*
Notes

















Arthur Koestler, Man of Darkness

Arthur Koestler, Người của Bóng tối
Không nhà văn nào của thế kỷ 20 có được những tao ngộ ly kỳ như Arthur Koestler: chơi toàn quái chiêu, gặp toàn những đấng hách xì xằng, có mặt - ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc - thảm họa xẩy ra!
27 tuổi Đảng, ông trải qua trận đói mùa đông 1932-33, ở Kharkov, giữa hàng triệu người dân Ukrainians ngắc ngoải và chết đói. Chạy kịp về phía nam nước Pháp, khi những binh đoàn Nazi xâm lăng nước Tây, ngay sau gót chân, vào năm 1940; chộp được Walter Benjamin, cưa đôi với ông mẻ “ken”, và chỉ vài tuần sau, triết gia người Đức này chơi quá “liều” [liều lượng], tự mình cho phép mình đi luôn. Tay guru ghiền, dân Harvard, Timothy Leary đã từng chia cho Koestler những mẻ thuốc psilocybin, vào giữa thập niên 1960, “Phu nhân sắt” Margaret Thatcher, đã nghe theo những lời cố vấn của ông, trong cuộc tranh cử của bà vào năm 1979.
Simone de Beauvoir đã có lần được 'hầu hạ' Koestler, nhưng sau đó lại tỏ ra thù ghét ông và hư cấu thành một nhân vật cực kỳ thông minh, có tài làm đàn bà vãi linh hồn, đầm đìa hai chân!
V/v tài chăn gối, "trường túc bất chi lao", của nữ hoàng hiện sinh de Beauvoir, thì khỏi chê. Như đoạn sau đây, trên tờ TLS, trong bài điểm cuốn hồi ký của Lanzmann chứng tỏ:
The young Claude was, for several happy years, Le Castor’s live-in lover, if not her only one: before they first went to bed, she warned him that six other people were already in the frame.
Claude Lanzmann's liberated memories

Nhà tù thay đổi Koestler. Nó không khiến tinh thần ông nở rộ như trong trường hợp của Solzhenitsyn, hay của Mandela, nhưng nó chiếu sáng cho ông về cái tính người mà Âu Châu cần và thiếu. “Ý thức bị kiềm chế tác động như một loại độc dược chậm, ngấm ngầm biến đổi toàn bộ tính tình con người,” [“The consciousness of being confined acts like a slow poison, transforming the entire character,”] (1) ông viết. “Và, bây giờ, nó dần dần hé ra cho tôi thấy, trạng thái tâm lý nô lệ thực sự nghĩa là gì". [“Now it is beginning gradually to dawn on me what the slave mentality really is.”] Vào lúc đó, những vụ án trình diễn ở Moscow đang diễn ra, với uỷ viên bộ chính trị trung ương Đảng là Nikolai Bukharin thú tội trước nhân dân về những tội ác mà ông không làm, không phạm, và xin được nhà nước khoan hồng bằng cách làm thịt ông! [LCD dám phải trình diễn màn này, để đổi lấy, nhà nước VC sẽ khoan hồng cho vợ con ông, thí dụ như vậy!] Ông anh/em rể của Koestler, một bác sĩ, bị buộc tội chích cho bệnh nhân vi trùng tim la.
Koestler bắt đầu nhìn ra tình anh em ruột thịt giữa chủ nghĩa CS và chủ nghĩa Phát Xít. Ông bye bye Đảng.
(1)

