét thú vị. Theo ông, những nhà phê bình văn học chú ý ai đọc sách, đọc sách gì, nhưng lại ít chú ý đến nơi chốn mà những cuốn sách được đọc.
Nhìn lại một đời đọc, nơi đọc, hoặc chỉ thấy mà chưa có hân hạnh đọc, lần đầu tiên trong đời, quả là ghê gớm thật. Mà có khi còn liên quan đến cái gọi là cơ may, vận mệnh của một đời văn, đời người.
Một cách nào đó, có thể nói, Mai Thảo đọc truyện ngắn đầu tay của Dương Nghiễm Mậu, Cũng Đành, từ sọt rác tòa soạn báo Văn, tại đường Phạm Ngũ Lão Sài Gòn, khi Trần Phong Giao làm tổng thư ký, như ông kể lại trong một bài viết về họ Dương. Bởi vì ông đã lôi nó từ đó ra và đem lên Sáng Tạo. (1)
Nguyên Ngọc đọc Nguyễn Huy Thiệp từ trong đống bụi của tờ Văn Nghệ, như ông kể lại với Nguyễn Xuân Hoàng trên tờ Văn số tháng 6 & 7, 2003.
Như thể, trong khi chờ đợi người đọc, chúng - những cuốn sách – có khi phải rúc sâu vào lớp bụi, nơm nớp sợ, một thằng cha cà chớn, một con mắt phàm phu tục tử nhìn thấy!
Giả sử như chẳng gặp được một Nguyên Ngọc, thì đành biến thành bụi...

Tôi, đọc Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền ngay trên hè đường Sài Gòn, khi cuốn sách được đem bán xôn. Sau này, tôi vẫn cám ơn ông Nguyễn Đình Vượng, người xuất bản, đã làm một hành động vô cùng ngoạn mục, là cho Bếp Lửa biến thành bụi đường, để rồi tái sinh, như truyền thuyết về một loài phượng hoàng.
Giả sử như ông không làm như vậy, một thằng học sinh nghèo như tôi, sức mấy mà có tiền, hoặc dám bỏ tiền ra mua, một cuốn Bếp Lửa, nằm trên giá sách?
Tay nghệ sĩ chơi nhạc, và soạn nhạc nổi tiếng Yanni, kể lại, vào năm 9 tuổi, ông bố đem cầm cố căn nhà của gia đình, lấy tiền mua cây đàn dương cầm cho thằng con con nít. Sau này ông con kể lại, ông không phục ai trên đời bằng phục chính ông bố của mình! Bởi vì, theo ông, mua cây đàn chậm hơn một tí là... hỏng! Ông bố biết, phải có cây đàn, và phải có ngay lập tức, không là cái thiên tài ẩn náu ở trong thằng con nít, sẽ bỏ đi ngao du, bởi vì nó không thể đợi đuợc!
Tôi cứ tuởng tượng ra một ông Nguyễn Đình Vượng, một buổi sáng đẹp trời tại Sài Gòn, bê chồng sách cũ, bán không được, là những cuốn Bếp Lửa, cho xuống lề đường, để nó gặp được những độc giả... đích thực của nó, thí dụ như... tui, chẳng hạn!
Bởi vì hành động bệ những cuốn Bếp Lửa mà tôi còn nhớ rõ, bìa vàng vàng đó, ra lề đường, đối thằng con nít nhà nghèo là tôi đó, nó giống như hành động cầm cố nhà mua cây đàn. Có chút khác, là ông Vượng làm sao biết có một thằng con nít, đúng vào thời điểm đó, cần đọc... cọp, cuốn Bếp Lửa?
Ôi chao, khi đã kiếm ra đồng tiền, cày hai jobs, một cho nhà nước, một cho báo Mẽo, thằng con nít ngày xưa ‘đăng ký’ mua  báo Tây dài hạn [hồi đó gọi là ‘abonner’, thay vì ‘subscribe’], nhưng làm sao quên được cái thú đọc báo cọp, đọc sách cọp, ngay ở vỉa hè?
Thanh Tâm Tuyền đọc Đêm Giã Từ Hà Nội, cho cả băng bằng hữu Sáng Tạo nghe, và sau khi đăng, mời Mai Thảo đến tòa soạn, cả hai kéo nhau đi uống "cà phe". Mai Thảo tâm sự, nếu anh mà không lôi nó ra đọc, rồi đăng, tôi đã kiếm nghề buôn, thay vì viết, giữa những chuyến ngồi ngất ngưởng trên xe xích lô, từ tòa soạn báo này tới báo khác, tại Sài Gòn.
Theo tôi, Thanh Tâm Tuyền  phải đợi tới khi Mai Thảo mất mới cho đăng những chi tiết trên, không phải là để đính chính một vài điều về nhóm Sáng Tạo, thí dụ như “Ai là người cầm đầu nhóm, ai là người khám phá ra Mai Thảo”... nhưng là để cho thấy, cái gọi là nghiệp văn của Mai Thảo, sẽ biến thành nghiệp buôn, nếu không có một độc giả là Thanh Tâm Tuyền.
Và khi Thanh Tâm Tuyền cho rằng Mai Thảo “đã trốn thơ cho tới khi không thể trốn được nữa”, thì chúng ta, những độc giả của cả hai, sẽ tự hỏi, phải chăng, thi sĩ cho rằng, giả sử như Sáng Tạo không đăng truyện ngắn_tùy bút_ thơ Đêm Giã Từ Hà Nội,  biết đâu đấy, Mai Thảo sẽ “bằng lòng” làm nhà thơ, thay vì... “bằng lòng làm nhà văn” [chữ của Thanh Tâm Tuyền, trong bài viết về Mai Thảo khi ông mất, trên tạp chí Thơ], tác giả của những cuốn tiểu thuyết đăng báo, viết giữa những chuyến xe xích lô ngất ngưởng trên đường phố Sài Gòn....
còn tiếp
(1): Mai Thảo, trong Chân Dung Nhà Văn, không nói rõ tên tờ báo, nơi ông nhặt được bản thảo truyện ngắn của DNM. Không phải truyện Cũng Đành, mà là Rượu Chưa Đủ.
Chắc chắn không phải báo Văn, vì khi ST còn sống, chưa có Văn. Báo Văn số 1, số ra mắt, là số Tết, Xuân 1964, theo NCK. Cám ơn bạn đã nhắc nhở về sai sót trên.
NQT
*

