*
Notes



1
2
3














Hồ Hữu Tường tháng 3 năm 1955 theo tướng Ba Cụt vào rừng Sát chống lại ông Diệm, bị bắt và bị kết án tử hình, nhờ một nhóm trí thức Pháp trong đó có Albert Camus ký kiến nghị xin ân xá; sau khi ông Diệm đổ, Hồ Hữu Tường mới được trả tự do.
Thụy Khuê. Hợp Lưu
Gấu tính đi một đường về Võ Phiến, nhưng TK đã nhanh nhảu đi rồi. Chưa đọc kỹ bài viết. Có mấy chi tiết, trên, sai.
HHT theo
Bình Xuyên làm quân sư cho Bẩy Viễn, không phải Ba Cụt [Hòa Hảo]. Bị kết án tử, nhờ can thiệp, đổi thành chung thân. Khi ông Diệm bị làm thịt, được thả.
*
Về văn, như Bình Nguyên Lộc, Võ Phiến, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Duy Thanh, Mặc Thu, Mặc Đỗ, Thanh Nam, Nhật Tiến, Linh Bảo, Nguyễn Thị Vinh, Phan Du, Đỗ Tấn, Nguyễn Mạnh Côn, Sơn Nam, Võ Hồng, Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Đình Toàn, Chu Tử, Viên Linh, Duyên Anh, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Vũ Hạnh, Y Uyên, Cung Tích Biền, Duy Lam, Thế Uyên, Lê Tất Điều, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang, Nguyễn Thụy Long, Phan Lạc Tiếp, Thế Nguyên, Thế Phong, Diễm Châu, Thảo Trường, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Mộng Giác, Ngô Thế Vinh, Trần Thị Ngh, v.v...
Về phê bình văn học như Tam Ích, Cao Huy Khanh, Lê Huy Oanh, Đỗ Long Vân, Đặng Tiến, Uyên Thao, Huỳnh Phan Anh, v.v.
TK.
Note: Không thấy tên Gấu.
Chán thế!
Trong Văn Học Tổng Quan, Võ Phiến có nhắc tới Gấu, hơn một lần, rất lịch sự.
Bây giờ lèm bèm bậy bạ về ông.
Chán thế!
*
“Một mình” viết năm 1963, không biết ở thời điểm ấy, Võ Phiến tiếp cận triết học hiện sinh như thế nào, nhưng Hữu là nhân vật tiểu thuyết đầu tiên của ông có cái nhìn hiện sinh. Nếu trong cuốn La nausée-Buồn Nôn, Sartre mô tả Roquentin như một nhân vật không ngừng ý thức thấy thân xác mình và ý thức ấy càng rõ, thì anh ta càng cảm thấy ghê tởm. Cảm giác buồn nôn là trạng thái xẩy ra khi con người ý thức được sự hiện hữu của thân xác mình. Sartre thuật lại cái cảm tưởng buồn nôn đó, trong đầu một gã đàn ông, mà sự cô đơn và nhàn rỗi, khiến hắn chú ý đến những dữ kiện sống sượng nhất của đời sống.
TK
Nhận xét về Buồn Nôn như vậy rồi ghép với Một Mình của VP, không đúng. Cảm giác buồn nôn, với Sartre, là một cảm giác siêu hình, do cảm nhận về sự thừa mứa của hiện sinh, chứ không phải ý thức thân xác mình rồi ghê tởm, buồn nôn. Nhân vật của VP rất tởm thân xác của họ, sau khi ‘thất bại’ nghĩa là chiều theo nó, để cho thân xác chế ngự. Điều này Gấu này đã nhận ra, và đưa ra đề nghị, VP theo VC, là để chế ngự cái tôi đáng tởm đó. Thất bại, trở về, ông lại đắm chìm vào, để tìm lối thoát ra!
Tất cả những tác phẩm quan trọng của VP là "thành công của một sự thất bại", sau khi hy vọng vào chủ nghĩa CS.
Đây là trường hợp xẩy ra cho rất nhiều nhà văn trên thế giới, vào thời kỳ này. Thí dụ như Koestler, Silone, [hay Orwell, trên].... Có thể đọc bài viết của Steiner, Nhà văn và chủ nghĩa CS để có một cái nhìn toàn cảnh
*
Tôi đọc Võ Phiến rất sớm, một phần là do ông anh rể, Nguyễn Hoạt. Ông lúc đó cùng bạn bè chủ trương tờ nhật báo Tự Do, và sau đó, còn làm nhà xuất bản, nơi đã từng in cuốn Kể Trong Đêm Khuya (?) của Võ Phiến. Tôi đọc VP trước đó ít lâu, khi ông anh mang về nhà mấy tờ báo mỏng dính, in ấn lem nhem, như tự in lấy, tờ Mùa Lúa Mới, phát hành đâu từ miền Trung. Tôi chỉ nhớ cái thuở ban đầu làm quen những nhân vật của ông, không còn nhớ đã từng viết về ông, một phần là do, thời gian sau đó, tôi mải mê, ngấu nghiến đọc những tác giả, mà tôi hy vọng họ giúp tôi giải thích tại sao sinh ra, tại sao sống, tại sao chết, tại sao có cuộc chiến khốn khổ khốn nạn đó...
Nhân vật của Võ Phiến rất giống nhân vật của Zweig. Tôi không hiểu ông đã từng đọc Zweig, trước khi khai sinh ra những Người Tù,  Kể Trong Đêm Khuya, Thác Đổ Sau Nhà... với những con người phàm tục, bị cái libido xô đẩy vào những cuộc phiêu lưu tuyệt vời, khi thoát ra khỏi, lại nhờm tởm chính mình, nhờm tởm cái thân thể mình đã dính bùn, sau khi bị con quỉ cám dỗ.... Nhân vật của Zweig cũng y hệt như vậy, trừ một điều: họ đều muốn lập lại cái kinh nghiệm chết người khủng khiếp đó. Và cú thử thứ nhì, lẽ dĩ nhiên là thất bại, nhưng nhờ vậy, họ vẫn còn là người, vẫn còn đam mê, vẫn còn đủ sân si...
Trong truyện Ngõ Hẻm Dưới Ánh Trăng, anh chồng biển lận khiến cô vợ quá thất vọng bỏ đi làm gái. Anh chồng tìm tới nơi, lạy lục, than khóc, cô vợ mủi lòng quá, bèn quyết định từ giã thiên thai, trở về đời. Trong bữa ăn  từ giã thiên thai, anh chồng không thể quên tính trời cho, tóm tay anh bồi đòi lại mấy đồng tiền tính dư, cô vợ chán quá, bỏ luôn giấc mộng tái ngộ chàng Kim.
Hay trong Người Chơi Cờ, nhân vật chính, nhờ chôm được cuốn thiên thư dạy chơi cờ, mà qua được địa ngục. Về đời, thần tiên đã căn dặn, chớ có chơi cờ nữa, nhưng làm sao không? Chơi lần sau, là đi luôn!
Nhân vật của Võ Phiến, sau cú đầu là té luôn, không gượng dậy được nữa. Thí dụ cái cô trong Thác Đổ Sau Nhà, gặp lại Người Tình Trong Một Đêm, bỗng tởm chính mình: Cớ sao lại ngã vào một tay cà chớn tới mức đó!
Hay nhân vật Toàn (?) yêu cô gái, con một tay công chức (?), thất tình, anh bỏ đi theo kháng chiến, thay cái "libido" bằng "cách mạng", cuối cùng chết mất xác, không thể trở về đối diện với chính mình, với người yêu đầu đời...
Ông bố cô gái, nếu tôi nhớ không lầm, thường viết thư sai con đưa tới mấy ông bạn cũ, để xin tiền. Lúc rảnh rỗi, hai cha con không biết làm gì, bèn đóng tuồng, con giả làm Điêu Thuyền, bố, Lã Bố...
*
Nhưng đọc VP như thế, thì cũng chỉ là viết về, chỉ một nhà văn VP!
Trong bài viết Võ Phiến, nhà văn Bình Định, dựa vào cách nhìn Zweig như là nhà văn Âu Châu, Gấu đã manh nha coi ông như là một nhà văn, của mảnh đất địa linh nhân kiệt là mảnh đất Bình Định, với những biến động lịch sử long trời lở đất của nó, qua nhân vật Nguyễn Huệ. Một Nguyễn Huệ bình Thanh tảo Bắc
Một Võ Phiến, từ mảnh đất Bình Định, đối diện với chao đảo của lịch sử, vận mệnh của đất nước. (1)
Và thất bại.
Và, tại sao thất bại?

