*


Trăng Huyết




Trăng Huyết

Lời giới thiệu của Đinh Bá Anh {Diễn đàn e_Văn]:

Khi nhận được Trăng Huyết của Nguyễn Thị Minh Ngọc, tôi không hề biết rằng truyện ngắn này đã được viết cách đây trên ba mươi năm. Tôi đã đọc nó như đọc một tác phẩm mới được sáng tác, nghĩa là với một hình dung nhất định về tâm thế của các tác giả đương đại. Đọc xong mấy lần, vẫn thấy phân vân, tôi đưa cho một người bạn có cảm thụ đặc biệt về văn học xem và đề nghị cô cho biết ý kiến. Cô nói: "Đây có lẽ là truyện ngắn của một cô gái cỡ hai mươi tuổi. Nó in đậm dấu ấn tâm lý của tuổi ấy. Dù sao, truyện rất hay. Rõ ràng là một tài năng."

Tôi không khỏi ngạc nhiên về nhận xét của cô bạn. Qua trao đổi với tác giả (trước đó tôi chưa hề biết Nguyễn Thị Minh Ngọc), tôi biết rằng chị đã viết Trăng huyết vào khoảng năm 1970-1971, tức là khi mới 17-18 tuổi (chị Ngọc sinh năm 1953). Lúc ấy chị đang sống ở Phan Thiết. Khi truyện ngắn này được đăng trên tờ Thời Tập (Viên Linh phụ trách), giới văn nghệ Sài Gòn thời ấy đã "phát hoảng" bởi sự lạ lùng của nó. Tuy vậy, đã không có những bài phê bình đáng kể - người ta ghi nhận nó trong một giới hẹp. Hơn hai mươi năm sau, năm 1993, Trăng Huyết được tái bản trong tập Ngọn nến bên kia gương (NXB Trẻ), song cũng không gây được sự chú ý của công chúng văn chương. Nguyễn Thị Minh Ngọc được biết đến trước hết như một nghệ sĩ kiêm đạo diễn kiêm kịch tác gia sân khấu, người thỉnh thoảng có viết văn và đoạt một số giải thưởng cho văn học thiếu nhi và văn học tuổi xanh. Bản thân tác giả thừa nhận, sân khấu đã phá hỏng văn của chị và hiện nay, chị đang cố gắng tìm lại phong độ của thời Trăng Huyết.
Thứ Tư 25/8/2004
*

Trăng Huyết có post trên Tin Văn, Gấu còn nhớ mài mại, câu chuyện ông anh và cô em cùng lớn lên, ông anh cứng cỏi, hung bạo, có lần đèo cô em đi chơi bằng xe máy, [xe đạp], làm em té, bị thương, đi cà nhắc, thành thử cô em cần tới ông anh, đủ hai ba thứ đường cần, anh là anh, là người yêu, là nguời bảo vệ, là người đền bù, vì làm em què dở, rồi ai lấy em?...
Thế rồi ông anh có bồ, cô em cảm thấy bị phản bội, cũng kiếm một ông bồ già, để trả thù. Tất cả những chuyện đó, cùng một lúc, xẩy ra vào lần đầu tiên cô thấy cô có kinh, vào đúng tuần trăng khủng khiếp đó.
Thành thử cái ông đặt 'sáng tác đầu tiên' bằng cái tênTrăng Huyết, hoặc là ông không hiểu thế nào là trăng huyết, hoặc hiểu, nhưng vẫn coi đây là trăng huyết, theo nghĩa, tác phẩm đầu tiên của nhân loại, chăng?
Đông Phương Bất Bại chẳng đã ao ước, giá như là đàn bà, như Thánh Cô, thì hạnh phúc biết là dường nào!
Những lèm bèm về Trăng Huyết, ở trên, là do Gấu tưởng tượng ra, truyện chưa chắc đã như vậy.*

Huyên hơn tôi gần mười tuổi nên khi chơi với Huyên, tôi có cái dáng lúc thúc của một con gà con. Đúng hơn là con gà què. Một chuyến lên núi Tà Cú nhân dịp Trung Thu, cái bánh xe đạp sau quấn nghiến bàn chân tôi, Huyên cõng tôi vào bỏ trong bụng ông Phật nằm, dài 49 thước, để đi kiếm thuốc. Trăng đêm đó cũng là trăng huyết. Hơi trăng hắt sáng qua khe mắt Phật rọi trên gót chân bầm tím của tôi lạnh như ai rắc băng trong tủy. Sau này tôi đi hơi cà nhót. Sao chẳng lúc nào tôi tỏ ý - dù ý thầm - oán giận Huyên.
*
Về chu kỳ hành kinh, vấn đề kinh nguyệt của phái nữ, đực rựa không được phép lèm bèm, nhưng đây quả là một vấn nạn, không chỉ dành riêng cho một nửa nhân loại.
Trong bộ Thần Thoại của Lévi-Strauss, [hình như trong cuốn Les manières de table, Những cách đặt bàn ăn], ông đã mất công sắp xếp, lắp đặt, cả một lô những huyền thoại, thành một con đường - của một chiếc thuyền độc mộc, theo những dòng sông dẫn tới mặt trăng - chỉ để chứng minh, chúng nói về con đường hành kinh của người phụ nữ.
Cô thiếu nữ, trong Những Dòng Sông, như con cá hồi lần hồi tìm về con kinh, con rạch ngày nào, khi còn một đứa con nít, cô vẫn thường bơi lội, và chợt nhớ ra, lần đang tắm, như một đứa con nít, thấy dòng nước hồng hồng ấm ấm từ trong mình tỏa ra con kinh, biết rằng mình hết còn là con nít, và lần này trở về, không còn là con nít, là thiếu nữ, là phụ nữ, mà là một hạt bụi, cái chu kỳ hành kinh như thế, là cả một đời người.
Có những đấng đàn ông - phần nhiều là có thiên hướng gay - rất lấy làm buồn phiền ông Trời, tại làm sao mà 'delete' một trong những thú đau thương nhất nhất tuyệt tuyệt như thế, đối với cái PC của họ. Và cái ông nào đó, khi đặt tên đứa con tinh thần chỉ có một nửa, bằng cái tên Trăng Huyết, một cách nào đó, là đòi 'save' cái thú đau thường kỳ tuyệt này, ít ra là cho riêng ông ta.
Nhưng, đây là một lời nguyền, một sự trù ẻo, hay một ân sủng?
*
Có những giây phút, những thời điểm "lịch sử" giầu có vô cùng. Khi phải nhìn lại lịch sử văn học miền nam - lịch sử của đám chúng tôi! - văn học những năm 1960 quả là giầu có vô cùng.
Chỉ với một vài truyện ngắn của nó.
Nếu đi hết biển
*
Trăng Huyết còn nhiều tên gọi.
Với Tuý Hồng, nó có tên là Vết thương dậy thì. [Lẽ dĩ nhiên vết thương dậy thì có thể còn một phụ nghĩa, khác]
Giới khoa học gọi bằng cái tên Vết Thương Khôn, The Wise  Wound: tên tác phẩm của Penelope Shuttle & Peter Redgrove, bàn về kinh nguyệt và về mỗi/mọi đàn bà [everywoman]
Trăng huyết? Does the Moon Menstruate?
Liệu vầng trăng kia cũng có... tháng?
Quả có thế. Trong tiếng Anh cổ, chu kỳ kinh nguyệt, the menstrual cycle, menstrual  từ tiếng La tinh mens, mensis, có nghĩa là month, month/ moon. (1)
(1) Does the Moon Menstruate?
....
But why? What event in human lives corresponds in any way to the moon's events? Is there any connection between human fertility and the moon? It seems a strange coincidence, if coincidence it is, that lost of the medical books say that the average length of a woman's menstrual cycle is twenty-eight days. This might be no more than a coincidence, since, as Paula Weideger has pointed out, the figure is only an average one composed of the cycle-length of thousands of women added together and divided by the number of women. She says that it is quite possible in the statistical samples that no woman had a twenty-eight-day cycle, since it is quite normal to have fifteen-day cycles or forty-one-day cycles. What she says is true – nevertheless is also true that the vast majority of cycles cluster round this figure of twenty-eight. Around four weeks is a very usual length of cycle. The coincidence is that the length of the moon's cycle from new moon to new moon also averages out at about four weeks, or 29*53 days (mean synodic month). Even the name of the cycle, the menstrual cycle, according to the OED, comes from the Latin mens, mensis, leaning 'month', and the same authority also reminds us that nonth' means 'moon'. Partridge's dictionary goes further. If you look up 'month' there, you will be referred to 'measure'. He tells us that the changes of the icon afforded the earliest measure of time longer than a day. Under “Menstruation' we are referred also to 'measure'. The paragraphs tell s that 'menstruation' does come from 'month' which comes from noon'. Moreover, he tells us that the following words for ideas come from the measurement that the moon makes in the sky: measurement, censurable, mensuration, commensurate, dimension, immensity, metre, metric, diameter, parameter, preimeter, meal, and many others. A suspicion grows that perhaps many of our ideas come from the moon-measure. All the words for 'reason’ certainly come from 'ratus', meaning to count, calculate, reckon; and all the words for mind, reminder, mental, comment, monitor, admonish, mania, maenad, automatic and even money appear to be associated with this Latin word mens, or Greek menos, which both mean 'mind' or 'spirit'; or the Latin for 'moon' or 'monthly'. The Greek word for moon is mene.
The Wise Wound

Trăng Huyết