*

Notes






















*
*

Milan Kundera

OUBLI DE SCHONBERG

Un ou deux ans après la guerre, adolescent, j'ai rencontré un jeune couple juif de quelque cinq ans plus âgé que moi; ils avaient passé leur jeunesse à Terezin et, ensuite, dans un autre camp. Je me suis senti intimidé devant leur destin qui me dépassait. Ma gêne les a irrités: «Arrête, arrête !» et, avec insistance, ils m'ont fait comprendre que la vie là-bas gardait tout son éventail, avec des pleurs aussi bien que des plaisanteries, avec de l'horrible aussi bien que de la tendresse. C'est pour l'amour de leur vie qu'ils se défendaient d'être transformés en légendes, en statues du malheur, en document du livre noir du nazisme. Je les ai complètement perdus de vue depuis, mais je n'ai pas oublié ce qu'ils essayaient de me faire comprendre.
Terezin, en tchèque, Terezinstadt, en allemand. Une ville transformée en ghetto que les nazis ont utilisée comme une vitrine, où ils laissaient vivre les détenus d'une façon relativement civilisée pour pouvoir les exposer aux nigauds de la Croix-Rouge internationale. Là étaient regroupés des Juifs d'Europe centrale, notamment de sa partie austro-tchèque; parmi eux beaucoup d'intellectuels, des compositeurs, des écrivains, de la grande génération qui avait vécu sous la lumière de Freud, de Mahler, de Janacek, de l'école viennoise de Schonberg, du structuralisme praguois.
Ils ne se faisaient pas d'illusions: ils vivaient dans l'antichambre de la mort; leur vie culturelle était étalée par la propagande nazie comme un alibi; auraient-ils dû pour autant refuser cette liberté précaire et abusée? Leur réponse fut d'une totale clarté. Leurs créations, leurs expositions, leurs concerts, leurs amours, tout l'éventail de leur vie avait une importance incomparablement plus grande que la comédie macabre de leurs geôliers. Tel fut leur pari. Aujourd'hui, leur activité intellectuelle et artistique nous laisse interdits; je ne pense pas seulement aux œuvres qu'ils ont réussi à y créer (je pense aux compositeurs! à Pavel Haas, élève de Janacek, qui m'avait enseigné, enfant, la composition musicale! et à Hans Krasa! et à Gideon Klein! et à Ancerl, devenu après la guerre l'un des plus grands chefs d'orchestre d'Europe!) mais peut-être plus encore à cette soif de culture qui, dans ces conditions effroyables, s'est emparée de toute la communauté térézinienne.
Que représentait l'art pour eux? La façon de tenir pleinement déployé l'éventail des sentiments et des réflexions afin que la vie ne fût pas réduite à la seule dimension de l'horreur. Et pour les artistes détenus là-bas? Ils voyaient leur destin personnel se confondre avec celui de l'art moderne, l'art dit « dégénéré », l'art pourchassé, moqué, condamné à mort. Je regarde l'affiche d'un concert dans le Terezin d'alors: au programme:
Mahler, Zemlinsky, Schonberg, Haba. Sous la surveillance des bourreaux, les condamnés jouaient une musique condamnée.
Je pense aux dernières années du siècle passé. La mémoire, le devoir de mémoire, le travail de la mémoire, étaient les mots-drapeaux de ce temps. On considérait comme un acte d'honneur de pourchasser les crimes politiques passés, jusqu'à leurs ombres, jusqu'aux dernières taches salissantes. Et pourtant, cette mémoire toute particulière, incriminatrice, servante empressée du châtiment, n'avait rien de commun avec celle à laquelle tenaient si passionnément les Juifs de Terezin qui se fichaient bien de l'immortalité de leurs tortionnaires et faisaient tout pour garder dans la mémoire Mahler et Schonberg.
Un jour, débattant de ce sujet, j'ai demandé à un ami: «… et est-ce que tu connais Un survivant de Varsovie? - Un survivant? Lequel?» Il ne savait pas de quoi je parlais. Pourtant, Un survivant de Varsovie (Ein Überlebender aus Warschau), oratorio d'Arnold Schonberg, est le plus grand monument que la musique ait dédié à l'Holocauste. Toute l'essence existentielle du drame des Juifs du XXe siècle y est gardée vivante. Dans toute son affreuse grandeur. Dans toute sa beauté affreuse. On se bat pour qu'on n'oublie pas des assassins. Et Schonberg, on l'a oublié.
Kundera : Une Rencontre

Gặp Gỡ
Milan Kundera

Quên Schonberg 

Một hay hai năm sau khi chiến tranh chấm dứt, còn trẻ măng, tôi gặp một cặp vợ chồng người Do Thái chỉ nhỉnh hơn tôi chừng, năm sáu tuổi; họ đã trải qua tuổi trẻ ở Terezin, và sau đó, trong một trại khác. Tôi cảm thấy mình mới con nít làm sao so với cả hai, so với những gì số mệnh đã dành cho họ. Cái sự lúng túng, “thèm” được như thế đó, không thể nào qua mắt họ được, hẳn thế, và thế là họ bèn la lên, này, đừng như thế chứ, “bỏ chạy cuộc chiến, bợ đít VC,  thiếu 1 ngày lính Nguỵ, bỏ chạy ngay sau 30 Tháng Tư, không được đi tù VC, tù Nazi… thì cũng đâu có đến nỗi phải… tự tử! "

Ui chao, đọc bài này, là GNV nhớ đến những ngày tháng ở nông trường cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi, và ở nông trường cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè !

Đọc, là GNV hiểu ra, tại làm sao mà Kundera không làm sao chịu nổi Solz:

K. ‘hình như’ cũng chưa từng thực sự có những ngày tù ở bất cứ 1 Gulag?

Cả hai nhất quyết làm cho tôi hiểu rằng, cuộc sống ở trong đó cũng ‘tới bến’ lắm, đau thương không thiếu, hẳn nhiên rồi, nhưng có vui đùa, cười cợt, có điều ghê rợn, khủng khiếp, nhưng cũng có sự dịu dàng. Chính là vì yêu thương cuộc sống của riêng họ, mà họ từ chối biến thành giai thoại, thành những bức tượng của sự bất hạnh, thành 1 hồ sơ ở trong 1 cuốn sách đen về chủ nghĩa Nazi.
Tôi mất liên lạc với họ sau đó, nhưng kể từ đó, tôi không bao giờ quên điều mà họ cố làm cho tôi hiểu.
Terezin, tiếng Tiệp, Terezinstadt, tiếng Đức. Một thành phố biến thành ghetto Nazi sử dụng, như nhà kiếng, ở trong đó là những người bị giam giữ với cuộc sống tương đối văn minh, để ‘chào hàng’, trước đám ngu, ngố, là nhân viên Hồng Thập Tự quốc tế. Đó là nơi thu gom những người Do Thái Trung Âu, đặc biệt là từ tổ quốc của họ, là vương quốc Áo-Tiệp ngày nào; trong số họ có rất nhiều trí thức, nhà soạn nhạc, nhà văn của nền văn minh lớn sống dưới ánh sáng của Freud, Mahler, Janacek, trường phái Vienne của Schonberg, chủ nghĩa cấu trúc Prague.
Họ làm gì có ảo tưởng, vả họ cũng chẳng cần : Sống kế bên phòng tử thần, cuộc sống văn hóa của họ, được trình diễn sao cho phù hợp với cái trò tuyên truyền của Nazi, như là 1 thủ đoạn, 1 trò nghi binh, đánh lừa, mà con mắt… nhưng liệu có cần, hay có nên, từ chối, một thứ tự do tạm thời và bị lạm dụng, như thế ?
Câu trả lời của họ mới rõ ràng, mới sáng sủa làm sao : tất cả sự sáng tạo, trình bày, trình diễn, trình tấu của họ, tình yêu của họ, tất cả cái nhịp đời hối hả dù ở tù của họ, thì có 1 tầm quan trọng không thể nào so sánh, so đo, với bất cứ cái gì chi chi, nói gì ba cái trò khốn kiếp, là tấn trò hề nhảm nhí, tuy rất ư là rùng rợn, của đám quản giáo: Ta đưa cho mi mấy cái hột gà là để mi bồi dưỡng con heo nọc. Nó lao động hùng hục, hùng dũng, anh hùng…  còn mày, 1 tên sĩ quan Ngụy, thứ nợ máu nhân dân, bà không giết là may, còn đòi hỏi bồi dưỡng ư, hử, hử ?
Đó là trận cá cược của họ. Bây giờ, những hoạt động mang tính trí tuệ và nghệ thuật của họ khiến chúng ta ú ớ; tôi không chỉ nghĩ tới những tác phẩm mà họ đã thành công trong việc sáng tạo ra chúng, (tôi nghĩ tới những nhà soạn nhạc! Tới Pavel Haas, đệ tử của Janacek, người đã từng dậy tôi, khi còn là đứa con nít, cách soạn nhạc! Tới Hans Krasa! Và tới Gideon Klein! và tới Ancerl, sau khi chiến tranh chấm dứt trở thành 1 trong những vị nhạc trưởng lớn lao nhất của Âu Châu!) mà còn nghĩ hơn thế nữa, về cơn khát văn hóa, trong những điều kiện ghê rợn, khốn kiếp, đã nhập vào, đã tóm lấy cả một cộng đồng Terezin.
Nghệ thuật là cái chó gì với họ? Là tung hê hết, mở toang ra hết mọi chiều hướng, mọi cung bậc của cảm nghĩ, của suy tưởng, để thắng cược, nghĩa là đếch cho phép lũ VC giản lược cuộc sống, con người còn chỉ có 1 chiều là sự ghê rợn.

Thế thì với đám nghệ sĩ bị chúng nhốt ở trong đó, thì sao? Họ nhìn số phận cá nhân của họ làm thành một với của nghệ thuật hiện đại, thứ nghệ thuật mà VC gọi là “thoái hoá, suy đồi”, thứ nghệ thuật bị xua đuổi, chế nhạo, chọc quê, ‘nhạc vàng nhạc viếc’, và bị kết án tử! [Và mới được vinh danh ở Hà Lội qua tiếng hát của Tuấn Vũ, át tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn, và làm Hà Nội ta cúi đầu tâm phục! Hà, hà!]

Tôi nhìn tấm poster quảng cáo một buổi nhạc hòa tấu ở Terezin thời đó: với sự có mặt của Mahler, Zemlinsky, Schonberg, Haba. Dưới sự chứng giám [surveillance: coi chừng] của những tên đao phủ, những kẻ bị kết án chơi thứ âm nhạc bị kết án : nhạc vàng, nhạc sến, nhạc rác, nhạc Ngụy, nhạc phản cách mạng.
Tôi nghĩ đến những năm sau cùng của thế kỷ đã qua. Hồi ức, bổn phận của hồi ức, công việc của hồi ức, chúng là những từ ‘cờ quạt biểu ngữ’ của thời đó. Được coi là một hành động của phẩm giá, của danh dự, cái việc truy sát những tên tội phạm chính trị của quá khứ, truy sát luôn cả cái bóng của chúng, tới luôn cả tí bụi, tí tì vết tà ma ác quỉ sau cùng của chúng. Tuy nhiên, cái hồi ức đặc biệt, thứ hồi ức đáng lên án, tên đầy tớ vồn vã của hình phạt đó, chẳng mắc mớ gì tới thứ hồi ức thiết tha ơi là thiết tha của những người Do Thái ở Terezin, những kẻ đếch cần để ý đếch chuyện bất tử hoá những tên tra tấn, và thay vì vậy, họ tìm đủ mọi cách để gìn giữ trong hồi ức Mahler và Schonberg.
Một bữa, trong khi lèm bèm về đề tài này, tôi hỏi một đấng bạn: “… Anh có biết Một kẻ sống sót ở Varsovie không?”- Một kẻ sống sót? Tay nào vậy? Anh chẳng biết tôi đang nói về cái gì nữa. Tuy nhiên, Một kẻ sống sót ở Varsovie, một ‘oratorio’của Schonberg, là một công trình tưởng niệm lớn mà âm nhạc dành cho Lò Thiêu. Tất cả những thiết yếu hiện sinh về thảm kịch của người Do Thái trong thế kỷ 20 được lưu giữ sống động ở trong đó. Với tất cả sự lớn lao ghê rợn của nó. Với tất cả đẹp ớn lạnh của nó. Người ta uýnh lộn, về cái chuyện, đừng có bỏ qua đám ác nhân, lũ quản giáo, nhưng người ta đếch thèm nhớ Schonberg!