Bác gái nói đúng đó – bác chịu khó viết bài có nhập đề-thân bài-kết luận cho bà con dễ đọc với.
Tks. NQT
Gấu có mấy bài tủ, đúng thứ như trên đây yêu cầu, vẫn chỉ để dành riêng cho mình, không dám viết ra, chỉ sợ viết ra là ... mất.
Viết, một cách nào đó, là... chết.
Gấu đã từng mở ra, như trên, những dòng kỷ niệm về BHD, trong Lần Cuối Sài Gòn, khi, ở trại tị nạn, biết rõ một điều, mất cả hai, BHD và Sài Gòn.
Nhưng thôi, sắp đi rồi, sang bên kia gặp BHD, gặp Sài Gòn rồi, giữ làm quái gì nữa!
*
Vào cái thời kỳ mà Gấu này còn mặt dầy, xun xoe, năn nỉ, xin được viết chùa cho đám khốn kiếp, một trong bọn chúng, khi biết Gấu nghỉ viết mục Tạp Ghi cho báo Văn Học của NMG, đã viết mail, ‘xoa đầu’ Gấu, đại khái như sau:
Gấu có đến mười món ăn chơi, 10 tuyệt chiêu. Nào là, có óc tổng hợp, có cái nhìn bén nhạy, có cái hóm hỉnh, có cái lòng nhân hậu….
Khi viết Tạp Ghi, Gấu mới sử dụng có 3 tuyệt chiêu thôi, khi nào viết cho tụi này, chắc là mới đúng đất dụng võ, nhớ tung đủ mười chiêu, nhe, nhe!
Và “Người” cũng đưa thêm nhận xét:
Những bài viết thật ngắn, thật gọn của Gấu, là những bài Người thích nhất.
Bài Cầm Dương Xanh, Gấu gửi cho tụi khốn kiếp đăng, được 'tán tỉnh', đại khái:
Gọi là thơ, gọi là tản văn, gọi là tiểu luận, gọi là, gọi là, gọi là…  cái chó gì cũng được hết!
Bài này Gấu Cái chán lắm. Nhất là câu này:
Anh yêu em, như một người thân thương ruột thịt, mỗi lần anh trở về; bởi vì, ngoài em ra, đâu còn nơi nào để mà trở về?

Cầm Dương Xanh

Đâu con phố đơn côi,
như tên thường gọi,
nơi
gương cũ
bóng xưa
gặp gỡ?
Where is that street,
called lonely street,
where broken dreams
and memories
meet? (1)

... Đập cổ kính ra tìm lấy bóng.


Anh biết, chẳng ai tin đôi trai gái yêu thương nhau ngần ấy năm trời chẳng hề có chuyện chiếm đoạt.
Họa là thánh, ngay cả những người bình thường nhất cũng tỏ vẻ nghi ngờ.
Hoặc ngần ngại, khi phải đưa ra một lời kết luận.
Hay là anh không thương em. Hay là em không thương anh, những ngày đó.
Sau ba mươi năm, anh tự hỏi.

       Có lẽ không phải vậy. Anh thương em, như bất cứ một người nam thương một người nữ. Muốn sở hữu. Muốn chỉ là của mình. Nhưng đó là những lúc xa, thật xa em, tưởng tượng nếu có em lúc này, lúc nọ...
Khi gặp, anh chỉ thấy em thân thương, giản dị, như một đứa em ruột thịt. Anh chỉ thấy em, như những đứa em gái của em. Anh yêu em như yêu tụi nó.
Anh yêu em, như một người thân thương ruột thịt, mỗi lần anh trở về; bởi vì, ngoài em ra, đâu còn nơi nào để mà trở về?
Sự thực, riêng với anh, có lẽ là, anh đã tưởng tượng ra em. Như một đối đầu, thách đố. Như thể, anh may mắn được gặp em, vậy là quá đủ rồi. Như thể anh quá sợ, cuộc chiến lúc nào cũng soi mói, rình mò. "Mày chê tao nhơ bẩn, chắc gì mày đã hơn tao?", anh nghe như nó nói, với ánh mắt cười cợt, với nụ cười đe dọa. Như thể, anh càng yêu em trong sạch, thánh thiện, nghĩa là bình thường, giản dị chừng nào, cuộc chiến thua chúng ta chừng đó.

       Tất cả cái xấu trong cõi đời này, là do lơ là, đối với một chút chi mong manh, dễ vỡ. Cái xấu hoàn toàn là do sự bất cẩn của chúng ta. Và cái tốt chỉ nẩy sinh, do sự kháng cự, chống lại nó*...

Nhiều lần anh tự hỏi, chẳng lẽ giản dị như vậy sao, chẳng lẽ chúng ta giản dị chọn lựa sự lãng quên?
Có những lần, anh đã trách em. Hình như em quên tất cả những một tí, những một chút kỷ niệm, Đâu có nhiều, tuy mấy năm trời quen biết. Nhưng sau này anh hiểu. Một lần lên xe, là cả quãng đời cũ xưa coi như đoạn tuyệt. Cha mẹ, anh em, còn cũng đành nữa là...

       Đã từ lâu, anh đi đâu cũng có em. Anh gói em, ở nơi nương náu giản dị nhất: anh giấu em trong nỗi vui của anh như một tờ thư ngập ánh mặt trời.
(Cela fait longtemps que je ne sors plus sans toi. Je t’emporte dans la plus simple cachette qui soit: je te cache dans ma joie comme une lettre en plein soleil)*

       Anh vẫn phục người Tây phương. Họ rất kính trọng những kỷ niệm riêng tư của nhau.
Hình như chỉ có một lần độc nhất, anh hôn em, từ phía sau, bên dưới mớ tóc, trong dáng đi vội vàng của em, sau khi vừa đi đâu về. Anh vô tình đụng tới tâm hồn, thể xác em, khơi dậy ở em, nữ tính, và anh thấy toàn thân em run rẩy. Và anh tự nhủ, sẽ chẳng bao giờ, chẳng bao giờ... nữa.
Rồi một lần trong những ngày Mậu Thân cay nghiệt. Bữa đó khuya, hai đứa ngồi nơi phòng khách. Trong khi nói chuyện, như vô tình, hoặc làm như vô tình, tự nhiên em nói: Anh được tất cả rồi, còn muốn gì nữa? Thoạt đầu, anh ngạc nhiên, rõ ràng là anh đâu muốn gì... anh như ú ớ biện minh với chính mình. Rồi anh hiểu, và anh vô cùng cảm động. Anh biết, em muốn nói, em thương anh, vậy là đủ rồi. Như thể em muốn nói một điều thật là giản đơn, cho nên cũng thật khó hiểu: em trở thành đàn bà, ngay phút đầu tiên chúng ta nhìn thấy nhau.
Lần đầu tiên anh cầm tay em, là bữa đi ciné. Lần đầu, vì hôm sau anh phải đi Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ Quang Trung. Em như miễn cưỡng "chiều" anh. Ở trong rạp, anh cầm tay em, em giật ra. Bực mình, anh giữ chặt lại. Nghĩ sao, em để yên. Anh như nghe em nói: thôi được rồi, tui thương ông đó. Được chưa?
Bao nhiêu năm, anh vẫn thường tự hỏi, nếu không có những ngày tháng cay nghiệt đó, anh có thương em nhiều đến như vậy không.
     
