*




*

*

Happy Christmas
*
Best Wishes To All
Merry Chrismas and Happy New Year
NQT

Nghe Nhạc GIÁNH SINH (44 bài)

A MERRY DICKENS CHRISTMAS

Everyone loves Charles Dickens during the holidays, yet no one seems to read him.
Daniel Arizona ponders the man's literary genius ...


Person of the Year 2010 &
The Holocaust We Don’t See


Books Of The Year

*

RAYMOND TALLIS

RAYMOND TALLIS

Varlam Shalamov's Kolyma Tales (Penguin) about life in a Soviet forced-labor camp, where 3 million people died and Shalamov spent seventeen years, explores a boundless desert of misery without hope or redemption. Starvation, hunger, casual murder, illness, bone-freezing cold, and unending brutal labor are the material from which he crafted his brilliant stories that Solzhenitsyn felt were closer to the bestial truth of the Gulag than his own writings.
Czeslaw Milosz recalled how the writer Tadeusz Borowski "smiled contemptuously at mental speculation for he remembered seeing philosophers fighting over garbage in the camps". If, however, "mental speculation" is ever justified, then Quentin Meillassoux's After Finitude (Continuum) most certainly is. It is a penetrating critique of the post-Kantian "correlations" that has dominated philosophy on the European mainland over the last 250 years. Welcome, Meillassoux says, to "the Great Outdoors" beyond the mental prison of philosophical idealism.

Sách trong năm 2010

RAYMOND TALLIS , một trong 65 tác giả, trên TLS 3 Dec 2010, chọn Những câu chuyện ở trại tù Kolyma, của Varlam Shalamov.

*

Kolyma là nơi được coi là lạnh nhất trên hành tinh. Một trong những trò chơi của du khách khi tới đây là cầm một chai nước vẩy lên trời, và nước tụ lại thành băng, trước khi kịp rơi xuống mặt đất!
Nhà thơ Osip Mandelstam của Nga, bị đầy tới đây, nhưng trên đường đi, chưa kịp tới, thì đã bị chết, ở 1 trại tù chuyển tiếp.

Shalamov, tác giả Những câu chuyện ở trại tù Kolyma, đã từng ở trại 17 năm, nơi 3 triệu người tù đã bỏ mạng. Ông coi trại tù Gulag của Solz là thiên đường, so với Kolyma. Còn Solz, như trên, thú nhận, trại tù của tớ chẳng thấm gì so với của cậu!

*

Top 5: Istanbul, bản tiếng Việt, by NQT


The Fading Dream of Europe
Pamuk


Thơ mỗi ngày

Những con tầu lớn

Đây là 1 bài thơ về những con tầu lớn lang thang trên biển cả
Đôi khi gầm gừ, giọng trầm, sâu; lầu bầu về sương mù, về những mỏm đá ngầm
Nhưng thường thì chúng cắt những trang biển nhiệt đới trong im lặng,
Chia thành cao thấp, thứ loại, giai cấp, y hệt như những xã hội và những khách sạn của chúng ta.
Ở tít tận đáy sâu, là những di dân nghèo khổ chơi bài lá, và chẳng ai thắng.
Trong khi ở trên đỉnh, trên boong tầu, Claudel đưa mắt nhìn Ysé và tóc nàng thì cháy rực.

Và những ly rượu thì được dâng cao, mừng cho chuyến đi an toàn tới bờ tới bến đúng hạn kỳ
Những cái ly được nâng cao, thứ rượu vang tuyệt hảo vùng Alsatian, và sâm banh thì từ những vườn nho ngon nhất nước Pháp.
Có những ngày tĩnh, không gió, chỉ có thứ ánh sáng nhẩn nha nhỉ ra, chiết ra.
Có những ngày chẳng có gì xẩy ra, ngoại trừ đường chân trời, cùng dong chơi, dung dăng dung dẻ với con tầu
Có những ngày trống rỗng, buồn ơi là buồn, chơi trò solitaire, lập lại những tin mới nhất
Ai đã được dòm thấy đang ôm ai, trong bóng đêm biển nhiệt đới, bên dưới bầu trời có trăng mầu trái đào.