Le printemps de Milan Kundera


Trong bài viết nhan đề “tiểu thuyết”, Fuentes có nhắc tới một câu của Kundera, thật tuyệt: Tiểu thuyết là cuộc tái định nghĩa hoài huỷ con người, như là vấn đề, that the novel is a perpetual redefinition of the human being as problem. (1)
Trong Gặp gỡ, Une rencontre, Kundera coi La Peau của Malaparte là một “archi-roman”. Tác giả của nó, trước Sartre cả hai chục năm, đã là một 'nhà văn dấn thân’ rồi.
Đúng ra, theo ông, phải coi Malapartre là tiền khuôn mẫu, pré-modèle, của Sartre.
(1)
Câu của Kundera không ‘khủng’ bằng câu của Lukacs, và có thể, từ Lukacs mà ra:
Nhân vật tiểu thuyết là một kẻ vấn nạn (un être problématique), một gã khùng hay một tên tội phạm, bởi vì luôn tìm kiếm những giá trị tuyệt đối dù chẳng biết, sống "chúng" một cách toàn diện (chính vì vậy) mà không thể tới gần. Một tìm kiếm luôn tiến mà chẳng tới, một chuyển động Lukacs định nghĩa bằng công thức: "Con đường tận cùng, cuộc hành trình bắt đầu".
(Lucien Goldmann: Dẫn vào những bản viết đầu tay của Georges Lukacs).
Bếp Lửa trong Văn chương

Phận lưu vong

Ở hay Về?

L'INTOUCHABLE SOLITUDE D'UN ÉTRANGER (Oscar Milosz)

Năm 1949, André Gide làm một quyển hợp tuyển thơ Pháp cho nhà xuất bản Gallimard. Ông viết trong lời mở đầu: «X. trách tôi đã không dành một chỗ nào cho Milosz. [ ... ] Quên sao? Không. Là vì tôi không thấy một cái gì đặc biệt để đáng đưa ra. Tôi lặp lại: lựa chọn của tôi không có tính cách lịch sử gì hết, chỉ có phẩm chất mới làm tôi quyết định.» Câu nói phách lối của Gide có lý một phần: Oscar Milosz chẳng dính gì trong hợp tuyển này ; thơ của ông không phải là thơ tiếng Pháp; vì ông giữ tất cả nguồn cội gốc rễ Ba Lan-Li-tu-a-ni, ông núp trong ngôn ngữ Pháp như trốn trong tu viện. Chúng ta hãy xem lời từ chối của Gide như một cách quý phái để gìn giữ cái cô đơn không chạm tới được của một người lạ ; một Người Xa Lạ.
TV sẽ giới thiệu bài viết về Oscar Milosz của Czeslaw Milosz, trong To Begin Where I  Am

Về hai mùa xuân lớn và về anh/chị em nhà Skvorecky

1

Khi, vào tháng Chín 1968, bị chấn thương nặng nề do cú Liên Xô xâm lăng Tchécoslovaquie, tôi tới Paris dưỡng thương vài ngày. Josef và Zdena Skvorecky cũng có ở đó. Hình ảnh 1 chàng thanh niên trở lại với tôi, và 1 giọng điệu thật hung hăng: “Đám Tchèques như các người, thực sự muốn gì? Bộ tụi mi quá chán chủ nghĩa xã hội rồi ư?”
Cũng trong những ngày đó, chúng tôi lèm bèm đã đời với một nhóm bạn Tẩy, và họ, mắt sáng ngời khi nói đến nổi dậy, vùng lên, đến hai mùa Xuân, một của Tây và một của Tchèque. Nghe thì sướng thật, nhưng có sự khác biệt.
Cú vùng lên Mai 1968, bất ngờ, không ai đợi chờ, trong khi Mùa Xuân Prague, là một thành tựu của một chặng đường dài, cắm rễ trong  Khủng Bố Stalin vào những năm đầu sau 1948.
Mai 1968, khởi động do những người trẻ tuổi, mang dấu ấn của một thứ cách mạng trữ tình, đẹp như thơ [như mơ thì cũng được, lyrisme révolutionaire]. Mùa Xuân Prague, hứng khởi của nó, là từ chủ nghĩa bi quan hậu cách mạng của đám người lớn.
Mai 1968 phản đối lại - bằng 1 cuộc nổi dậy do ham vui mà ra - văn hóa Âu Châu, mà đám trẻ này coi là bực bội, công chức, cứng ngắc. Mùa Xuân Prague, phản đối, cùng thứ văn hóa đó, nhưng trong bao năm bị nghẹt thở dưới sự ngu dốt đần độn ý thức hệ, và nhằm bảo vệ tính Ky Tô nhiều hơn là vô tín ngưỡng phóng đãng, l’incroyance libertine, của nghệ thuật hiện đại (tôi nói hiện đại, không phải hậu hiện đại).
Mai 1960 dán cho nó tấm biển, chủ nghĩa quốc tế.
Mùa Xuân Prague muốn, lại đem đến cho 1 quốc gia nhỏ bé nguồn gốc và sự độc lập của nó.

2

Cái sự khởi đầu của Mùa Xuân Prague được ghi dấu ở trong tôi bằng cuốn tiểu thuyết đầu tay của Sk., Những kẻ hèn nhát, xb năm 1956, và được đón nhận bằng những đợt pháo bông lớn lao của lòng thù hằn của những VC cầm quyền Tchèque, [VC thì ở đâu cũng mắm xốt, Bắc Kít, Chếch Kít, Mao Ít….]. Cuốn tiểu thuyết đánh dấu bước đi đầu tiên của văn chương thì nói về bước đi đầu tiên của lịch sử: một tuần lễ của Tháng Năm 1945, trong thời gian đó, sau 6 năm bị Đức đô hộ, nở ra cái gọi là Cộng Hòa tchécoslavique.
Nhưng, tại sao thù hằn như thế?
Cuốn tiểu thuyết cực chống VC?
Không phải. Tuyệt không, cực không.

Sk kể câu chuyện 1 chàng thanh niên 20 tuổi, yêu đến phát khùng nhạc jazz (cũng như Sk), và phát khùng lên vì thành quả cách mạng, về một vài ngày chấm dứt cuộc chiến, quân đội Đức quỳ gối, lực lượng kháng chiến tchèque vụng về xoay sở, nhận ra họ, và, sau cùng là sự xuất hiện của quân đội Nga.
Chẳng có tí chống cộng điên cuồng ở đây, nhưng thay vì vậy, thì là một không khí, một thái độ không chính trị: nhẹ như mây, thoáng như khí trời, “không-ý thức hệ một cách cực kỳ vô lễ” [impoliment non-idéologique]!
Kundera: Une Rencontre

Không ý thức hệ cực kỳ vô lễ: Tuyệt!
Chắc cũng giống như ị một bãi cực bự, ở nơi ta đã từng ở, rồi.. về.
Về đâu?
Hà Nội chứ còn đâu nữa!

Và rồi thì là chỗ nào cũng tưng tửng, têu tếu, một thứ khôi hài không đúng lúc. Điều này làm tôi [Kundera] nghĩ, tất cả những nơi khác trên thế giới, người ta không cười như thế. Làm sao mà chê được cảm quan về cái cười, ý nghĩa của sự khôi hài ở Bertolt Brecht? Nhưng sự chuyển thành kịch tác phẩm “Anh bộ đội can đảm Chveik” [Brave Soldat Chveik] cho thấy, ông chẳng hiểu tí chó nào về chất tếu của Hasek. Tính tếu của Sk (như của Hasek hay của Hrabal), là thứ tưng tửng bất cần đời [giống của GNV?] của những kẻ ở cách xa quyền lực hàng ngàn cây số, và giả như có vời họ tới để mà dâng hiến quyền lực thì họ cũng đếch thèm, và còn điều này, họ coi lịch sử là 1 con mụ phù thuỷ già, mù, và những lời phán đạo đức của nó làm họ bật cười, thí dụ,"lước Việt Lam nà một"! Và tôi nhận thấy 1 điều thật ý nghĩa, đúng là cái tinh thần không nghiêm trọng, chống lại đạo đức, chống lại ý thức hệ, chính nó đã bắt đầu vào lúc rạng đông của những năm 1960, một thập niên lớn của văn hóa tchèque (vả chăng, có thể nói, đó là lần cuối cùng, nó được coi là ‘lớn’)

3

Ui chao, thập niên 1960 mới đẹp, mới đáng yêu làm sao [Câu này thì Kundera nói giùm GNV]. Tôi có thể nói, có tí đểu giả trong đó: một chế độ chính trị, thứ lý tưởng, là 1 chế độ độc tài đang rã ra, c’est une dictature en décomposition, cái bộ máy kìm kẹp của nó, tuy ngày càng rệu rạo, nhưng vẫn còn có đó để mà tạo những cú hích cái tinh thần phê phán và nhạo báng của nhân dân! Vào mùa hè 1967, bị quê bởi đại hội táo bạo của Hội Nhà Văn, và có thể nghĩ, sự trâng tráo đã đi quá xa, Bắc Bộ Phủ bèn ra lệnh bóp chặt chim và cu và bướm của chúng lại, đi 1 đường chính trị cứng rắn, durcir leur politique. Nhưng tinh thần phê phán đã nhiễm tới cả Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng, và vào Tháng Giêng, họ đưa ra 1 ông VC vô danh ra làm Chủ Tịt: Alexander Dubcek. Mùa Xuân Praque bắt đầu: Thú vị nhất, xứ sở bèn từ chối cách sống được Cẩm Linh đặt để: Những biên cương, cửa ải, hải quan.. đều mở toang, và những cơ quan tổ chức xã hội (nghiệp đoàn, hội đoàn, tổ chức, cơ sở), vốn được thành lập để thông báo, và tuân theo đường lối của nhà nước, trở thành độc lập, biến thành những dụng cụ, cơ cấu không chờ đợi của một thứ dân chủ không ngờ. Một hệ thống ra đời (chẳng hề có 1 phương án dự trù có trước, sans aucun projet préalable), và có lẽ phải nói, trước đây chưa hề có: một nền kinh tế nhà nước hoá, nationalisée, 100%, một nền nông nghiệp ở trong tay tiểu điền chủ, không phải những người quá giầu, cũng không quá nghèo, trường học, và y tế, free, khỏi phải trả tiền, và còn điều này: chấm dứt quyền lực thuộc về cớm, chìm cũng như không chìm, chấm dứt đàn áp, bách hại chính trị, tự do, tha hồ viết, bãi bỏ kiểm duyệt, khởi đi như thế, làm sao mà không có trăm hoa nở rộ: văn chương, nghệ thuật, tư tưởng, tạp chí. Tôi không biết những viễn ảnh trong tương lai của 1 hệ thống như thế; trong một vùng địa lý-chính trị như ở đó, làm gì có, nhưng ở một khu vực địa lý chính trị khác?, ai mà biết được, nhưng trong bất cứ trường hợp, chỉ nội nghĩ đến nó, vào cái giây phút đầu tiên 1 hệ thống như thế hiện hữu, cái giây phút đó mới tuyệt vời làm sao.
Trong Phép Lạ ở [Miracle en] Bôhême, (hoàn tất năm 1970), Sk kể về cả một thời kỳ này, từ 1948 đến 1968. Điều ngạc nhiên, là ông đưa ra 1 cái nhìn bi quan không chỉ về tính ngu si nhảm nhí, la bêtise, của quyền lực, mà còn về những kẻ nghi kỵ, tranh cãi, sự múa may bông phèng nhố nhăng của họ, leur gesticulation vaniteuse, trên sàn diễn Mùa Xuân Prague. Chính vì điều này mà ở Tchécoslavique, sau thảm họa xâm lăng của Nga xô, cuốn sách không chỉ bị cấm, như tất cả những tác phẩm của Sk, nhưng mà còn chẳng được yêu thích ở cả những kẻ chống đối, đám này bị nhiễm trùng, virus, của chủ nghĩa đạo đức, không làm sao chịu nổi sự tự do phóng đãng, l’inopportune liberté, của cái nhìn, tự do phóng đãng của cái cười, tiếu lâm, hài hước, [l’ironie].