(1) Me xừ người Đức, chỉ đọc độc nhất một bài viết của Gấu trên talawas, mà đã nhìn ra, đây là câu chuyện một tên Bắc Kít muốn trả nợ cho cả một miền đất, và cái nền, và "hệ thống", của trang Tin Văn rồi!
Tuyệt!
Tks again. NQT
*
Cuối cùng tôi xin nhắc Nguyễn Quốc Trụ rằng, đừng đưa mình lộn lại cái thời Pháp tấn công Nam Kỳ thì hay hơn. Ông cũng đành bất lực như đồng bào ông mà nhìn quê hương mất dần từng mảnh vào tay kẻ xâm lược mà thôi. Hay ông tin là dấy lên được một phong trào phản kháng? Gần hai mươi năm trôi qua, rồi Trung Kỳ rơi hẳn vào tay Pháp. Hai mươi năm, vì rất nhiều lí do phức hợp mà hàng triệu người Việt không đủ sức ngăn nổi Pháp. Nhưng có lẽ Nguyễn Quốc Trụ không để xảy ra cái cảnh như người Việt thuở ấy, không, chắc ông cứu được ‘địa linh nhân kiệt’. Hẳn là thế.
Đáp lời NQT

*

"Thiên tài của một thời điểm, kinh nghiệm, nơi chốn đặc biệt". Nadine Gordimer thổi Kis.
Giá mà bệ được câu trên, của Nadine Gordimer, vào trường hợp nhà văn Bình Định thì thật là tuyệt!
Trong Một cuộc gặp gỡ Kundera viết về ông:
Trung thành với Rabelais và đám Siêu thực: Những kẻ lục lọi những giấc mộng.
Tôi ngồi lật lật cuốn của Danilo Kis, cuốn sách cũ về suy tưởng, và có cảm tưởng đang ngồi với ông, trong một quán rượu gần Trocadéro, và ông đang nói với tôi bằng một giọng oang oang, gầm gừ, như muốn vặc vào mặt kẻ đối diện.
Trong tất những nhà văn lớn lao cùng thế hệ, Tây hay ngoại quốc, vào những năm 1980 sống ở Paris, ông là kẻ vô hình nhất. Vị nữ thần có tên là Thời Sự chẳng có lý do gì để mà giọi đèn vào mặt ông. "Tôi không phải là một tên ly khai", ông nói.
Ông cũng chẳng phải một tên di dân.

Cuốn viết về VP của NHQ, tôi có được là từ ông “Bụt Sách” lần ghé Tiểu Sài Gòn ra mắt lần Cuối Sài Gòn, vào năm 1998, khi còn đang viết mục Tạp Ghi cho NMG.
[Ông Bụt Sách cũng có nỗi khổ của ông Bụt Sách: Để “biếu” những cuốn sách của nhà xb của ông, cho tôi, ông cũng phải mang lén ra khỏi cửa tiệm. Ông Bụt đã từng than với Gấu, kiếp này, tôi có một món nợ cần phải trả. Món nợ cần phải trả của ông, hơi giống của Gấu, liên quan tới Gấu Cái, còn của ông, "Bụt Cái". Gấu nghe kể, người nào tới nhà hỏi thăm Thầy TM, là bị chửi rồi! Nhưng Gấu Đực và Gấu Cái, vào cuối đời, kể như sạch nợ, và điều này, Gấu phải cảm tạ ông Trời. Ông NHQ, giả như có điều gì bực ông Bụt, lại đi một đường “có mấy ông Bụt”, cũng chưa biết chừng.]
Trước khi về, NMG cho biết, số sắp tới là về VP, và đề nghị tôi viết bài về ông. Đó là bài viết Nhà văn Bình Định.
Do viết về VP nên tôi cũng thử đọc cuốn của NHQ, và có lấy ra được một số chi tiết liên quan tới tiểu sử của ông, và biết, ông VP đã từng bị VC bắt.
Chỉ mãi đến bây giờ, Gấu mới có thì giờ đọc nó, thì mới hỡi ơi, về cái sự khoe chữ, khoe đọc này đọc nọ, "trừ đọc Võ Phiến", của nhà đại phê bình!
Ngay cái danh hiệu vinh danh VP của NHQ cũng có vấn đề: Nhà văn của thế kỷ 20.
Có vẻ như ông chôm của ngoại quốc.
Thí dụ Sartre đã từng được vinh danh là nhà văn, triết gia của thế kỷ 20, hay, thế kỷ 20 là thế kỷ của Sartre.
Nhưng để vinh danh như thế, là cần phải chứng minh.
Sartre quả xứng như thế. Ảnh hưởng của ông lên thế kỷ 20 không nhỏ, mà phải nói là khổng lồ.
Có thể nói, nếu bạn sinh ra ở thế kỷ 20, và muốn trở thành nhà văn, là phải chọn lựa, giữa, Sartre và Camus, như Llosa, như Grass chẳng hạn, đã từng làm như vậy.
Còn Võ Phiến? Ông là nhà văn của thế kỷ 20 theo nghĩa nào, với ai? Theo những tiêu chuẩn như thế nào?
Ngay trước 1975, lớp của Gấu không thôi, tuy đã từng đọc, và mê Võ Phiến, nhưng đâu có thể coi ông là Thầy? Đâu có ai chịu ảnh hưởng của Võ Phiến?
Thật sự mà nói, tôi tin rằng NHQ không đọc được Võ Phiến.
Cuốn sách của ông về VP quả là một tai họa!
Cho cả hai!
*
Hồ Hữu Tường tháng 3 năm 1955 theo tướng Ba Cụt vào rừng Sát chống lại ông Diệm, bị bắt và bị kết án tử hình, nhờ một nhóm trí thức Pháp trong đó có Albert Camus ký kiến nghị xin ân xá; sau khi ông Diệm đổ, Hồ Hữu Tường mới được trả tự do.
Thụy Khuê. Hợp Lưu
Gấu tính đi một đường về Võ Phiến, nhưng TK đã nhanh nhảu đi rồi. Chưa đọc kỹ bài viết. Có mấy chi tiết, trên, sai.
HHT theo Bình Xuyên làm quân sư cho Bẩy Viễn, không phải Ba Cụt [Hòa Hảo]. Bị kết án tử, nhờ can thiệp, đổi thành chung thân. Khi ông Diệm bị làm thịt, được thả.
*
Về văn, như Bình Nguyên Lộc, Võ Phiến, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Duy Thanh, Mặc Thu, Mặc Đỗ, Thanh Nam, Nhật Tiến, Linh Bảo, Nguyễn Thị Vinh, Phan Du, Đỗ Tấn, Nguyễn Mạnh Côn, Sơn Nam, Võ Hồng, Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Đình Toàn, Chu Tử, Viên Linh, Duyên Anh, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Vũ Hạnh, Y Uyên, Cung Tích Biền, Duy Lam, Thế Uyên, Lê Tất Điều, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang, Nguyễn Thụy Long, Phan Lạc Tiếp, Thế Nguyên, Thế Phong, Diễm Châu, Thảo Trường, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Mộng Giác, Ngô Thế Vinh, Trần Thị Ngh, v.v...
Về phê bình văn học như Tam Ích, Cao Huy Khanh, Lê Huy Oanh, Đỗ Long Vân, Đặng Tiến, Uyên Thao, Huỳnh Phan Anh, v.v.
TK.
Note: Không thấy tên Gấu.
Chán thế!
Trong Văn Học Tổng Quan, Võ Phiến có nhắc tới Gấu, hơn một lần, rất lịch sự.
Bây giờ lèm bèm bậy bạ về ông.
Chán thế!
*
Gấu chưa từng nhắc tới TK, có thể vì vậy mà bị liệt vào thứ hàng “nhạy cảm”?

Viết, một bài phê bình, nhận định văn học, mà cũng đi một đường thiên vị như vậy, làm sao độc giả có thể tin cậy, về những điều lớn lao hơn?
Danh sách những tên tuổi bà TK đưa ra trên đây, chứng tỏ, bà gặp đâu xâu đấy, thành thử quên thằng cha Gấu, thì cũng dễ hiểu!
NQT

Thật sự mà nói, Gấu này chưa đọc nhà đại phê bình Nguyễn Hưng Quốc.
Có đọc sơ sơ, khi mới ra ngoài này. Đọc sơ sơ, thấy không có gì gọi là “chủ kiến”, tức những phát giác, của NHQ về VP, hay về thơ, rồi bận quá, quên luôn, cho tới khi đụng ông ta, về vụ Võ Phiến.
Có thể ông ta nghĩ Gấu muốn chơi ông ta, khi viết, “tôi [NQT] chưa từng viết gì về Võ Phiến”. Cho tới khi NMG order bài viết cho đặc biệt về ông trên tờ Văn Học, Cali.
Gấu không hề tính chơi NHQ. Nói, chưa từng viết gì về VP, như có lần Gấu tự thú, liên quan tới thời của VP, so với thế hệ “đàn em” của ông ta, tức đám Gấu, và liên quan tới kinh nghiệm CS của VP. (1)
Trước 1975, Gấu còn không biết ông VP đã từng theo VC, rồi 1954 về thành, làm cán bộ thông tin, hay dân vận. Gấu này ít quan tâm đến đời tư của bất cứ nhà văn, và chỉ biết một ông VP nhà văn mà thôi.
Thành thử, khi NHQ giận dữ trả lời, bằng bài viết “Có mấy NQT”, Gấu thực sự ngạc nhiên, và rà soát lại, coi đã từng thất lễ với ông ta lần nào trước đó hay là không.
Có. Chán thật.

(1)
Tôi đọc Võ Phiến rất sớm, một phần là do ông anh rể, Nguyễn Hoạt. Ông lúc đó cùng bạn bè chủ trương tờ nhật báo Tự Do, và sau đó, còn làm nhà xuất bản, nơi đã từng in cuốn Kể Trong Đêm Khuya (?) của Võ Phiến. Tôi đọc VP trước đó ít lâu, khi ông anh mang về nhà mấy tờ báo mỏng dính, in ấn lem nhem, như tự in lấy, tờ Mùa Lúa Mới, phát hành đâu từ miền Trung. Tôi chỉ nhớ cái thuở ban đầu làm quen những nhân vật của ông, không còn nhớ đã từng viết về ông, một phần là do, thời gian sau đó, tôi mải mê, ngấu nghiến đọc những tác giả, mà tôi hy vọng họ giúp tôi giải thích tại sao sinh ra, tại sao sống, tại sao chết, tại sao có cuộc chiến khốn khổ khốn nạn đó...
Bông hồng là bông hồng

*

Bây giờ Gấu mới có thì giờ đọc ông đại phê bình nâng bi ông tiên chỉ.

Có một lúc anh đi ra bàn làm việc ở góc nhà, mò mẫm, rồi đem lại chỗ chúng tôi trang nhất của tờ Việt Herald số gần đây đã gấp nhỏ lại để góc dưới tay mặt của trang báo nằm ở trên, cho thấy bài tôi mới viết, “Câu chuyện văn học miền Nam: Tìm ở đâu?”, bài đã và đang gây nhiều thảo luận thú vị. Anh đưa tôi coi, tôi nói, “ô, như vậy là anh đã đọc bài này rồi.” “Đọc rồi nhưng quên rồi,” chị nói hộ anh. Tôi cụt hứng, tính kể anh nghe, song bỏ ý định đó, về vài ý kiến của người đọc đăng dưới bài đó trên trang Blog Nguyễn Xuân Hoàng và Bạn Hữu tại website của đài Voice of America. Chị bảo tôi, “bây giờ ảnh không nhớ những chuyện vừa xảy ra.”
Quả là anh không nhớ những chuyện vừa mới xẩy ra, vì một lúc sau, anh chợt nhìn thấy trang báo còn nằm trên mặt bàn, chỉ cho tôi thấy tên tôi dưới tựa bài báo, như thể anh mới nhìn thấy lần đầu.
Trùng Dương: Viễn Phố: Người đàn bà đằng sau bộ ‘Văn Học Miền Nam 1954-75’
Tiền Vệ

May mắn thay, cũng trong thời gian này, vào đầu thập niên 1980, có tin về việc cơ quan Social Science Research Council (Brooklyn, New York) cùng phối hợp với cơ quan American Council of Learned Societies (New York, New York) thành lập một Ủy ban Liên hợp về Đông Nam Á (Joint Committee on Southeast Asia). Họ rao nhận đơn xin học bổng để nghiên cứu về các vấn đề của Đông Nam Á, đúng ra là về ba nước Việt, Miên và Lào, do ba cơ quan Ford Foundation, National Endowment for the Humanities và Henry Luce Foundation đứng ra tài trợ. Học bổng, nếu tôi nhớ không sai, là trên 20,000 Mỹ kim, với thời hạn nghiên cứu là một năm.
...
Dù vậy, hai đề án nghiên cứu khác cùng nạp và được chấp thuận (cùng năm với dự án nghiên cứu về báo chí miền Nam của nhóm Đỗ Ngọc Yến và các bạn) đã tạo được những thành quả đáng kể. Đó là đề án nghiên cứu văn học miền Nam 1954-1975 của nhà văn Võ Phiến, mà kết quả là cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan, đã xuất bản đến lần thứ ba và hiện có tại Việt Nam Thư Quán trên Web (**). Việt Nam Văn Học Tổng Quan là cuốn đầu của dự án bẩy cuốn sách mà nhà văn Võ Phiến đã hoàn tất trong đời sống lưu vong. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên viết về nền văn học miền Nam, 1954-1975, một thời kỳ có lẽ là phong phú tưng bừng nhất trong lịch sử văn học Việt Nam. (Độc giả muốn tìm hiểu những yếu tố đã đóng góp vào sự phồn thịnh của văn học miền Nam trong vòng có 20 năm ngắn ngủi ấy nên đọc bài viết "Văn học miền Nam" của chị Thụy Khuê, RFI, Pháp.)
Trùng Dương: Văn học miền Nam: Những nỗ lực hải ngoại thập niên đầu 1975-1985
Blog NXH & Bạn bè trênVOA

Đoạn trích dẫn, trên, cho thấy: Võ Phiến có lẽ đã bị bịnh đãng trí của những người già.
Đoạn dưới cho thấy: Bộ Văn Học Sử Mít, ở hải ngoại, của Võ Phiến, được viết bằng tiền của Mẽo.
[Tiền của ai thì cũng được. Nhưng đúng ra Võ Phiến phải ghi rõ sự kiện này, trong tác phẩm của ông. Lần đầu đọc VH Tổng Quan, Gấu nghĩ, có vị Mạnh Thường Quân nào, hoặc cộng đồng Mít hải ngoại, chi tiền]

*

*
Note: Làm gì có cái Uỷ ban Nghiên cứu Khoa học Xã hội, mà chỉ có Social Science Research Council, thưa ông Võ Phiến.
có cái gọi là "Joint Committee on Southeast Asia", như Trùng Dương cho biết, ở trên.
Lẽ ra ông nên công khai lên tiếng và tạ ơn Mẽo, thì mới đúng, bằng cách để đúng cái tên bằng tiếng Mẽo của nó, cái cơ quan đã cấp cho ông trên hai chục ngàn đô! (1)
[Hình như là 25 ngàn. VL cho biết, cũng đợp được cùng một số tiền như trên, để viết về Thơ, còn VP, về Văn]
Bây giờ lên tiếng vẫn còn kịp!
NQT
(1)
Đừng nghĩ là Gấu này vạch lá tìm sâu. Đây là một sự kiện rất quan trọng. Trong hợp đồng, khi lấy tiền, có thể có ghi khoản này.
Bữa nào rảnh, Gấu viết về vụ “thế giới tự do” lấy tiền của Xịa, viết văn, mà không ai hay, đến lúc ngã ngửa ra, thì đều có mùi đô la ở trong kít rồi!
Sự giúp đỡ về tài chánh?
Hình như "thuật ngữ" được sử dụng ở đây, là, một cái "lôn" [loan]? NQT

Một vấn đề bỏ ngỏ: Giả như không có lôn, không có phân [fund], liệu có Văn Học Tổng Quan, có các hội đoàn, cộng đồng Mít hải ngoại?


Khi tính nhìn lại VP, là Gấu hy vọng ông đọc, và có thể, ông sẽ có vài lời, mà chỉ có ông mới có thể, về bộ sách của ông. Nhưng, không kịp nữa rồi, qua đoạn trích dẫn trên cho thấy.
Giống như trường hợp đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Mộng Giác. Gấu hy vọng, người còn sống, sẽ có cơ hội để 'sửa chữa' một vài điều 'sai sót' của tác phẩm.
Nhưng có vẻ, chẳng ai cần.
Chán thế!
Gấu còn bị hiểu lầm, là 'vô ơn', 'có vẻ như Hai Lúa không ưa NMG'...
[Lại] chán thế!
NQT

Nhớ, trong cuốn Thơ miền Nam (Văn Nghệ, California, 1999, tr. 3047), khi đề cập đến thơ Quách Tấn, Võ Phiến viết:
“Thi sĩ Tản Đà có lần nhìn lại đời cầm bút của mình, và viết:
‘Tôi từ khi theo về nghề quốc văn kể có gần mười lăm năm, lên bổng xuống trầm, vào trong ra đục, phong trần chẳng quản, phi nghị mặc ai, thực cũng mong tựa văn chương để có ít nhiều sự nghiệp. Mới đây, tôi ở Hà Nội vào Nam, thăm Thuận An, qua Đà Nẵng, trải Hoành Sơn, Hải Vân, một lần đường bộ, hai lần đường thuỷ, càng thấy giang sơn là to, càng mới biết văn chương là rất nhỏ mà bao nhiêu cái tư tưởng muốn lấy văn chương làm sự nghiệp, tự nhiên như bọt bể mây ngàn’.
Ngày xưa, khi thi sĩ viết những lời tâm huyết ấy, tôi mới vừa biết đi trên hai chân chưa được bao lâu. Nằm kềnh ra không phải là đặc điểm của loài người, bò lê bò la bằng cả tứ chi cũng không phải đặc điểm của loài động vật người, đứng thẳng di chuyển bằng hai chân mới là người.
Vậy ngày thi sĩ Tản Đà ngoái đầu nhìn lại sự nghiệp, tôi loạng quạng bắt đầu làm người.
Sau này, gần cuối đời ngẫu nhiên gặp câu văn của cụ, thoạt tiên tôi bất giác mỉm cười: ‘Mới từ Hà Nội vào Nam cụ đã khớp!’
Võ Phiến [được NHQ trích dẫn trong blog trên VOA của ông]

Thú thực, Gấu không hiểu Võ Phiến hiểu cái sự cảm khái của Tản Đà ra sao, khi thi sĩ của vùng Núi Tản, Sông Đà làm một chuyến đi từ Bắc vào Nam và ngộ ra rằng văn chương chỉ là cứt đái so với thực tại.
Khớp, là vậy?
Nữa, những dòng trên đây, đâu có liên quan gì tới Quách Tấn?
Ý của Tản Đà, là, văn chương, dù vĩ đại cỡ nào,  chẳng là gì so với đời sống thực.
Đã vậy, lại ngồi ru rú ở một xó nhà mà còn cứ tưởng là văn chương của mình là lớn lao, tư tưởng của mình là vĩ đại.
Sự nghiệp văn chương của Tản Đà, như chúng ta đều biết, lớn lao là chừng nào, vậy mà chính tác giả cho thấy, chỉ một chuyến đi, ra khỏi nhà, từ Bắc vào Nam, là tiêu!

Vậy mà ngài tiên chỉ hạ một đường đao ‘khớp’ ngọt lịm.
Thảo nào Võ Phiến chẳng ‘khớp’ tí nào, khi, chẳng biết một tí gì về phê bình, dám ‘cứu tử’ cả một nền văn học!
*
Từ cảm khái của Tản Đà, là vấn nạn, Văn chương có thể gì ?[Que peut la littérature ?], gây một trường tranh cãi tại Tây một thời, và cũng là vấn nạn mà đám hiện sinh, trong có Sartre, đề ra, thí dụ như trong Văn chương là gì ? của ông, và  từ đó là hành động dấn thân, xuống thuyền, nằm vùng, vô bưng lên rừng... của biết bao tuổi trẻ, của  nhiều thời.

Bởi vì chỉ là một đoạn trích dẫn, cho nên không hiểu, từ đó, Võ Phiến muốn dẫn chúng ta tới đâu. Tuy nhiên, đoạn văn của ông, "Ngày xưa, khi thi sĩ viết những lời tâm huyết ấy, tôi mới vừa biết đi trên hai chân chưa được bao lâu. Nằm kềnh ra không phải là đặc điểm của loài người, bò lê bò la bằng cả tứ chi cũng không phải đặc điểm của loài động vật người, đứng thẳng di chuyển bằng hai chân mới là người", khiến chúng ta liên tưởng tới đoạn sau đây, của Steiner:

Trees have roots, men and women have legs. With which to traverse the barbed-wire idiocy of frontiers, with which to visit, to dwell among the rest of mankind as guests. There is a fundamental implication to the legends, numerous in the Bible, but also in Greek and other mythologies, of the stranger at the door, of the visitor who knocks at the gate at sundown after his or her journey. In fables, this knock is often that of a concealed god or divine emissary testing our welcome. I would want to think of these visitors as the truly human beings we must try to become if we are to survive at all.

Cây có rễ, đàn ông, đàn bà có chân. Với chúng, con người băng qua biên cương kẽm gai ngu độn, với chúng, con người đi thăm viếng, ăn ở, chung với đám còn lại của nhân loại , như là những người khách. Có một sự hàm ngụ căn bản đưa tới những giai thoại, đầy rẫy ở trong Kinh Thánh, và còn trong những huyền thoại Hy Lạp và ở những nơi khác nữa, về kẻ lạ nơi cửa nhà, hay một khách viếng thăm, gõ vào cánh cổng làng, thành phố..  vào lúc sẩm tối, khi chấm dứt cuộc lữ. Trong những câu chuyện ngụ ngôn, cái gõ đó thường là của một vì thánh thần giả trang, hay một thiên sứ muốn thử lòng kẻ ở phía bên trong, đằng sau cánh cửa. Chúng ta có thể coi đây, những khách này, như là những con người thực sự mà chúng ta phải cố, để mà trở thành như họ, nếu sống, đối với chúng ta, sau cùng có nghĩa là, sống sót.

Bạn có nhận ra hay không, chỉ một đoạn cảm khái như trên, mà Tản Đà đã tiên tri ra cả một giai đoạn lịch sử của Mít, và cái kết cục như bây giờ.

Nhưng vẫn có một cái gì đó, vượt ra khỏi suy luận:
Tại sao Võ Phiến, sau những dòng đốn ngộ về đôi chân con người, và câu đố của con nhân sư chìm ở trong đó, [đố biết con gì buổi sáng đi bốn chân, buổi trưa hai chân...],  lại có thể hạ một đường 'khớp' như thế?
Khó hiểu thật!
Có thể là do trích dẫn, chăng?
Cái đoạn giải thích đoạn văn trên đã bị thiến mất?
*

Đi tìm nhà văn Võ Phiến, tôi bắt gặp một nhà tùy bút. Đi tìm nhà tùy bút Võ Phiến, tôi bắt gặp một nhà nghiên cứu.
NHQ Blog VOA

NHQ không cho chúng ta biết:
Giả như độc giả, hay chính nhà phê bình, đi tìm Võ Phiến, thì...  sao?
Cái ông Võ Phiến đó, gạt tất cả những ‘râu ria’, nhà tùy bút, nhà nghiên cứu, nhà truyện ngắn, nhà truyện dài…., thì còn cái gì?

Còn cái tâm nhỏ xíu của ông ta.
Đó là sự thực.
Cái mà Võ Phiến thiếu nhất, là một tấm lòng nhân hậu, và nó biểu lộ ra, thật rõ, qua những câu, thí dụ như:
‘Mới từ Hà Nội vào Nam cụ đã khớp!’
[NHQ trích dẫn]
Hay như câu này, được Mặc Đỗ trích dẫn, khi Võ Phiến phạng cả nhóm của ông:

*

Scan từ một số báo Thời Tập của Viên Linh

Cái từ "làm dáng", được TTT sử dụng, khi điểm cuốn Siu Cô Nương, khiến Mặc Đỗ bực lắm.
Khi Võ Phiến, sử dụng lại, "độc như thịt vịt", là nhắm, một mũi tên bắn hai con chim!
Đúng như thế, Mặc Đỗ điên lên lần thứ nhì, lại nhè TTT phạng thêm cú nữa.
Bởi vì đã một lần MD trả lời vụ này rồi, như trong bài viết của Gấu về Malraux, [cũng một tổ sư làm dáng, không chỉ làm dáng mà còn phịa ra những giai thoại về mình, a myth maker].
Hemingway cũng chẳng thua ai trong chuyện này!