Nhưng mấy tay đốt lò trông thật nhếch nhác, và chẳng thấy có tí mệt mhọc, vẫn hùng hục tống những xẻng than vào những cái miệng cháy hừng hực
Và mọi chuyện thì kể như bây giờ đều OK, ở trong cái hình dáng được nén lại như thế đó.
Những ngày tháng của chúng ta thì đều hiện hữu, OK, như thế đó, và những trái tim của chúng ta thì giống như những chiếc bánh được nướng ở trong một cái lò rực lửa.
Và cái thời khắc mà anh gặp em, thì chắc cũng đã hiện hữu, và cái sự không tin cậy của anh thì cũng bấp bênh giống như cái dĩa bằng đồ sứ, còn niềm tin của anh, hỡi ơi, thì cũng ‘vai em gầy guộc nhỏ’, và đầy những ghen tuông giận hờn, nhõng nha nhõng nhẽo, và thật là cà chớn!
Và những tìm tòi, tra vấn cho câu trả lời sau cùng, những sự không hài lòng, và những khám phá của anh.

Những con tầu lớn: có vài cái bất thình lình chìm, làm dấy lên ý thức, luơng tâm, và sự sợ hãi
Tạo được danh vọng chẳng thể nào chết, trở thành những ngôi sao của những bản tin đặc biệt
Vài cái khác trải qua cõi đời của chúng thật là bình an, cứ thế teo lại dần, không một lời, trong những bến cảng địa phương, tỉnh lỵ, trong những bến kè
Bên dưới 1 cái vỏ gỉ sắt, một cái áo nhung bằng gỉ sắt chết tiệt, một tấm vải choàng bằng gỉ sắt
Và đợi sự hóa kiếp, phán quyết sau cùng của linh hồn và sự vật.
Chúng vẫn kiên nhẫn đợi, như những cao thủ cờ tướng, tại vườn Bờ Rô, nhích nhích mấy quân cờ….
Adam Zagajewski: Eternal Enemies



Nobel Peace

In the course of my life, for more than half a century, June 1989 was the major turning point:
Trong cuộc đời hơn nửa thế kỷ của tôi, tháng Sáu năm 1989 là khúc quanh quan trọng.
Đinh Từ Thức: Da Màu

Câu dịch tiếng Việt hơi bị "lệch pha", thuổng chữ của Thầy Cuốc, so với câu tiếng Anh, do câu tiếng Việt 'quả quyết', cuộc đời của LHB chỉ gói trọn vào hơn 1 nửa thế kỷ!
[Thảo nào, ông ta phán, đây là phán quyết chót của tôi, tôi đếch có kẻ thù!]
Câu tiếng Anh muốn nói, trong cái dòng chảy tạo nên cuộc đời của tôi, cho đến nay là đã trải qua hơn nửa thế kỷ, cái ngày Bốn Tháng Sáu 1989 là 1 bước ngoặt quan trọng.

Câu văn dịch của DTT, do dịch vội, nên mắc lỗi, và ông nghĩ, cũng không quan trọng, có thể, nhưng, giả như không có câu tiếng Anh đính kèm, lại thêm cái cụm từ, ‘phán quyết chót’, thì bài viết của LHB đúng là 1 thứ di chúc gửi cho hậu thế!

Quả thế thực! Đọc thơ văn của ông này, bài nào cũng có chất di chúc, ai điếu chính mình, thế mới lạ!

Tay LHB này bảnh hơn GNV nhiều quá, tất nhiên, khi phán, tớ đếch có kẻ thù, trong khi GNV thì nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nhất là trong số bạn quí, và nếu nhìn kỹ, thì kẻ thù nào, sao cũng y chang GNV!

