Back to Sorento
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn


The Writer as Migrant
Phát ngôn viên và Bộ lạc: The Spokesman and The Tribe
Ở vào lúc khởi nghiệp, nhà văn thường phải vật lộn với những câu hỏi, anh là ai, viết cho ai, mắc mớ thế nào, mà viết? [to whom, as whom, and in whose interest does he writes?]
Những câu trả lời sẽ hé ra tầm nhìn, đề tài, và có khi còn quyết định luôn văn phong của anh ta.
Hắc búa nhất là câu hỏi, viết cho ai? Bởi vì câu này liên quan tới ý nghĩa, cảm quan, về căn cước và truyền thống của nhà văn, và cả hai món này, thì đều không luôn luôn vũ như cẩn, và có thể thay đổi.
Những câu trả lời lúc thoạt đầu của tôi, xem ra thật giản dị. Trong lời nói đầu của cuốn Giữa những im lặng, Between Silences, cuốn thơ đầu của tôi, tôi viết, “Như là một kẻ may mắn tôi nói cho những người không may mắn, đã đau khổ, đã chịu đựng, và đã tàn tạ cuối cuộc đời, và những người đã sáng tạo ra lịch sử, và cùng lúc, bị nó biến thành điên khùng, và bị huỷ diệt bởi nó”. Tôi nhìn tôi như là một nhà văn Trung Quốc viết bằng tiếng Anh nhân danh những con người bị tiêu trầm, không có cả một dịp may để mà cất tiếng nói. Vào lúc đó, tôi chưa hề mảy may quan tâm đến sự đa đoan rắc rối, và có những điều không thể nào làm được, của một người chọn một vị thế như thế, đặc biệt là một con người như tôi.
Quá nhiều thành thực, chân thành, tâm địa tốt… là một điều nguy hiểm. Nó có thể làm nổ tung cái đầu [của thằng cha Gấu] ra!
Ha Jin


Chuyển dịch Vịt


*
Linda Lê đọc Nhật ký của Kafka: Dịch từ câm lặng

Traduit du silence

Journal intime

FRANZ KAFKA

Traduit (de l'allemand) et préfacé par Pierre Klossowski

Éd. Rivages poche, 256 p., 9 €, à paraître le 9 avril.

En 1936, Pierre Klossowski publia la version française d'un texte prophétique de Walter Benjamin, qu'il intitula : L'Œuvre d'art à l'époque de sa reproduction mécanisée. À Adrienne Monnier, impressionnée par son travail, il ne cacha pas ses réserves sur cette traduction, trop libre au goût du « visionnaire », rencontré à l'époque où il participait aux « agglutinations Breton- Bataille ».

L'écrivain berlinois venait de saluer en Kafka, mort douze ans auparavant, un habitant du pays de l'oubli, « réservoir d'où surgit la lumière ». Klossowski se souvenait sans doute de ces lignes quand, en 1945, avant l'édition presque définitive que devait parachever Marthe Robert, il proposa une traduction du Journal de Kafka, et dit, au sujet de ces cahiers, en partie détruits par leur auteur et certainement jamais lus par aucun de ses proches, hormis Milena Jesenska: C'est le journal d'un malade qui désire la guérison, qui croit à la santé.

Georges Bataille s'empara de ces pages et les commenta en 1950, tout au long d'une étude, incluse par la suite dans La Littérature et le Mal, où Kafka plaide coupable, ayant commis, enfant, le « crime de lire », puis, une fois parvenu à l'âge d'homme, le « crime d'écrire », tout en demeurant dans la« puérilité du rêve ». La littérature fut-elle pour Kafka ce que la Terre promise fut pour Moïse? En octobre 1921, il nota que si ce dernier n'atteignit pas Chanaan, ce n'est pas parce que sa vie fut trop brève, mais parce que c'était une vie humaine. Commencé au moment où, malgré quelques couacs, il composait Richard et Samuel, de concert avec Max Brod, le Journal de Kafka l'Éléate est le livre des impossibilités: impossibilité d'écrire, d'écrire en allemand, ou d'écrire autrement, impossibilité de tourner le dos à sa judéité, ou de l'accepter pleinement, impossibilité d'approuver le célibat, et de supporter la vie en commun ...

Rappelons seulement les allusions aux armes d'estoc et de taille dont le Journal est émaillé. Ce sont autant d'indications des luttes que menait un « isolé », à couteau tiré avec le monde (Klossowski, lui-même admirateur de Soren Kierkegaard, esquisse dans son introduction une compaaraison entre Franz Kafka et ce dernier). Résolu à défendre sa solitude, à se préserver des relations humaines, jamais exemptes de mensonges, il voulait s'en tenir à un cercle limité, mais pur. Cette résistance est d'une innocence d'autant plus diabolique que, selon Georges Bataille, elle s'accompagne d'un refus de l'action: la manière qu'avait 1'« exclu» de s'incliner devant l'autorité est « plus violente qu'une affirmation criée ». Dès lors, Maurice Blanchot l'avait relevé dans un texte de 1949, l'impossibilité est plus qu'une impossibilité: écrire, c'est s'empêcher d'écrire, mais c'est aussi « nommer le silence », réchapper au silence des sirènes.
LINDA LÊ
À LIRE DE FRANZ KAFKA
À la colonie disciplinaire et autres récits, éd. Babel. 192 p .. 7.50 €.
Récits posthumes et fragments, éd. Babel. 414 p .. 9.50 €.
Lettres à Max Brod, 1904-1924. éd. Rivages. 332 p. à paraître le 9 avril [2008]
*

La littérature fut-elle pour Kafka ce que la Terre promise fut pour Moïse? En octobre 1921, il nota que si ce dernier n'atteignit pas Chanaan, ce n'est pas parce que sa vie fut trop brève, mais parce que c'était une vie humaine.
Nếu bạn không tới được "làng kế bên", thì không phải đời bạn quá ngắn ngủi, nhưng bởi vì đó là cuộc đời của một con người!
* Làng kế bên.
Nội tôi thường nói: "Đời vắn chi đâu. Như nội đây, nhìn lại nó, thấy đời như co rút lại, thành thử nội không hiểu nổi, thí dụ như chuyện này: bỏ qua chuyện tai nạn, làm sao một người trẻ tuổi có thể quyết tâm rong ruổi sang làng kế bên, mà không e ngại, một đời thọ như thế, hạnh phúc như thế, cũng không đủ thời gian cần thiết cho một chuyến đi như vậy."
Bản tiếng Anh: The next village.
My grandfather used to say: "Life is astoundingly short. To me, looking back over it, life seems so foreshorthened that I scarcely understand, for instance, how a young man can decide to ride over to the next village without being afraid that – not to mention accidents – even the span of a normal happy life may fall far short of time needed for such a journey".

*
Tiếc gì một lời khen cho nhau khi chúng tôi đã bị đuổi xua ra khỏi quê hương. Người ta nỗ lực để dìm chết tên tuổi và những sáng tác của chúng tôi. Người ta không muốn chúng tôi sống.  Người ta từ chối sự hiện hữu của chúng tôi. Cả một nước Việt Nam coi chúng tôi như không có mặt trên đời. Cả thế giới còn lại cũng xem thơ văn của chúng tôi như không. Ne pas. Ai muốn nhận tên nhận tuổi thì hãy leo vô diễn đàn tiếng Anh tiếng Pháp mà viết. Nam Le, Le Thi Diem Thuy, Linda Le viết tiếng Anh tiếng Pháp thì OK. Mấy cái tờ báo Mẽo và Tây còn điểm sách, mấy cái đài thổ tả như BBC, VOA còn nhắc đến. Rồi cù lần Việt cứ thế mà theo đuôi hô hò theo.
Còn cái bọn gio-o này không ai muốn nhìn nhận.
Lê Thị Huệ, gió-o
*
Tiếc gì một lời khen, mà sao lại tiếc nó, không dành cho những người như Nam Lê, Linda Lê?
Tuy viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, họ vẫn là người Việt vậy?

Bọn cù lần Việt cứ thế mà theo đuôi hô hò theo?

Không lẽ lại hô hò theo những lời đầy cay đắng như trên đây, của bà Lê Thị Huệ?

Diễn đàn Gió O, như bà Huệ tự khoe, hoàn toàn do công sức của bà, vậy mà được khá đông anh em đóng góp bài vở, hãnh diện như vậy, mà chưa thấy đủ ư? Tin Văn một mình một chợ, chẳng có ai đóng góp bài, trừ một anh bạn thật thân, là TT, vậy mà có than thở chi đâu?

Đâu chỉ Tin Văn, còn hàng trăm ngàn diễn đàn khác nữa, của người Việt hải ngoại, họ đâu cần nhà nước biết đến, nhưng đâu phải họ không mong mỏi hải ngoại biết đến, trong nước biết đến, họ đâu cần nhà nước hay bất cứ nhà nào, công nhận?

Mấy người như Nam Le, Linda Lê... họ không thể viết văn bằng tiếng Việt, do đó họ bị mất cơ may, là người Việt ư? Bà thử đọc họ, coi họ có còn là người Việt như Bà ?

Đúng ra, chẳng nên lên tiếng, nhưng như vậy, bà Huệ lại càng hiểu lầm, "Còn cái bọn gio-o này không ai muốn nhìn nhận”.
Theo như Gấu được biết Gió O còn được vài ba diễn đàn khác, làm link, thí dụ Việt Xì Tốp Đi Thôi [Viet-studies], Tin Văn làm sao có được hân hạnh đó? Bị cả trong lẫn ngoài nước coi như hủi, có sao đâu?

Người ta nỗ lực để dìm chết tên tuổi và những sáng tác của chúng tôi. Người ta không muốn chúng tôi sống. Người ta từ chối sự hiện hữu của chúng tôi. Cả một nước Việt Nam coi chúng tôi như không có mặt trên đời. Cả thế giới còn lại cũng xem thơ văn của chúng tôi như không. Ne pas.
Tôi không tin, những người cộng tác với gió-o muốn có mặt ở trong từ 'chúng tôi', của bà Huệ.
Họ bảnh hơn thế nhiều. Và tự trọng, cũng hơn thế, rất nhiều.

Có lần tôi nhận được một cái mail của NDC, một trong những tác giả viết thường xuyên cho Gíó O. Ông cám ơn tôi, vì có người "thay mặt tôi," biếu ông một cuốn Chân Dung Văn Học, của tôi, trong có đoạn viết về ông. Hóa ra ông cũng người cùng quê với Gấu này. Cũng dân Sơn Tây. Cá nhân tôi rất mê những bài viết của ông, và của một vài tác giả khác nữa, thường viết cho Gió O. Những bài viết của họ có tính chuyên môn, đặc biệt, và tôi tin chắc, có rất nhiều độc giả theo dõi.
Có những tác giả như vậy cộng tác, quí hóa đến như thế, mà cứ la lên là, người ta nỗ lực dìm chết... Lạ thật!
Bữa trước, một ông, trên diễn đàn Da Mầu cũng đã bực mình vì cái chuyện, khi bỏ nước ra đi, Linda Lê 14 tuổi, vậy mà quên tiếng Mẹ, làm sao bằng những bậc nữ lưu tăm tiếng của hải ngoại, Gấu không dám nhắc đến tên những người này, vì có thể làm cho họ bực mình, và ông ta phán tiếp, cộng đồng tung hô Linda Lê như vậy, là quá đủ rồi. Khổ một nỗi, Linda Lê không biết tiếng Việt, thì làm sao mà đọc được những lời tung hô, hay không tung hô?
Salman Rushdie, trong bài Quê hương tưởng tượng, cho biết, phản ứng của dân Ấn về cuốn Những đứa con của nửa đêm của ông: vẽ quá đen xã hội Ấn. Như thế dân Ấn coi bộ rộng lượng hơn chúng ta. Nam Lê được tờ báo văn học số 1 trên thế giới khen, không phải chỉ biết viết về Mít, về vụ bỏ nước ra đi, mà còn viết đủ đề tài, và đây là một dấu hiệu đáng mừng. Cái ông trên Da Mầu mà đọc được những dòng đó, còn bực mình biết mấy: Mi đã quên tiếng Mẹ, mà còn quên nỗi đau của Mẹ!

Gấu này thực sự cũng không hiểu tại sao khen những người làm cho chúng ta hãnh diện, mà lại bị coi là cù lần? Không lẽ khen Lê Thị Huệ viết văn hay quá?
Người ta nỗ lực để dìm chết tên tuổi và những sáng tác của chúng tôi. Người ta không muốn chúng tôi sống.  Người ta từ chối sự hiện hữu của chúng tôi. Cả một nước Việt Nam coi chúng tôi như không có mặt trên đời. Cả thế giới còn lại cũng xem thơ văn của chúng tôi như không. Ne pas.
Người ta ở đây là ai? Khó hiểu quá.
Nếu người ta là nhà nước VC trong nước, thì mừng quá rồi, có gì đâu mà than van ?
Cả thế giới? Họ đâu có đọc được tiếng Mẹ của chúng ta ?
"Cả một nước Việt Nam coi chúng tôi như không có mặt trên đời". Câu này hàm hồ. Và vô ơn, xổ toẹt những tác giả trong nước đã từng đóng góp bài vở cho Gió O. Chẳng lẽ bà Huệ quên, bà đã khám phá ra nhà thơ thiên tài Nguyễn Thế Hoàng Linh, và nhờ Gió O mà nay thi sĩ này cũng được cả nước biết đến?
Nhà thơ Nga, Brodsky, viết văn và làm thơ bằng cả hai thứ tiếng, nhưng khi viết thư của ông cụ bà cụ của ông, ông viết bằng tiếng Anh, vì ông nghĩ, thứ tiếng ngoại đó sẽ đem đến cho ông cụ bà cụ một chút "tự do ngoại", thứ mà họ chưa từng được hưởng. (1) Không lẽ chúng ta không thể nghĩ, như vậy, về những nhà văn của chúng ta, khi họ phải viết bằng tiếng nước người?
*
Thú thực, Gấu này, đã từng mong, từ những ngày ở trại tị nạn, nếu qua được nước người, sẽ khởi nghiệp đời viết thứ nhì của mình, bằng thứ ngôn ngữ ngày nào còn Yankee mũi lõ ở Miền Nam, Gấu phải làm bồi cho nó!
Nhưng do hoàn cảnh gia đình, do phải lo kiếm sống, nên đành bỏ giấc mộng lớn này, và đây có lẽ là kỷ niệm buồn nhất trong đời viết văn của Gấu! NQT