Nghệ thuật làm dáng

Chúng ta luôn có dáng điệu của một kẻ sắp sửa ra đi, Camus viết như vậy. Một Dũng của "Bến Gió", của "sông Đà": kéo cổ áo cao lên một chút, tóc xổ tung ra, mặc tình cho nó bù xù trước gió! Vũ Khắc Khoan, khi sinh thời có kể một huyền thoại về Nguyễn Tuân: Mặc áo gấm, nhảy xuống sông, thi bơi! Khi Siu Cô Nương của Mặc Đỗ được trình làng, Thanh Tâm Tuyền, trong một bài điểm sách, đã coi, đây chỉ là những nhân vật làm dáng. Mặc Đỗ, sau đó, đã chỉ ra những nét làm dáng trong Ung Thư.
Ở đây, cứ coi như một "chân lý": không thể có văn chương, nếu không có làm dáng. Nhưng đấy chỉ là khởi đầu, là thói quen mút ngón tay của con nít; sau đó phải là chấp nhận rủi ro, hiểm nguy, là chọn lựa, quyết tâm thực hiện thực tại "của những giấc mơ".

Vua Bịp

Nhớ, có lần ngồi Quán Chùa với TTT, Gấu lôi chuyện 'làm dáng' ra lèm bèm, ông cười nói, đánh trúng quá, thành ra ông ta đau đến tận già.
Y chang cú Gấu đánh nhà thơ NS.
Đến tận già vẫn thù Gấu!
Một nhà văn thuộc loại đàn em của Gấu, để nhẹ ông anh một phát, giả như anh chỉ chuyên về sáng tác, thì tuyệt vời quá.
Nhưng “khổ cho anh”, viết phê bình quá ác, làm sao bỏ cho được?
Quả có thế!
Khi Gấu ra được ngoài này, đã thề với lòng mình, không bao giờ sử dụng lại cái thứ văn chương khốn nạn, là phê bình văn học, điểm sách điểm báo gì nữa.
Xém giữ được, cho đến khi nằm mơ thấy mình lui cui xuống mé sông Mekong, nơi chùa Bàn Long, Parksé, những ngày chờ qua sông, và nhìn thấy xác thằng cha Gấu trôi lềnh bềnh, giật mình, thức dậy, và hiểu ra rằng, chỉ có mỗi một cách bỏ phê bình, là viết… phê bình!
Và phải viết thật ác!
Thèm miếng thịt kẻ thù, là làm thịt kẻ thù!
Hà, hà!
Bởi vì kẻ thù của Gấu, chính là… Gấu!
*
Nhưng, thê thảm nhất, là những dòng viết của Võ Phiến, về nhóm Sáng Tạo, khi, ngoài Mai Thảo ra, cả nhóm này đều ở trong trại cải tạo, không làm sao lên tiếng trả lời được, và cho dù có ở ngoài, thì cũng vô phương.
Đây là phát súng ân huệ của ông tiên chỉ dành cho những kẻ thù, để thoả mãn cái sự đố kỵ của ông ta. NQT
*
Cái thiếu lớn nhất, ở Võ Phiến, là tầm nhìn, khi viết Tổng Quan Văn Học, do cái tâm tủn mủn mà ra!
Ông nghĩ rằng, ông là kẻ sống sót, sau cùng, độc nhất, viết về một nền văn học kể như xong rồi, với những tác giả, kể như chết rũ trong tù cải tạo. Ông không nghĩ, rằng, họ có cơ hội để mà đọc ông.
Ngay chính Mai Thảo cũng nghĩ như thế, về bạn của ông, là TTT.
Trong Chân Dung Nhà Văn, ông nhắc lại kỷ niệm lần đầu gặp TTT, tại một nhà in [hình như nhà in của Vũ Ngọc Các, thời gian làm báo Dân Chủ] và ông lầm với một tay thợ sắp chữ, và tay này hỏi xin ông một điếu thuốc lá!

TTT, phải đợi đến khi Mai Thảo mất, mới kể lại kỷ niệm, lần đầu nhận bản thảo Mai Thảo gửi tới, và bắt cả bọn ngồi nghe ông đọc.
Một kỷ niệm, như sau đây, làm sao quên được, với tác phẩm đầu tay, của bất cứ một tác giả?
*
Mai Thảo gửi tới chúng tôi Đêm Giã Từ Hànội.
Tôi nhận được một bao thư dầy cộm, không địa chỉ người gửi, trong đựng xấp bản thảo đánh máy. Bút hiệu Mai Thảo hoàn toàn xa lạ với tôi.
Liếc nhìn dòng chữ đầu tiên của bài gửi, tôi giật mình kinh ngạc:
Phượng nhìn xuống vực thẳm: Hànội ở dưới ấy.
Câu trích đề của truyện đột ngột khác thường. Nó không trích ra từ một tác phẩm khác đã có. Nó như tự trên trời rớt xuống, hay nói như Mai Thảo là câu “bắt được của trời”. Cái chiều sâu của nó làm chóng mặt.
Tưởng nên nhắc nhớ rằng ẩn dụ “vực thẳm”, cứ theo chỗ tôi biết, cho đến lúc bấy giờ chưa thấy được dùng trong văn chương Việt Nam. Phải đợi vài năm sau, khi Phạm Công Thiện xuất hiện với ảnh hưởng của Nietzsche, văn từ “hố thẳm” mới tràn lan và trở thành sáo ngữ.
Đọc hết truyện thì rõ câu trích đề là một câu ở trong truyện. Phượng là tên nhân vật.
*
Đây là một truyện không cốt truyện.
Sự hấp dẫn bắt đọc là ở lời, giọng kể, ở ma lực của tiếng nói bắt lắng nghe – theo bước di chuyển của nhân vật giữa thành phố bỏ ngỏ trong đêm, sự vật ẩn hiện nổi chìm trong giấc kín bưng triền miên của chúng - , ở sự dồn đẩy khôn ngưôi của chữ nghĩa tưởng chừng không sao dứt tạo thành những vận tiết mê mải tới chốn nhòa tắt mọi tiếng.
Gọi Đêm Giã Từ Hànội  là truyện hay tùy bút đều được. Cứ theo ký ức cùng cảm thức của riêng tôi, trong và sau khi đọc, thì đó là một bài thơ. Thơ là thứ tiếng nói tàng ẩn trong quên lãng bất chợt vẳng dội, đòi được nghe lại (nghĩa là đọc lại, lập lại). Người ta nghĩ đến một truyện ngắn, một bài tùy bút, một quyển tiểu thuyết đã đọc, nhưng người ta nhớ đồng thời nghe và gặp lại một câu thơ, một bài thơ.
Đêm Giã Từ Hà Nội là một bài thơ thỉnh thoảng vẫn vẳng dội trong tôi mà tôi không thể nhớ toàn vẹn - tỷ như lúc này đang viết đây tôi không cách nào tìm đọc bài thơ ấy trừ cách tưởng tượng dựa vào ý ức và cảm thức còn sót đọng, trừ câu trích đề.
*
Nhớ trong buổi họp kiểm bài vở trước khi chuyển xuống nhà in, tôi đã không thể ngăn nổi mình yêu cầu các anh Hiệp, Sỹ, Tế nghe tôi đọc Đêm Giã Từ Hànội đăng trọn trong một kỳ báo, không cần lời giới thiệu. Và tôi đọc say sưa, hùng hồn liên hồi. Và các anh chịu khó ngồi nghe trên căn gác lửng tối chật của tòa báo. Anh Tế kết thúc buổi họp nói đùa "Anh làm chúng tôi mất cái thú tự mình khám phá".
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]
Khi từ Phú Thọ ra, ghé lại Hànội chờ tầu về Nam, lúc chiều tối đứng trên ga Hàng Cỏ, trông xuống phố Hàng Lọng, phố Trần Hưng Đạo sâu hoắm bóng đêm rét lạnh của một ngày cuối năm, tôi thầm nhắc thành tiếng bên tai "... Nhìn xuống vực thẳm... dưới ấy..", câu của anh vẳng ngân như là một câu thơ. [Câu văn là một câu gắn liền trong mạch văn, tách ra khỏi mạch không ít thì nhiều cũng bất toàn. Câu thơ tách ra khỏi mạch vẫn tự đầy đủ, tự lập trên cái nền thiếu vắng nó gợi nhắc].
*
Đăng bài Anh, tôi viết lời nhắn mời anh đến chơi tòa soạn. Mai Thảo đến.
Anh đi chiếc xe đạp đầm sơn trắng, đầu còn đội mũ phớt kiểu Hà Thành Công Tử. Yên xe đạp được nâng lên cao hết cỡ vẫn chưa vừa với tầm chân của anh. Chúng tôi rủ nhau ra quán cà phê đầu hẻm gần đấy, ngồi trên ghế thấp trên lề đường Lê Lai trông sang bờ tường rào của nhà ga Sàigòn nói chuyện. Hồi ấy anh mới vào Nam, còn ở chung với gia đình anh Viên trong một căn phố đường Jacques Duclos, thuộc khu Tân Định (đường này song song với đường Trần Quang Khải, trong khoảng từ nhà hát bội đến lối vào Xóm Chùa. Tôi nói bỡn: “Anh ở trúng vào con đường mang tên một tay tổ Cộng Sản Pháp”).
Chuyện giữa hai chúng tôi xoay quanh văn chương, thi ca. Anh đọc và nhớ khá nhiều thơ Việt Nam thời hiện đại kể cả loại thơ ít người đọc như thơ Nguyễn Xuân Xanh trong Xuân Thu Nhã Tập. Anh rất chịu thơ Chế Lan Viên. Nhân đề cập đến thơ ở Hànội rồi Sàigòn lúc ấy, tôi nhắc đến một bài thơ gần đây tình cờ đọc trong một trang Văn Nghệ của một tờ báo mới xuất bản: một bài thơ mới, lạ, chững chạc, dưới ký tên lạ hoắc chưa từng thấy: Nhị; một bài thơ lạnh, tôi rất thích chất lạnh của thơ,và cách biểu hiện cảm thức bằng những hình ảnh dở dang, trở đi trở lại dưới những ánh rọi khác nhau, đồng thời với cái tiết điệu biến hoá được nối kết lại bằng những câu trùng; tôi đọc những câu thích nhất, có hơi thơ gần siêu thực:
Lại thấy con đường như lặng
Những đỉnh cây xanh
Và những ngón tay trên phím dương cầm
Đôi guốc mộc trong căn phòng trừu tượng.