Anh viết kể từ khi em đọc,

Chữ sao muộn màng so với cuộc đời của chúng ta.
J'écris depuis que tu me lis.
Les mots sont en retard sur nos vies. *

       Không phải người ta viết để trở thành nhà văn.
Viết là lặng lẽ trở về với tình yêu thiếu vắng của tất cả tình yêu.**

       Cái phần thiếu vắng, có thể là tất cả những gì anh đang tự hỏi.
NQT

       *Christian Bobin: L’inespérée.
** Christian Bobin: La part manquante.
Nguyễn Quốc Trụ
(1)   
Lời nhạc, theo Trúc Chi.

Phạm Chi Lan cũng rất mê bài viết trên, và lấy một câu trong bài,
Không phải người ta viết để trở thành nhà văn.
Viết là lặng lẽ trở về với tình yêu thiếu vắng của tất cả tình yêu
làm đề từ cho một số VHNT.
Cái tít bài, là của Joseph Huỳnh Văn. NQT

Note:
Đọc cái mẩu tản văn trên, thì cũng nên đọc Tiền Kiếp Của Gấu, thì mới gật gù mà lẩm lẩm, quả là số phần thật, cái sự may mắn được nhìn thấy nhau một lần ở trong cõi đời này!

Đây là câu chuyện tiền kiếp của Gấu, mê một em nhà giầu, đài gương chẳng thèm soi đến dấu bèo, bèn bịnh đến đi tầu suốt, trước khi đi, chỉ xin được hửi tay người đẹp, đến mãi mãi kiếp sau sau, đúng vào khi xẩy ra cuộc chiến Việt Nam, trước khi lừng lững khốc liệt đi vô Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, thì được toại nguyện

Kỷ niệm, kỷ niệm
*
Trở lại Tipasa
Albert Camus

Một bài viết ngắn, gọn, nhưng đâu có dễ đọc, nếu không biết... sơ sơ về Camus?

Đây là một trong những bài viết tuyệt vời của Camus. Trong bài viết, Camus cho rằng, chính là do chiến đấu quá lâu cho công lý [chân lý nước Mít là một] khiến VC biến thành.. bọ, thành ruồi!

For there is merely bad luck in not being loved; there is misfortune in not loving. All of us, today, are dying of this misfortune. For violence and hatred dry up the heart itself; the long fight for justice exhausts the love that nevertheless gave birth to it. In the clamor in which we live, love is impossible and justice does not suffice. This is why Europe hates daylight and is only able to set injustice up against injustice.
Bởi vì có cái xấu số trong chuyện không được yêu, có cái bất hạnh trong không yêu. Tất cả chúng ta, ngày này, đều chết vì bất hạnh. Bởi vì bạo lực và thù hận làm trái tim tự nó khô cằn, càng chiến đấu cho công lý lâu chừng nào thì càng làm cạn kiệt tình yêu chừng đó, và đừng mong chi chuyện sinh sôi ra lại. Trong cái âm thanh và cuồng nộ mà chúng ta đang sống ở trong nó, tình yêu thì bất khả, và công lý thì không đủ. Chính vì thế mà Âu Châu ghét ánh sáng ban ngày, và chỉ có thể lấy bất công chống lại bất công.

Le retour de Camus

Alors que s’approche le cinquantième anniversaire de la mort d’Albert Camus, en janvier 1960, deux livres américains rendent hommage à l’écrivain et moraliste français. Le premier, par David Caroll, professeur à l’université de Californie, est consacré à « Camus l’Algérien ». S’appuyant notamment sur son autobiographie inachevée, Le Premier Homme, publiée en 1994, il rend compte du rôle du problème algérien dans l’élaboration de la philosophie morale de l’ancien Algérois. Camus, on le sait, refusa de prendre parti dans la guerre d’Algérie. Il avait défendu les droits des « musulmans » à la veille de la Seconde Guerre mondiale, mais quand le conflit éclata, en 1954, il fit valoir que l’on n’était pas obligé de choisir entre la justice et le massacre des innocents.

Le second ouvrage, par David Sherman, qui enseigne la philosophie à l’université du Montana, revient en profondeur sur les accusations d’inconsistance philosophique dont a été victime l’ancien résistant de la part du camp sartrien, dans les années 1950, avant et après le début de la guerre d’Algérie. Dans un compte rendu de ce livre publié dans les Notre Dame Philosophical Reviews, publication en ligne de l’université catholique de Notre Dame (Indiana), le philosophe sénégalais Souleymane Bachir Diagne approuve le travail de réhabilitation mené par Sherman.

Normalien, Bachir Diagne, actuellement professeur à l’université Columbia de New York, a été l’élève d’Althusser et de Derrida, et connaît bien les arcanes de l’intelligentsia française. Tout en s’emmêlant un peu dans les dates, il rappelle la méchante querelle qui éclata en 1952 du fait de Francis Jeanson, un fidèle de Sartre. Jeanson publia dans la revue de ce dernier, Les Temps modernes, un article critiquant L’Homme révolté, paru l’année précédente. L’article était intitulé « Albert Camus ou l’âme révoltée », titre ironique évoquant la « belle âme » selon Hegel, figure de l’homme, écrit Diagne, « incapable d’agir, étant prisonnier de sa posture éthique, pris entre deux options qu’il juge également répréhensibles ». Ignorant Jeanson, qu’il ne connaissait pas, Camus adressa sa réponse directement à Sartre (« Monsieur le directeur »), affirmant n’avoir pas de leçon à recevoir de ceux qui « n’ont jamais placé que leur fauteuil dans le sens de l’histoire ». Allusion cinglante à l’absence d’engagement de Sartre dans la Résistance, alors que Camus, lui, avait risqué sa vie, en animant le mouvement Combat. Sartre répondit avec brutalité, l’accusant de surcroît d’incompétence philosophique. La rupture entre les deux hommes était consommée.

En jeu, le point de vue développé par Camus dans L’Homme révolté, selon lequel ni le capitalisme ni le communisme ne méritaient d’être soutenus. Avant cela, Camus s’était attiré une critique du même ordre de la part de Roland Barthes, après la parution de La Peste, fin 1947. Barthes lui reprochait de refuser un véritable « engagement » et de préférer la morale à la politique.

Sherman considère que nous assistons aujourd’hui à une « renaissance » de Camus, et Diagne souscrit à ce point de vue. « L’effondrement des certitudes idéologiques fait que Camus n’est plus persona non grata et mérite d’être redécouvert comme “un philosophe de notre temps”, selon les mots qui clôturent le livre de Sherman. » Depuis la chute du mur de Berlin, l’heure est en effet, écrit Sherman, à l’engagement au profit de valeurs « éthico-politiques cosmopolites telles que le dialogue entre les cultures et les droits de l’homme », état d’esprit qui rencontre exactement l’attitude de Camus. Sherman souligne aussi un autre aspect très actuel de la position de l’écrivain français, son refus de l’esprit de système au profit d’une observation attentive du monde réel. Autre forme d’opposition à l’auteur de L’Être et le Néant et de la Critique de la raison dialectique.
David Sherman, Camus, Wiley-Blackwell 2009 (non traduit en français).

www.booksmag.fr

Thanh Tâm Tuyền, trên tờ Sáng Tạo, ngay sau khi Camus tử nạn xe hơi, cũng đã từng chỉ trích Camus, y chang, "Kẻ Chính Trực, đứng ở lưng chừng trời", “belle âme” selon Hegel, figure de l'homme, écrit Diagne,« incapable d'agir, étant prisonnier de sa posture éthique, pris entre deux options qu'il juge également répréhensibles ». Và nhà thơ kết luận: Cái chết đã đóng chặt Camus vào dĩ vãng.
*

Tủ Sách Xìn Phóng (1)

Gấu này cũng có vài kỷ niệm về Trần Phong Giao. Và luôn cả về đấng bạn quí của Gấu, là người viết bài này.
Những kỷ niệm liên quan tới cả hai, và tới một vài chi tiết trong bài viết.
Bảo là vui thì cũng được và bảo là buồn thì cũng vẫn được.
Cũng chẳng tính viết ra, bởi vì, như người ta nói, người chết rồi, thì kể như xong, xấu tốt gì cũng xong. Nhưng lại nghĩ lại, đã chắc gì những điều sắp viết ra đây, làm xấu đi hình ảnh một đấng TPG.
Và một đấng bạn quí!

(1) Xìn Phóng, như DTL viết, là nick của TPG.

Re: Hi
Sunday, October 11, 2009
I am fine. Tks…
Vui thấy anh Trụ vẫn ra sức ... đọc và viết
K

Vẫn ra sức?
Độc thiệt!
Đọc và viết, thôi, sao?
Còn... trả đòn nữa chứ!
Tks, anyway!
NQT
*
Gấu Cái, đọc cái mail của bà ngoại O. [Bác gái nói đúng đó – bác chịu khó viết bài có nhập đề-thân bài-kết luận cho bà con dễ đọc với], và cái này, của K, phán, bây giờ, mi rảnh rồi, và coi tình hình sức khoẻ của mi, ta nghĩ, mi dư sức, và dư thì giờ, viết, ít lắm là ba cuốn "tửu thiết".
Gấu cũng có ý đó. Mỗi cuốn chừng 100 -150 trang.
Một thứ truyện vừa.
Cuốn thứ nhất, viết về quãng đời hạnh phúc ở địa ngục Đỗ Hòa, một nông trường cải tạo tại Nhà Bè, thuộc Bộ Thương Binh Xã Hội của VC.
Cuốn thứ nhì, o bế, sửa chữa, hoàn tất tác phẩm Gấu Nhà Văn.
Hãy thế!

*

Cuốn trên, cũng thật ly kỳ, với riêng Gấu. Mới ra ngoài này, vừa đi làm một anh bán bảo hiểm nhân thọ, là Gấu tậu nó rồi, bản bìa cứng. Thế rồi dọn nhà, bỏ luôn. Lần mua sau, là bản trên, mới thấy nó, trong lúc “lại” dọn nhà!
Đọc lại, thấy bùi ngùi, tệ!
Nhân tiện, post và dịch bài về ông M.S. Swaminathan: Bản đồ đói trùng với bản đồ ý thức hệ dởm

Do đến trại tị nạn sau “tử điểm”, tức là sau thời hạn được “tự động” coi là tị nạn chính trị, những người như tôi phải trải qua một cuộc thanh lọc, qua đó nhà chức trách nước tạm dung sẽ quyết định coi đủ tư cách tị nạn chính trị, hay chỉ là di dân kinh tế.
Thời gian chờ đợi thanh lọc thường trên dưới một năm. Với chúng tôi, nó còn là thời gian “chạy thuốc”: liên lạc thân nhân ở nước ngoài, nếu có, hoặc bạn bè, cơ quan, đơn vị cũ… để xin tiếp tế và lo giấy tờ xác nhận, hoặc làm hồ sơ bảo lãnh.
Nhân đọc một số báo (hình như của lực lượng kháng chiến Hoàng Cơ Minh) ở trong trại, thấy tên nhà văn Trùng Dương, tôi viết thư tới bà, qua địa chỉ toà soạn.
“Thư của bạn tới tôi sau khi đã đi gần hết nửa vòng trái đất,” bà viết thư trả lời, từ một địa chỉ Hồng Kông, do đang được học bổng nghiên cứu về Trung Hoa lục địa. Bà than giùm, “Bạn qua trễ quá!”
Kèm, là thư của Nguyễn Ngọc Ngạn (khi đó là chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại), gửi cho Trùng Dương, chứ không phải cho tôi, “Bạn nhờ tôi can thiệp cho một ông bạn nào đó, nhưng lại quên không cho địa chỉ…”.
Tôi liên lạc. Anh trả lời, gửi tặng sách (cuốn Ý Trời, nguyên tác tiếng Anh, anh là tác giả, The Will of Heaven, chắc là muốn dặn dò khéo: hãy cố lo học tiếng Anh!).
Kèm giấy xác nhận. Là hội viên Văn Bút Việt Nam từ trước 1975.
Sau này gặp, anh cho biết, đã phải nhờ một  tờ báo địa phương lo in giùm, chỉ bốn giấy chứng nhận, với tiêu đề Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại thật tuyệt. Bốn tờ xác nhận, cho bốn người, lúc đó đang ở trại tị nạn vùng Đông Nam Á. Ở Thái Lan, có ký giả Hồ Ông và tôi.
Có thể, việc xác nhận là “bổn phận” của anh, với tư cách đương kim chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, nhưng cứ nghĩ đến cảnh anh loay hoay nhờ cậy người này người nọ “vẽ” giùm cho một “tác phẩm” đẹp tuyệt vời như trên, thật là đáng quí.
Thật sự, nếu gặp một người khác, không phải anh, có thể mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Chả là, trước 1975, do viết ba thứ phê bình điểm sách, khi tuổi còn trẻ, ngựa non háu đá, như các cụ nói,  Gấu tui gây không ít ân oán giang hồ. Cứ nghĩ, nếu gặp một ông, hay một bà, đã từng bị Gấu tui phạng, chưa chắc người đó đã xử sự như Nguyễn Ngọc Ngạn. Hơn nữa, tôi còn nhớ, đúng thời gian đó, một số nhà văn hải ngoại đang vận động ký tên danh sách yêu cầu nhà nước Việt Nam thả nhà văn Dương Thu Hương [thời gian 1990 -1992, hình như vậy]. Trên tờ Làng Văn, có bài viết về trường hợp này, của Nguyễn Ngọc Ngạn. Anh cho rằng, cái việc khóc người hàng xóm, trong khi bà con thân nhân của mình đang bị kẹt ở trại tị nạn, và có nhiều nguy cơ bị trả về cho ông nhà nước xi-xi, là một việc làm cần xét lại.
Trong số những tài liệu dùng vào việc thanh lọc, nhằm chứng minh tư cách tị nạn chính trị của Gấu tui, có copy bài viết của Nguyễn Ngọc Ngạn
Sách Quí
Cái vụ này, bây giờ nhớ lại, thấy ra là cũng rất ly kỳ, và quả là có 'ý trời' ở trong đó!
Gấu này cứ thử tưởng tượng, giả như đúng lúc đó, một đấng bạn quí của Gấu mà ngồi ở chỗ NNN, thì sao, nhỉ?
*
Khi TD gửi thư cho NNN, nhờ can thiệp cho Gấu, NNN không hề biết Gấu này là ai, qua cái thư ông viết trả lời TD, đính kèm lá thư thứ nhất Gấu nhận được của bà, từ một địa chỉ ở Hongkong. Lá thư gửi tới toà soạn một tờ báo của lực lượng HCM, Gấu không còn nhớ tên, khi đó đầy rẫy ở trong trại, cùng với tờ Lửa Việt, của nhóm BBS ở Canada, rồi tờ Nắng Mới cũng ở Canada, rồi tờ Làng Văn cũng ở Canada. Những chi tiết này, sau Gấu mới biết, khi đã được đi tái định cư ở Canada.
Tờ Làng Văn thì hiếm hoi hơn, so với mấy tờ kia.
Khi gửi báo tới trại như thế, thường là tòa báo bỏ đi những trang quảng cáo. Giá mà để những trang đó, thì Gấu đã biết địa chỉ của ‘cô bạn’, và thể nào cũng gửi thư cầu cứu, cầu viện rồi.
Sau gặp, cô cho biết, có đọc cái truyện ngắn của Gấu trên tờ Làng Văn, viết lúc ở Trại, nhưng cô lại nghĩ, gửi từ Việt Nam!

*
*

Victor Serge, Mexico 1944 & Ông con phác họa ông bố, 1936

Note: Gấu được ngài Nguyễn Văn Lục gọi là một trong những đứa con hoang của... Sartre!
Triết gia Đào Trung Đạo lắc đầu, không được, nó là thằng thợ máy Bưu Điện, đâu phải dân khoa bảng.
TTT thì gọi cả lũ Bắc Kít di cư, trong có ông, tất nhiên, là những đứa con tư sinh [con hoang] của một miền đất.

Thua xa Victor Serge.
Ông được coi là đứa con hoang, mồ côi, đúng hơn, của lịch sử.
Không có xứ sở nào nhận ông là đứa con của nó!
Trên NYRB số mới nhất, Oct 22, 2009, có bài điểm cuốn sách của ông, mới được dịch từ tiếng Tây, Những năm tháng không tha thứ, nhà xb NYRB.

*

Octavio Paz, trong Hành Trình, kể, Victor Serge khuyên ông nên đọc tờ Partisan Review.
Gấu cũng nghe theo lời khuyên này, đọc, và khám phá ra cả một lô những tác giả cần đọc, toàn những ông bỏ chạy "VC quốc tế" cả, thí dụ, Manea, Milosz.
Thêm ông Amos Oz, nhà văn Do Thái.
Gặp Oz, đọc ra Kafka.
Đọc những ông bỏ chạy "VC quốc tế", ngộ ra thân phận Gấu, hiểu ra, một phần nào, tại sao Gấu không bắt chước những ông như Lữ Phương, Đào Hiếu, chọn Bác Hồ làm minh chủ, chọn Mặt Trận làm nơi nướng bầu nhiệt huyết, đại khái vậy.
Nhưng đọc Trường hợp đồng chí Tulayev, mới vỡ ra, đây là đứa anh, hoặc em, song sinh của Đêm giữa ban ngày của Koestler.
Lạc Đường

"After all, there is such a thing as truth"
[Nói cho cùng, có cái thứ đó, một cái gì từa tựa như là sự thực]
Victor Serge: Trường hợp Đồng chí Tulayev
Susan Sontag trích dẫn làm đề từ cho bài viết về Victor Serge: Không bị vùi giập [Unextinguished]: Làm sao giải thích sự chìm vào tối tăm quên lãng của một trong những vị anh hùng bảnh nhất, cả về đạo hạnh lẫn văn chương của thế kỷ 20: Victor Serge? Làm thế nào mà hiểu được cái sự lơ là không được biết đến của cuốn Trường hợp Đồng chí Tulayev, một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời, đã từng được lại khám phá ra, rồi lại chìm vào quên lãng, ngay từ khi vừa được xuất bản, một năm sau khi ông mất, 1947?
Phải chăng, đó là do không có xứ sở nào nhận [claim] ông ?
*
Gấu này cứ trở đi trở lại với kỷ niệm, cái lần vô một thư viện Bắc Mỹ, tình cờ cầm cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng của Steiner lên, và nhìn ra cái trang Tin Văn sau này.
Nhân ngày 30 Tháng Tư năm nay, 2008, Gấu tự hỏi chính mình, "huyễn hoặc nào đưa đến huyền thoại Tin Văn", mô phỏng bạn hiền DT.
Và, làm sao "giải hoặc"?
Chỉ đến những ngày cuối đời, như ngày này, Gấu mới hiểu ra ngọn ngành.
Huyễn hoặc khủng khiếp mà cuốn sách gây ra ở nơi Gấu, chính là hình ảnh nhà văn Tam Ích, tà tà xếp những cuốn sách của ông thành một chồng, rồi tà tà leo lên, tròng cái thòng lọng vô cổ, rồi bye bye cuộc đời, sau khi đưa chân đá đổ chồng sách.
Trong cái chấn động mà những trang sách, những dòng chữ của Steiner gây nên ở nơi Gấu, có  hình ảnh của Tam Ích, như trên!
Cùng với hình ảnh đó, là lời than của ông: Tuổi trẻ của tôi đúng là thật tuyệt vời, nếu tôi không vớ phải những cuốn sách viết về Lò Thiêu.
Nếu như thế, Tam Ích đi theo Cộng Sản, là cũng giống như Koestler, khi gia nhập Đảng Cộng Sản Đức: Hitler ante portas? (1)
(1) Mấy chục binh đoàn VC đang chờ ở cửa ngõ Sài Gòn!

Marx lật ngược triết học Hegel, ra chủ nghĩa Marx.
Nếu như thế, Gấu lật ngược kinh nghiệm Tam Ích, ra trang Tin Văn, mà ở dưới nền của nó, là 'huyễn hoặc': Giả như dân Mít chúng ta, nhất là đám Yankee mũi tẹt biết đến Lò Thiêu, liệu có để xẩy ra Lò Cải Tạo.

Nhật ký Tin Văn

Những năm tháng không tha thứ, Trường hợp đồng chí Tulayev, Hồi ký của một nhà Cách Mạng… những tác phẩm của Serge, là cũng nằm trong dòng Lạc Đường của đồng chí VC nằm vùng Đào Hiếu của chúng ta, nhưng bảnh hơn nhiều, bởi vì ông không còn một chút ảo tưởng về những năm tháng quỷ tha ma bắt đó.
Trơ cu lơ một thân một mình, “y chang” Đào Hiếu [theo cái nghĩa bạn bè của họ Đào đều đã biến thành ruồi], Victor Serge (1890- 1947), đứa con mồ côi của lịch sử, kẻ may mắn sống sót vì bám kịp cái quan tài Cách Mạng Bôn Sê Vích.



     *

Viên Linh & NQT

*

Tao [VL] đã phải nhờ thằng Nguyễn Thuỵ Long
đi lùng khắp mấy tiệm bán sách báo cũ mới có được mấy số này đấy!


*

Ngô Vương Toại & Gấu
& Đặng Phú Phong & Dương văn Hùng
@ DPP's Tiểu Sài Gòn