Trên báo Partisan Review số Mùa Hạ 2000, Adam Michnik, khi viết về Jan Kott, một nhà văn Ba lan đào thoát qua Tây phương, đã nhắc tới bài 'Về Nọc Độc' (On Venom, 1982), qua đó, Kott ghi nhận: 'Rắn cắn làm hư cái đầu. Bên trong cái vòng tròn huyền hoặc, cái đầu luẩn quẩn trong một thế giới ảo. Cái đầu tin vào những lời dối trá, và không thể phân biệt thực với ảo.' (A snake bite disables the mind. Inside a magic circle, the mind moves in a fictitious world, believes in lies, and cannot distinguish reality from illusion). Ông cho rằng, những mắc míu của tầng lớp trí thức với chủ nghĩa cộng sản, gia nhập rồi rời bỏ trong chán chường và vỡ mộng: 'thời điểm vỡ mộng có lẽ là quan trọng nhất' ('the moment of disullusion is perhaps the most important').
Adam Michnik, tác giả bài viết đôi lúc nghĩ rằng, những người 'đòi cái đầu' của Jan Kott có lý của họ: Jan Kott, không nghi ngờ chi, là một người Cộng Sản. Và là một tay Cộng Sản thông minh. Và cái nọc độc làm hư cái đầu của những người như ông, là từ Hegel mà ra (Hegelian venom).
Bài viết của Kott, là để tưởng niệm Adam Wazyk, nhưng Wazyk không hề nhắc tới Hegel. Ông dùng từ 'bệnh viện tâm thần' (a lunatic asylum).
Trong Cầm Tưởng (hay Cái Đầu Bị Tù, Bị Đeo Vòng Kim Cô, The Captive Mind ), nhà thơ Ba lan, Nobel văn chương, Czelaw Milosz đã từng tự hỏi: liệu có thể kiếm thấy sự thực, trong những tư tưởng về 'nọc độc Hegelian'?
Nhật ký Tin Văn

Arthur Koestler, Người của Bóng tối

ROAD WARRIOR
Arthur Koestler and his century.

Milosz: Koestler

Tôi gặp Koestler tại Paris cỡ năm 1951 thì phải. Thể lực của ông giải thích thật nhiều. Rất là cân đối, đẹp trai, nhưng nhỏ người, týp người lùn, còi, và điều này góp phần giải thích những tham vọng "Nã Phá Luân" của ông, cùng thói ham đánh lộn, gây khó khi làm việc trong bất cứ một nhóm. Nói cho cùng, ông là loại người với ý tưởng, ta sẽ làm việc với các ngươi, tức những nhóm người thuộc tầng lớp trí thức Đông Âu, để chữa trị cho các người khỏi cái độc hại của chủ nghĩa Marx. Và Hội nghị vì Tự do Văn hóa tại Berlin vào năm 1950 là một tác phẩm của ông. Rồi tiếp theo, Hội nghị về Tự do Văn hóa tại Paris, lần này là do bàn tay lông lá của Mẽo đạo diễn, và ông bị anh Mẽo nhẹ nhàng cho ra dìa, cho ngồi chơi xơi nước. Sau đó, sống ở Anh, ông hạn chế sự quan tâm của mình vào chủ nghĩa toàn trị ở Đông Âu dành thời giờ lo tạo dựng một quỹ cứu trợ những nhà văn di dân, và đóng góp một số tài sản cho quỹ này.
Liên hệ giữa ông với tôi có tính bài vở, trường lớp, và cũng thật làng nhàng, phiên phiến cho qua. Chưa bao giờ chúng tôi có được một lần trò chuyện nghiêm túc. Vào thập niên 1960, ông đi du lịch Mẽo, với cô bồ trẻ, hay là vợ. Cả hai có đến thăm tôi tại Berkeley. Như tất cả những lần gặp gỡ khác, tôi luôn bị du vào một tình cảnh khó xử, không thoải mái. Với ông, tôi chỉ là tác giả của một cuốn sách, đó là cuốn Cái Đầu Bị Cùm, hay Cầm Tưởng, The Captive Mind, mà ông đã đọc và nghĩ là "được". Tuy nhiên, với riêng tôi, thành thực mà nói, tôi bảnh hơn thế, hoặc khiêm nhường hơn, tôi khác thế, không hẳn chỉ có thế: Tôi là tác giả của những bài thơ mà ông ta chẳng biết một tí gì về chúng. Nhưng thế hoá ra là tôi tính chơi trội, khi cố tình bẻ qua một lãnh vực khác mà ông không rành. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, bữa đó, tôi, tuy là chủ nhà, nhưng lại hơi quá chén, rồi đâm ra ngủ gà ngủ gật trước mặt khách. Thật xấu hổ quá.
Thành thực mà nói, Koestler, mặc dù dáng người nhỏ thó, mặc dù hơi tự cao tự đại về mình, ông ta xứng đáng hơn nhiều, so với ba bốn lời lẩm ca lẩm cẩm của tôi, như ở trên. Có vẻ như ông, trên hết, là một con người của chủ nghĩa thực chứng [positivism] của thế kỷ 20, ở cả hai mặt của chủ nghĩa này, quốc gia và xã hội, nói theo ngôn ngữ bi giờ, ông vừa là một nhà quốc gia vừa là một nhà xã hội chủ nghĩa, cả hai bên, ông đều mê, và đều bị lôi kéo, trong một thời gian. Những tình cảm đối với con người của ông thật là mạnh mẽ, vì vậy mà ông đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Anh bãi bỏ án tử hình, khi treo cổ tội nhân, sau đó, ông còn tranh đấu cho quyền được chết, đối với những người bịnh nặng, hết còn muốn kéo dài cuộc sống. Ông còn là một thành viên trong cái hội đòi hỏi quyền được chết không đau đớn khi không còn muốn sống. Người ta đã khám phá ra, ông và bà vợ trẻ cùng chết, khi đang ngồi bên nhau, trên hai chiếc ghế bành.
*
Koestler bị coi là người có quá nhiều thói hư tật xấu, nhất là đối với đàn bà, thích là vật ra làm liền. Vậy mà ông có một người đàn bà cùng chết với ông. Cuốn Kẻ lạ nơi công trường kể lại cuộc tình này, thật tuyệt.