Cúi đầu xuống cúi đầu xuống.


Anh lặng nghe tôi bình phẩm, đọc thơ, rồi nói: Nhị là tôi.
Chúng tôi thân thiết nhau ngay từ buổi gặp gỡ ấy.
.....
Chúc Người An Giấc, Công Tử của Lòng Ta.
Thanh Tâm Tuyền
Trong đất trời

Cái vụ đối xử chẳng ra gì với những người còn kẹt lại này, nói ra thật là xấu hổ, nhưng quả thực nó là như vậy. Chán thế.
Bản thân Gấu cũng bị trù ẻo, chẳng khác gì mấy ông kia.
Khi mới ra ngoài này, đọc, mấy ông chứ không phải một ông, viết về Gấu, sau cái đòn phủ đầu, ngay lúc vừa tới trại tị nạn [Đi làm cái chó gì nữa, hết mùa vượt biển từ lâu rồi], lòng Gấu lạnh tanh, chẳng còn ham cái vụ viết lách gì nữa. Chỉ muốn làm một thằng bán bảo hiểm nhân thọ, túi thủ theo một cuốn Faulkner, lần này đọc nguyên bản tiếng Anh, cho nó hách, mỗi khi đói khách, là lôi ra tụng...

Gấu bị nặng, còn là vì cái sự lành bệnh nữa!
Tưởng nó chết rồi, sao... chưa chết?
Sao chưa chịu chết?

*

Nhân đây, nói chuyện Văn Học Tổng Quan của Võ Phiến.
Khi lấy tiền của Mẽo để viết nó, chắc chắn VP còn nhớ trong đầu, cái vụ Mai Thảo bị Nguyên Sa tố lấy tiền của Mẽo làm tờ Sáng Tạo. Ông không muốn mang tiếng, và vờ đi, và thay vào đó, là lời cám ơn “Uỷ ban Nghiên cứu Khoa học, Xã hội”, nghĩa là thay vì để tên thực, bằng tiếng Anh của cơ quan cung cấp tiền, ông dịch cái tên tiếng Anh ra tiếng Việt.
Nên nhớ, một cái tên riêng không thể nào dịch được, và không thể sử dụng bản dịch thay thế bản chính được.
Gấu đã từng kể chuyện, hồi học Đệ Thất trường Nguyễn Trãi Hà Nội, có ông thầy dậy tiếng Anh tên là Xuân, và một bữa, có anh học trò hí hoáy vẽ lên bảng một bức hí hoạ, và ghi là Mr. Spring. Đúng lúc đó, Thầy bước vô, và định phạt anh học trò, nhưng anh này láu lỉnh cãi:
-Spring không phải là tên Thầy.
Ông thầy gật gù, đúng!
Y chang trường hợp của Võ Phiến.
Gấu, ra ngoài này, lần đầu được một người bạn đưa cho đọc, tự hỏi, ở đâu ra cái Uỷ ban đáng quí này. Liệu nó có giúp được gì một thằng cha Gấu, với cả lố tác phẩm ở trong đầu?
Những chuyện này không thể không viết ra. Gấu đâu có thù hằn gì Võ Phiến, hay Nguyễn Mộng Giác, [sử dụng tên HPNT cho một  nhân vật của ông] hay bất cứ một ông bạn quí. Gấu đã tính vờ hết, nhưng, đúng như Gấu đã từng kể, nhiều lần, về cái bữa nằm mơ nhìn thấy xác Gấu nổi lều bều trên dòng… Bến Hải, tỉnh dậy, bèn viết ra tất cả, chẳng chừa một chuyện gì, để thanh thản mà đi!
Dù thế nào thì thế nào, Gấu cũng vẫn là một tên Yankee mũi tẹt. (1)
Giả như Gấu không bỏ chạy vào năm 1954, thì cũng là một trong những tên ăn cướp, và miệng lúc nào cũng có mùi vị chiến lợi phẩm, hẳn thế!
Viết là viết trong cái thú đau thương đó, đâu thù hằn chi ai?
Cái vụ Dọn, là cũng trong tinh thần đó, nhưng như chàng dũng sĩ hạ san trừ quỉ của Nhất Hạnh, đúng vào lúc Gấu sắp biến thành quỉ thì bạn bè hét lên, này coi chừng, thế là tỉnh dậy, may quá!
(1)

As a Hungarian Jew and native German speaker who wrote in English, he isn't a natural part of anybody's literary canon. There is an Orwell Society at Eton, but I doubt very much that there is a Koestler Society at any school in Budapest.
[Một tên Bắc Kít bỏ chạy vô Nam, viết bằng thứ tiếng Mít của đám Mỹ Ngụy, của đám Chống Cộng điên cuồng hải ngoại, đâu phải là một phần tự nhiên của bất cứ một cõi văn của bất cứ một người nào? Có một cõi "thơ từ đâu tới', một cõi SCML, thí dụ, ở quê hương Mít, nhưng cõi của mi, Gấu nhà văn, ở đâu?
Hà Nội hay Sài Gòn?
Yesterday's Man?
By Anne Applebaum
Koestler: The Literary and Political Odyssey of a Twentieth-Century Skeptic
by Michael Scammell

Chỉ là đồ chơi

Những lầm lẫn của VP, hay của NMG, theo Gấu, là thuộc phạm trù đạo đức văn học, không liên quan tới đời thường. Cả hai, theo như Gấu biết, là những con người mẫu mực, sống những cuộc sống mẫu mực. Nhưng khi viết, họ đã vi phạm điều không thể vi phạm. Một khi vi phạm, tác phẩm dù có hay cỡ mấy, thì cũng coi như bỏ đi.
VHTQ vi phạm đạo đức văn học, ngay ở trong cái viễn tượng viết nó của VP: như là một bài ai điếu cho một nền văn học, và những tác giả làm nên nền văn học đó, thay vì để cứu tử nó, bảo vệ nó. Giọng điệu huênh hoang, tếu táo, tạp ghi không ra tạp ghi, khảo luận chẳng ra khảo luận, phê bình lại càng không, càng làm hỏng nó.
Bởi thế, khi nhìn lại, vào lúc "cuối cùng", có thể VP ngộ ra, và ngậm ngùi, "no big deal", "ở về phía đồ chơi".
Có lẽ, đây là phút nói thật của ông.
*
Since then, at an uncertain hour,
That agony returns,
And till my ghastly tale is told
This heart within me burns. (1)
Coleridge, The Rime of the Ancient Mariner.
(1) Cynthia Ozick trích dẫn, trong bài viết về Primo Levi.
Tạm dịch:
Kể từ đó, đâu biết giờ nào,
Cơn hấp hối đó trở lại,
Và cho tới khi câu chuyện thê lương của tôi được kể
Trái tim này trong tôi bỏng rát.
Coleridge: Bài hát của người thủy thủ già.

Trong bài viết Võ Phiến, nhà văn Bình Định, Gấu trích lại.

Và, bây giờ, tự hỏi, liệu VP, vào giờ phút "cuối cùng", cũng đã ngộ ra, như Primo Levi, "cũng chỉ là đồ chơi, playful", (2) mà thôi?

(2)
Viết về tập truyện mới xb bản của Primo Levi, A Tranquil Star: Unpublished Stories, [Ngôi sao trầm lặng: Những chuyện chưa xb], của Primo Levi, dịch từ tiếng Ý, Anita Desai tự hỏi, liệu có thể dùng từ "playful" [dzui thôi mà] để nói về những tác phẩm của Primo Levi, như Sống sót Lò Thiêu, Liệu đây có phải một người ?, về cuộc đời mà ông đã trải qua, nhưng không thể nào, chẳng bao giờ bỏ lại phía sau mình.
Và bà trả lời, playful, đúng là cái tính từ "ấn tượng", "chót", mà một nhà phê bình có thể nghĩ ra được, khi "đọc" Lò Thiêu, khi đang đi trên Đại Lộ Kinh Hoàng, khi đang hứng những trận mưa hỏa tiễn của VC giáng xuống đầu dân Sài Gòn…, bởi vì, đọc tập truyện, quả là bà chỉ nghĩ đến "một góc trời chỉ biết rong chơi", của TCS!

Tất cả những truyện ngắn trong đó đều gợi nên cái sự rong chơi, vui đùa, cười cợt!
Ấn tượng thật!
*
Primo Levi là một nhà văn người Ý gốc Do Thái, sống sót Lò Thiêu, trở về căn nhà mà ông dự định sẽ sống hết cuộc đời ở đó, cuối cùng tự huỷ mình, một năm sau khi cho xuất bản tác phẩm chót, “Những kẻ chết đuối và những người được cứu thoát”, như là kinh nghiệm sau cùng về Lò Thiêu.
Mấy câu thơ trên được ông dùng làm đề từ cho cuốn sách trên.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Risa Sodi, khi người phỏng vấn cho biết, sử gia H. Stuart Hughes đã liệt kê ông là một trong sáu nhà văn Ý gốc Do Thái, hay nói gọn nhẹ, “nhà văn Do Thái”, và hỏi, “cái định nghĩa ‘nhà văn Do Thái’ có hơi quá đối với ông không”, Primo Levi đã trả lời:
- Ở Ý, chụp cái mũ “nhà văn Do Thái”, hay “nhà văn không Do Thái”, là điều không thể xẩy ra. Cái mũ này, người Mỹ ban cho tôi đầu tiên, chứ không phải người Ý. Ở Ý, người ta biết tôi là nhà văn, và “chuyện cũng thường thôi,” có người còn biết thêm, tôi gốc Do Thái; theo kiểu, ông ấy là con ông A, ông B nào đó. Ở Mỹ lại là chuyện khác. Khi tôi tới đó vào năm 1985, người ta làm cho tôi có cảm tưởng, lại được gắn cho ngôi sao Do Thái ở trên ngực! Nhưng tôi chẳng cần…. Ngoài ra, tôi nhớ, sử gia Hughes đã gọi tôi là “người Do Thái độc nhất”, hay “người Do Thái thực sự đầu tiên”, (le premier vrai juif), tôi không nhớ rõ đúng từ ông dùng. Riêng về phần tôi, những cuốn sách khoa học giả tưởng chẳng mắc mớ gì tới Do Thái, cuốn “Chiếc mỏ lết” cũng chẳng phải là một “cuốn sách Do Thái”. Nhưng nói gì thì nói, tôi thoải mái (de bon gré) chấp nhận cái định nghĩa “nhà văn Do Thái”.
Người phỏng vấn hỏi tiếp, “Ở đầu cuốn ‘Những kẻ chết đuối và những người được cứu vớt’, ông trích dẫn những dòng thơ trong ‘Bài ca của người thuỷ già’; sau khi đọc cuốn sách đó, tôi [Risa Sodi] tự hỏi, liệu có thể ngưng ‘kể’ được không”.
Primo Lévi trả lời:
-Người ta có thể tìm thấy câu trả lời ở trong cùng cuốn sách đó. Một số bạn tôi, những bạn rất thân, chẳng bao giờ nói tới [Lò Thiêu] Auschwitz. Ngược lại, một số khác, không bao giờ ngưng nói. Tôi thuộc một trong số sau đó. Tôi hơi lố (exagéré), khi trích dẫn nhà thơ Coleridge. Trái tim của tôi không thường trực bỏng rát…. Có thể nói, tôi hơi làm dáng (rhétorique: sử dụng tu từ) khi trích dẫn những dòng thơ đó.
Nhưng quả là những dòng thơ thật là tuyệt vời!
*
Với riêng Gấu, chỉ với những truyện ngắn, là xứng đáng để chúng ta vinh danh một  “Võ Phiến, nhà văn”. Ngoài ra, quả “chỉ là đồ chơi”, thực!
Và, truyện ngắn của ông, chưa ai lần vô được cõi này. Những gì mà những nhà phê bình Mít, viết về truyện ngắn của ông, đều là nhảm cả!

Lần Gấu đọc Coetzee viết về Marcellus Emants, và chợt nhận ra, có thể áp dụng những nhận định của ông, vào trường hợp Võ Phiến.
Trước hết, xin giới thiệu bài của Coetzee, sau tìm ra những tương đồng giữa hai tác giả, xoáy vào điểm này:
Cái con người Mít, đặc biệt là Mít miền Trung, như được Võ Phiến miêu tả, có những điểm rất ư là kỳ cục, phải nói là, hơi bình bịnh, ông lấy ở đâu ra?
*
Trong bài viết [về nhà văn Hòa Lan], Marcellus Emants: A Posthumous Confession [in trong Stranger Shores, nhà xb Viking, NY, 2001], Coetzee cho rằng, nhận xét của Emants, trong một tiểu luận về Turgenev, cũng có thể áp dụng cho chính ông ta [và với tôi, cho Võ Phiến]: Khi còn trẻ [Emants viết], chúng ta tạo ra một lý tưởng kỳ quái về một cái tôi mà chúng ta mong muốn là [cái tôi đó]. Nhưng cuộc đời của chúng ta, với những kiểu cọ của nó, khốn thay, được xác định không phải bởi lý tưởng, mà là bởi những sức mạnh vô thức ở bên trong chúng ta. Chính những sức mạnh vô thức này thúc đẩy chúng ta hành động, và chính những hành động này, sau cùng làm bật ra cái con người mà chúng ta thực sự là. Cái sự cố gắng vô ích, làm sao cho lý tưởng ăn khớp với những sức mạnh vô thức kia, làm chúng ta vỡ mộng, và đau, đau lắm. Nỗi đau càng nhức nhối, khi chúng ta nhận ra, cái hố thẳm không thể vượt qua, giữa lý tưởng và cái tôi thực sự.
Áp dụng vào trường hợp Võ Phiến, tôi nghĩ, việc ông theo CS là nhằm lấy tập thể hủy diệt cái tôi - một cái tôi bịnh hoạn, thí dụ như nhân vật mang dấu bàn chân của vợ ghi lên ruộng, ở ngoài đồng, về nhà thờ... Và khi thất bại, trở về thành, ông hủy diệt cái tôi đó, bằng cách viết ra, theo nghĩa: viết tức là chữa trị, chữa trị bằng cách phơi bày...
Emants được coi là nhà văn thuộc trường phái những nhà văn "Tự Nhiên" (Naturalists), bởi vì ông (như anh em nhà Goncourt) quan tâm tới cuộc sống dục tính che giấu của giới trưởng giả, và (như Zola), ông dùng ngôn ngữ của những khoa học mới về di truyền, dòng dõi, và tâm lý trị liệu, để giải thích những động cơ của con người, nhưng vẫn theo Coetzee, trong khi những nhà văn Tự Nhiên viết loại tiểu thuyết kinh nghiệm (roman expérimental), dựa vào những "data", Emants tới với những chất liệu của ông bằng con đường của hồi nhớ, cơ may, và introspection (xem xét nội tâm) [tương tự Võ Phiến], những người đi trước ông thuộc những nhà văn hiện thực Âu Châu, đặc biệt là Flaubert và Turgenev.
Nguồn

Đọc lại Võ Phiến


Khi Gấu viết về Võ Phiến, hay về Nguyễn Mộng Giác, mấy ông này đều còn sống, nhưng tình hình sức khỏe nghe nói cũng căng. Giả như không viết ra, mấy ông này đi xa rồi, thì là hết viết, bởi vì nếu viết, là lâm vào tình trạng như bạn quí của Gấu viết về Xìn Phóng, hay nhà thơ DTL viết về thằng em nhà thơ NTN của ông!
Những gì Gấu viết về hai ông, đều ở ngoài văn học. Ông NMG chỉ cần lên tiếng, đúng, giá mà đừng dùng cái tên Tường cho một nhân vật trong Mùa Biển Động.
Bởi vì chính ông đã từng xác nhận, có mượn một số chi tiết đời thường của HPNT, ngoài ra là hư cấu.
Muợn vài chi tiết mà quên chuyện mượn cái tên cúng cơm của người ta ư?
Ông Võ Phiến thì cũng thế. Ông còn sống, thì phải lên tiếng, [đúng, tớ đúng ra phải để cái tên tiếng Anh của cơ quan của Mẽo đã chi tiền cho tớ], và có thể, còn phải gửi tí tiền cho những người đã cung cấp tài liệu cho ông, để viết VHTQ, nếu có người cần tí tiền!
Những chuyện như vậy, tại sao không lên tiếng, vì chúng liên quan tới đạo đức văn học?
Gấu đâu có đụng chạm gì đến đời tư của hai ông?
Về Võ Phiến, Gấu cần phải thanh toán cái chuyện ở bên ngoài văn học, như trên, thì mới có thể viết về ông, như một nhà văn, với những truyện ngắn thần sầu, với những nhân vật quái đản, nửa người nửa không phải là người, mà là một thứ mutan gì đó, chưa ra dạng người!
Ông được coi là nhà văn lớn lao, bởi một đám bất tài, thi nhau thổi ông, để được thơm lây. Chưa có ai viết đúng, viết đẹp, viết hay về Võ Phiến cả, theo Gấu.
Nhớ, khi viết bài Nhà văn Bình Định, cho số Văn Học đặc biệt về ông, một bạn văn có mail riêng cho Gấu, nhận xét, cả số báo có bài của anh là bảnh nhất, đúng ra phải để ngay ở trang đầu, nhưng theo Gấu, để ở mục Tạp Ghi do Gấu phụ trách đúng hơn, và cái này, là do nhã ý của NMG: Để ra ngoài, để lên trang đầu, là phụ lòng những người cộng tác khác của tờ báo.
*

Since then, at an uncertain hour,
That agony returns,
And till my ghastly tale is told
This heart within me burns.
(1)
Coleridge, The Rime of the Ancient Mariner.
*
… Cấu trúc bài viết vừa rồi của chú dù chia phần rõ vẫn rất lạ. Lúc đầu N tưởng bị lẫn đoạn. Đó là cấu trúc của thơ. Trong đó có những suy diễn rất thích.
N rất thú vị vì chú thích truyện ngắn của Võ Phiến. Nhìn thì thấy ngay tùy tạp của họ Võ không giống ai. Nhưng 'khác', trong một dòng chảy chung, thì đúng là truyện ngắn. Hồi đầu đọc N nể quá.
Chú chỉ ra tính chất văn chương miền Nam và miền Bắc hay quá.
V bảo chú Trụ dịch và viết thật lạ lùng, tràn đầy tình, ngay cả trong một thể loại đầy tính cãi cọ. Có lẽ văn chương phải thế, phải giống như một lời đi tìm tri kỷ, phải dạy người ta một diều gì đó nhưng không dạy đời.
Hàng tháng N đều đọc chú cho thằng cu nghe. Cả tưởng niệm O. Paz làm V buồn cười. Hôm qua đọc được một nửa thì cháu ông trẻ ngủ. Như vẫn thường khi nghe đọc thơ.
Kính.
*
Khi viết bài Võ Phiến, nhà văn Bình Định, đặt trong cái thế của Stefan Zweig, nhà văn Âu Châu, liên tưởng đến cái chết vì tự sát của Zweig, và của Primo Levi, kẻ sống sót Lò Thiêu, Gấu bèn trích mấy câu thơ làm đề từ của Primo Levi cho tác phẩm sau cùng của ông, xb trước khi ông tự sát…  Gấu đã manh nha trong đầu, mình sẽ viết về những câu chuyện thê lương chưa từng được kể của một trái tim bỏng rát, của một nhà văn Bình Định, và mảnh đất chịu đủ thứ tai trời ách nước, là mảnh đất Miền Trung… nhưng lúc đó, do không kiếm ra được những truyện ngắn của VP, đành bỏ dở.
Đề tài mà Gấu định viết, những nhân vật
của VP, sở dĩ khùng khùng điên điên là do cái libido quậy, một phần, tất nhiên, nhưng còn là hậu quả của cuộc huynh đệ tương tàn, qua, không chỉ hai cuộc nội chiến, mà còn suốt chiều dài lịch sử dựng nước Mít.
Những nhân vật của VP sau lại thấy xuất hiện ở những entries cùa Blog Nguyễn Quang Lập, thí dụ.
[Nhân vật, có thực, sau khi phá thai, gửi cho chàng mớ lông chim, mà chẳng thú vị sao, và biết đâu, là hậu duệ của cái em trong Thác Đổ Sau Nhà của Võ Phiến! Bạn để ý, nhân vật nữ của VP luôn lấn lướt nhân vật nam. Đây là do...  phong thổ chăng?]
Đây là một đề tài, thèse rất thú vị, cho những ai tính viết về VP, sau này. NQT
*
Bạn có thể đọc Võ Phiến, cùng lúc đọc Koestler, để soi sáng một số điểm Võ Phiến chưa từng viết ra, về mắc mớ của thế hệ của ông với chủ nghĩa CS.
Dưới đây là một số trích đoạn, trong cuốn Kẻ Lạ ở Quảng Trường.

Trong lúc rảnh rỗi, tôi viết một cuốn tiểu thuyết Tới và Đi, Arrival and Departure, và một số tiểu luận, sau được đưa vô The Yogi and the Commissar [Du Già và Chính Uỷ]
Tới và Đi là tập thứ ba, trong một bộ ba tập, trilogy, trong đó, đề tài trung tâm của nó là cuộc xung đột giữa đạo đức và thiết thực [expediency: miễn sao có lợi, thủ đoạn, động cơ cá nhân… có thể nói, đây cũng là một trong những đề tài chính của những truyện ngắn của Võ Phiến. NQT] – khi nào, hoặc tới mức độ nào, thì một cứu cánh phong nhã [vẫn còn có thể] biện minh cho một phương tiện dơ bẩn. Đúng là một đề tài Xưa như Diễm, nhưng nó ám ảnh tôi suốt những năm là một đảng viên CS [ui chao, tại sao VP lại chỉ theo, mà không vô Đảng VC, và tại sao ông bị chúng bỏ tù, chúng ta chỉ biết lơ tơ mơ về chuyện này, qua cuốn viết về VP của NHQ].
Tập đầu của bộ ba, là Những tên giác đấu, Le Gladiators...