old_logo
co
Jen's sister

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam năm 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu văn An, Văn khoa (Sài-gòn).
Trước 1975 làm công chức Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
do Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Sẽ xuất bản:
Nơi Dòng Sông
Chảy Về Phía Nam
Truyện & Ký
Thảo Trần &  Nguyễn Quốc Trụ
Tạp Ghi Văn Học
NQT
Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản Sài Gòn Nhỏ


Thường xuyên cộng tác với VHNT trên lưới.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
VHNT [Sao Mai]
Bạn đọc có thể truy cập những số báo cũ, nếu cần chi tiết về ngày tháng.
Bản quyền thuộc VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.

E_mail:
tanvien_sontay@yahoo.com


locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây


Nhật Ký TIN VĂN II









Trên tờ Gió Đông ngày nào - mà đa số cộng tác viên là những cây viết ra đi từ miền bắc - người chủ trương, Lê Trọng Phương, trong một viết, có nhắc tới một ẩn dụ của Borges, về một bức bản đồ Việt Nam tỉ lệ xích là 1/1, bị rách nát, mà những người Việt hải ngoại cố mang ra ngoài này để khâu vá lại, cho nó được như xưa.

Một tấm bản đồ "văn học" như thế, chỉ có một nửa, nếu thiếu những người như Lê Trọng Phương, những diễn đàn như talawas.

Trong ý nghĩ đó, Tin Văn viết, trong thư trước: "... và như vậy văn học hải ngoại sẽ không còn ở trong tình trạng chông chênh, thiếu tới một nửa 'cuộc đời, linh hồn'... của nó."
Tin Văn


The year 1989 did not mark only the bicentennial of the French Revolution, but also the centennials of two figures (1)  who - each in his own way - knew how to exploit the hunger of the masses and their vulnerability and gullibility.
Norman Manea: Về Những Tên Hề: Nhà Độc Tài và Người Nghệ Sĩ.
[Cái năm 1989 không những chỉ kỉ niệm 200 năm Cách Mạng Pháp mà còn kỉ niệm 100 năm sinh của hai hình tượng; mỗi người một cách riêng, đã biết khai thác cái đói khát của quần chúng, điểm yếu nhược, và tính dễ mắc lừa của họ.]
(1): Đó là Aldolf Hitler, sinh ngày 20 tháng Tư, 1889, và Charlie Chaplin, sinh trước Hitler đúng 100 giờ đồng hồ [theo bài viết trên của N. Manea].

Cuốn sách quí giá nhất của tôi, là tờ thông hành.
Salman Rushdie 

Trước 30 tháng Tư, đi đâu, Gấu cũng phải thủ đủ ba bửu bối, là thẻ căn cước - tức giấy chứng nhận là công dân miền nam cộng hòa - giấy chứng nhận hợp lệ tình trạng quân dịch, và thẻ nhà báo quân đội.
Đúng vào ngày 30 tháng Tư - sau này, khi phải nhớ lại, Gấu như vẫn còn thấy trước mắt -  là hình ảnh một người lính VNCH ở ngay đầu ngõ, anh cởi vội bộ quân phục, [Ôi cái cảnh tượng giã từ cuộc chiến, nhổ đánh phẹt vào nó, mới đẹp làm sao!], chỉ giữ lại cái quần xà lỏn, cái áo thun, và nhập vào đám người nhốn nháo trên đường phố Sài Gòn. Như một phản xạ rất ư là tự nhiên, Gấu bèn bắt chước, nghĩa là đốt bỏ ngay hai món đồ nguy hiểm, chỉ giữ lại tấm thẻ căn cước, như muốn "phân bua" với một ông VC vô hình nào đó: Trình mí ông, tui chỉ là một phó thường dân.

Sau ba ngày học tập cải tạo tại chỗ, nghĩa là tại ngay cơ quan Bưu Điện Sài Gòn, khi bước ra, Gấu không còn một tờ giấy tùy thân, và sống trong trình trạng bất hợp pháp như thế đó, cho đến ngày bỏ chạy quê hương.

[Đúng ra, là, cho đến ngày nhận tờ giấy ra trại]

Sau này, khi thi đậu quốc tịch, và được phát thẻ công dân Canada, Gấu gọi điện thoại về Sài Gòn báo tin cho Bà Trẻ, bà mừng quá, nói: Bây giờ, cháu lại là người rồi!.

Nhưng - đúng như Rushdie hùng dũng tuyên bố ở trên - giây phút  sung sướng nhất, hạnh phúc nhất và cũng quí giá nhất đối với Gấu, đó là lúc cầm tờ giấy thông hành, với cái mác công dân Canada, trình cho tay kiểm tra tại phi trường, trong chuyến đi thứ nhất trở lại quê hương Lào, xum họp cùng mấy đứa nhỏ. Đến lúc đó, mới thấm câu của Bà Trẻ của tui, bây giờ mi mới lại là người.