Phát giác khủng khiếp trên đây xẩy ra, thời gian GNV thường nằm ngủ dưới chân Ngài Quan Công, nơi chùa Long Vân, Parksé, trong khi chờ vượt sông qua Thái Lan, vô trại tị nạn, và một lần, khi thức giấc, theo lệ thường thì bèn mò xuống mé sông Mekong tắm 1 phát, bỗng thấy 1 cái xác trôi lều bều, nhìn kỹ, hóa là ra xác của GNV!
Tới lúc đó, thì ngộ ra cái câu cách ngôn Tầu mà Brodsky trích dẫn, làm đề từ cho 1 bài của ông, cứ ngồi hoài bên mé sông, là sẽ có ngày nhìn thấy xác kẻ thù trôi qua!
Từ đó, mở ra mục Dọn!

Note: Đoạn trên, viết ngược ngạo, không theo trình tự thời gian.

GNV ra hải ngoại mới làm quen Brodsky, và, khi đọc bài viết của ông, "Collector's Item", với câu cách ngôn Tẩu, đề từ, [If you sit long on the bank of the river, you may see the body of your enemy floating by: Ngồi lâu bên bờ sông, có thể thấy xác kẻ thù trôi ngang qua....], GNV thắc mắc hoài, chẳng lẽ đời người chán đến thế, con người sinh ra là để có kẻ thù, và khi có kẻ thù, mà, vì 1 lý do nào đó, không thể trả thù ngay, bèn ngồi bên bờ sông chờ cái xác của người đó ư, sao thảm thế!

Thế rồi, bữa đó, nằm mơ, sống lại những buổi trưa, nằm dưới chân ông Quan Công, trong khi chờ đổi đời, qua kiếp khác, nghĩa là thoát kiếp tù đầy VC, qua được thế giới tự do…. Và như 1 kẻ mộng du, bèn thức giấc, bèn xuống mé sông tắm, và bèn thấy xác của Gấu trôi lều bều, và bèn tỉnh hẳn giấc hôn thuỵ, và nhớ ra cái xen Đường Tam Tạng vượt dòng sông sau cùng tới Đất Phật, bị té xuống sông, rồi bò lên được cái bè, và nhìn thấy 1 cái xác đang từ từ trôi ra xa, hỏi Phật, Phật phán, xác của mi, chứ của ai vào đây nữa, không lẽ của... Ta?


Triết gia của sự mất ngủ

Phận lưu vong

Ở hay Về?


Nadine Gordimer's essays and stories

Citizen of the world

ANDREW VAN DER VLIES

Nadine Gordimer

LIFE TIMES
 Stories, 1952-2007
549pp. Bloomsbury. £30.

TELLING TIMES
Writing and living, 1954-2008
742pp. Bloomsbury. £35.

 

"The creative act is not pure", Nadine Gordimer observed in 1985 in her important essay, "The Essential Gesture", its title echoing Roland Barthes's suggestion that "a writer's 'enterprise' - his work - is his 'essential gesture as a social being'''. "History evidences it. Ideology demands it. Society exacts it", Gordimer continues. The writer discovers that she does not write in a vacuum or utopia, an "Eden of creativity", but is required to be a social being, to answer the call of conscience when it comes. For Gordimer, born in 1923 in a gold-mining town near Johannesburg, this meant, for the longest stretch of her long creative life, bearing witness to the particular horrors and absurdities of South Africa' apartheid regime. This witnessing, she suggested in a speech delivered in Israel in 2006 (and collected in Telling Times) involved "trying for the meaning" in what she observed, "transforming ... into stories ... what were everyday incidents of ordinary life for everyone around me". 

Trên đây là đoạn mở ra bài điểm hai cuốn sách mới ra lò của Nadine Gordimer trên tờ TLS, số 3 Tháng Chạp 2010.
“Hành động sáng tạo thì không trinh nguyên, trong trắng”,
Nadine Gordimer nhận xét vào năm 1985, trong bài tiểu luận quan trọng, “Cử chỉ thiết yếu”, cái tít này là muốn nhắc tới 1 đề nghị của Roland Barthes's, theo đó, “’công trình’ của nhà văn – tác phẩm của người đó – thì là một cử chỉ thiết yếu, như là một con người ở trong xã hội”. “Lịch sử hiển nhiên điều này. Ý thức hệ đòi hỏi điều này. Xã hội làm đúng điều này”, Gordimer tiếp tục. Nhà văn khám phá ra, bà không viết trong quãng không, hay trong không tưởng, ‘Vườn Địa Đàng của sáng tạo’, mà bà được yêu cầu làm 1 con người ở trong xã hội, trả lời tiếng gọi của lương tâm khi nó tới….


Gặp Gỡ
Milan Kundera

LE REFUS INTÉGRAL DE L'HÉRITAGE
OU IANNIS XENAKIS
(texte publié en 1980
avec deux interludes de 2008)

Ném bỏ tất cả di sản vô thùng rác hay là Iannis Xenakis
[bản in năm 1980, với hai cú xen kẽ năm 2008] 

Anh có khoẻ không? Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni phải không?
Em sẽ gửi cho anh tập thơ đầu tiên...
Em gửi cho anh ba bài thơ mới nhất nhé, anh đọc và chia sẻ với em.
Thỉnh thoảng em vẫn nghĩ đến anh và nhớ là anh rất hóm và gần gũi.

Chừng hai, hoặc ba năm, sau cú xâm lăng Tiệp của Nga xô, tôi đâm ra tương tư nhạc của Varèse và của Xenakis.
Tôi tự hỏi mình, tại sao. Do ‘xì nốp’, đua đòi, tiên phong chăng? Cuộc sống cô đơn vào thời kỳ đó không cho phép tôi ‘đua đòi’. Hay là do sự quan tâm của 1 chuyên gia chăng? Tôi có thể, với một chút cố gắng, hiểu một khúc của Bach, nhưng trước thứ âm nhạc của Xenakis, tôi hoàn toàn không được sửa soạn, désarmé, vô trường lớp, theo nghĩa, vô học, non instruit, không có tí dẫn dắt, non initié, một thính giả miệt vườn, nhà quê, hoàn toàn ngu nga ngu ngơ, tout à fait naïf. Vậy mà, quái làm sao, tôi cảm thấy một nỗi vui thật thà, un plaisir sincère, và chăm chú nghe như 1 kẻ chết đói chết khát!
Ngắn gọn: Tôi cần chúng. Chúng mang đến cho tôi một sự nhẹ lòng lạ kỳ, un bizarre soulagement.
Đúng rồi, đúng từ đó đó. Tôi tìm thấy trong nhạc Xenakis một sự nhẹ lòng. Tôi lần mò tẩn ma tẩn mẩn học yêu nó trong suốt thời kỳ đen tối nhất trong đời tôi, và xứ sở quê hương của tôi.
J’ai appris à l’aimer pendant l’époque la plus noire de ma vie et de mon pays natal. 

Đúng rồi, đúng là hoàn cảnh GNV, những ngày khám phá ra, thí dụ, Ngày mai đi nhận xác chồng, Người ở lại Charlie… trong trại cải tạo VC.
Trước đó, Gấu chưa từng biết đến nó, vì còn ngụp lặn trong cái địa ngục đen ngòm của Quán Đen, của Cô Ba. Chỉ đến khi sau 30 Tháng Tư 1975, đi tù VC thì GNV mới được nghe một số bản nhạc trên, như thể, đúng vào thời điểm đó, chúng mới xuất hiện, riêng cho Gấu, để cho Gấu có cái cảm giác nhẹ lòng, và biết mình cần chúng đến là dường nào!

Nhưng, hà cớ làm sao mà tôi không chọn thứ nhạc đỏ, đường ra trận mùa này đẹp lắm, xúi Bắc Kít nhỏ máu ngón tay viết đơn xin được xẻ dọc Trường Sơn, vô chiến trường Miền Nam ‘giết rất nhiều Mỹ Ngụy’, như dòng thơ Brodsky bị ông Mít Butor chế biến cho hợp gu VC, tại làm sao mà tôi lại chọn nhạc Xenakis để nhẹ lòng, mà không chọn nhạc ái quốc của Smetana, mà tôi có thể tìm thấy ở trong đó ảo tưởng về một đất nước bốn ngàn năm văn hiến, mà sẽ còn văn hiến dài dài, nhưng lại vừa mới bị kết án tử, do cú thảm tử 30 Tháng Tư 1975?
Cái sự chán chường do cái thảm họa tàn khốc giáng xuống quê hương tôi, (Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này, TTT. Còn Kundera: Thảm họa mà những hậu quả của nó thì sẽ hàng hàng thế kỷ, a catastrophe whose consequences will be felt for centuries. Đúng là trí lớn gập nhau!], thì không chỉ giới hạn trong những biến động chính trị: sự chán chường, thôi thế thì thôi, là hết nước Mít rồi, chỉ còn VC thôi, như thế, nó liên quan tới con người, như… VC, 1 thứ VC với sự độc ác của nó, nhưng mà còn có tài giấu giếm, hóa trang sự độc ác, một thứ VC thật mau lẹ biện minh cho sự độc ác, dã man, man rợ của nó, bằng những cảm nghĩ ‘thánh thiện’ [yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, thí dụ]. Tôi đã nhìn thấy sự giao động của 1 thứ cảm nghĩ như trên đây (trong cuộc sống riêng tư, cá nhân, cũng như trong công chúng, cộng đồng), nó thì không mâu thuẫn với sự tàn bạo, độc ác; đúng hơn, nhập một với nó, là 1 phần, hay 1 mẩu, của nó…
(1980)

Note: Đoạn văn trên, thực sự không dịch K, mà vừa dịch vừa chế biến nó, đúng cái tinh thần K chỉ ra, đã độc ác, lại còn có khả năng hoá trang cái độc ác, thành cái thánh thiện.
Nên nhớ GNV, là 1 tên Bắc Kít hơn cả Bắc Kít!
Thằng khốn ‘khoanh vùng’ còn ác ôn hơn cả nhà nước VC, một độc giả TV đã từng nhận xét!

Đoạn thêm vô 2008: Đọc lại bản văn cũ, những gì gì, ‘xứ Mít tôi vừa bị kết án tử vào ngày 30 Tháng Tư 1975, thảm họa này giáng xuống dân Mít… và hậu quả của nó sẽ còn kéo dài, dài hơn cả lịch sử dựng nước 4 ngàn năm văn hiến của nó’, liền lập tức tôi thấy ‘bỗng dưng muốn khóc’!

Hà, hà!

K. viết khác, liền lập tức, tôi muốn xóa bỏ, bởi vì, vào thời điểm mà tôi đang viết những dòng này, chúng có vẻ thật phi lý. Và rồi thì, tôi cảm thấy mình cố dằn mình, và rồi thì, tôi cảm thấy tôi đang cảnh báo tôi, thằng khốn kiếp, tính bò về hả, tính sửa sai hồi ức ư, tính tự kiểm duyệt kỷ niệm của mi ư, GNV ?

Đó đúng là cái gọi là Những huy hoàng, những tuyệt vời, những bảnh tỏng, hách xì xằng của hồi ức: nó hãnh diện được giữ gìn thật là trung thực cái sự liên tục luận lý những biến động, sự kiện đã qua; nhưng, theo cái cách mà chúng ta đã sống những sự kiện đó, nó chẳng mắc mớ gì tới cái gọi là bổn phận [phải nói ra] sự thực cả. Trong khi muốn huỷ bỏ tí ti, một vài đoạn làm xàm, bố lếu bố láo, [chẳng hạn cái đoạn VP lên đường theo kháng chiến, theo VC, thì cứ nói đại ra, rồi chán, rồi cái đoạn bị VC cho đi tù, thôi bỏ qua hết đi cho tiện việc nhà nước, cho đúng "fóc" 1 nhà văn Chống Cộng. Chống Cộng gì mà lại có những ngày theo VC, và cái vụ bị VC bắt thì cũng chẳng hay ho gì...], nó cảm thấy nó chẳng có tí tội nói dối con khỉ gì hết!
Bỏ đi tí ti như thế, thì đã sao ?
Biên tập mà!
Giả như nói dối, đúng thế, thì cũng để nhân danh sự thực. Nhân danh chân lý Chống Cộng chứ?
Bởi vì rõ ràng thì là cả 1 giai đoạn VNCH rực rỡ như thế, đâu có ai thèm nhắc tới nữa, mà nếu có nhắc, thì đúng như VC nhắc, một lũ bán nước!

Và hiển nhiên là, đến bây giờ, vào lúc này, lịch sử đã đẩy thời kỳ Nga đô hộ vào dĩ vãng, chẳng ai còn nhớ. Hẳn nhiên là như vậy. Tuy nhiên, thời kỳ đô hộ đó, tôi và đám bạn đã sống nó, như là 1 thảm họa vô hy vọng. Và nếu nhân loại bỏ qua cái khổ nạn về tinh thần của chúng tôi, lũ Ngụy, người ta sẽ chẳng hiểu, cái ý nghĩa của thảm họa, và những hậu quả của nó, [thì Gấu đã phán rồi, mấy tên bỏ chạy thì có ra cái chó gì, là vậy!] Nỗi tuyệt vọng của chúng tôi, thì không phải là chủ nghĩa Cộng Sản. Chế độ tới rồi đi. Nhưng những biên giới của những nền văn hóa thì chịu đựng hoài, và chúng tôi thấy chúng tôi bị nuốt chửng bởi một nền văn hóa khác, rất ư khác biệt, [liệu đám Nam Bộ bi giờ, còn, chỉ một mống, tin vào ông anh Bắc Kít ruột thịt?]. Ở bên trong cái đế quốc Đỏ là Liên Xô, biết bao quốc gia đang mất dần, đến cả tiếng nói và căn cước của chúng. Và tôi nhận ra 1 sự kiện hiển nhiên: Rằng, cái gọi là nước Tiệp đó, đếch bất tử! Nó cũng có thể có một ngày chịu thua, đầu hàng…  Bắc Kít, nghĩa là, chấm dứt hiện hữu, cái gọi là xứ Nam Bộ!

Hà, hà!



*

Cuốn này, GNV phải mua trên net, bằng cái gift card, Noel năm ngoái, của 1 độc giả TV tặng.
Tks.
Take Care. NQT

Tiểu thuyết đầu tay, ăn giải, còn được báo Phố Tường coi là 1 trong 5 cuốn “top”, tiểu thuyết chính trị, của mọi thời! (1)
Lọt vô 1 trong 5, còn cuốn Đêm Giữa Ban Ngày, của VTH, ấy chết, xin lỗi, của Koestler!

Qiu's novels have been published in China, but not without some mysterious changes. The city of Shanghai, for instance, is referred to as "H," which manages to sound even more Kafkaesque than anything Qiu could invent. But writing crime novels has allowed him remarkable freedom to limn China's shifting moral standards. "In the past, Chinese people believed in Confucianism," Qiu says. "That's basically an ethical system: what you should do and what you should not do. Then people believed in Mao and communism. In a way, that was also about what you should and should not do. Now it's like Nietzsche's time: God is dead. So you can do anything."
Time: Criminal Mind
By Peter Ritter
Wednesday, Dec. 19, 2007
(1)
The Wall Street Journal called Xiaolong’s first novel one of the five best political novels of all time, ranking it with Arthur Koestler’s Darkness at Noon.
Source




Kỷ niệm, kỷ niệm

Sài Gòn thời tôi 30 tuổi đang xoan có nhiều nhân vật giang hồ có những cái tên giang hồ như Kim Vá, Ðồng Se Sẻ, Tống Sơn Quỷnh, Tỉnh Trố, Hùng Sùi, Phương Bi Ve, Minh Vồ, Mai Hắc Lào, Cung Củ Ðậu, Tuấn Ghẻ, Ngọc Ghẻ, Ngọc Toét, Nghị Hách, Quang Dzù, Tư Cao, Tước Cadum, Thọ Ve, Phòng Cao, Xước Méo, Thuỷ Kính Trắng, Thìn Lười..vv..vv.. Ông nào cũng chỉ có hai tên, tên thật và tên giang hồ. Tôi được quen một ông có những ba tên.

Nhân vật giang hồ ấy người Tầu nhưng An Nam năm chăm phần chăm, anh tên là Lương Kế Chánh, gọi theo âm Tầu Chợ Lớn là Lang Kai Cheng, tên thứ ba của anh là Lùng Tùng Xoèng.
HHT

Trong số những nhân vật trên đây, GNV biết hai, HHT, và Tư Cao.
Ông này là ông già của 1 trong những tên bạn của thằng em trai đã tử trận của GNV. Nhà của ông ở trong 1 con hẻm ở đường TMG, ngay phía sau Đại Học của Phật Giáo, GNV tự dưng quên tên, và là một Quán Đen nổi tiếng của Sài Gòn.
Trẻ con nhà bán kẹo không ăn kẹo, mấy đứa con của ông giải thích, về cái chuyện chẳng đứa nào vướng vào bàn đèn.
Sau khi thằng em mất, lũ bạn của nó thành bạn của GNV, và, 1 lần, chúng đưa GNV đến trình diện Tư Cao, thế là GNV bèn ở lại đó luôn.

Đại Học Vạn Hạnh. Nhớ ra rồi. GNV vô đây, 1 lần, độc nhất, khi tòa soạn của tờ Vấn Đề tá túc ở đó. Vô gặp MT đưa bài. GNV còn nhớ là gặp mấy đấng, chẳng quen đấng nào, đang ngồi ở trong 1 căn phòng, chắc là tòa soạn dã chiến của tờ VD. Không thấy MT, Gấu bèn đưa bài cho 1 trong những đấng đó, và xưng danh. Cả đám mặt đều tỏ ra ngạc nhiên, như thể muốn nói, Gấu đó hả? Có một đấng có vẻ như muốn mời GNV cùng nhập cuộc đấu láo, nhưng lúc đó GNV vội về, vì sắp tới cas làm cho UPI, bèn lui.

Đường TMG còn một Quán Đen nổi tiếng không thua gì của Tư Cao, là Quán Bà Lộc. Bà này cũng là 1 nhân vật  nổi tiếng trong giới giang hồ. Cũng đám bạn của thằng em giới thiệu. GNV cũng hay la cà ở đây, với ca sĩ SP, một trong những ông bạn thật thân của GNV, sau khi bye bye quán Tư Cao, do quán của ông có nhiều quan tới quá, và toàn là những nhân vật lớn tuổi hơn GNV, và đều nổi danh trong giới giang hồ.

Lại nói bạn thân, bạn quí. Noel năm nay, quả là 1 bước ngoặt quan trọng, ông bạn quí của GNV gọi điện thoại chúc Merry Christmas vợ chồng Gấu!
Có vẻ như ông chẳng giận gì Gấu cả, sau những quá nhiều lầu bầu về 1 tình bạn quí hơn tình đồng chí.
Tks. NQT

Best Wishes To All
Merry Chrismas and Happy New Year
NQT