*
The Afterlife of Arthur Koestler
Julian Barnes
Arthur Koestler: The Homeless Mind by David Cesarani.
Free Press, 646 pp., $30.00

When Arthur Koestler killed himself in March 1983, he left a suicide note in which he expressed "some timid hopes for a depersonalized after-life." Whether or not he has attained this (and whether, if depersonalized, you are aware that what you are experiencing is an afterlife, or any other sort of life), he has certainly had visited upon him a personalized afterlife. It goes by the name of biography.
This is neither surprising nor wrong.
Koestler was an engage intellectual, a novelist of political ideas, a journalist, agitator, propagandist, and causist up to his final action: his suicide was in part the culmination of an argument for the right to do so, an exemplary act when taken by itself (which it wasn't, inevitably, given the accompanying suicide of his wife, Cynthia). He was someone who used and offered up his own life as evidence. Born in Central Europe, politically forged by events in its eastern extremity (Russia), politically reoriented in its western extremity (Spain), tempted first by a home in the hot southeast (Israel), eventually ending up as a citizen of the cool northwest (Britain), Koestler could and did argue that his vagabonding, questing, hunted, and haunted existence was as archetypal as European life can get this century. He put it forward as such in his two volumes of autobiography, Arrow in the Blue and The Invisible Writing.
Note: Bài điểm sách này, trong số báo NYRB 10 Tháng Hai, 2000, mà do dọn nhà, Gấu phải vứt vô thùng recycle, toàn bộ những số báo NYRB, The New Yorker, TLS, Lire, Obs... cất giữ từ 1994 tới nay.
Buồn. Nhưng sắp đi rồi, giữ làm khỉ gì nữa!
Tiếc, không có đời sau, "after life", như Koestler!
*
Julian Barnes vs David Cesarani.
Còn đây là cuốn tiểu sử được phép, về Koestler:
Writing about Koestler
Koestler: The Literary and Political Odyssey of a Twentieth-Century Skeptic by Michael Scammell
*
Đời sau, ở đây, có nghĩa, một cuốn tiểu sử về một nhà văn, hay nghệ sĩ.
Khi Koestler tự sát vào Tháng Ba năm 1983, ông có để lại một cái note, trong đó, ông mong ước chút hy vọng nho nhỏ về một đời sau đã được bỏ đi cái phần riêng tư của mình.
Bất cứ một người viết nào, thì cũng muốn như vậy, chẳng có gì là đáng ngạc nhiên hay sai lầm về một ước muốn như thế.
Cuốn tiểu sử của ông, của Cesarani, khiến nhiều người khó chịu, trong có Barnes, người điểm sách trên tờ NYRB, còn là bạn thân của Koestler trong những năm cuối cùng của ông. Cesarani khui ra cái vụ Koestler rất mê “hấp diêm" phụ nữ, và đã từng, nhiều lần. Vào tháng Tám 1998, Jill Craigie, vợ nhà làm phim Michael Foot, có thời là thủ lãnh Đảng Lao Động, kể cho Cesarani nghe là, vào Tháng Năm 1952, Koestler đã quật bà xuống sàn căn phòng của bà, và hãm hiếp bà. Bà không nói cho ai hay vụ này, ngay cả chồng. Bà mất Tháng Chạp 1999.
Liệu một phát giác như vậy, ảnh hưởng tới độc giả của Koestler ?
Có và không, theo Gấu.
Gấu nhớ là, có một lần, đọc một bài báo, trên một tờ nhật báo, một phụ trang văn học, chắc thế, viết về Dos, trong đó khui ra một vụ, Dos đã từng hãm hiếp một em bé 10 tuổi, thời gian đi tù Siberia. Gấu đọc, và bị choáng đến độ, vứt ngay bài báo vào thùng rác, như để phi tang!
Sau này, đọc bài viết của Freud, dùng làm tựa cho bản tiếng Pháp, cuốn Anh em nhà Karamazov, ông có nhắc tới cáo buộc này, nhưng cho biết, chỉ là cáo buộc, allegation.
Cái kiểu ‘giật cái tít’ “Có mấy Nguyễn Quốc Trụ ?”, của talawas và nhà đại phê bình, là cũng muốn nhắn nhủ, này, coi chừng chúng tao!
*
Khi nhìn lại đời mình, Gấu có cảm giác, chẳng có chó gì là riêng tư, có thể nói, giới nhà văn nhà báo Sài Gòn trước 1975 đều quá rành về Gấu. Nhà phê bình chắc là không rành điều này, nên mới dọa dẫm như vậy.
Khi Gấu lấy vợ, ông bạn nhà văn DNM còn hăm he, nói với nó, nó mà không viết, là tao viết đấy. Điều này chứng tỏ, ông rất rành về cuộc đời, cuộc tình, cuộc vợ của Gấu. Những ông bạn như VL, DTL… còn sống sờ sờ, muốn hỏi gì, cần gì, mấy ông ấy cung cấp hết.
Cuộc đời của Gấu ly kỳ, rùng rợn, gay cấn, cay đắng, điêu linh...  đến nỗi Gấu Cái nhiều khi thèm được công bố cho thiên hạ cùng biết, và thúc ông chồng hãy viết ra đi, Nobel, Booker, dám lắm đấy!
Mới đây thôi, đám bạn cùng học, ở Mẽo, nhân tập thơ của một nhà thơ còn ở trong nước mới ra lò, nhắc chuyện cũ, cả bọn còn gật gù, không thằng nào làm được cái điều thằng Gấu đã làm, lúc đó đó!
Thành thử độc giả Tin Văn yên chí. Trong đời Gấu, chưa từng làm một điều gì vi phạm đạo đức, lương tâm con người hết.
Nhưng, đời Gấu quả là có rất nhiều phen liên quan tới những chuyện đạo đức, thế mới khổ!
Cờ bạc, rượu, gái, xì ke, ma tuý, tứ đổ tường, dính hết!
*
Lạ. Chẳng lẽ "hoa hồng là hoa hồng" mà Nguyễn Quốc Trụ lại không phải là Nguyễn Quốc Trụ ư?
NHQ
*
Viết khốn nạn như thế, mà đòi hỏi nhà nước VC cần phải giáo dục dân Mít, về sự xấu hổ, ư?
NQT
*
Có lẽ thời hoàng kim của nhà đại phê bình, là lúc Gấu vừa mới chân ướt chân ráo ra được ngoài này. Khi đó, Người chơi thân với Mai Thảo, và là đệ tử  (?) đắc ý nhất của Võ Phiến. Người đang thai nghén cuốn tiểu sử sư phụ, đang sửa soạn ra báo riêng, cùng ông bạn thân, một nhà đại biên khảo. Người vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình, trong vụ đụng độ với Đặng Tiến. Người được coi là số 1, chuyên trị thơ, có thể chỉ sau… Đặng Tiến.
Sau ai, sau Đặng Tiến thì cũng... không được!
Thế rồi lòi ra thằng Gấu.
Chán thiệt!
*
V/v "Có mấy NQT?"
Cũng vẫn Pascal, qua trích dẫn của Greene, cảnh cáo:
Il ne faut pas essayer d'entrer dans la vie des êtres malgré eux: retiens cette leçon, mon petit. Il ne faut pas pousser le porte de cette seconde ni de cette troisième vie que Dieu seul connaît. Il ne faut jamais tourner la tête vers la ville secrète, vers la cité maudite des autres, si on ne veut pas être changé en statue de sel ...
Đừng bao giờ kiếm cách chui xuống gầm giường nhà người khác, hãy nhớ bài học này, thằng nhỏ! Đừng bao giờ đẩy cánh cửa cuộc đời thứ nhì, thứ ba mà chỉ Thượng Đế biết. Đừng bao giờ quay đầu về phía thành phố bí mật, thành phố ma quỉ, chết tiệt của những kẻ khác, nếu không muốn biến thành tượng muối...
Nhật Ký Tin Văn


Arthur Koestler, Người của Bóng tối

Nhập nước Pháp, như là một kẻ xa lạ chẳng ai mời, vào năm 1939, Koestler bắt đầu viết Bóng đêm giữa ban ngày, cuốn sách nổi cộm nhất của ông, và, mặc dù viết trên 30 cuốn sách, với đa số, ông chỉ là tác giả của chỉ một tác phẩm. Bóng đêm vén màn cho độc giả Tây Phương nhìn thấy thành đồng chế độ, những cây cột trụ tâm lý của độc tài CS. Vào năm 1944, Koestler hiểu rằng người Nga sẽ kiểm soát phía đông Âu châu của Berlin, sau chiến tranh. “Chỉ trong hai năm, nó sẽ là một diễn dịch tự nhiên,” ông viết trong nhật ký. “Nếu tôi la lớn lên điều này, chẳng ai tin, và tôi có thể bị tống vô nhà thương điên”. Ông trở thành cây trụ cột của Hội nghị vì Tự do Văn hóa được thành lập bởi bàn tay lông lá của Xịa, vào năm 1950, để chống lại tuyên truyền và ảnh hưởng của Xô Viết. Tranh cãi sau đó liên quan tới hội nghị, là, liệu đám trí thức, khi khởi sự có biết gì về nguồn tiền trợ cấp. Scammell, tay viết tiểu sử Koestler nghĩ, không. Washington, bằng mọi giá, sẽ không giúp Koestler. Vào lúc đó, Scammell nhận xét, như nhìn rõ tim đen của Mẽo, “Xịa không muốn Chống Cộng ra mặt. Kín đáo, OK”.
Mít chúng ta, đọc tới đây, là bèn nghĩ tới tờ Sáng Tạo, và nguồn tiền trợ cấp của Mẽo, trao cho Mai Thảo. Và cũng bèn tự hỏi, liệu mấy ông kia, có biết không? Chắc không. Nguyên Sa, biết, nhưng không phải lúc thoạt đầu, mà sau đó, chắc là do MT xì ra, và khi xẩy ra đụng độ với TTT, NS tố nhóm Sáng Tạo nhận tiền của Xịa.
Cái sự kiện, TTT ‘không được ưa’ ở NS, và luôn cả ở MT, có thể là do ảnh hưởng của ông đối với đám viết lách liền sau ông, là HPA, NDD..., và Gấu.
Ông cùng đọc những cuốn sách với họ.
Hoặc hiểu họ.
Mai Thảo không đọc sách, nếu có, thì chỉ tới Sagan là hết. Đó là sự thực. Ông rành tiếng Tây, nhưng để đọc được đám hiện sinh, thí dụ, không phải cứ giỏi tiếng Tây. Gấu đã từng có kinh nghiệm này rồi, với ông anh Hiếu Chân. Một bữa, ông phán, mày đưa tao thử đọc cuốn La Nausée coi. Đọc chưa hết mấy trang đầu, ông đã vứt trả lại, phán, tao không hiểu được, tại sao tụi mày lại mê cuốn đó. Có ra cái gì đâu!
Mai Thảo đã từng dịch Sagan, Cô có thích Brahms? Đăng từng kỳ trên tờ Điện Ảnh, khi làm tổng thư ký cho tờ tuần báo này.
Mai Thảo không chịu nổi văn của Gấu. Chính ông đã từng nói ra, khi còn Sài Gòn, và sau này, khi ông đang nằm viện chờ đi, qua NMG cho biết, khi đem bài tạp ghi của Gấu viết về ông vô cho ông đọc, cũng là một cách "ai điếu". Người gật gù, "bây giờ nó viết, được!"
*

*

Trong cuốn Kẻ Lạ ở Quảng Trường, Koestler dành một chương cho Hội nghị Tự Do Văn Hóa, và tiền tài trợ của Xịa. Nhưng, trước khi nói chuyện tiền bạc, chúng ta nói về cuộc tình chót đời của ông, với cô thư ký Cynthia Jefferies. Khi họ quyết định cùng chết, K 77 tuổi, đủ thứ bịnh tật; Cynthia 55, hoàn toàn khỏe mạnh. Cái note của K. khi chết để lại mới thú:

To Whom It May Concern:
‘It is to her that I owe the relative peace and happiness I enjoyed in the last period of my life-and never before’
“Tôi nợ nàng sự thanh thản tương đối và hạnh phúc tôi được hưởng vào khúc chót của cuộc đời  - trước đó, tôi chẳng hề có”
Đúng, như "K" phán, trên đời này, chỉ có tình là đáng kể, và tình thật đẹp là tình thật sến, theo Gấu!
Đẹp tới đâu sến tới đó.
Cái cảnh mà anh cu Gấu chạy theo em khóc nức nở nơi cổng trường Đại học Khoa học Sài Gòn mà chẳng sến ơi là sến sao?
Bữa đó, Trời cũng khóc, mà khóc cũng thật là sến!
[Vậy mà cũng vưỡn chưa được coi cuốn phim của TNM.]
NQT

Tôi ngồi chờ nàng thật lâu. Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng, tôi chạy vào bên trong trường tìm nàng. Tôi gặp nàng đứng nói chuyện cùng mấy người bạn học. Nàng rời đám bạn, và hai đứa chúng tôi vừa đứng đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những câu nói nhạt thếch. Khi mưa ngớt, chúng tôi thản nhiên chào nhau ra về, mỗi người đi một ngả đường. Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Sơ Dạ Hương

Hết gì đâu mà hết!
Đến già vẫn còn chết [vì nó]!
*
… a true romantic story of total devotion, absolute loyalty, unconditional surrender and true love.
George Mikes, Sunday Telegraph
Quả đúng là như thế, nhưng cái tay viết bài Intro cho cuốn Kẻ lạ ở Quảng trường, nhận xét, tinh tế hơn:
Cuốn sách này, trong cõi thâm sâu của nó, in essence, là một chuyện tình, nhưng “đếch” giống bất cứ một chuyện tình nào mà tôi đã từng đọc. Có lẽ, nên gọi nó, đúng hơn, câu chuyện về nỗi ám ảnh [the story of an obsession].
Vào Tháng Bẩy, 1949, Cynthia Jefferies, một cô gái xinh đẹp nhưng đau thương sầu muộn trong nỗi e thẹn và cũng khá ngốc nga ngốc nghếch, lúng túng vụng về, một cô gái từ Nam Phi, trả lời một mẩu tin cần người. Một nhà văn cần một cô thư ký tạm, temporary. Nhà văn là Arthur Koestler. Vào lúc đó, ông sống tại một căn nhà ở gần Fontainbleau [chỗ Bác Hồ đã từng ngụ ký hiệp định với Tây?], với Mamaine Paget, một trong hai cô gái xinh đẹp sinh đôi, sau đó ông lấy làm vợ, sau khi cuộc ly dị với bà trước xong xuôi. Cynthia thì sống ở Paris.
Cô có được cái job thư ký, và trong sáu năm tiếp theo, lúc ở Pháp, lúc Anh, lúc Mẽo. Trong thời gian này, cô có chồng, và rồi ly dị. Vào năm 1955, cô từ bỏ việc làm của cô ở New York, để trả lời một cái message của Koestler, và trở về Lơndon làm thư ký toàn thời gian. Vào giai đoạn nào họ trở thành hai người yêu nhau, độc giả cuốn sách hãy tự quyết định và rút ra lời kết luận. Nhưng chẳng nghi ngờ chi, Cynthia yêu Arthur hầu như ngay lần đầu nhìn thấy ông, trong cái cuộc phỏng vấn nhận việc, trong cái dáng điệu ngớ nga ngớ ngẩn của cô, tại Paris.
Họ chia sẻ cuộc đời cho nhau, vào năm 1955 đó, và vào năm 1965, họ làm lễ kết hôn. Vào Tháng Ba 1983, hai cái xác của họ được kiếm thấy, trong phòng khách của căn nhà của họ ở Montpelier Square, [căn nhà mà chúng ta thấy ở bià cuốn sách]. Koestler ngồi trên ghế bành, ly rượu brandy vẫn còn trong tay. Cynthia nằm sô pha, một ly whisky trên bàn kế bên. Ly nào cũng chứa một liều cực mạnh thuốc ngủ barbiturates.
Koestler lúc đó 77 tuổi. Trong bẩy năm cuối cùng, ông đau khổ với chứng bịnh Parkinson, lúc đầu còn kiềm chế được, nhưng ngày một tệ hại. Bốn năm chót, còn thêm bịnh leukaemia, vào thời kỳ chót. Cynthia, 55, hoàn toàn mạnh khoẻ.
Bên cạnh cái note của K, là những dòng của Cynthia: Tôi đã tính tính sổ làm thư ký cho K - một câu chuyện bắt đầu khi đường đời của chúng tôi đụng nhau vào năm 1949. Tuy nhiên, tôi không thể sống không có Arthur, mặc dù cũng một số vốn liếng riêng.
Tôi [Harold Harris] nghĩ, Cynthia quyết định cùng đi, khi nhận ra Arthur hết còn chịu đựng nổi gánh nặng cuộc đời.

Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn

Trường hợp Lê Công Định
Nhà nghiên cứu lịch sử này nhận xét giai đoạn tự do nhất của không gian công cộng ở Việt Nam là 1936-39, khi miền Nam Việt Nam "cũng tự do như Pháp".
Tuy vậy ông lưu ý, thời đó chỉ có khoảng 15-20% người Việt được học hành - con số đó ngày hôm nay đã là 90%.
"Từ góc nhìn lâu dài, Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể để biến chính trị trở nên bao hàm toàn diện hơn và không gian công sinh động hơn. Về tôn giáo, nhà nước đã tinh vi hơn, và vì thế không còn thiên kiến phản tôn giáo như trong quá khứ."
"Trong thập niên vừa qua, không gian công đã nở rộ. Báo chí trở nên thú vị hơn. Nhưng càng lúc những tác nhân thay đổi càng đến từ bên ngoài Đảng Cộng sản. Hôm nay, sự độc quyền của Đảng về thông tin chính trị, kinh tế, vốn quá rõ ở năm 1990, đã bị bẻ gãy."

Sử gia người Mỹ kết luận: "Tôi tin rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang học nhầm bài học từ lịch sử. Thiên An Môn và Sự sụp đổ Bức tường Berlin đã làm Đảng tỉnh ra. Họ không muốn lặp lại sai lầm tương tự. Họ không muốn có phong trào dân chủ ở Việt Nam."
Bài học "đúng đắn" từ lịch sử, vị tiến sĩ đặt vấn đề, lại có thể là bài học Nhật Bản sau chiến tranh, mà theo ông, đã khai mầm một xã hội dân sự sôi động cùng chung sống với chủ nghĩa chuyên chế.
BBC

Những nhận xét của ông mũi lõ này thật là lạ. Móc nối Việt Nam với Nhật Bản quả là một quái chiêu. Nhận xét thời kỳ Nam Kỳ quốc, Việt Nam tự do như Pháp, cũng thú vị.
Và đây là lý do Miền Bắc làm thịt nó, đấy, ông mũi lõ ạ!
*