Câu nói của Rushdie, là trong bài viết "Hãy bước qua lằn ranh này". Ông nói thêm, như tất cả những lời tuyên bố hùng dũng, nó có vẻ cường điệu. Tờ thông hành, nói cho cùng, chỉ là một món đồ tiện dụng, lẽ dĩ nhiên, nó đòi hỏi một chút chăm sóc nào đó: Đừng để quá hạn, đừng làm hư hỏng...  A passeport is no big deal.... It's just ID. Một tấm giấy thông hành thì có ghê gớm chi đâu, chỉ là một thứ căn cước cá nhân.
Đúng rồi, nó chỉ là một tờ căn cước. Nhưng với Gấu tui, và có thể nói, với cả một miền đất, sau ngày 30 tháng Tư, chúng tôi đếch có thẻ căn cước, và được gọi chung bằng một từ, ngụy.

Cho tới khi Gấu tôi có được tấm thông hành Canada.

Nhân đây cũng xin được nói lời cảm tạ đất nước đã cưu mang Gấu tui trên mười năm trời, kể từ ngày lên máy bay, rời trại chuyển tiếp Panat Nikhom ở Thái Lan, với tờ giấy mầu vàng "landed immigrant" [di dân thường trú], vượt hai đại dương, tới thành phố Toronto, vào đúng một ngày bão tuyết, trận bão tuyết khủng khiếp nhất kể từ 40 năm, theo như báo chí địa phương lúc đó, 44 độ âm. Đó là ngày 23 tháng 11 năm 1994.

Trên mười năm trời, mới thỏ thẻ một lời cám ơn, liệu như vậy là quá trễ chăng?

Trong một câu chuyện mà Gấu tôi đọc từ hồi còn nhỏ, [hình như trong tập "Những Tâm Hồn Cao Thượng" do Hà Mai Anh dịch từ một tác giá Ý, De Amicis (?)], có một cô bé bị câm, được một bác sĩ chữa trị. Một đêm nọ, cô bé trong lúc cố tập nói, bất thình lình âm thanh phát ra. Thế là cô bé cứ âm thầm ngậm những âm thanh đầu tiên đó, đợi tới sáng, khi vị bác sĩ tới giường cô, bấy giờ cô mới thốt lên mấy âm thanh mà cô tập nói suốt trong đêm: Con cám ơn bác sĩ.

Trường hợp của Gấu tôi cũng tương tự như vậy, nhưng không phải những âm thanh đầu tiên, mà có thể, cuối cùng, của một người già cảm thấy sắp sửa đi hết cuộc đời của mình.


"... Một lần, tôi hỏi một nhà văn cũng thuộc loại bảnh của miền nam nước Mỹ, Eudora Welty, rằng liệu Faulkner có giúp bà tí ti nào không, bà trả lời, không là không, một tí cũng không. 'Cứ như thể có một ngọn núi to tổ bố ngay ở bên hàng xóm. Thật cũng tốt, rằng ngọn núi sừng sững ngay kế bên như thế, nhưng ‘nó’ chẳng giúp đỡ được gì trong việc viết lách'."
Salman Rushdie: Ảnh Hưởng

Tình cờ giở một tờ Ngưòi Nữu Ước cũ, Tin Văn gặp một bài viết về nữ văn sĩ Eudora Welty này, mà tác giả bài viết, Claudia Roth Pierpont, gọi là một Phu Nhân Tuyệt Hảo [a Perfect Lady] của miền nam, một thứ "patron saint" của Mississipi. Xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay vào năm 26 tuổi, và trở thành một "monument", của tiểu bang Mississipi. Giải văn chương Pulitzer, huy chương Tự Do của tổng thống, tên của bà trở thành tên thư viện thành phố quê hương, ngày sinh là ngày lễ của tiểu bang... một thứ của hiếm mà miền nam dâng tặng cho Mẽo quốc [a living exemplar of the best that a quaint and disappearing Southern society still has to offer].
Chúng ta tự hỏi tại làm sao Faulkner lại bị quê hương Mẽo của ông ít đọc. Theo Gấu tôi, lý do là, Faulkner có thể là người đầu tiên la to: Yankees go home!, và sau này cứ thế vang động trên toàn thế giới, nhất là vào những ngày chiến tranh Việt Nam, và bây giờ, tại Iraq....
và để gửi đi từ
phương này một tiếng nắng reo vì
bạn cứ hay chào tạm biệt bằng
câu: “Gửi cho chút nắng Sài gòn”.
Nguyễn thị Khánh Minh: Buổi sáng đọc báo

Đây cũng là lý do, theo một ông bạn văn của Gấu, giải thích, về trường hợp Gấu tui xin làm đệ tử Faulkner:Trong tiềm thức của mi, vẫn ẩn tàng một tên Yankee xâm lược, và mi cảm thấy nhục nhã vì thế, ngay từ những ngày đầu được nắng miền nam sưởi ấm.
Đây là điều Rushdie không nhận ra, khi giải thích tại sao Faulkner lại là ông thầy của nhiều nhà văn, thí dụ như Garcia Marquez, và được rất nhiều độc giả từ rất nhiều quốc gia trên thế giới tìm đọc: Trừ ở Mẽo.


Tưởng Niệm Roland Barthes
Chúng ta viết cho ai?
Nếu đi hết biển
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư