*























Tháng Mấy

            gửi một người không quen…

Tháng Mấy rồi, Em có biết?
tấm lịch sắp đi vào ngõ cụt
ngày không còn dông dài nói chuyện cũ
hàng cây thưa lá cho nắng và gió tự do bông đùa
chiếc xe em về đậu mỗi chiều
con đường dầy thêm với lá
rung rúc còi tàu không tìm được sân ga
những ngôi nhà nhả khói
và đêm về thắp đèn
Tháng Mấy rồi, Em có biết?
chạy luống cuống những buổi sáng muộn
ngày se lạnh no tròn hạt sương sớm
đọng trên mái tóc
nụ hôn sâu trong đêm
những đổ vỡ chảy dài theo cuốn lịch
mất tích
Tháng Mấy rồi, Em có biết?
con sông ngưng chảy
nheo mắt qua những xa lộ
nhịp thở chậm

Rồi buổi chiều cuối năm sẽ đến
ai bấm chuông cửa vào giữa đêm
tuyết chắc chắn sẽ rơi
và trời sẽ lạnh vô cùng

Tháng Mấy rồi sẽ qua

Vẫn còn một người đợi em

Đài Sử


Trang thơ Đỗ Quang Nghĩa
Đỗ Quang Nghĩa Cập nhật : 26/09/2009 11:36

Trang thơ Đỗ Quang Nghĩa

Có người rơi xuống đáy của đêm
thấy xung quanh : trắng xóa.
Phía bên kia bầu trời với vầng trăng chói lóa
có vui gì không ?

Có người rơi xuống đáy của đêm,
không bởi vì lỡ bước.
 

01.2009 

*. 

Đôi khi cần một đời trong sáng
để nghe một câu hát
để viết một câu thơ.

Đôi khi cần một đời Phật
để nghiệm một câu kinh.
Đôi khi – ánh sáng cuối đường hầm
là ý nghĩ về một người tình đã
xa.

01.2009 

*.

  Cả đến chúa trời, cũng phải tìm mới thấy.
Cơn mưa tháng năm, đẫm vị sữa của những loài hoa
Dòng sông, vẫn đợi một người yêu - xuống đò. 

05.2009  

*. 

Những câu thơ quặn lên trong dạ
Ta đã sai chỗ nào ?
Long lanh, những tiếng chim như ngọc
Đau buồn, người ơi.

01.06.2009

*

Bao nhiêu nhà thờ
bấy nhiêu Giêsu
Bao nhiêu giáo dân
bấy nhiêu Chúa Trời.

 

Một ngày mưa
muôn giọt nước bay
Một ngày mưa
không giọt nào chọn được chỗ rơi.

07.06.2009 Haselhorster Damm
(LN spielte in ev. Kirche Beethoven und Debussy)
 

*. 

Buổi sáng ra biển
thấy mặt trời
thấy đảo
thấy thuyền
cất một mẻ lưới buồn
rồi đi.

 08.2009, Cửa Lò

Nguồn: Diễn Đàn Forum

Cái tay vinh danh Milosz, khi ông mất, mới thật tuyệt. Cũng nói về cái chất tôn giáo ở nơi ông, nhưng không chỉ có thế, mà còn lần ra cái gốc trí tuệ ở nơi ông, có liên can tới chất tôn giáo. Đọc bài này, Gấu mới nhận ra, tại làm sao dòng thơ TTT không có hậu duệ: Nhà thơ nhà văn Mít của chúng ta quá thiếu chất trí tuệ, và quá dư chất tình cảm, và chẳng có một tí ti, chất tôn giáo. (1)
Trừ một ông, đã chết, vì bịnh cùi.
*

(1) Để hình dung ra được, thế nào là thơ tình cảm/thơ trí tuệ, bạn đọc hai bài thơ, trên, một của độc giả Tin Văn, một, trích từ Diễn Đàn Forum.
Bài thứ nhì, chất trí tuệ là sợi dây dẫn của nó.
Thí dụ, những dòng sau đây:

Đôi khi cần một đời trong sáng
để nghe một câu hát
để viết một câu thơ.
[Tuyệt! NQT]


Một ngày mưa
không giọt nào chọn được chỗ rơi.

Có người rơi xuống đáy của đêm,
không bởi vì lỡ bước.

Bài thứ nhất, tình cảm. Nhưng dòng sau đây thật tuyệt:

ngày không còn dông dài nói chuyện cũ
hàng cây thưa lá cho nắng và gió tự do bông đùa
chiếc xe em về đậu mỗi chiều
con đường dầy thêm với lá
rung rúc còi tàu không tìm được sân ga
những ngôi nhà nhả khói
và đêm về thắp đèn

Ui chao, sao thèm làm thơ quá! NQT
*

Trí Tuệ và Những Bông Hồng


Trong Tản Mạn về Phim và Những ngày ở Sài Gòn, nhân thiên hạ đang bàn về cuốn phim Mê Thảo, từ Chùa Đàn của Nguyễn Tuân mà ra, tôi có “liều lĩnh” coi Chùa Đàn, gồm ba phần, mang trong nó thai đố mà con nhân sư đã đặt ra cho Oedipe: con vật nào buổi sáng đi bốn chân, buổi trưa hai, buổi chiều ba.
Thật thú vị, mới đây thôi, đọc Adam Zagajewski trong bài tưởng niệm nhà thơ Milosz vừa mới mất trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số đề ngày 23 tháng Chín 2004, Trí Tuệ và Bông Hồng, ông cũng coi cuộc đời của Milosz gồm ba giai đoạn, có thể coi như câu trả lời cho thai đố mà con nhân sư đặt ra.


Đỗ Quang Nghĩa

Có người rơi xuống đáy của đêm
thấy xung quanh : trắng xóa.
Phía bên kia bầu trời với vầng trăng chói lóa
có vui gì không ?

Có người rơi xuống đáy của đêm,
không bởi vì lỡ bước.
 

01.2009 

*

Đôi khi cần một đời trong sáng
để nghe một câu hát
để viết một câu thơ.

Đôi khi cần một đời Phật
để nghiệm một câu kinh.
Đôi khi – ánh sáng cuối đường hầm
là ý nghĩ về một người tình đã
xa.

01.2009

*

  Cả đến Chúa Trời, cũng phải tìm mới thấy.
Cơn mưa tháng năm, đẫm vị sữa của những loài hoa
Dòng sông, vẫn đợi một người yêu - xuống đò. 

05.2009  

*

Những câu thơ quặn lên trong dạ
Ta đã sai chỗ nào ?
Long lanh, những tiếng chim như ngọc
Đau buồn, người ơi.

01.06.2009

*
Bao nhiêu nhà thờ
bấy nhiêu Giêsu
Bao nhiêu giáo dân
bấy nhiêu Chúa Trời.

 Một ngày mưa
muôn giọt nước bay
Một ngày mưa
không giọt nào chọn được chỗ rơi.

07.06.2009 Haselhorster Damm
(LN spielte in ev. Kirche Beethoven und Debussy)  
*

Buổi sáng ra biển
thấy mặt trời
thấy đảo
thấy thuyền
cất một mẻ lưới buồn
rồi đi.

 08.2009, Cửa Lò

Note: Post lại theo yêu cầu của độc giả Tin Văn.
DQN làm thơ cũng lâu, nhưng theo Gấu, đến bây giờ mới có bài này, và bài này cho thấy, ở VN, là không thể nào làm được!

Những câu thơ quặn lên trong dạ
Ta đã sai chỗ nào ?

Buổi sáng ra biển
thấy mặt trời
thấy đảo
thấy thuyền
cất một mẻ lưới buồn
rồi đi.

Thơ trí tuệ vs Thơ tình cảm

Note: Lèm bèm về thơ trí tuệ mà bỏ qua sư phụ Heidegger, là nhảm, đại nhảm!