4

Khi, vào tháng Chín 1968, ở Paris, đám Sk và tôi đã bàn cãi, tranh luận với những người bạn Pháp, về hai mùa Xuân của chúng tôi, chúng tôi không thoát khỏi những lo lắng: Tôi, về cái ngày trở lại Prague, còn họ, chuyện di trú khó khăn tới Toronto. Đam mê văn chương Mỹ và nhạc Jazz của Josef đã khiến anh chọn lựa thành phố này. (Như thể, ngay từ khi còn trẻ măng, mỗi một trong chúng ta đã chọn lựa cho mình một nơi chốn lưu vong, tôi, thì là xứ Tẩy, họ, Bắc Mỹ). Nhưng, dù là những tha phương tứ xứ, cosmopolites, anh em nhà Sk là những kẻ "yêu nước". Nhưng, tôi biết, bây giờ, dưới những cuộc khiêu vũ được dẫn dắt bởi những kẻ đồng phục, uniformisateurs, thay vì yêu nước [patriote], thì phải nói, (1 cách khinh bỉ, avec dédain), những kẻ quốc gia (nationaliste). Nhưng xin lỗi các bạn, vào cái thời thê luơng này, en ces temps sinistres, làm sao mà có thể nói, "không" yêu nước? Anh em nhà Sk có 1 căn nhà nhỏ ở Toronto, và họ dành 1 phòng lo in ấn, xb những nhà văn tchèques, [y chang nhà văn THT của chúng ta, nhưng ông THT này chỉ in ấn những nhà văn phe của ông mà thôi!], bị cấm tại xứ sở của họ.
Chẳng có gì quan trọng hơn 1 việc làm như thế. Quốc gia tchèque không sinh ra (nhiều lần sinh ra), nhờ những chiến thắng quân sự, mà luôn luôn là nhờ văn học. Và tôi không nói văn học, như là một võ khí chính trị. Tôi nói văn học như là văn học. Vả chăng, chẳng thể có 1 thế lực chính trị, hay một cơ sở, tổ chức chính trị nào lật đổ một nhà xb theo cái kiểu của… THT, ấy xin lỗi, của anh em nhà Sk! Họ là những nhà xb chỉ trông cậy vào sức lực, hoàn cảnh, điều kiện của riêng họ. Và tất nhiên, sự hy sinh, cũng của riêng họ. Tôi chẳng hề quên điều này. Tôi không hề quên họ. Tôi ở Paris, và trái tim quê nhà của tôi, le cœur de mon pays natal, đối với tôi, thì ở Toronto [Kundera lại nói giùm GNV!].
Sự xâm lăng và đô hộ của Nga xô chấm dứt, chẳng có lý do gì để in ấn, xb ở nước ngoài những tác phẩm tchèque. Kể từ đó, Zdena và Josef thỉnh thoảng về thăm Prague, nhưng luôn luôn trở về sống ở trong tổ quốc của họ [là cái xó Toronto. NQT]. Trong tổ quốc của xứ sở lưu vong cũ của họ.
Dans la patrie de leur vieil exil. 

Ui chao, sao không về luôn… Hà Nội ?
*

Tan hàng rã ngũ kỷ niệm

Milan Kundera 

Văn sĩ Tiệp, tác giả: Bức Màn Le Rideau (2005), Cõi vô minh L’Ignorance (2003), Bản sắc L’Identité (1998), Chậm chạp La Lenteur (1995), nhà xuất bản Gallimard, Paris.

 Người đàn ông đã lớn tuổi, vừa chết vợ. Chẳng có bao nhiêu chi tiết về tính tình cũng như về cuộc đời của ông. Không một câu chuyện. Chủ đề duy nhất của quyển sách là giai đoạn mới này, tức thì, ông về nhà; ngày xưa khi bà vợ còn ở bên cạnh, lúc nào hình ảnh bà cũng ở trước mặt ông, thăm thẳm chân trời với thời gian; bây giờ, chân trời trống rỗng; và bây giờ là hoàn cảnh mới: nhãn quan đã thay đổi, chắc chắn là thay đổi vĩnh viễn.

 Và Khi Tấm Màn Rơi Xuống gồm ba mươi tám chương ngắn ngủi (mỗi chương hai, ba trang),  dưới nhiều góc cạnh khác nhau, tác giả mổ xẻ hoàn cảnh mới và kinh ngạc: kỷ niệm bây giờ là gì đây? Trí nhớ bây giờ là gì đây? Chuyện gì đã xảy ra với thời gian? Các kỷ niệm. Có phải bây giờ là giây phút huy hoàng của kỷ niệm? Có phải bây giờ kỷ niệm chiếm chỗ người đã khuất? Kỷ niệm an ủi người đàn ông trong cơn buồn bã nhớ nhung? Tất cả những điều này bỗng chốc bị quét sạch như màn hình quảng cáo. Trong mỗi giai đoạn mới của cuộc đời, chúng ta bịt mắt bước chân vào. Cuộc đời chẳng bao giờ giống như những gì chúng ta mong chờ.

 Trong chương đầu tiên, người đàn ông nghĩ đến người chết cả đêm, chững hửng bởi sự kiện, cùng lúc này, ông nhớ lại những khúc hát ngu đần xa xưa, những bài hát dưới chế độ độc tài franco của tuổi thanh niên, khi ông chưa biết gì về trí nhớ. Tại sao, tại sao? Tại sao trí nhớ tồi như thế, sến như thế? Hay trí nhớ đang chế nhạo ông? Có một bữa ông thử dựng lại hình ảnh của bà, ông nhớ lại được tất cả phong cảnh mà ngày xưa họ từng ở với nhau, “nhưng hình ảnh của nàng, dù là mờ nhạt cũng chẳng bao giờ xuất hiện.”

 Cái tan hàng rã ngũ phản trắc này của kỷ niệm đã cho ông thấy một cách cụ thể thế nào là kỷ niệm. Khi ông nhìn lại quá khứ, cuộc đời ông “ thiếu mạch lạc, thiếu khớp: ông chỉ thấy những phức đoạn, những sự kiện riêng lẽ hoặc vụng về lồng vào nhau, những bản thảo của một bối cảnh đáng lẽ phải như thế, một chuỗi rời rạc của các bức họa... Ước muốn thanh minh cho hậu thế với những sự kiện rời rạc như thế là giả tạo, chỉ đánh lừa người khác nhưng không thể đánh lừa chính mình.” (Sự thật, có phải cái đó là cái người ta gọi là “tiểu sử” chăng? Một lô-gic giả tạo áp đặt trên “một chuỗi rời rạc của các bức họa”?

 Trong nhãn quan này, quá khứ xuất hiện với tất cả cái không thực của nó; còn tương lai? Đây là một sự thật hiển nhiên mà trước đây ông chưa nghĩ đến: đương nhiên, tương lai không có gì là thật. Ông nhớ đến cha ông: với tình thương, cha ông đã xây một căn nhà cho con cái mà chúng chẳng bao giờ ở đó; với lòng đam mê, ông chuẩn bị cho chúng một tương lai không xảy ra như ý ông muốn.

 Quá khứ và tương lai cứ nhẹ nhàng xa khỏi ông, hình ảnh của thời gian cũng chuyển biến: ông nhàn tản đi trong một thành phố ở ma-rốc; tay dắt một đứa bé và ngạc nhiên thấy ông “như vui tươi nhẹ nhàng bay bổng, không còn quá khứ cũng như không còn đứa bé dẫn đường... không còn gì đáng kể ngoài cuộc đi bộ nhàn tản này... tất cả hội tụ về thời gian hiện tại và kết thúc trong hiện tại...». Và, ngay lập tức, trong cảnh sống giảm thiểu ở cái thời gian nhỏ bé chật hẹp hiện tại này, ông tìm được một hạnh phúc kỳ dị mà ông chưa bao giờ biết đến, chưa bao giờ mong chờ nó.

 Sau những mổ xẻ về thời gian này, người ta có thể hiểu câu Chúa nói với ông: « Dù cho mi sinh ra từ một giọt tinh trùng, còn ta, từ những suy đoán và những buổi họp công đồng, cả hai chúng ta đều có một điểm chung: chẳng tồn tại... » Thượng Đế? Đúng, đó là đấng mà người đàn ông tưởng tượng ra cho mình và cùng trao đổi một cuộc đối thoại lâu dài. Một Thượng Đế không hiện hữu và vì không hiện hữu, người đàn ông tha hồ tự do thóa mạ, những lời thóa mạ không thể tưởng tượng, tráng lệ và đẹp tuyệt vời, vừa sáng suốt vừa đa dạng, những lời phạm thượng thần thánh đích thực làm cho ông sảng khoái.

 Một trong những bài diễn văn của ông, vị Chúa báng bổ này nhắc cho người đàn ông già nhớ lại cuộc viếng thăm của ông ở Tchétchénie; khi để ăn mừng ngày cáo chung chế độ cộng sản, người Nga đã thảm sát dân Tchétchènes. Trong cuộc hành trình, người đàn ông mang theo mình Hadji Mourat, của Tolstoi, quyển tiểu thuyết kể lại các cuộc tàn sát mà người Nga đã tàn sát dân tộc Tchétchénie một trăm năm mươi năm trước đây. Chuyện khôi hài là cũng giống như người đàn ông lớn tuổi Goytisolo, tôi cũng đã đọc lại, cũng thời buổi đó, Hadji Mourat và tôi nhớ lại một biến cố mà lúc đó tôi quá kinh ngạc: dù cho lúc đó mọi người náo nức về thảm kịch giết người kinh hoàng ở Tchétchénie, tôi không nghe một ai, không một ký giả, không một nhà văn, không một nhà lãnh đạo chính trị nào nhớ lại quyển sách của Tolstoi. Mọi người sửng sốt trước cuộc tàn sát nhưng không ai sửng sốt trước sự lặp lại của cuộc tàn sát. Chỉ có Thượng Đế báng bổ của Goytisolo là biết điều này: “Nói cho tôi nghe: sau huyền thoại tôi tạo dựng trái đất này trong một tuần, có cái gì thay đổi trên Quả Đất này không? Vì sao lại kéo dài một cách vô ích cái màn hề này? Tại sao con người cứ tiếp tục sinh sôi nẩy nở một cách lì lợm như thế?”

 Cái ô nhục của việc lặp lại luôn luôn được tha thứ một cách từ tâm bởi cái ô nhục của sự lãng quên. Lãng quên, “cái lỗ sâu hoắm không đáy, nơi đó kỷ niệm chìm thẳm xuống”; toàn kỷ niệm, một người đàn bà yêu dấu; một quyển tiểu thuyết diễm lệ hay một cuộc diệt chủng.

 Milan Kundera.

 LN dịch, từ Thế Giới Ngoại Giao, Le Monde Diplomatique, số Tháng Một, 2005.

 

L'INIMITIÉ ET L'AMITIÉ

Un jour, au début des années soixante-dix, pendant l'occupation russe du pays, tous les deux chassés de nos emplois, tous les deux en mauvaise santé, ma femme et moi sommes allés voir, dans un hôpital de la banlieue de Prague, un grand médecin, ami de tous les opposants, un vieux sage juif, comme nous l'appelions, le professeur Smahel. Nous y avons rencontré E., un journaliste, lui aussi chassé de partout, lui aussi en mauvaise santé, et tous les quatre nous sommes restés longtemps à bavarder, heureux de l'atmosphère de sympathie mutuelle.

