jen

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.









Giới thiệu
Trăng Huyết
 và thử cho nó một cách đọc mới,  ba mươi năm sau.



Nghĩ hoài về ông, kể từ khi ông mất. Tôi cố gắng đặt tên cho bài học mà ông truyền lại cho chúng ta. Làm sao mà một người không hoàn tất chương trình trung học, chưa hề vô đại học, trở thành một thế giá được nhìn nhận bởi những uy tín nhất bực của tri thức nhân bản? Thông minh nhất mực, không phải ai cũng được trời ban cho món quà quí hiếm này. Nhưng rõ ràng là, có một điều gì khác nữa ở đây, và nó mới quyết định. Môi trường, bầu trời thành phố quê hương, Leningrad, và thế hệ của ông, những nhà thơ trẻ, những dịch giả, đếch thèm nhận là những con người Xô viết, và thay vì vậy, họ ngấu nghiến sách vở. Nỗi đam mê đọc bất cứ cuốn sách nào kiếm được từ những thư viện, và những tiệm sách cũ của họ, thật là khủng khiếp; họ cũng đọc tiếng Ba Lan, như Brodsky đã từng, để nhờ đó mà đọc văn học Tây Phương, chỉ có thể có được qua ngôn ngữ này. Bài học mà câu chuyện về cuộc đời của ông cung cấp cho chúng ta, là một bài học lạc quan, bởi vì nó chỉ ra sự chiến thắng của ý thức  đối với hiện hữu.
"Tôi có thể tự cho phép mình tất cả mọi chuyện, trừ than van, phiền trách" [Brodsky]. Đúng là một khuôn vàng thước ngọc cho bất cứ một ai hơi một tí là chán nản, là lăm le tự tử. Ông chấp nhận tù đầy, như một triết gia, không giận dữ; ông coi chuyện cầy cuốc ở  nông trại, nơi lưu đầy nội xứ, là một kinh nghiệm tốt [positive]; bị tống xuất, ông coi như chẳng có gì thay đổi; coi chuyện được Nobel như là một trong những cú trớ trêu của số mệnh, của Con Tạo đành hanh.
Những bậc hiền giả ngày xưa sống như vậy đấy. Đời nay, tin đã ít, làm được như thế, liệu có ai, ngoài ông ra?
Milosz: Ghi chú về Brodsky

Xưa bia, giờ rượu mạnh’
Thảo Trường

Why are thy songs so short?" a bird was once asked. "Is it because thou art so short of breath?"
The bird replied: "I have very many songs and I should like to sing them all."
[-"Tại sao bạn hót ngắn thế?" Một chú chim có lần bị tra hỏi. "Hay là bạn quá ngắn hơi?"
-"Tớ có quá nhiều bài, mà lại muốn hót tất cả"].
Saturday October 2, 2004
The Guardian
William Boyd trên tờ Guardian có một bài viết và phân loại truyện ngắn, qua đó, ông cho rằng Chekhov là tổ sư của loại truyện ngắn hiện đại. Cũng theo tác giả, có thể phân ra 7 loại truyện ngắn. Và ông chọn được 10 truyện hay.
Ten Truly Great Short Stories in no particular order:
"Spring at Fialta" by Vladimir Nabokov
"My Dream of Flying to Wake Island" by JG Ballard
"Funes, the Memorious" by JL Borges
"Prelude" by Katherine Mansfield
"The Dead" by James Joyce
"Mrs Bathhurst" by Rudyard Kipling
"Day of the Dying Rabbit" by John Updike
"In the Ravine" by Anton Chekhov
"Bang-Bang You're Dead" by Muriel Spark
"Hills Like White Elephants" by Ernest Hemingway
Trí Tuệ và Bông Hồng
Trong Tản Mạn về Phim và Những ngày ở Sài Gòn, nhân thiên hạ đang bàn về cuốn phim Mê Thảo, từ Chùa Đàn của Nguyễn Tuân mà ra, nhằm vinh danh ông, tôi có “liều lĩnh” coi Chùa Đàn, gồm ba phần, mang trong nó thai đố mà con nhân sư đã đặt ra cho Oedipe. Con vật nào buổi sáng đi bốn chân, buổi trưa hai, buổi chiều ba.

Thật thú vị, mới đây thôi, đọc Adam Zagajewski, trong bài tưởng niệm nhà thơ Milosz vừa mới mất trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số đề ngày 23 tháng Chín 2004, Trí Tuệ và Bông Hồng, ông cũng cõi thơ của Milosz gồm ba giai đoạn, có thể coi như câu trả lời cho thai đố mà con nhân sư đặt ra cho thế kỷ 20.

Nhưng con số 3 quả là một con số ly kỳ. Đâu phải tự nhiên mà thằng Tây chia nước mình thành 3 "kỳ"? Nguyễn Du coi, chữ tâm kia, mới bằng ba chữ tài? Nabokov và những con số 3 ly kỳ, ở trong Hóa Thân của Kafka....
Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.


Con Hoang  4
Chúng nó làm phát xít
Chúng nó làm cộng sản
Chúng ta làm tù nhân
Thanh Tâm Tuyền

Biển Nhớ
4
Sự thất bại của chương trình của WJC, theo tôi, là ở ngay thoạt kỳ thuỷ, tức là nằm ngay ở trong tim đen của "Ban Tổ Chức", khi sử dụng hình ảnh lá cờ để mở ra chương trình.

Y chang vụ Trần Trường, vừa nhìn thấy lá cờ, là như muối chà sát vào vết thương rồi.

Chỉ một hình ảnh lá cờ, là đủ để bôi đen tất cả những đóng góp, cho dù là với thiện ý - hay thiện chí - của bất cứ một người nào tham gia vào chương trình.

Im lặng hai năm nay, sau quá nhiều bài viết như thế, bây giờ lại lên tiếng, là vì tình hình đã biến chuyển, có những bài viết "không" như thế?
Hay là vì có người mò tới Trái Tim Của Bóng Đen [mượn chữ của Conrad]?


Tưởng niệm Graham Greene

Trường hợp Người Mỹ Trầm Lặng, bầu khí mang chất đạo hạnh trong đó được xây dựng từ từng mỗi viên gạch của nó, như Zadie Smith đã nói tới, về một hệ thống đạo đức được so đo đong đếm đến từng chi tiết. Nó làm Zadie Smith nhớ tới Henry James trong tác phẩm Những Người Âu Châu, nhưng có khác, với Greene, câu chuyện không xẩy ra ở trong một căn phòng, mà là ở trận địa. Có gì là chắc chắn khi lọt vào một trận địa. Độc giả, như Greene, bị đẩy vào trong những cuộc tranh chấp dơ dáy, bẩn thỉu, tởm lợm nhất của thế kỷ, thí dụ như cuộc chiến Việt Nam, và rất nhiều cuộc chiến khác, một khi con người vẫn cứ lăn xả vào nhau, chém giết nhau, cho dù những “nghĩa cả” đã trở nên tối mò mò, chẳng ai còn tin tưởng vào chúng nữa. Những nhân vật của Greene làm bật ra sự bất toàn, tính không thể nào xác định được, của cái gọi là đạo đức, đạo hạnh, sự lẫn lộn, chẳng biết đàng nào mà lần, một khi con người sống ở trong một cuộc chiến không [làm sao] chấm dứt. Nhưng, cho dù vậy, tại Việt Nam, trong Người Mỹ Trầm Lặng, Phượng và tay phóng viên Fowler đã tìm được nhau, đúng là một sự chúc phúc, quá mức mong đợi ít ra là đối với Fowler. Đây đúng là một sự cứu nguy vào phút chót, sắp sửa chìm lỉm thì vớ được sợi thừng cứu mạng!
“Tôi là một kẻ có niềm tin lớn lao vào Lò Luyện Ngục”, Greene đã từng trả lời như vậy, trong một cuộc phỏng vấn. “Lò Luyện Ngục, với tôi, là có ý nghĩa…. một khi bị ném vào đó, con người có ấn tượng về sự du di, chuyển động. Tôi không thể nào tin vào Thiên Đàng. Mọi người cứ ỳ ra, ở đó. Đâu còn có điều gì để mà làm nữa!”

ko

Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
 và
Joseph Huỳnh Văn
Nhà xuất bản Văn Mới.
locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi

Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com

Cát Bụi Tuyệt Vời
cat_bui_tuyet_voi
Adam Studio hy vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức sớm để
"book" vé máy bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras

Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess

Alexa Ranking
  92,832