The Thinker as Poet
Heidegger

Tư tưởng gia như Nhà thơ
Được scan và sắp xếp, chấm, phết, xuống dòng
như trong bản in.

Note: Đúng là thơ của triết gia!

In thinking all things
become solitary and slow.
[Trong suy tư mọi vật
trở thành cô đơn và lừ đừ.]
Pain gives of its healing power
where we least expect it.
[Đau thương đem đến sức mạnh chữa trị của nó
Vào đúng lúc chúng ta ít mong chờ nhất]

Nhân tiện, post luôn bài Intro, của Albert Hofstadter, tay biên tập và dịch thuật cuốn Thơ ca, Ngôn ngữ, và Tư tưởng. Ông này, trích dẫn Heidegger: Trong ba hiểm nguy de dọa tư duy trí tuệ; tệ hại nhất, và do đó, lộn xộn nhất, là triết hóa, philosophizing. (1)
Mít gọi là lập ngôn. Thơ trí tuệ, thứ dởm nhất, tởm nhất thì cũng được, là thơ lập ngôn, theo Gấu.
(1)
Three dangers threaten thinking.
The good and thus wholesome
danger is the nighness of the singing
poet.
The evil and thus keenest danger is
thinking itself. It must think
against itself, which it can only
seldom do.
The bad and thus muddled danger
is philosophizing.
*
He who thinks greatly must
err greatly.
[Suy tư l
ớn, lầm lạc lớn]

Trí Tuệ và Những Bông Hồng
Trong Tản Mạn về Phim và Những ngày ở Sài Gòn, nhân thiên hạ đang bàn về cuốn phim Mê Thảo, từ Chùa Đàn của Nguyễn Tuân mà ra, tôi có “liều lĩnh” coi Chùa Đàn, gồm ba phần, mang trong nó thai đố mà con nhân sư đã đặt ra cho Oedipe: con vật nào buổi sáng đi bốn chân, buổi trưa hai, buổi chiều ba.
*
Thật thú vị, mới đây thôi, đọc Adam Zagajewski trong bài tưởng niệm nhà thơ Milosz vừa mới mất trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số đề ngày 23 tháng Chín 2004, Trí Tuệ và Bông Hồng, ông cũng coi cuộc đời của Milosz gồm ba giai đoạn, có thể coi như câu trả lời cho thai đố mà con nhân sư đặt ra.

Cái tay Adam Zagajewski vinh danh Milosz, khi ông mất, mới thật tuyệt. Cũng nói về cái chất tôn giáo ở nơi ông, những không chỉ có thế, mà còn lần ra cái gốc trí tuệ ở nơi ông, có liên can tới chất tôn giáo. Đọc bài này, Gấu mới nhận ra, tại làm sao dòng thơ TTT không có hậu duệ: Nhà thơ nhà văn Mít của chúng ta quá thiếu chất trí tuệ, và quá dư chất tình cảm, và chẳng có một tí ti, chất tôn giáo. (1)
Trừ một ông, đã chết, vì bịnh cùi.
*
Cả ba ông Czeslaw Milosz, Adam Zagajewski và Joseph Brodsky, mà Sebald nhắc tới, trong bài phỏng vấn, ở trên, đều đang được Tin Văn lèm bèm, nhân nói về dòng thơ trí tuệ.
Dòng thơ tôn giáo của Mít, ngoài Hàn Mặc Tử, còn một tay thật hách, thật bảnh và còn là bạn thân của Gấu [bạn thân khác bạn quí], đó là thi sĩ Joseph Huỳnh Văn.
*
HÒA ÂM BÊN KHỔ TU VIỆN XITÔ 

trầm cỏ xanh

Chiều khép mắt xanh
Trầm thuý nhớ
Trầm cỏ xanh
Rũ bóng mực sơ xưa

Hận Mùa Sau lòng mưa cũ mịt mờ
Trăng ấp ủ vùng mơ đáy mộ
Chiều đi mãi
Thương nắng vàng nuối lại
Chút hồng rơi bi thiết cuối chân ngày

 Chiều khép mắt xanh
Trầm thuý nhớ
Trầm ngàn mây
Khép tím một Dòng Thơ
Lòng phương cảo ngậm ngùi chôn Bóng Đạo
       Hồn gọi hồn
Máu gọi ngực khuya sau
Chùm hoa đỏ nghẹn ngào trong cổ nguyệt
Vì đêm mai….
thổ huyết đọc Lời Sầu

trầm như đạo

Trầm như Đạo
Nghiêng nghiêng
Chiều tím mộ
Bướm chập chờn khép cánh mặt hồ sương

Chiều tím đạo dâng hương
Hồn dương thế trên đường về
Xanh cỏ
Ôi trầm chân như mây
Thưở Sầu Cúc một đảo

Trầm vang
Thu Vàng giữa chiều Vàng
Vĩnh quyết
Hương đàn xưa
Lặng lẽ phai tàn

Nghiêng Nghiêng Ai chết
Xanh Ngắt Mộng
Nghiêng Nghiêng Ai chết nồng nàn
Hoa…

Ai chết ngập ngừng như lệ ứa
Nghiêng Nghiêng tượng đá
Sầu Không Rơi
Mi xanh trầm ẩn Sầu Muôn Đời

Ôi hoàng hoa lạc loài Nơi Cổ Đạo
Sao vỡ đầy rừng dương
Chiều thánh nhạc tan mơ màng hồ sương
Cúc Vàng giữa Chiều Vàng
Hương vĩnh quyết

Trầm như đạo, Nghiêng Nghiêng

Trang thơ Joseph Huỳnh Văn

Joseph Huỳnh Văn Hiến mất ngày 20/2/1995 tại Sài Gòn.

*

*

Khúc trên, là ở cuối bài thơ

Tình cờ, lật tuyển tập tiểu luận To Begin Where I Am, của Czeslaw Milosz, trong có bài viết về Oscar Milosz.
Ông Cezlaw cho biết, vào năm 1924, một cuốn sách nhỏ của Oscar Milosz  được xb ở Paris dưới cái tít bằng tiếng La tinh, Ars Magna. Cuốn sách gồm 5 chương, hay, như tác giả gọi chúng, ‘những bài thơ siêu hình’, bài thứ nhất, được viết năm 1916. Tác phẩm Les Arcanes, viết năm 1926, xb năm 1927, là một tiếp nối, và còn là một khai triển, cuốn sách nhỏ nói trên. Cuốn sau, có độc nhất một bài thơ siêu hình, nhưng phần tiểu chú [phần ‘còm’, như thuật ngữ hiện đại], thì thật là đồ sộ.
Cezlaw cho biết, vào năm ông hai mươi tuổi, ông sở hữu cả hai cuốn, và ông thú thực, ông chẳng có “lại đâm bực” một tí nào [without exasperation], cả hai cuốn đã quyết định "nghiệp trí thức" của ông [both decided my intellectual career].
Thơ Cezlaw Milosz thuộc dòng thơ trí tuệ.
Câu viết trên, đúng là lời tri ân ông thi sĩ, và còn là bà con xa của ông, là Oscar Milosz. (1)
(1)
in 1931 he traveled to Paris, where he was influenced by his distant cousin Oscar Milosz, a French poet of Lithuanian descent
*
I am Lithuanian poet, writing in French
Tôi là nhà thơ
Lithuanian, làm thơ bằng tiếng Tây
Oscar Milosz

Thơ Joseph Huỳnh Văn

 Mùa Cầm Xanh 

1. Cầm Dương Xanh

Ôi khúc cầm dương sầu quí-phái
Đàn ai
ngăn ngắt trời tây-phương
Người lắng
mơ lên chiều
xanh vương...
Hồng tuôn thanh-thót suốt đêm trường. 

Hồng tuôn. em trắng muốt dương tay
Thôi đã nghìn xưa hương khói bay
Đàn im. tôi biết làm sao thấy
Đêm qua tôi chết quá ngất ngây
Đêm qua tôi chết quá không hay
Đàn im, tôi biết làm sao thấy
Réo rắt. em tinh-khiết buông tay
Réo rắt. em trong suốt như mây 

Ôi khúc cầm xanh sầu quí-phái
Đàn ai. ngăn-ngắt trời tây-phương
Xanh đóa hồn tôi xanh lá lệ
Trong vườn tôi xanh đẫm tinh-sương.
Ôi khúc cầm xanh
sầu quí-phái
Mưa trầm xanh cầm mộ ngát xanh
 

2. Cầm Nguyệt Xanh 

Ai cầm dưới nguyệt, ai như mây
Có hoa rất lệ ngát. hiên tây...
Ai xõa tóc xanh, ai đầm áo
Nửa đêm ngất tạnh.
Cầm buông dây...
Ôi nửa đêm sầu
sầu ngất tạnh
sầu như cầm. nguyệt tàn về đâu... 

Em hỡi! khi tay ngà rỏ máu
thì mộ lòng tôi  cỏ xanh rồi
Cô cho tôi đắm thuyền năm ấy
Về đầm đìa ngực mà ngất say
Một đêm. tôi uống hết sông đầy
Một đêm. tôi khóc hết thơ ngây
Không rượu tôi về trên bến vắng
Một đêm. tôi ngắm hết mùa trăng
Không rượu tôi về trên bến vắng

Suốt đêm nằm nuối tóc tơ nàng

Hồ như
cầm dứt dưới trăng tàn
Ai xé lòng như nguyệt thấm mênh mang...
 

3. Cầm Hồ Xanh Trầm Mình 

Rất xanh, tóc mới chấm ngang vai
Âm u, chiều tới bên hồ đắm
Muôn trùng thăm thẳm em ngát xanh
Xanh mi. xanh mắt.
và xanh tóc...

Nàng ơi xanh đắm đuối thiên thanh.

Trong xanh ai đắm chiều tê tạnh
Chảy khắp dòng em rực ánh hồng

Nhương sao trong buổi xuân xanh ấy
Xuống tóc. em trắng xóa theo mây
Theo mây....
rồi biết dạt phương nào
Lòng ta rồi sẩy bước nơi nao
Con trăng thơ dại chưa đầy tuổi
Đêm qua tự vẫn đáy sông Hằng.

Ôi một chút chiều rất mong manh
Một chút chiều xao xuyến đáy thiên thanh. Cầm hồ...

(Cầu mong con trăng thơ dại kia xanh mai mãi
trong đáy nước xanh) 

Tặng Nguyễn Đạt - đã lưu giữ cho tôi những vần lặng lẽ này. 

30.8.1970



*

Thơ Ở Đâu Xa

Note: Gấu đọc, lần đầu bài thơ trên, của Beckett, là qua Thơ Ở Đâu Xa của TTT.
Điều làm Gấu ngạc nhiên, là khúc trên được viết ở trong tù, mà lại viết cho cô con gái nhà thơ đọc, mà để nói về 'tôi muốn tình tôi chết'.
Chỉ đến khi BHD mất đi, thì Gấu mới ngộ ra, đây là nói về Hà Nội.
Gấu dùng lại 'điển tích' trên, để viết về BHD, và về Hà Nội của Gấu.
BHD gốc Hà Nội.

 

Tôi muốn tình tôi....

Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer
Samuel Beckett

Bản tiếng Anh của chính tác giả:

I would like my love to die
and the rain to be raining on the graveyard
and on me walking the streets
mourning her who thought that she loved me

Bản của Gấu:

Gấu muốn tình Gấu chết,
Và mưa rơi trên nghĩa địa,
trên đường phố [Sài Gòn] Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc
người
tưởng
rằng người yêu Gấu

Note: Bài thơ của Beckett, mới đây, Gấu được biết, nguồn của nó, là từ một câu thơ của bạn của ông, một thi sĩ, họa sĩ, Và đây là để nói về tình bạn giữa hai người. Không phải tình 'gay'. Trên Tin Văn có nói đến vụ này, để Gấu check lại. NQT

10/11/09

Để chào thi sĩ Bùi Chát

Bùi Chát là người thi sĩ nhất trong số các thi sĩ của Mở Miệng (nói điều này tôi thấy không cần phải kèm theo lời xin lỗi các thành viên khác). Bài thơ một vần (One-rhyme Poems, bản tiếng Anh của Lê Đình Nhất-Lang) là tác phẩm riêng thứ sáu của Bùi Chát kể từ năm 2003. Tác phẩm lần này vẫn do Giấy Vụn Publishing House ấn hành, một quyển sách đủ đẹp để làm ghen tị toàn bộ hệ thống xuất bản Việt Nam từ trong nước đến ngoài nước, từ chính thống đến ngoài luồng. Dường như Bùi Chát và Giấy Vụn làm được một điều cực kỳ khó trong in sách: chỉ in những gì thật đẹp. Hớt váng chứ không hớt bùn, chỉ hớt váng chứ không tranh thủ hớt tí bùn kèm theo.
Blog NL

Note: Liệu cú này, là để phản ứng, phản bác, phản biện "cái gọi là" văn chương vô hại?
NQT
Ngay cả cái sự chào mừng "thái quá" Nobel 2009, Người được giải Nobel Văn chương 2009 trên báo chí Việt Nam, là cũng nằm trong cùng một dòng, chăng?
Để nhắc nhở, Tin Văn là nơi đầu tiên nhắc đến những DTH và NHT. (1)
(1)

Đọc những bài điểm tác phẩm của Muller, một Mít ta sẽ cảm thấy, DTH được Nobel năm nay.
Như Kadare được Booker mà nghĩ là NHT được!

Đỗ Quốc Anh said...

Đang đợi bạn Nhị Linh bình luận giải Nobel Văn học. Nghe đài địch diễn tả thì có điểm chung với Dương Thu Hương?

Có vẻ như, để phản [biện] bác thứ văn học vô hại ở trong nước, thì có hai cách:
1. Làm thơ trí tuệ, là thứ “của hiếm” ở trong xã hội không có thơ đó.
2. Làm thơ rác, thứ ê hề, cũng ở trong xã hội không có thơ. Đó.
Cách thứ nhất, thì phải ra ngoài này, thì mới có cơ may để làm, mà cũng không có dễ đâu.
[Nói thêm, thơ rác vẫn là thơ. Do chưa đọc, nên chưa có ý kiến gì về nhà thơ Bùi Chát và tác phẩm mới này. Qua một số bài trích trên talawas, và trên blog Nhị Linh, thì, thú thực, có một cái gì thiếu ở trong đó. Có thể cái thiếu, chính là... thơ?]

*
Nguyễn Huy Thiệp lọt vô chung kết Man Booker!

*

TLS số đề ngày 1 Tháng Bẩy, 2005, mục Sổ Tay, bàn về giải Man Booker Quốc Tế, khác với Booker Prize, dành cho nhà văn Hồng Mao, cho biết một "tin động trời", đối với đám viết lách người Mít: Có tên Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách những tác giả thượng hảo hạng, fisrt rate, được ban giám khảo lọc ra để lấy người đoạt giải.
TLS trích lời một ông giám khảo [Alberto Manguel], trên tờ Spectator  tháng vừa qua [Tháng Sáu], "trong danh sách những tác giả thượng hạng... chúng tôi đã phải gạt bỏ Peter Handke, Antonio Lobo Antunes.... Nguyen Huy Thiep, Pascal Quignard, và Christa Wolf, tất cả những người này đều, hoặc chưa được dịch sang tiếng Anh, hoặc đã dịch nhưng nay tuyệt bản".
Về tác giả Kadare, người đoạt giải, [Tin Văn đã loan tin] ban giám khảo dựa trên những bản dịch tiếng Anh, được dịch từ tiếng Pháp, dịch từ nguyên bản tiếng Albania, và điều này làm cho giải thưởng hơi mất giá, [hơi rẻ tiền], theo người bình luận trên tờ TLS.
Rẻ tiền, là 60 ngàn Anh Kim!
Nhưng, với tên Nguyễn Huy Thiệp trong danh sách, quả đúng như Kadare nhận xét, “Danh sách chót không thôi, tự nó đã làm nên một gia đình văn học lạ thường rồi.”
Và, Nguyễn Huy Thiệp kể như đã nhận được giải thưởng, bởi vì Kadare có thể coi như một Nguyễn Huy Thiệp của Albania.
Tin Văn tính giới thiệu bài viết về ông, trên Guardian, khi ông được giải, nhưng nay có bài viết trên TLS sẽ cống hiến các bạn dưới đây.
Tin Văn Cũ


Cái sự hồ hởi với Nobel 2009, "của người", cho thấy, có thể đây là đòn "cách sơn đả ngưu" của Mít ta, chăng?
Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển không cho DTH Nobel, và nếu cho, cũng chẳng dám bốc thơm, thì đành "xoa... đầu" bà Muller, vậy!


Đến từ đâu
Nồng, tanh. Hoa sữa
Nào phải ai cũng đều được biết

Trông thấy dáng cây từ xa, tôi thiệt sự muốn chết
Hoa sữa gợi nỗi đau chuyện bị chèn ép
Chúng cướp dưỡng khí, dường cô lập tôi giữa rừng người 

Trong những bài thơ và những bài hát
Ngợi ca hoa sữa. Khiến thời gian nực cười
Vẻ lãng mạn tồi tàn
Mùi hoa nhắc nhớ mùa thu đương trị

Đã quen với việc hiện diện của chúng
Người ta có thể dễ chấp nhận. Trên mảnh đất này
Một kiểu chánh trị đậm mùi. Hoa sữa

[Hoa Sữa]

Bài "Hiện thực xã hội chủ nghĩa" kết lại cả tập:

Anh chị em hãy nhớ
Chúng ta có mặt nơi đây không phải để khóc
Không phải để cân nhắc
Im lặng
Rồi quay đầu
Chúng ta ở đây để sống
Để thể hiện bổn tánh chúng ta

Đâu nhất thiết phải quan tâm
Nhắc nhở lời đe dọa
Bởi, với chúng ta
Sợ hãi - không bao giờ là mục đích

Trích từ Blog Nhị Linh

Hai bài thơ trên, thực sự mà nói, vẫn chỉ là phản ứng mang tính chính trị, khẩu hiệu, trước đương thời, đương trị.
Bùi Chát ghét chế độ, nên ghét lây hoa sữa.
Vẫn thứ thơ tình cảm.
Hãy thử so chúng, với, thí dụ, những câu thơ của Đỗ Quang Nghĩa, cũng viết về miền đất hoa sữa:

  Cả đến Chúa Trời, cũng phải tìm mới thấy.
Cơn mưa tháng năm, đẫm vị sữa của những loài hoa
Dòng sông, vẫn đợi một người yêu - xuống đò. 

05.2009  

*. 

Những câu thơ quặn lên trong dạ
Ta đã sai chỗ nào ?
Long lanh, những tiếng chim như ngọc
Đau buồn, người ơi.

01.06.2009

Có thể nhiều người nghĩ Bùi Chát của Bài thơ một vần khác lạ so với trước đây là vì lần này không thấy ở đâu một Bùi Chát bông đùa. Tôi lại nghĩ đây là lần để Bùi Chát nói rằng: thi sĩ chưa bao giờ bông đùa cả.
NL
Đúng. Với tập thơ này, qua những bài trên cho thấy, BC không bông đùa.
Nhưng chỉ "không bông đùa", không thôi, đâu có "đủ", để được coi là... thi sĩ?

Thấy hoa sữa, còn đỡ, chứ nếu thấy "cơm nguội vàng", thì còn thấy đói bỏ mẹ! NQT
*
Cái thiếu nhất, trong thơ Bùi Chát, theo Gấu, là những chi tiết thơ, hay nói mẹ ra ở đây, hình ảnh thơ.
Gấu này, rất mê câu của Borges, "Thơ là để trao cho thi sĩ", và với thi sĩ, chỉ cần một câu thơ thôi, là đủ trình diện với đời rồi.
Gấu lấy thí dụ, chỉ một câu thơ thôi.
Nguyễn Lương Vỵ, khi Cánh Đồng Bất Tận đang trên đỉnh cao của âm thanh và sự giận dữ, hạ một câu:
Xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao (1)
Một câu thơ đó, đủ ôm hết cõi văn Nguyễn Ngọc Tư.
Bùi Chát Bùi Chiếc, Lý Đợi Lý Điếc, làm sao có, chỉ một câu thơ, để trình diện với đời ?
Tàn nhẫn đấy, nhưng đó là sự thật.
Còn nhiều ông nữa, cứ nói đến thơ, hay cứ làm thơ, là lên cái điệu trịnh trọng, mặt đăm đăm, lỡ có ai đụng đến thơ của ông ta, là có chuyện.
Không biết bông đùa, thì lại càng khó làm thơ, viết văn!
(1)

NGUYỄN LƯƠNG VỴ 

CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN 

Gửi Nguyễn Ngọc Tư 

Bất tận những chân trời nín gió
Đất nằm nghiêng ôm tiếng vịt kêu chiều
Trời thấp xuống. Cánh đồng trăng chín đỏ
Có quầng nâu xâu con mắt buồn thiu

Xâu con mắt luồn kim tìm chiêm bao
Xé cái lạnh đồng không mông quá quạnh
Khói ma lấp mù sông quan với gánh
Quàng với xiêng khiêng cái kiếp con người

Bất tận những chân trời líu lưỡi
Đất đùn lên tiếng cỏ xót chân ai
Trời chồm hổm. Tiếng khua mùa nước nổi
Bến không bờ Ơ-Ú-Ớ-Ù-Ơ!!!

Gọi mênh mông trên cánh đồng bất tận
Gọi người đi chẳng có chốn quay về
Gọi trời thấp đất cao chào một bận
Lục bình trôi lục bát chảy trên vai

Bất tận những chân trời nở máu
Đất làm thinh ôm tiếng bậu chát chua
Trời rách mắt. Ngõ đêm sâu mất dấu
Bớ không bền Ơ-Ú-Ớ-Ù-Ơ!!!

10/2005

Câu thơ của NLV làm Gấu nhớ tới lời nhạc của TCS, "Tình khâu môi cười", mà, mỗi lần nghe, là mỗi lần  nhớ BHD.
Sướng thế!

Bản dịch của Đào Duy Anh chép: Quản chi lên thác xuống ghềnh/ Cũng toan sống thác với tình cho xong (câu 1951, 52). Nhưng theo ông Bảo, câu đó phải là Quản chi trên các dưới duềnh. Theo ông, câu này dựa theo 2 điển tích về hai nhà thơ đời Sở, Hán là: "Dương Hùng đầu các nhi tử, Khuất Nguyên tự trầm Mịch La" (Dương Hùng đâm đầu từ trên lầu gác xuống chết, Khuất Nguyên nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn).
Các nhà khảo cứu hiện đại có lẽ đã bỏ qua tích này, và đều theo Kiều Oánh Mậu chữa thành lên thác xuống ghềnh. Mới đọc tưởng có vẻ hợp với anh lái buôn Thúc Sinh, nhưng lại không đúng cốt truyện và không thể hiện được vốn kiến thức uyên thâm của Nguyễn Du.
Tuyệt!
Tuy nhiên, cái sự sai lệch này, theo Gấu, là do nhân gian muốn có một bản Kiều dễ đọc, dễ hiểu, so với bản Kiều của tầng lớp tinh anh, tinh thông điển cố.
Nguồn