Pour le retour, E. nous a pris dans sa voiture et s'est mis à parler de Bohumil Hrabal, alors le plus grand écrivain tchèque vivant; d'une fantaisie sans bornes, féru d'expériences plébéiennes (ses romans sont peuplés des gens les plus ordinaires), il était très lu et très aimé (toute la vague de la jeune cinématographie tchèque l'a adoré comme son saint patron). Il était profondément apolitique. Ce qui, dans un régime pour lequel « tout était politique », n'était pas innocent: son apolitisme se moquait du monde où sévissaient les idéologies. C'est pour cela qu'il s'est trouvé pendant longtemps dans une relative disgrâce (inutilisable qu'il était pour tous les engagements officiels), mais c'est pour ce même apolitisme (il ne s'est jamais engagé contre le régime non plus) que, pendant l'occupation russe, on l'a laissé en paix et qu'il a pu, comme ci, comme ça, publier quelques livres.

E. l'injuriait avec fureur: Comment peut-il accepter qu'on édite ses livres tandis que ses collègues sont interdits de publication? Comment peut-il cautionner ainsi le régime? Sans un seul mot de protestation? Son comportement est détestable et Hrabal est un collabo.

J'ai réagi avec la même fureur: Quelle absurdité de parler de collaboration si l'esprit des livres de Hrabal, leur humour, leur imagination sont le contraire même de la mentalité qui nous gouverne et veut nous étouffer dans sa camisole de force? Le monde où l'on peut lire Hrabal est tout à fait différent de celui où sa voix ne serait pas audible. Un seul livre de Hrabal rend un plus grand service aux gens, à leur liberté d'esprit, que nous tous avec nos gestes et nos proclamations protestataires! La discussion dans la voiture s'est vite transformée en querelle haineuse.

En y repensant plus tard, étonné par cette haine (authentique et parfaitement réciproque), je me suis dit : notre entente chez le médecin était passagère, due aux circonstances historiques particulières qui faisaient de nous des persécutés; notre désaccord, en revanche, était fondamental et indépendant des circonstances; c'était le désaccord entre ceux pour qui la lutte politique est supérieure à la vie concrète, à l'art, à la pensée, et ceux pour qui le sens de la politique est d'être au service de la vie concrète, de l'art, de la pensée. Ces deux attitudes sont, peut-être, l'une et l'autre légitimes, mais l'une avec l'autre irréconciliables.

À l'automne 1968, ayant pu passer deux semaines à Paris, j'ai eu la chance de parler longuement deux ou trois fois avec Aragon dans son appartement de la rue de Varennes. Non, je ne lui ai pas dit grand-chose, j'ai écouté. N'ayant jamais tenu un journal, mes souvenirs sont vagues; de ses propos, je ne me rappelle que deux thèmes qui revenaient: il m'a beaucoup parlé d'André Breton qui, vers la fin de sa vie, se serait rapproché de lui; et il m'a parlé de l'art du roman. Même dans sa préface pour La Plaisanterie (écrite un mois avant nos rencontres), il avait fait un éloge du roman en tant que tel: « le roman est indispensable à l'homme, comme le pain»; pendant mes visites, il m'incitait à défendre toujours «cet art» (cet art «décrié», comme il l'écrit dans sa préface; j'ai repris ensuite cette formule pour le titre d'un chapitre dans L'Art du roman).

J'ai gardé de nos rencontres l'impression que la raison la plus profonde de sa rupture avec les surréalistes était non pas politique (son obéissance au parti communiste) mais esthétique (sa fidélité au roman, l'art « décrié» par les surréalistes) et il me semblait avoir entrevu le double drame de sa vie : sa passion pour l'art du roman (peut-être le domaine principal de son génie) et son amitié pour Breton (aujourd'hui, je le sais: à l'ère du bilan, la plaie la plus douloureuse est celle des amitiés cassées; et rien n'est plus bête que de sacrifier une amitié à la politique. Je suis fier de ne l'avoir jamais fait. J'ai admiré Mitterrand pour la fidélité qu'il a su garder à ses vieux amis. C'est à cause de cette fidélité qu'il a été si violemment attaqué vers la fin de sa vie. C'est cette fidélité qui était sa noblesse).

Quelque sept ans après ma rencontre avec Aragon, j'ai fait la connaissance d'Aimé Césaire dont j'avais découvert la poésie tout de suite après la guerre, dans la traduction tchèque d'une revue d’avant-garde (la même revue qui m'avait fait connaître Milosz). C'était à Paris, dans l'atelier du peintre Wifredo Lam; Aimé Césaire, jeune, vivace, charmant, m'a assailli de questions. La toute première: «( Kundera, avez-vous connu Nezval ? - Bien sûr. Mais vous, comment l'avez-vous connu?» Non, il ne l'avait pas connu, mais André Breton lui en avait beaucoup parlé. Selon mes idées préconçues, Breton, avec sa réputation d'homme intransigeant, ne pouvait que parler en mal de Vitezslav Nezval qui, quelques années plus tôt, s'était séparé du groupe des surréalistes tchèques, préférant obéir (à peu près comme Aragon) à la voix du Parti. Et pourtant, Césaire m'a répété que Breton, en 1940, pendant son séjour à la Martinique, lui avait parlé de Nezval avec amour. Et cela m'a ému. D'autant plus que Nezval, lui aussi, je me souviens bien, parlait toujours de Breton avec amour.

Ce qui m'a le plus choqué dans les grands procès staliniens, c'est l'approbation froide avec laquelle les hommes d'État communistes acceptaient la mise à mort de leurs amis. Car ils étaient tous amis, je veux dire par là qu'ils s'étaient connus intimement, avaient vécu ensemble des moments durs, émigration, persécution, longue lutte politique. Comment ont-ils pu sacrifier, et de cette façon si macabrement définitive, leur amitié?

Mais était-ce de l'amitié? Il existe un rapport humain pour lequel, en tchèque, existe le mot « soudrnzstvi» (soudrnh : camarade), à savoir 1'« amitié des camarades» ; la sympathie qui unit ceux qui mènent la même lutte politique. Quand le dévouement commun à la cause disparaît, la raison de la sympathie disparaît aussi. Mais l'amitié qui est soumise à un intérêt supérieur à l'amitié n'a rien à faire avec l'amitié.

Dans notre temps on a appris à soumettre l'amitié à ce qu'on appelle les convictions. Et même avec la fierté d'une rectitude morale. Il faut en effet une grande maturité pour comprendre que l'opinion que nous défendons n'est que notre hypothèse préférée, nécessairement imparfaite, probablement transitoire, que seuls les très bornés peuvent faire passer pour une certitude ou une vérité. Contrairement à la puérile fidélité à une conviction, la fidélité à un ami est une vertu, peut-être la seule, la dernière.

Je regarde la photo de René Char à côté de Heidegger.

L'un célébré comme résistant contre l'occupation allemande. L'autre dénigré à cause des sympathies qu'il a eues, à un certain moment de sa vie, pour le nazisme naissant. La photo date des années d'après guerre. On les voit de dos; la casquette sur la tête, l'un grand, l'autre petit, ils marchent dans la nature. J'aime beaucoup cette photo.


Le printemps de Milan Kundera

Bức Màn

L'INIMITIÉ ET L'AMITIÉ

Sự thù ghét và tình bạn

Một bữa, thời gian, đầu thập niên 1960, thời kỳ Liên Xô đô hộ, cả hai bị đuổi khỏi chỗ làm, sức khỏe tồi tệ, vợ chồng tôi ghé một bệnh viện ở ngoại ô Prague, thăm một vị bác sĩ, bạn của những kẻ chống đối, một vị hiền giả Do Thái, như chúng tôi thường gọi ông, giáo sư Smahel. Ở đó, chúng tôi gặp E. một ký giả, cũng bị tống ra khỏi mọi chỗ, cũng sức khoẻ tồi tệ, và cả bốn chúng tôi ngồi lèm bèm rất lâu, rất là vui vẻ, rất ư là hạnh phúc, về cái không khí thân ái giữa chúng tôi.
Khi về, E cho chúng tôi quá giang trên chiếc xe hơi của anh, và trong khi đi đường, anh nhắc tới Bohumil Hrabal, lúc đó là nhà văn tchèque vĩ đại nhất hiện còn sống; văn phong của ông thì là 1 cái sự kỳ quái không bờ bến, đầy ắp kinh nghiệm bình dân (tiểu thuyết của ông thì đầy ắp những con người rất ư là bình thường), ông được rất nhiều người đọc, và rất được yêu mến, (cả một làn sóng mới của nền điện ảnh tchèque ngưỡng mộ ông và coi ông như là ông thánh đỡ đầu của họ). Ông thì cực kỳ vô chính trị. Điều này, tromg một chế độ ‘tất cả là chính trị‘ thì chẳng ngây thơ, và cũng chẳng ngây ngô rồi như đá ! Nói rõ hơn, cái sự vô chính trị của ông chửi bố chế độ, cái thế giới nơi những ý thức hệ hoành hành, tác quái. Vì điều này, mà trong một thời gian thật là dài, ông thấy ông ở trong tình trạng ‘thất sủng’, đối với Bắc Bộ Phủ, thằng cha này không xài được, theo như tin hành lang BBP xì ra, nhưng, cũng nhờ vậy mà trong thời kỳ được Bắc Triều [Liên Xô, đúng hơn] đô hộ, ông được hai chữ bình an, và bản thân ông cũng chẳng thèm đăng ký vào lực lượng kháng chiến chống lại Thiên Triều !
Và thế là trong suốt thời kỳ đô hộ, họ để ông yên thân, và hơn thế nữa, còn cho ông xuất bản vài cuốn sách.

E phát điên lên vì điều này, và chửi um lên. Làm sao mà thằng chả lại chấp nhận cho tụi nó in tác phẩm trong khi cấm ngặt những người khác, những bạn văn của thằng chả ? Làm như thế là thằng chả thông lưng với chế độ, đúng không ? Chẳng 1 lời phản đối ? Thái độ, cách ứng xử của thằng chả thật dễ ghét. Hrabal đúng là tên cớm văn nghệ VC !

Tôi phản ứng cũng phát điên lên, chẳng kém ! Sao mà ngu thế không biết ! Thật là phi lý khi nói đến cớm, đến cộng tác với chế độ, một khi mà tinh thần của những cuốn sách của Hrabal thì đầy ắp chất hài, chất tếu. Sự tưởng tượng ở trong đó ngược hẳn lại với cái tinh thần quản lý đất nước của Đảng VC, chỉ muốn bóp nghẹt thở nhân dân, trong cái áo quan sức mạnh, quyền lực của nó. Một thế giới mà người ta có thể đọc Hrabal thì hoàn toàn khác biệt với cái thế giới mà tiếng nói của ông như tiếng dế kêu, cố gắng lắm mới nghe ra được ! Chỉ một cuốn sách của ông thôi thì đã mang biết bao điều đến cho mọi người, cho cái tinh thần tự do, hơn biết bao so với những cử chỉ những lời nói phản đối, xuống đường, mặc áo thung có đề chữ chống Bắc Triều, của tất cả chúng ta.

Cuộc bàn luận trong chiếc xe hơi chẳng mấy chốc biến thành một cuộc cãi cọ hằn học.

Sau này nhìn lại tôi cực ngạc nhiên về sự hận thù, sát khí đằng đằng, đích thực, ăn miếng trả miếng, giữa hai đứa chúng tôi. Và tôi tự bảo với chính mình, cái sự hài hoà giữa hai đứa tại nơi vị bác sĩ, chỉ có tính thoáng qua, là do hoàn cảnh lịch sử tạo nên: cả hai đều bị bách hại, bị đuổi ra khỏi chỗ làm việc, còn cái chuyện đếch hài hòa, là giữa nhiều kẻ chia thành 2 phe; một phe, với họ, cuộc chiến đấu mang tính chính trị, thì cao cả, bề thế hơn, hách xì xằng hơn, so với cuộc sống cụ thể, nghệ thuật, tư tưởng, trong khi, phe kia, ý nghĩa chính trị thì chỉ là để phục vụ cuộc sống cụ thể, nghệ thuật, tư tưởng. Cả hai đều đúng, đều hợp pháp cả, nhưng bố ai hòa giải được họ!

Vào mùa Thu, 1968, trải qua hai tuần tại Paris, tôi có dịp được trò chuyện thoải mái với Aragon, tại căn phòng của ông, ở con phố Varennes. Không, tôi chẳng có gì đáng nói mà phần nhiều là lắng nghe ông. Tôi không bao giờ viết nhật ký, kỷ niệm những lần trò chuyện thì mơ hồ, về những nhận xét của ông, tôi chỉ còn giữ lại được hai đề tài, trở đi trở lại: ông nói nhiều với tôi về André Breton, cuối đời, lại gắn bó lại với ông, và ông nói về nghệ thuật tiểu thuyết. Ngay trong bài tựa cho cuốn tiểu thuyết của tôi, Chuyện Diễu (ông viết 1 tháng trước khi chúng tôi gặp gỡ), ông ngợi ca nó bằng  những lời như sau: "Con người cần tiểu thuyết như cần bánh mì". Trong những lần gặp, ông luôn hối thúc tôi phải bảo vệ "nghệ thuật" đó, (thứ nghệ thuật "bị dèm pha", như ông viết trong lời Tựa; tôi chôm công thức này làm 1 cái tít trong Nghệ thuật tiểu thuyết).

Tôi giữ lại cho mình cái cảm tưởng, sau những cuộc gặp gỡ, là, cái lý do sâu xa của sự đoạn tuyệt của ông với nhóm Siêu Thực, thì không phải chính trị (sự vâng dạ của ông với Đảng CS) mà là mỹ học (sự trung thành với tiểu thuyết, nghệ thuật ‘bị dèm pha’ bởi nhóm Siêu Thực), và có vẻ như tôi mơ hồ nhận ra thảm kịch kép trong đời ông: đam mê nghệ thuật tiểu thuyết (có lẽ là mảng chính của thiên tài của ông), và tình bạn với Breton (bây giờ thì tôi biết: vào cái thời của sự làm 1 cú thanh toán, tính sổ như thế, vết thương đau thương nhất, là của những tình bạn đổ vỡ, và, chẳng có gì ngu si khốn kiếp đần độn hơn là hy sinh tình bạn cho chính trị. Tôi thật hãnh diện vì đã chưa từng bao giờ làm cái điều ngu ngốc như thế. Tôi kính mến Mitterand vì sự trung thành mà ông gìn giữ với những đấng bạn cũ của ông. Chính là vì sự trung thành đó mà cuối đời ông bị tấn công thật là tàn nhẫn. Chính là sự trung thành đó mà ông mới phong nhã, mới quân tử, mới kẻ cả làm sao!)
Chừng 7 năm, sau những lần gặp gỡ Aragon, tôi được quen biết Aimé Césaire mà tôi đã khám phá ra thơ của ông liền sau khi chiến tranh chấm dứt, trong bản dịch tiếng Tiệp của 1 tạp chí tiền phong (cùng tạp chí nhờ nó mà tôi biết đến Milosz). Đó là tại Paris, trong xưởng vẽ của Wifredo Lam; Aimé Césaire, trẻ, sôi động, đẹp trai, dễ mến, đã tấn công tôi bằng 1 loạt những câu hỏi. Câu rất đầu tiên của ông: “Kundera, ông có quen biết Nezval ?”. “Biết chứ, lẽ dĩ nhiên, nhưng còn ông, làm sao ông biết ông ta?”
Không, ông không quen, nhưng Breton nói nhiều về Nezval với ông. Theo những ý nghĩ của riêng tôi, có thể Breton, nổi tiếng là 1 người cố chấp, thành ra không thể “nói nhẹ” về  người mà vài năm trước đã đoạn tuyệt với nhóm Siêu Thực Tiệp, để 1 lòng 1 dạ theo Đảng, (giống như Aragon). Nhưng Césaire lại nói thêm rằng, khi Breton ở Martinique, vào năm 1940, ông nói thật thiết tha, thật đáng yêu về Nezval. Điều này thật cảm động. Còn điều này nữa, như tôi nhớ thật rõ, Nezval luôn luôn nói thiết tha, đáng yêu về Breton.
Điều làm tôi cực sốc, trong những show trình diễn tại Moscow, về những vụ án lớn do Stalin ra lệnh dàn dựng, đó là sự dửng dưng chấp nhận sự thủ tiêu những bạn bè của họ, ở những đấng lãnh đạo CS mới hồi nào còn “toa moa” với nhau. Họ đều là bạn của nhau, [ui chao,chẳng khác gì đám Trần Dần, Hoàng Cầm…]. Họ đều đã từng thân mật tỉ tê với nhau, đã từng trải qua những giai đoạn, những thời ký khó khăn, gian khổ, nào sơ tán, nào bách hại, nào chiến đấu dài về thái độ chính trị. Làm thế nào mà họ có thể hy sinh tình bạn, và, bằng 1 cái cách tởm lợm như thế?

Nhưng, đó có phải là tình bạn?

Trong liên hệ giữa con người có cái mà tiếng Tiệp gọi là « soudrnzstvi», dịch sang tiếng Mít là tình bạn giữa những bạn, nhưng Mít VC thì kêu là “tình đồng chí” [l’amitié des camarades], được 1 ông thi sĩ VC vinh danh, nào là “áo anh sứt vai, quần tôi thủng đáy để lộ chim ra”, nào là “đầu súng trăng treo”…. thứ tình cảm nối kết những người cùng 1 cuộc chiến đấu chính trị [cách mạng, chữ của VC]. Một khi sự dâng hiến, một lòng một dạ với nghĩa cả, vỡ ra, thì tình bạn cũng biến mất.

Nhưng, cái tình đồng chí, được ‘chế ngự’ bởi cái gọi là tình cảm cách mạng đó, chẳng mắc mớ gì đến tình bạn, có từ khi có con người, trước khi có VC!

Vào cái thời của chúng ta, con người học được điều, đặt tình bạn dưới nghĩa cả. Và còn hãnh diện về điều này nữa chứ! Nhảm thế đấy. Phải rất trưởng thành thì mới hiểu được cái quan điểm mà chúng ta chiến đấu, bảo vệ nó, thì chỉ là 1 thứ giả thuyết, đương nhiên là không hoàn hảo, và có thể, chỉ có tính nhất thời, giai đoạn, may ra, hay, khốn nạn ra, chỉ 1 dúm người coi nó là chân lý. Thứ tình đồng chí đó làm sao là tình bạn được, bởi tình bạn là 1 đức hạnh, có lẽ cái đức hạnh cuối cùng, cái độc nhất còn lại, của con người.

Tôi nhìn bức hình nhà thơ René Char đứng bên Heidegger. Một, được ngợi ca như là 1 nhà kháng chiến Pháp, chống lại sự đô hộ, xâm lăng của Nazi. Một, bị coi là cảm tình viên của Nazi, ở 1 quãng đời đầu đời suy tư của ông. Bức hình cho thấy được chụp thời kỳ sau chiến tranh. Chúng ta nhìn hai ông từ phía sau lưng, 1, cao, 1, lùn, cả hai tay cầm mũ, từ phía bên trong, bước ra ngoài trời. Tôi rất mê bức hình này.

*

Note: Bức hình mà K. mê đó, GNV có cả đống!
Thí dụ:

7

Nhưng không thú bằng cái này,
cuộc gặp gỡ “Thượng Đỉnh” giữa VC và GNV:

ngoc

*



Exile as Liberation According to Vera Linhartova
Lưu Vong như là Phỏng Giái theo Vera Linhartova 

Vera Linhartova, vào những năm 60, là một trong những nữ văn sĩ được mến mộ nhất ở Tiệp, một nữ thần thi ca của một thứ thơ xuôi tư lự, méditative, hũ nút, hermétique, không thể nào nhét vô bất cứ 1 cái rọ nào cả, inclassable. Bỏ chạy quê hương sau cú Mậu Thân [1968] qua Paris, nàng bèn viết lách in ấn xb tác phẩm, viết bằng tiếng Tây. Giữa những đấng thân quen, bà được coi như là 1 thứ nhà văn cô đơn, riêng lẻ, đùng 1 cái, bà nhận lời xuất hiện trên mấy tờ báo chợ ở Cali, Mẽo, ấy chết, xin lỗi, bà nhận lời mời của Viện Tiếng Tây ở Prague, French Institute of Prague, vào đầu thập niên 1990, và, trong một hội thảo về đề tài lưu vong, bà bèn đưa ra một tuyên cáo. Tôi chưa từng được đọc một bài viết nào về đề tài này, không theo một hình thức nào, non-conformiste, rõ ràng, sáng sủa, sáng suốt, lucide, đến như thế.
Nửa thế kỷ thứ nhì vừa qua đã làm mọi người đều trở nên nhạy cảm với số phận của những con người bị tống ra khỏi quê hương của chính họ. Cái sự đồng cảm, thông cảm, thương cảm, nhạy cảm này đã phủ lên vấn đề lưu vong một màn sương mù đậm mùi đạo đức, và đẫm vị mặn của nước mắt, và chính cái màn sương mù mù này làm âm u bản chất đích thực, cụ thể, của cuộc sống lưu vong, mà, theo Vera, nó có cái thực chất rất ư là hướng thượng, nghĩa là, có khuynh hướng biến cái sự bị biếm, bị đầy, bị đá đít ra khỏi “quê hương mỗi người chỉ có 1”, thành 1 cú giải phóng, 1 cú nhẩy vọt về một “nơi chốn nào khác, ở đâu đó, vô danh, chưa từng biết tới, inconnu, theo như định nghĩa, mở ra mọi khả thể”.
Lẽ dĩ nhiên, rõ ràng là, bà có lý, hàng triệu lần có lý ! Nếu không, làm sao hiểu được một điều bề ngoài thật xấc xược, thật chửi bố VC trên toàn thế giới, là, sau khi chủ nghĩa CS cáo chung, hầu như không có lấy 1 mống, trong số những nghệ sĩ di dân bảnh tỏng, hách xì xằng, vội vã đóng bộ, trở về với Mẹ Hiền ?
Lạ nhỉ ? Thế là thế lào ? Không lẽ sự chấm dứt chủ nghĩa CS không xứng đáng để ăn mừng cho Cuộc Trở Về Lớn ư ?
Cứ giả như, quê hương làm mặt lạnh, ơ kìa, anh chị này, anh già kia, mụ phù thuỷ nọ, ta không quen tụi mi, thì liệu bổn phận đạo đức đối với bất cứ 1 khúc ruột ngàn dặm, có đủ để cho mi làm một bãi thật bự vào cái xứ sở ‘trăng lạnh, nước mưa chua như kít mèo’, đã từng cưu mang mi, tao đếch ở nữa, rồi… về ?
Linhartova dõng dạc phán :

Nhà văn trước hết, là 1 con người tự do, và cái bổn phận phải gìn giữ cho bằng được sự độc lập chống lại mọi câu thúc, cưỡng ép, trói buộc khiến người đó phải ‘cho qua’ mọi tính toán, mọi so đo. Đừng nói gì tới những trói buộc mà 1 chế độ lạm quyền đè lên nhà văn, mà hãy nói tới những hạn chế - những hạn chế này càng khó rũ bỏ, một khi chúng có vẻ như, hoặc thực sự là, do thiện ý, thí dụ, như trước sau 1954, trước 1975, hãy khoan đòi tự do, khoan đòi trả lại văn chương cho chúng tớ, mà hãy chờ vài năm nữa, khi đã dẹp xong Mỹ Ngụy, hay như sau 1975, hãy khoan đòi nhân quyền, tự do dân chủ, đa đảng đa điếc, vì dất nước VC chúng ta còn thù trong giặc ngoài, còn diễn tiến hòa bình… - những hạn chế như thế, đối với đám VC chính hiệu Bà Lang Trọc, chúng tin rằng đó là do tự nguyện, là do đặt quyền lợi dân tộc đất nước lên trên hết… Tụi khốn VC luôn luôn hót như sáo, những bản kẽm về nhân quyền, [làm gì có tù chính trị, làm gì có vi phạm tôn giáo… ở xứ Mít VC…], đồng thời cố tình, nằng nặc coi mỗi cá nhân như là tài sản của đất nước VC .

Bà còn đi xa hơn :
«Tôi bèn chọn một nơi chốn tôi sống tự do, tiện thể, tôi bèn chọn một ngôn ngữ mà tôi muốn nói. »
Mọi người bèn ‘phản biện’ [chữ này của VC, nhưng Thầy Cuốc mê lắm !] :
Nhà văn, cho dù là 1 kẻ tự do, nhưng chẳng lẽ không là tên gác của ngôn ngữ [le gardien de sa langue]? Liệu điều này, ‘làm 1 tên gác ngôn ngữ’, không có 1 ý nghĩa nào tới thiên chức của hắn ta, hay chị ả ?
SCN của xứ Tiệp bèn chửi um lên :
« Luôn luôn, người ta giả đò rằng thì là, không như những người khác, nhà văn là kẻ bị dính chặt hơn ai hết, với ngôn ngữ mẹ đẻ, như 1 cái thòng lọng ở cổ anh ta, mi phản bội ta là ta thắt cổ mi liền tù tì ! Tôi tin rằng, đây là 1 huyền thoại, nữa, khác, trong số những huyền thoại đã được sử dụng như là một ‘excuse’ [một cái cớ], của những bộ lạc còm cõi, bẽn lẽn. »
Và bà bèn hạ 1 câu thật hách :
“Nhà văn không là tù nhân của chỉ 1 ngôn ngữ”.
Đúng là một câu văn lớn lao, vĩ đại, phỏng giái hiển hách. Với 1 câu văn đầy ngạo mạn như thế, chỉ 1 cuộc đời phù du, ngắn ngủi mới có thể ngăn chặn nhà văn rút ra tất cả những kết luận từ 1 lời mời gọi hãy đến với tự do.
Linhartova: “Những tình cảm của tôi thì đi theo kiểu của những kẻ du mục, tôi không cảm được cái thứ tâm hồn lắng đọng, dậm chân tại chỗ, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Và tôi nghĩ mình có quyền để mà phán rằng, cái sự lưu vong của riêng tôi quả đúng là đã hoàn tất điều mà tôi suốt đời ao ước, nhất: sống ở đâu đó.”
Khi Linhartova viết bằng tiếng Tây, thì liệu bà vẫn còn là 1 nhà văn Tiệp? Không. Bà trở thành 1 nhà văn Tây? Lại càng không!
Bà ở đâu đó. Đâu đó, như Chopin xa xưa, đâu đó, như sau này, mỗi người theo cách của người đó, Nabokov, Beckett, Stravinsky, Gombrowicz.
Hẳn nhiên rồi, mỗi người sống cuộc sống lưu vong của người đó, theo cách của người đó, không làm sao bắt chước, và trường hợp của Linhartova thì là 1 cực điểm, tới bến.
Tuy nhiên, sau bài viết triệt để, sáng ngời của bà, chúng ta không thể nào nói về lưu vong, như là chúng ta từng lèm bèm, cho tới nay.
*

LE REFUS INTÉGRAL DE L'HÉRITAGE OU IANNIS XENAKIS
(texte publié en 1980 avec deux interludes de 2008)

 

1

C'était deux ou trois ans après l'invasion russe en Tchécoslovaquie. Je suis tombé amoureux de la musique de Varèse et de Xenakis.
Je me demande pourquoi. Par snobisme d'avant-garde? Dans ma vie solitaire de cette époque, le snobisme aurait été dépourvu de sens. Par intérêt d'expert? Si je pouvais à la rigueur comprendre la structure d'une composition de Bach, j'étais, face à la musique de Xenakis, complètement désarmé, non instruit, non initié, un auditeur, donc, tout à fait naïf. Et pourtant, j'ai éprouvé un plaisir sincère à l'audition de ses œuvres que j'ai écoutées avec avidité. J'avais besoin d'elles: elles m'ont apporté un bizarre soulagement.
Oui, le mot est lâché. J'ai trouvé dans la musique de Xenakis un soulagement. J'ai appris à l'aimer pendant l'époque la plus noire de ma vie et de mon pays natal.
Mais pourquoi cherchais-je le soulagement chez Xenakis et non pas dans la musique patriotique de Smetana où j'aurais pu trouver l'illusion de la pérennité de ma nation qui venait d'être condamnée à mort?
Le désenchantement causé par la catastrophe qui frappa mon pays (catastrophe dont les conséquences seront séculaires) ne se limitait pas aux seuls événements politiques: ce désenchantement concernait l'homme en tant que tel, l'homme avec sa cruauté mais aussi avec l'alibi infâme dont il se sert pour dissimuler cette cruauté, l'homme toujours prêt à justifier sa barbarie par ses sentiments. Je comprenais que l'agitation sentimentale (dans la vie privée de même que publique) n'est pas en contradiction avec la brutalité mais qu'elle se confond avec elle, qu'elle en fait partie ...

2 

J'ajoute en 2008: En lisant dans mon vieux texte les phrases sur «ma nation qui venait d'être condamnée à mort» et sur « la catastrophe qui frappa mon pays ... et dont les conséquences seront séculaires », tout spontanément j'ai voulu les supprimer puisque aujourd'hui elles ne pouvaient que paraître absurdes. Puis, je me suis dominé. Et j'ai même trouvé légèrement déplaisant que ma mémoire ait voulu se censurer. Telles sont les Splendeurs et Misères de la mémoire: elle est fière de savoir garder fidèlement la suite logique des événements passés; mais, quant à la façon dont nous les avons vécus, elle ne se sent liée par aucun devoir de vérité. En voulant supprimer ces petits passages, elle ne se sentait coupable d'aucun mensonge. Si elle avait voulu mentir, n'était-ce pas au nom de la vérité? Car n'est-il pas évident, aujourd'hui, qu'entre-temps l'Histoire a fait de l'occupation russe de la Tchécoslovaquie un simple épisode que le monde a déjà oublié?
Bien sûr. Pourtant, cet épisode, moi et mes amis l'avons vécu comme une catastrophe sans espoir. Et si on oublie notre état d'âme d'alors, on ne peut rien comprendre, ni le sens de cette époque, ni ses conséquences. Notre désespoir, ce n’était pas le régime communiste. Les régimes arrivent et passent. Mais les frontières des civilisations durent. Et nous nous sommes vus avalés par une autre civilisation. À l'intérieur de l'empire russe tant d'autres nations étaient en train de perdre jusqu'à leur langue et leur identité. Et je me suis d'emblée rendu compte de cette évidence (de cette étonnante évidence) : la nation tchèque n'est pas immortelle; elle peut aussi ne pas être. Sans cette idée obsédante, mon étrange attachement à Xenakis serait incompréhensible. Sa musique m'a réconcilié avec l'inéluctabilité de la finitude.

3

Reprise du texte de 1980: À propos des sentiments justifiant la cruauté humaine, je me rappelle une réflexion de Carl Gustav Jung. Dans son analyse d'Ulysse, il appelle James Joyce (de prophète de l'insensibilité»: «Nous possédons, écrit-il, quelques points d'appui pour comprendre que notre duperie sentimentale a pris des proportions vraiment inconvenantes. Pensons au rôle réellement catastrophique des sentiments populaires en temps de guerre [ ... ]. La sentimentalité est une superstructure de la brutalité. Je suis persuadé que nous sommes prisonniers [ ... ] de la sentimentalité et que, par suite, nous devons trouver parfaitement admissible que survienne dans notre civilisation un prophète de l'insensibilité compensatrice. »
Bien que « prophète de l'insensibilité », James Joyce pouvait rester un romancier. Je pense même qu'il aurait pu trouver dans l'histoire du roman les prédécesseurs de sa « prophétie ». Le roman en tant que catégorie esthétique n'est pas nécessairement lié à la conception sentimentale de l'homme. La musique, en revanche, ne peut échapper à cette conception-là.
Un Stravinsky a beau récuser la musique comme expression des sentiments, l'auditeur naïf ne sait pas la comprendre autrement. C'est la malédiction de la musique, c'est son côté bête. Il suffit qu'un violoniste joue les trois premières longues notes d'un largo pour qu'un auditeur sensible soupire: «Ah, que c'est beau 1» Dans ces trois premières notes qui ont provoqué l'émootion, il n'y a rien, aucune invention, aucune création, rien du tout: la plus ridicule « duperie sentimentale ». Mais personne n'est à l'abri de cette perception de la musique, de ce soupir niais qu'elle suscite.
La musique européenne est fondée sur le son artificiel d'une note et d'une gamme; ainsi se trouve-t-elle à l'opposé de la sonorité objective du monde. Depuis sa naissance, elle est liée, par une convention insurmontable, au besoin d'exprimer une subjectivité. Elle s'oppose à la sonorité brute du monde extérieur comme l'âme sensible s'oppose à l'insensibilité de l'univers.
Mais le moment peut venir (dans la vie d'un homme ou dans celle d'une civilisation) où la sentimentalité (considérée jusqu'alors comme une force qui rend l'homme plus humain et pallie la froideur de sa raison) est dévoilée d'emblée comme la « superstructure de la brutalité », toujours présente dans la haine, dans la vengeance, dans l'enthousiasme des victoires sanglantes. C'est alors que la musique m'est apparue comme le bruit assourdissant des émotions, tandis que le monde de bruits dans les compositions de Xenakis est devenu beauté; la beauté lavée de la saleté affective, dépourvue de la barbarie sentimentale.

4
 

J'ajoute en 2008: Par pure coïncidence, dans ces jours où je pense à Xenakis, je lis le livre d'un jeune écrivain autrichien, Thomas Glavanic: Le Travail de la nuit. L'homme de trente ans, Jonas, se réveille un matin et le monde qu'il retrouve est vide, sans humains; son appartement, les rues, les magasins, les cafés, tout est là, inchangé, comme avant, avec toutes les traces de ceux qui, hier encore, y habitaient mais n'y sont plus. Le roman raconte l'errance de Jonas à travers ce monde abandonné, à pied, puis à bord de voitures dont il change, puisque toutes sont là, sans chauffeurs, à sa disposition. Pendant quelques mois, avant qu'il ne se suicide, il parcourt ainsi le monde en cherchant désespérément les traces de sa vie, ses propres souvenirs et même les souvenirs des autres. Il regarde les maisons, les châteaux, les forêts, et pense aux innombrables générations qui les ont vus et ne sont plus là; et il comprend que tout ce qu'il voit est l'oubli, rien que l'oubli, l'oubli dont l'absolu s'accomplira bientôt, dès que lui-même ne sera plus là. Et moi je pense de nouveau à cette évidence (à cette étonnante évidence) que tout ce qui est (la nation, la pensée, la musique) peut aussi ne pas être. 

5

Reprise du texte de 1980: Tout en étant «prophète de l'insensibilité »), Joyce pouvait rester romancier; Xenakis, en revanche, a dû sortir de la musique. Son innovation a un autre caractère que celle de Debussy ou de Schonberg. Ceux-ci n'ont jamais perdu le lien avec l'histoire de la musique, ils pouvaient toujours « revenir en arrière» (et ils revenaient souvent). Pour Xenakis, les ponts étaient rompus. Olivier Messiaen l'a dit: la musique de Xenakis est « non pas radicalement nouvelle mais radicalement autre». Xenakis ne s'oppose pas à une phase précédente de la musique. Il se détourne de toute la musique européenne, de l'ensemble de son héritage. Il situe son point de départ ailleurs: non pas dans le son artificiel d'une note qui s'est séparé de la nature pour exprimer une subjectivité humaine, mais dans le bruit du monde, dans une « masse sonore » qui ne jaillit pas de l'intérieur du cœur mais arrive vers nous de l'extérieur comme les pas de la pluie, le vacarme d'une usine ou le cri d'une foule.
Ses expérimentations sur des sons et des bruits qui se trouvent au-delà des notes et des gammes pourront-elles fonder une nouvelle période de l'histoire de la musique? Demeureront-elles longtemps dans la mémoire des mélomanes? Rien n'est moins sûr. Ce qui restera, c'est le geste d'un immense refus: pour la première fois, quelqu'un a osé dire à la musique européenne qu'il est possible de l'abandonner. De l'oublier. (Est-ce un hasard si Xenakis, pendant sa jeunesse, a pu connaître la nature humaine comme jamais aucun autre compositeur ne l'a connue? Passer par les massacres d'une guerre civile, être condamné à mort, avoir son beau visage marqué à jamais par une blessure ... ) Et je pense à la nécessité, au sens profond de cette nécessité, qui a conduit Xenakis à prendre le parti de la sonorité objective du monde contre celle de la subjectivité d'une âme .


LE REFUS INTÉGRAL DE L'HÉRITAGE
OU IANNIS XENAKIS
(texte publié en 1980
avec deux interludes de 2008)

Ném bỏ tất cả di sản vô thùng rác hay là Iannis Xenakis
[bản in năm 1980, với hai cú xen kẽ năm 2008]

Anh có khoẻ không? Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni phải không?
Em sẽ gửi cho anh tập thơ đầu tiên...
Em gửi cho anh ba bài thơ mới nhất nhé, anh đọc và chia sẻ với em.
Thỉnh thoảng em vẫn nghĩ đến anh và nhớ là anh rất hóm và gần gũi.
 

Chừng hai, hoặc ba năm, sau cú xâm lăng Tiệp của Nga xô, tôi đâm ra tương tư nhạc của Varèse và của Xenakis.
Tôi tự hỏi mình, tại sao. Do ‘xì nốp’, đua đòi, tiên phong chăng? Cuộc sống cô đơn vào thời kỳ đó không cho phép tôi ‘đua đòi’. Hay là do sự quan tâm của 1 chuyên gia chăng? Tôi có thể, với một chút cố gắng, hiểu một khúc của Bach, nhưng trước thứ âm nhạc của Xenakis, tôi hoàn toàn không được sửa soạn, désarmé, vô trường lớp, theo nghĩa, vô học, non instruit, không có tí dẫn dắt, non initié, một thính giả miệt vườn, nhà quê, hoàn toàn ngu nga ngu ngơ, tout à fait naïf. Vậy mà, quái làm sao, tôi cảm thấy một nỗi vui thật thà, un plaisir sincère, và chăm chú nghe như 1 kẻ chết đói chết khát!
Ngắn gọn: Tôi cần chúng. Chúng mang đến cho tôi một sự nhẹ lòng lạ kỳ, un bizarre soulagement.
Đúng rồi, đúng từ đó đó. Tôi tìm thấy trong nhạc Xenakis một sự nhẹ lòng. Tôi lần mò tẩn ma tẩn mẩn học yêu nó trong suốt thời kỳ đen tối nhất trong đời tôi, và xứ sở quê hương của tôi.
J’ai appris à l’aimer pendant l’époque la plus noire de ma vie et de mon pays natal. 

Đúng rồi, đúng là hoàn cảnh GNV, những ngày khám phá ra, thí dụ, Ngày mai đi nhận xác chồng, Người ở lại Charlie… trong trại cải tạo VC.
Trước đó, Gấu chưa từng biết đến nó, vì còn ngụp lặn trong cái địa ngục đen ngòm của Quán Đen, của Cô Ba. Chỉ đến khi sau 30 Tháng Tư 1975, đi tù VC thì GNV mới được nghe một số bản nhạc trên, như thể, đúng vào thời điểm đó, chúng mới xuất hiện, riêng cho Gấu, để cho Gấu có cái cảm giác nhẹ lòng, và biết mình cần chúng đến là dường nào!

Nhưng, hà cớ làm sao mà tôi không chọn thứ nhạc đỏ, đường ra trận mùa này đẹp lắm, xúi Bắc Kít nhỏ máu ngón tay viết đơn xin được xẻ dọc Trường Sơn, vô chiến trường Miền Nam ‘giết rất nhiều Mỹ Ngụy’, như dòng thơ Brodsky bị ông Mít Butor chế biến cho hợp gu VC, tại làm sao mà tôi lại chọn nhạc Xenakis để nhẹ lòng, mà không chọn nhạc ái quốc của Smetana, mà tôi có thể tìm thấy ở trong đó ảo tưởng về một đất nước bốn ngàn năm văn hiến, mà sẽ còn văn hiến dài dài, nhưng lại vừa mới bị kết án tử, do cú thảm tử 30 Tháng Tư 1975?
Cái sự chán chường do cái thảm họa tàn khốc giáng xuống quê hương tôi, (Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này, TTT. Còn Kundera: Thảm họa mà những hậu quả của nó thì sẽ hàng hàng thế kỷ, a catastrophe whose consequences will be felt for centuries. Đúng là trí lớn gập nhau!], thì không chỉ giới hạn trong những biến động chính trị: sự chán chường, thôi thế thì thôi, là hết nước Mít rồi, chỉ còn VC thôi, như thế, nó liên quan tới con người, như… VC, 1 thứ VC với sự độc ác của nó, nhưng mà còn có tài giấu giếm, hóa trang sự độc ác, một thứ VC thật mau lẹ biện minh cho sự độc ác, dã man, man rợ của nó, bằng những cảm nghĩ ‘thánh thiện’ [yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, thí dụ]. Tôi đã nhìn thấy sự giao động của 1 thứ cảm nghĩ như trên đây (trong cuộc sống riêng tư, cá nhân, cũng như trong công chúng, cộng đồng), nó thì không mâu thuẫn với sự tàn bạo, độc ác; đúng hơn, nhập một với nó, là 1 phần, hay 1 mẩu, của nó…
(1980)

Note: Đoạn văn trên, thực sự không dịch K, mà vừa dịch vừa chế biến nó, đúng cái tinh thần K chỉ ra, đã độc ác, lại còn có khả năng hoá trang cái độc ác, thành cái thánh thiện.
Nên nhớ GNV, là 1 tên Bắc Kít hơn cả Bắc Kít!
Thằng khốn ‘khoanh vùng’ còn ác ôn hơn cả nhà nước VC, một độc giả TV đã từng nhận xét!

Đoạn thêm vô 2008: Đọc lại bản văn cũ, những gì gì, ‘xứ Mít tôi vừa bị kết án tử vào ngày 30 Tháng Tư 1975, thảm họa này giáng xuống dân Mít… và hậu quả của nó sẽ còn kéo dài, dài hơn cả lịch sử dựng nước 4 ngàn năm văn hiến của nó’, liền lập tức tôi thấy ‘bỗng dưng muốn khóc’!

Hà, hà!

K. viết khác, liền lập tức, tôi muốn xóa bỏ, bởi vì, vào thời điểm mà tôi đang viết những dòng này, chúng có vẻ thật phi lý. Và rồi thì, tôi cảm thấy mình cố dằn mình, và rồi thì, tôi cảm thấy tôi đang cảnh báo tôi, thằng khốn kiếp, tính bò về hả, tính sửa sai hồi ức ư, tính tự kiểm duyệt kỷ niệm của mi ư, GNV ?

Đó đúng là cái gọi là Những huy hoàng, những tuyệt vời, những bảnh tỏng, hách xì xằng của hồi ức: nó hãnh diện được giữ gìn thật là trung thực cái sự liên tục luận lý những biến động, sự kiện đã qua; nhưng, theo cái cách mà chúng ta đã sống những sự kiện đó, nó chẳng mắc mớ gì tới cái gọi là bổn phận [phải nói ra] sự thực cả. Trong khi muốn huỷ bỏ tí ti, một vài đoạn làm xàm, bố lếu bố láo, [chẳng hạn cái đoạn VP lên đường theo kháng chiến, theo VC, thì cứ nói đại ra, rồi chán, rồi cái đoạn bị VC cho đi tù, thôi bỏ qua hết đi cho tiện việc nhà nước, cho đúng "fóc" 1 nhà văn Chống Cộng. Chống Cộng gì mà lại có những ngày theo VC, và cái vụ bị VC bắt thì cũng chẳng hay ho gì...], nó cảm thấy nó chẳng có tí tội nói dối con khỉ gì hết!
Bỏ đi tí ti như thế, thì đã sao ?
Biên tập mà!
Giả như nói dối, đúng thế, thì cũng để nhân danh sự thực. Nhân danh chân lý Chống Cộng chứ?
Bởi vì rõ ràng thì là cả 1 giai đoạn VNCH rực rỡ như thế, đâu có ai thèm nhắc tới nữa, mà nếu có nhắc, thì đúng như VC nhắc, một lũ bán nước!

Và hiển nhiên là, đến bây giờ, vào lúc này, lịch sử đã đẩy thời kỳ Nga đô hộ vào dĩ vãng, chẳng ai còn nhớ. Hẳn nhiên là như vậy. Tuy nhiên, thời kỳ đô hộ đó, tôi và đám bạn đã sống nó, như là 1 thảm họa vô hy vọng. Và nếu "nhân loại" bỏ qua cái khổ nạn về tinh thần của chúng tôi, lũ Ngụy, người ta sẽ chẳng hiểu, cái ý nghĩa của thảm họa, và những hậu quả của nó, [thì Gấu đã phán rồi, mấy tên bỏ chạy thì có ra cái chó gì, là vậy!] Nỗi tuyệt vọng của chúng tôi, thì không phải là chủ nghĩa Cộng Sản. Chế độ tới rồi đi. Nhưng những biên giới của những nền văn hóa thì chịu đựng hoài, và chúng tôi thấy chúng tôi bị nuốt chửng bởi một nền văn hóa khác, rất ư khác biệt, [liệu đám Nam Bộ bi giờ, còn, chỉ một mống, tin vào ông anh Bắc Kít ruột thịt?]. Ở bên trong cái đế quốc Đỏ là Liên Xô, biết bao quốc gia đang mất dần, đến cả tiếng nói và căn cước của chúng. Và tôi nhận ra 1 sự kiện hiển nhiên: Rằng, cái gọi là nước Tiệp đó, đếch bất tử! Nó cũng có thể có một ngày chịu thua, đầu hàng…  Bắc Kít, nghĩa là, chấm dứt hiện hữu, cái gọi là xứ Nam Bộ!
Nếu không có nỗi ám ảnh này, không làm sao giải thích được tại sao tôi tương tư nhạc Xenakis. Nhạc của ông khiến tôi hòa giải được với cái điều Mít gọi là “Chạy trời không khỏi nắng”!

Hà, hà!


Đoạn thêm vô 2008: Đọc lại bản văn cũ, những gì gì, ‘xứ Mít tôi vừa bị kết án tử vào ngày 30 Tháng Tư 1975, thảm họa này giáng xuống dân Mít… và hậu quả của nó sẽ còn kéo dài, dài hơn cả lịch sử dựng nước 4 ngàn năm văn hiến của nó’, liền lập tức tôi thấy ‘bỗng dưng muốn khóc’!

Và hiển nhiên là, đến bây giờ, vào lúc này, lịch sử đã đẩy thời kỳ Nga đô hộ vào dĩ vãng, chẳng ai còn nhớ. Hẳn nhiên là như vậy. Tuy nhiên, thời kỳ đô hộ đó, tôi và đám bạn đã sống nó, như là 1 thảm họa vô hy vọng. Và nếu "nhân loại" bỏ qua cái khổ nạn về tinh thần của chúng tôi, lũ Ngụy, người ta sẽ chẳng hiểu, cái ý nghĩa của thảm họa, và những hậu quả của nó, [thì Gấu đã phán rồi, mấy tên bỏ chạy thì có ra cái chó gì, là vậy!] Nỗi tuyệt vọng của chúng tôi, thì không phải là chủ nghĩa Cộng Sản. Chế độ tới rồi đi. Nhưng những biên giới của những nền văn hóa thì chịu đựng hoài, và chúng tôi thấy chúng tôi bị nuốt chửng bởi một nền văn hóa khác, rất ư khác biệt, [liệu đám Nam Bộ bi giờ, còn, chỉ một mống, tin vào ông anh Bắc Kít ruột thịt?]. Ở bên trong cái đế quốc Đỏ là Liên Xô, biết bao quốc gia đang mất dần, đến cả tiếng nói và căn cước của chúng. Và tôi nhận ra 1 sự kiện hiển nhiên: Rằng, cái gọi là nước Tiệp đó, đếch bất tử! Nó cũng có thể có một ngày chịu thua, đầu hàng…  Bắc Kít, nghĩa là, chấm dứt hiện hữu, cái gọi là xứ Nam Bộ!
Nếu không có nỗi ám ảnh này, không làm sao giải thích được tại sao tôi tương tư nhạc Xenakis. Nhạc của ông khiến tôi hòa giải được với cái điều Mít gọi là “Chạy trời không khỏi nắng”!

Hà, hà!

3

Đọc lại bản văn 1980.
V/v những tình cảm biện minh cho cái ác của con người, tôi bỗng nhớ đến 1 suy tưởng của Carl Gustav Jung. Trong nghiên cứu tác phẩm Ulysse, ông gọi James Joyce, nhà ‘tiên tri của vô cảm’: “Chúng ta sở hữu, ông viết, một vài điểm tựa để hiểu ra rằng, cái sự bịp bợm mang tính tìm cảm của chúng ta [….] thì có những phần đếch làm sao chịu được. Thí dụ, về vai trò thực sự gây họa là những tình cảm phổ thông thời kỳ chiến tranh [thí dụ, xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, tiếng hát át tiếng bom..], cái tình cảm khốn kiếp này là 1 siêu cấu trúc của sự bất nhân, tàn bạo, mà nằm 'trong tim trong hồn' của nó là Cái Ác BK. Tôi tin rằng, chúng ta là những tù nhân […] của cảm tính, và, do đó, chúng ta phải kiếm cho ra 1 ông tiên tri về vô cảm, để bù trừ, nếu không có, là bỏ mẹ.” 

Ui chao, nếu đúng như thế thì hoá ra xã hội Mít bi giờ đầy rẫy những đấng tiên tri vô cảm! Và đây là sự bù trừ của cái thói, hơi tí là nhỏ máu ngón tay viết đơn xin xẻ dọc Trường Sơn ngày nào! 

Thực sự GNV này cũng đã từng nghĩ như thế, về cái hậu quả của cuộc chiến hiện nay ở VN, nhưng hơn cả K, GNV tin rằng, trong cái ác BK đó, còn có cái đẹp ghê rợn, và là giấc mộng đổi đời, thoát kiếp của những anh cu Sài BK.
Chính cái đẹp ghê rợn đó, đẻ ra 1 ông Thánh Toán!

Gấu, thí dụ, nếu không khăn gói quả mướp xuống tầu há mồm năm 1954, thì sau này, hẳn là cũng nhỏ máu ngón tay, và luôn cả ngón chân, xin vô Nam chiến đấu!
Note: Bài viết này, có post nguyên tác tiếng Tây, ở đây chỉ là ứng tác, mô phỏng.
GNV này noi gương Bác, người đã áp dụng thông minh và thiên tài chủ nghĩa Marx vô thực tế Mít.

Mặc dù là nhà ‘tiên tri vô cảm’, James Joyce còn là tiểu thuyết gia, và tôi không thể nghĩ, ông kiếm thấy những ‘tiền thân’ về tiên tri của ông, trong lịch sử tiểu thuyết. Tiểu thuyết, như là một phạm trù mỹ học, thì không bắt buộc phải níu cứng vào một quan điểm tình cảm về con người. Tuy nhiên âm nhạc thì lại không làm sao tránh được một quan điểm như thế.
Mặc dù Stravinsky chối từ thứ âm nhạc biểu lộ tình cảm, một tay nghe nhạc, thứ ngây thơ, ngù ngờ, không có cách chi khác để hiểu âm nhạc, ngoài cách ấy. Một nhạc sĩ vĩ cầm chỉ cần kéo ba nốt dài mở ra 1 khúc largo, là 1 thính giả đầy sũng nước mắt, vãi linh hồn liền tù tì, miệng hít hà, ôi, sao mà đẹp đến như thế, hả trời ! Trong ba nốt dài đó, khiến 1 thính giả vãi linh hồn như thế đó, chẳng có cái chó gì ở trong đó: không phát kiến, không sáng tạo, không là không : đây là 1 cú ‘bịp bợm tình cảm’ dị hợm nhất, it is the most ridiculous ‘sentimentality hoax’, la plus ridicule ‘duperie sentimentale’. Nhưng khó có người tránh được cái ‘nắng chạy trời không khỏi’, ‘bỗng dưng muốn khóc’, không ai thoát được cái tiếng thở dài não nuột ngu ngốc đó.

Âm nhạc Âu Châu được thành lập trên cái nền âm thanh nhân tạo, gồm 1 nốt, và 1 gam, và, như thế, nó ở vào cái thế đối nghịch với âm thanh mang tính khách thể của thế giới. Ngay từ khi sinh ra là nó bị buộc chặt, bởi một quy ước không làm sao vượt ra khỏi được, với cái yêu cầu diễn tả một chủ thể. cố tình làm mặt lạ, cố chống lại thứ âm nhạc thô bạo, cục cằn của thế giới ngoại tại, như là một tâm hồn mẫn cảm, [vừa đụng tới là vãi nước… mắt ra], bằng mọi cách, cưỡng lại tính vô cảm của vũ trụ.

Nhưng cái khoảnh khắc đó, có thể tới, (trong cuộc đời một con người, hay là của một nền văn minh), vào lúc đó, cái tình cảm [được coi như là 1 sức mạnh làm cho người ‘người’ hơn cả con người, thoát ra khỏi, rũ ra khỏi, cái sự lạnh lẽo của lý trí của nó), đụng tới "cái khoảnh khắc bị lột trần": ui chao hoá ra là cái tình cảm đẹp đẽ đó, xẻ dọc TS đi cứu nước, Miền Nam trong trái tim tôi, đường ra trận mùa này đẹp lắm, cùng mắc võng trên rừng TS… bất thình lình, bị vén trần, để lộ ra cái gọi là ‘siêu cấu trúc của sự tàn bạo, súc vật’, nó luôn luôn hiện diện ở trong sự hận thù, trong sự trả thù, trong cái hả hê, sướng điên người lên được, khi đi tới Hàng Xanh, thí dụ, chứng kiến Sài Gòn quì gục trước đám BK, chứng kiến những chiến thắng đầy máu. Chính vào lúc đó, theo tôi, âm nhạc xuất hiện, như là tiếng động nhức nhối của tình cảm, của xúc động, trong khi đó, thế giới của những tiếng động trong những sáng tác của Xenakis, trở thành cái đẹp; một cái đẹp được rửa sạch sự nhơ bẩn dễ gây nhiễm,  không còn sự man rợ tình cảm.

Như có Bác H trong ngày vui đại thắng!

Viết thêm năm 2008: Hoàn toàn tình cờ, trong những ngày nghĩ tới Xenakis, tôi đọc 1 cuốn sách của một nhà văn trẻ người Úc, Thomas Glavanic, “Việc làm trong đêm”. Jonas, một người đàn ông 30 tuổi, một buổi sáng thức giấc, thấy chung quanh trống trơn, không một người; căn phòng của anh ta, đường phố, cửa tiệm, hàng quán,…  Quán Chùa tất cả còn đó, chẳng có gì thay đổi, những dấu vết của những con người như GNV ngày hôm qua ngồi nhâm nhi cà phê, vưỡn còn, nhưng chẳng có 1 mống nào còn! Cuốn sách tả anh chàng Jonas lang thang trong thế giới hoang phế, đi bộ, hoặc trên 1 chiếc xe hơi, mà anh ta thay đổi, chúng không có tài xế, vô tư đợi đó chờ anh xài. Trong vài tháng trời, trước khi anh ta tự tử, anh ta lêu bêu như thế trong 1 thế giới mà anh ta cố tìm lại, trong tuyệt vọng dấu vết cuộc đời của anh, những kỷ niệm của riêng anh, luôn cả những kỷ niệm của những người khác. Anh nhìn nhà cửa. lâu đài, những cánh rừng, và nghĩ đến hàng hàng thế hệ, bốn ngàn năm văn hiến, cũng đã từng nhìn thấy chúng, và nay chẳng còn; và anh ngộ ra, như Phật ngày nào chắc đã ngộ ra, tất cả những gì anh nhìn, thì đều là quên lãng, lãng quên, chỉ có nó, chỉ là nó, chỉ còn nó, 1 thứ lãng quên mà tuyệt đối sẽ hoàn tất một khi mà anh ta cũng chẳng còn.

Và tớ lại nghĩ tới cái điều hiển nhiên (cái điều hiển nhiên kinh ngạc đó), tất cả những gì đang có đó (quốc gia Mít, tư tưởng Mít, âm nhạc Mít), cũng có thể không đang có đó!

Hà, hà!

5

Đọc lại bản văn 1980: Là đấng tiên tri vô cảm, cho dù như vậy, Joyce vưỡn có thể là 1 tiểu thuyết gia ; Xenakis, ngược lại, phải đi ra khỏi âm nhạc. Cái sự làm mới âm nhạc của ông thì có 1 tính cách khác, so với của Debussy hay của Schonberg. Hai ông này không bao giờ cắt đứt liên lạc với lịch sử âm nhạc, họ vẫn luôn luôn có thể « trở lại phía sau » (và họ luôn luôn trở lại như vậy). Với Xenakis, những cây cầu đều bị gẫy. Olivier Messiaen nói về ông: âm nhạc của Xenakis « không phải cực mới, mà là cực khác ». Ông không chống một « pha » nào, tiền nhiệm, của âm nhạc. Ông quay lưng với tất cả âm nhạc Âu Châu, nghĩa là, ông vờ luôn toàn bộ di sản của nó. Ông cắm thuyền âm nhạc của ông, ở khởi điểm, và khởi điểm thì ở đâu đó - không phải từ 1 nốt và 1 gam nhạc, cái khởi điểm nhân tạo của nhạc Âu Châu, tách biệt nó ra khỏi thiên nhiên, để diễn tả một chủ thể con người, mà là trong tiếng động của thế giới, trong cái « khối âm thanh » bật ra, không từ bên trong trái tim mà tới với chúng ta từ bên ngoài, như những bước chân của mưa, tiếng ồn của 1 nhà máy, hay tiếng gào thét của đám đông.
Những trải nghiệm về âm thanh, và tiếng động, ở quá những nốt nhạc, những gam nhạc, liệu chúng có thể tạo nên một thời kỳ mới của lịch sử âm nhạc ? Liệu chúng có trụ lại được lâu ở trong trí nhớ của những khúc bi thương ? Chẳng có gì là chắc chắn. Cái sẽ còn ở lại, là một cử chỉ lớn của sự chối từ. Lần đầu tiên có 1 kẻ đã dám nói với âm nhạc Âu Châu, mi có thể đi chỗ khác chơi. Ta có thể quên mi. (Liệu tình cờ, khi, vào khi còn trẻ, Xenakis đã có thể biết bản chất của con người, mà chưa hề có một nhà soạn nhạc nào khác biết, như cách mà ông biết nó ? Trải qua những vụ tàn sát của một cuộc nội chiến, bị kết án tử, có một bộ mặt thật điển trai bị đánh dấu bằng một vết thương…). Và tôi nghĩ đến sự cần thiết, và đến cái ý nghĩa sâu xa của sự cần thiết này, nó, chính nó đã dẫn dắt Xenakis chọn lựa phiá âm thanh khách thể chống lại thứ âm thanh chủ thể của một tâm hồn.

Kundera