(1) Tôi viết thư nhà này bằng tiếng Anh, bởi vì tôi mong cha mẹ tôi được hưởng một chút tự do…  có được thực tại dưới “qui tắc ngoại về lương tâm”  [a “foreign code of conscience”]…. Viết về họ bằng tiếng Nga chỉ có nghĩa kéo dài thêm sự giam cầm của họ, đẩy họ vào sự vô nghĩa, vô lý, do cái việc hư vô hóa một cách máy móc kia.
Brodsky: Thư Nhà


Trang Vila-Matas

Il faut savoir voir Lisbonne pendant le temps exact d'un sanglot. La voir tout entière, par exemple, dans la première lumière du matin. Ou la voir complètement dans le dernier reflet du soleil sur la Rua da Prata. Puis pleurer. Parce que, même si c'est la première fois qu'on la voir, on a l'impression d'y avoir déjà vécu toutes sortes d'amours tronquées, d'illusions perdues et de suicides exemplaires.
Vous marchez pour la première fois dans les rues de Lisbonne et vous avez à chaque coin le vague souvenir d'y être déjà passé. Quand ? Vous ne savez pas. Mais vous êtes déjà venu ici avant d'y aller pour la première fois.

PESSOA ET AUTRES MESSIEURS
le quartier littéraire de Lisbonne 

Ôi chao giá như viết nổi như dòng như trên đây. Về Sài Gòn
Phải nhìn Sài gòn vào đúng thời gian của một tiếng nấc! Rồi cứ thế mà nức nở. Mà nước mắt ngắn, nước mắt dài.
Bởi vì, cho dù chỉ nhìn nó lần đầu, bạn vưỡn có cảm tưởng đã sống hết những cuộc tình thê lương của mình ở đó.
Ôi ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới.
Bởi vì bạn phải ở Sài Gòn rồi, sau đó mới đến Sài Gòn, lần đầu.


Đỉnh cao chói lọi
Sinh nhạt Bác
Viên gạch Bác


Quê hương tưởng tượng

Có thể, khi một nhà văn Ấn độ, viết, ở bên ngoài Ấn độ, anh ta bắt buộc phải tìm cái nước Ấn độ đó, ở trong một cái gương bể nát, mà một số những mảnh bể vỡ đó, đã tuyệt tích giang hồ, chìm vào quên lãng, đáy bể mò kim, nếu muốn mò.
Nhưng có một nghịch lý ở đây. Cái gương vỡ kia sau cùng hóa ra lại có giá hơn cái gương giả như còn lành lặn. Hãy cho phép tôi thử cố gắng cắt nghĩa điều này bằng kinh nghiệm cá nhân của riêng tôi.
Trước khi bắt đầu đánh vật với Những đứa con của nửa đêm, tôi trải qua nhiều tháng trời giản dị chỉ để cố làm sao nhớ, càng nhiều càng tốt, về thành phố Bombay của thập niên 1950 và 1960; và không chỉ Bombay-Kashmir, mà còn Delhi và Aligarh, mà, trong cuốn sách, tôi đã dời tới Agra, chỉ để có thêm một chút mắm muối cho một câu chuyện tiếu lâm nào đó về Taj Mahal. Số lượng những câu chuyện trở lại với tôi nhiều đến mức tôi cũng thực sự kinh ngạc. Tôi nhận thấy mình còn nhớ cả được những bộ quần áo mà thiên hạ mặc trong một số ngày nào đó, cảnh tượng những trường học, và nhớ trọn nhiều câu chuyện ứng đối của người dân Bombay, có thể nói như vậy; tôi còn nhớ được cả những quảng cáo trên đường phố, những tấm bích chương phim ảnh, nhãn xe Jeep bằng đèn neon tại Marine Drive, những quảng cáo kem đánh răng Ninaca hay Koynos, hay cây cầu dành cho khách bộ hành phía bên trên đường xe lửa, một bên đường mang những dòng chữ trứ danh, “Esso tống một con hổ vô trong máy xe của bạn”, và phía bên kia, một dòng chữ trứ danh chẳng kém, nhưng ngược ngạo hẳn: “Lái xe như Điên thì thể nào bạn cũng tới… Địa Ngục”. Những bản nhạc xưa cũ trở lại với tôi, từ bất cứ xó xỉnh, hoặc chẳng biết từ xó xỉnh nào, một lời ca tự chế của mấy tay hát rong, bản “Nửa đêm ngoài phố”, "Buồn vào l... không tên…"


Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn

Giấc Mơ BHD
Và tôi nhớ ra rằng thì là Giorgio Agamben đã từng giải thích, với mỗi một thằng cu Gấu ở trong chúng ta, sẽ xẩy ra một cái ngày, vào ngày đó, Bông Hồng Đen từ bỏ nó.


Cuộc Tình Bỏ Đi

Phỏng vấn PHT


Dọn

Chắc phải sớm đi Tây Nguyên thôi.
Trước khi hàng ngàn người lính Trung Quốc mang thường phục tràn ngập xứ cao nguyên này. Lấy cuốc xẻng thay súng trường, máy ủi thay xe tăng, lời ngọt ngào, phủ dụ thay lời hung hăng, đe dọa, "lợi ích kinh tế" thay cho câu "đánh dập đầu tiểu bá".
Trước khi núi và rừng bị cày nát để tìm tài nguyên cho nhu cầu công nghiệp và phát triển của người hàng xóm vĩ đại.
Trước khi những dòng suối đỏ ngầu màu bùn và chất thải từ công trình quặng bô-xít thế kỷ mà Nông Tổng Bí đã thỏa thuận cùng Hồ Tổng Bí.
Trước khi những cánh đồng cafe khát cháy vì nguồn nước khan hiếm được "ưu tiên" cho bô-xít. Trước khi những cánh rừng không còn màu xanh mà chỉ còn màu bùn đỏ.
Trước khi người dân các dân tộc Tây Nguyên học nói tiếng Tàu thay cho tiếng Việt, để có thể "giao thương" với các binh sĩ Tàu sẽ sinh sống và làm việc cho đại dự án bô-xít khổng lồ. Trước khi những người dân này bất mãn trước cảnh núi rừng tổ tiên ngàn năm của họ bị chia xẻ, đào bới, xẻ nát mà họ không hề được hỏi ý kiến, được tham khảo hay được quyền phát biểu.
Trước khi mảnh đất giữa lòng Việt Nam bị một nhát dao xé nát ngang hông, chia Nam Bắc thành hai nửa. Xưa kia, những binh đoàn Bắc Việt từ cao nguyên lao xuống đồng bằng, khí thế như chẻ tre, giải phóng (hay chiếm trọn) miền Nam trong một thời gian ngắn kỷ lục. Thử hỏi giờ đây, chuyện gì có thể xảy ra nếu sau này, các binh đoàn Hoa lục cũng tiến theo con đường như thế?.
Trước khi Tây Nguyên trở thành một đặc nhượng kinh tế của người Hoa, nơi họ tiến hành chủ nghĩa thực dân mới, bóc lột khoáng sản, vơ vét tài nguyên như họ đã và đang làm ở Congo, ở Chad và những nơi khác tại châu Phi. Để bù lại, các quan chức và chính quyền sẽ nhận được những khoản tiền dễ dàng, không phức tạp khi giải ngân, không đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ hiệu quả sử dụng và phòng ngừa tham nhũng như với các nguồn ODA của các quốc gia phát triển.
Phải sớm đi Tây Nguyên thôi.
Blog Linh
Xưa kia, những binh đoàn Bắc Việt từ cao nguyên lao xuống đồng bằng, khí thế như chẻ tre, giải phóng (hay chiếm trọn) miền Nam trong một thời gian ngắn kỷ lục. Thử hỏi giờ đây, chuyện gì có thể xảy ra nếu sau này, các binh đoàn Hoa lục cũng tiến theo con đường như thế?
Thì lịch sử lập lại. NQT


Văn chương và Siêu hình: Về cuốn Linh Sơn