*












Phận lưu vong


Chúng ta tụ tập nơi đây, trong phòng ốc sáng trưng, quyến rũ như thế này, để bàn về số phận nhà văn lưu vong, chúng ta hãy im lặng một phút, để nghĩ tới một vài người không có mặt ở phòng này. Hãy tưởng tượng, thí dụ, những người di dân Thổ nhĩ kỳ đang lang thang trong những con phố ở Tây Đức; thật xa lạ nhưng cũng thật thèm muốn đối với họ, là thực tại chung quanh. Hay hãy tưởng tượng những thuyền nhân Việt Nam đang chới với ở đầu sóng dữ, nơi biển cao, hay đã được ổn định tại một nơi chốn xa xôi hẻo lánh nào ở Úc. Chúng ta hãy tưởng tượng những di dân lậu người Mễ bò lết ở trong những đường hầm vượt biên giới ở vùng phiá Nam tiểu bang Cali. Hay chúng ta hãy tưởng tượng tới những con tầu chở dân Pakistanis đổ xuống đâu đó tại xứ Kuwait, hay Saudi Arabia, cố làm sao kiếm cho được 1 việc làm rẻ mạt, tại xứ sở của những ông chủ mỏ dầu giầu có, thứ công việc dân sở tại chê chẳng thèm làm. Hay tưởng tượng hằng hà những nguời Ethopians đi bộ vượt sa mạc vô xứ Somalia, [hay đi vòng vòng theo một lối khác?] cố làm sao cho khỏi chết đói.
Nhưng có lẽ chúng ta nên ngưng tại đây, bởi vì một phút đã qua, mặc dù danh sách còn dài. Chẳng có ai đếm được những người này, ngay cả Cao Uỷ Tị Nạn thì cũng chịu thua. Hàng triệu triệu con người như thế tạo thành điều được gọi là thiên di.
Thì cứ tạm gọi họ bằng cái từ đó, trong khi nhân loại cố kiếm cho ra 1 từ thân thương hơn.
Cho dù bạn dùng bất cứ một thứ tiếng nào để gọi hiện tượng này, di dân hay gì gì đó, có điều này, là tuyệt đối hiển nhiên: thật rất khó khăn đối với họ, khi nhìn thẳng mặt vào người đối diện để nói về số phận nhà văn lưu vong [one thing is absolutely clear: they make it very difficult to talk with a straight face about the plight of the writer in exile.]
Tuy nhiên, không thể không nói về số phận lưu vong của nhà văn, bởi vì không chỉ vì văn chương, và, văn chương, thì cũng giống như sự nghèo đói, nó có thói quen tự lo cho nó; nhưng còn là bởi vì, từ ngàn xưa, chúng ta có niềm tin, chẳng có cơ sở nào để mà kiểm chứng, rằng, nếu những sư phụ của thế gian này được truyền tụng rộng rãi, thì nỗi khổ đau giáng xuống những kẻ cơ cực được dịu đi…
Kể từ khi chẳng hy vọng, chẳng trông mong gì, về 1 thế giới tốt đẹp hơn, và kể từ khi mọi chuyện thì có vẻ đều hư hỏng, hoặc cách này, hoặc cách khác, chúng ta đành chấp nhận, và cố giữ cho được, văn chương là hình thức độc nhất của sự bảo hiểm đạo đức mà một xã hội có được, we must somehow maintain that literature is the only form of moral insurance that a society has, nó là cái thứ thuốc khử độc, trừ độc, giải độc, độc nhất, chống lại nguyên lý chó ăn chó, người ăn người [dog-eat-dog principle], nó, văn chương, cung cấp cho con người một luận cứ tốt đẹp nhất, chống lại bất cứ một giải pháp ủi sập đại trà [it provides the best argument against any sort of bulldozer mass-solution] – và nếu ‘báu vật của đời’, là văn chương, thì, văn chương cũng chính là lý do hiện hữu của cuộc đời.

Chúng ta phải nói, bởi vì chúng ta phải nhấn mạnh, văn chương thì lớn lao vĩ đại nhất - chắc chắn là lớn lao hơn bất cứ một tín ngưỡng nào – vị thầy của con người về sự tinh tế, và, do can thiệp vào sự hiện hữu tự nhiên của văn chương, vào khả năng của con người khi học những bài học của văn chương, một xã hội kìm hãm tiềm năng của nó, làm chậm bước tiến hoá, và sau cùng, nó khiến cho bản chất, yếu tính của chính cái xã hội đó lâm nguy. Chính vì thế mà chúng ta phải nói, không chỉ cho chúng ta mà còn cho văn chương.

Thích hay không thích, di dân và tị nạn, bất cứ kiểu gì, ngắt mẹ cái bông hoa lan cài trên ve áo của ông nhà văn lưu vong. Dời đổi, và chọn không đúng cái xứ để mà dời đổi, displacement and misplacement, là chuyện thường ngày của thế kỷ. Và cái điều mà nhà văn lưu vong của chúng ta cùng có chung với di dân, hay tị nạn, đó là, cả hai đều chạy từ cái tệ hại tới cái tốt hơn. Cốt lõi của vấn đề ở đây là, từ một chế độ độc tài con người ‘chỉ được’ lưu vong tới một chế độ dân chủ! Cái quá khứ vàng son lưu vong tốt, thì hết rồi. Chẳng còn cái vụ dời bỏ La Mã văn minh để lưu vong sống đời dã man, bán khai ở Sarmatia! Cũng chẳng có vụ lưu đầy 1 người từ Bulgaria tới TQ, hay xứ Mít!
Không, như là một luật, là sự chuyển đổi từ một chế độ khốn kiếp về chính trị, và kinh tế, tới một xã hội văn minh với ‘lời cuối trên môi’, là, tự do cá nhân.
Và có lẽ chính là lý do này, mà, ‘tôi chọn con đường lưu vong’ hoá ra là chọn con đường về nhà, bởi vì nhà văn lưu vong trên đường đi tìm lưu vong như thế, lại trở nên gần gụi với cái ghế ngồi viết văn của mình, và với những lý tưởng mà chính chúng đã gợi hứng cho anh ta viết.
Tuy nhiên, nếu phải tìm cho ra một dạng nào đó, a genre, cho cuộc sống của nhà văn lưu vong, thì có lẽ phải nói, nó thì bi hài, tragicomedy. Do những nhập thân có trước đó, [do cũng đã có tí ti hiểu biết về cái nơi sắp tới], anh ta có thể dễ dàng chấp nhận, thưởng thức, appreciating, những tiện nghi về mặt xã hội, về mặt vật chất của 1 chế độ dân chủ, chẳng thua, và khi còn hơn cả dân bản xứ. Nhưng, chính vì lý do này, [mà 1 trong những phó sản phẩm của nó, là rào cản về ngôn ngữ], anh ta nhận ra, anh ta chẳng là cái chó gì, chẳng đóng 1 vai trò nào có ý nghĩa, thấy mình thậm vô ích, trong cái xã hội mới đó. [Viết cứ như viết vào hư vô, đúng như nhà văn NMG đã từng than, là vậy!]. Cái xã hội dân chủ cung cấp cho nhà văn lưu vong một sự an toàn về mặt vật chất, đồng thời tước mẹ của anh ta cái lý do hiện hữu, như là 1 nhà văn, nghĩa là, làm cho anh ta trở nên vô tích sự, chẳng có ý nghĩa chó gì, về mặt xã hội. [Viết cứ như là thủ dâm, là… gì gì như Thầy Cuốc phán, Gấu quên mẹ nó mất, và được nhà văn Võ Đình gật gù khen, khiếp, chắc là vì thế này chăng?] (1)
Và vì cái sự mất mẹ nó ý nghĩa sống ở trên đời, mà, nhà văn hay không nhà văn, đếch ai chịu nổi.
Brodsky

(1)
“Viết văn, ngày xưa, là một danh phận; sau này, vừa là một danh phận vừa là một nghề nghiệp. Ở hải ngoại, viết văn không thể là một nghề nghiệp mà trên thực tế, cũng không còn là một danh phận. Viết văn trở thành một cách hành lạc đau đớn của những người bị bất lực.”
Nhớ, khi bài viết ấy xuất hiện, nhiều người đã bàn tán khá sôi nổi, đây đó, trên nhiều diễn đàn khác nhau.
Nhà văn Võ Đình, trong bài “Khiêm tốn hay buồn thảm” (http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=226), khi nhắc đến hình ảnh ấy, chỉ buông một tiếng: “Khiếp”.
Tôi rất thích cái tiếng “Khiếp” ấy.

NHQ: Kinh nghiệm viết văn: Cần có hình tượng mạnh
*

Khiếp, thật!

Cái thứ văn chương cần hình tượng mạnh này, theo Gấu, thì cũng giống như bạn sử dụng ma túy, để tạo ép phê, nói rõ hơn, là doping văn chương, như doping trong thể thao, thí dụ.

Gấu, khi mới ra được ngoài này, nghe thiên hạ khen um lên, nhà văn Trần Vũ, và tò mò đọc, chán quá, chính là vì anh lạm dụng từ ngữ, sử dụng quá ‘đô’, tất cả mọi thứ, để tạo hình tượng mạnh, và chỉ đến khi anh ta đã chín, đã trầm lắng đi, tức là khi anh viết Lưng Trần, thì Gấu mới gật gù, được, được!

Nhà văn Cao Hành Kiện là 1 trong những nhà văn bậc thầy, chính là ở cái thứ văn chương nhạt thếch của ông, như ở trong tập truyện ngắn “mua 1 cái cần câu cho ông tôi”: thám hiểm, khai phá những giới hạn và ý nghĩa rất ư là ý nghĩa, the very meaning, của giả tưởng, đúng như lời khen tặng ở trang bìa.
Chẳng có tình tiết, giống như ở trong hầu hết mọi giả tưởng, và nếu có gì thích thú, thì đó là sự hòa hợp, inherent, ở trong ngôn ngữ, chính nó.

Cái thứ văn chương “viết như không viết” này mới là tuyệt đỉnh, tuyệt đích của văn chương.

Lý Trác Ngô, trong bài Tựa cho Mái Tây, phán, "người viết Mái Tây là thợ trời. Người viết Tỳ Bà chỉ là thợ vẽ. Người thợ vẽ có thể cướp được cái khéo của thợ trời. Nhưng thực ra thợ trời nào có khéo đâu", là cũng ý đó.

Bạn đọc TV có thể thưởng thức 1 truyện ngắn trong tập trên của Cao Hành Kiện, trên trang Chim Việt Cành Nam:





Joseph Brodsky