*


 



*
Happy Birthday to U, Jenny.
25.9.09
Richie & Jennifer


 *


*
*

 Tribute to PCL & VHNT

Note: Bài viết trên, trên Talawas, [cái tít Những chi tiết thơ trong một cõi không thơ là của bà chủ quán], nguyên gốc VHNT, đọc lại thấy bồi hồi quá đỗi.
Và nhớ.
Cả hai.
VHNT và:
Anh,
Trước hết em phải thành thật xin lỗi anh vì thời gian qua nhận rất nhiều mail của anh mà bất lịch sự không hồi âm nổi một dòng. Em đi làm phim xa nhà hàng tháng trời, nên không tiện liên lạc...
Anh có khỏe không. Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni?
Em gửi anh ba bài thơ mới nhất nhé, anh đọc và chia sẻ với em.
Thỉnh thoảng, em vẫn nghĩ tới anh, và nhớ là anh rất hóm và gần gũi.


On God

Chỉ người kiêu ngạo mới ráng khiêm cung; chỉ người ngạo mạn mới tìm cách vứt bỏ tánh kiêu căng bằng tập luyện tánh khiêm cung. Tập luyện tánh khiêm cung còn là hành vi tự mãn. Lắng nghe và do đó biết, phải là phẩm chất tự nhiên của tánh khiêm cung; và một tâm trí hiểu bản chất của tánh khiêm cung thì không bao giờ theo sau,  không  bao  giờ phục tùng ( To listen and therefore to learn, there must be a spontaneous quality of humility; and a mind that has understood the nature of humility never follow, never obeys). Làm thế nào cho điều hoàn toàn phủ định, trống không, phục tùng hoặc theo sau bất cứ người nào chứ?
*
Note: Thăm hỏi
Wednesday, September 23, 2009 10:23 PM
Trụ,
Khoẻ không mày? Bữa trước, trong một bữa cơm thân mật do một người bạn mời, tao có gặp và nói chuyện với  xừ T., chủ tiệm sách VK (đã đóng cửa mấy tháng nay). Chúng tao có nói chuyện về mày và website của mày, xem ra xừ ấy có vẻ thường đọc mày.
Hình như tao cũng đã nói với mày computer của tao đã bị virus mấy tháng trước làm mất tất cả những bài dịch cuốn On God, [Về Thượng Đế] của Krishnamurti. Tao lai rai dịch lại nhưng do lười nên không sốt sắng như trước. Tao dịch chủ yếu để thấy cái hiểu của mình và chỉ gởi mấy bạn bè thân đọc chơi. Hôm nay tao gởi mày 2 bài, mày đọc xem sao nhé.
NKL


*

Leszek Kolakowski (1927-2009)
The Wisdom of Leszek Kolakowski
Tony Judt

Con Quỉ trong Lịch Sử

Note: Ba Lan phải cỡ này. Hay cỡ Milosz, nhà thơ Nobel.
Ông Kap làm sao so được!
Đó là sự thực, nhưng có vẻ như trong nước, và, ngoài nước chẳng hề biết đến những tay như thế này.

Thú thực, ông Kô Ka Kô La này, Gấu cũng chưa từng đọc. Nhưng, chiều xuống phố, vớ tờ NYRB mới ra lò, đọc đoạn sau đây, thấy bảnh quá, bèn bệ về.
Tờ này Gấu vẫn mua dài hạn, nhưng mới cắt, sợ bất thình lình đi, uổng!
*
Gấu này đã lèm bèm nhiều lần, về cái lần còn ở trại tị nạn Thái Lan, tình cờ vớ được một bài viết trên tờ Thế Kỷ 21, của một tay nào dịch nhà văn Nga, Tolstaya. Bà này phán, nhớ đại khái, chủ nghĩa CS không phải từ trên trời rớt trúng đầu dân Nga, mà trồi lên từ những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga... Thế là Gấu ngộ ra liền, chính Cái Ác Bắc Kít mới là nguồn cơn của đại họa Mít.
Nhưng ông Kô Ka Kô La này phán khác. Ông chỉ đích danh Marx, do ngu si dốt nát mà gây đại họa.
*
Tôi nghe Kolakowski nói chuyện chỉ có một lần. Đó là ở Harvard, vào năm 1987, ông là khách mời của Judith Shklar [đã mất], trong một hội thảo về tư tưởng chính trị, một trong những tiết giảng cho sinh viên của bà. Tác phẩm Những dòng hiện tại của chủ nghĩa Marx của Kolakowski mới được xb, bằng tiếng Anh, và Kolakowski đang ở đỉnh cao của sự nổi tiếng. Bởi vậy, có rất nhiều sinh viên muốn nghe ông nói, và buổi nói chuyện được dời tới một giảng đường rộng rãi dành cho công chúng, và những khách mời được phép tham dự. Tôi lúc đó tình cờ cũng có mặt ở Cambridge, và bèn tới cùng một số bạn bè.
Đề tài của Kolakowski có cái tít thật dẫn dụ, “Quỉ trong Lịch sử”. Trong một lúc, thính giả chăm chú theo dõi, và giảng đường thật im lặng. Những bản viết của Kolakowski được rất nhiều người biết tới, vì có tính khôi hài, lý luận chặt chẽ. Nhưng dù vậy, có vẻ như thính giả không nắm được ẩn dụ của bài nói chuyện của ông. Cho tới khi, ông bạn ngồi kế tôi, Timothy Garton Ash, nghiêng qua thì thầm: “Tớ nắm được rồi”. “Ông ta đang nói về Quỉ Sứ”.
Quả đúng như vậy.
Chính là cái nét nổi bật, mang tính xác định của đường bay trí thức của Leszek Kolakowski mà ông đã rất ư là cẩn trọng khi nắn gân Con Quỉ.
Trong số những tiền đề dởm của Marx, thì có cái này, theo ông:
Những nhược điểm, những nỗi khốn khó của con người thì cắm rễ ở trong những hoàn cảnh xã hội.
Marx không nhận ra một số nguồn gốc của xung đột và gây hấn có thể đã được cắm rễ ở ngay trong bản chất của muôn vật.
Hay, như ông diễn tả, trong bài nói chuyện tại Harvard: “Con Quỉ, Cái Ác… thì không phải ngẫu nhiên, tình cờ… nhưng nó lì lợm, cố đấm ăn xôi, vô phương cứu chuộc, và đây là một sự kiện.”
Bởi vì
Leszek Kolakowski, sống suốt cuộc xâm lăng Ba Lan của Nazi, sau đó là cuộc ăn cướp của Liên Xô, cho nên ông rất rành câu vọng cổ: “Con Quỉ, Cái Ác là một phần kinh nghiệm của chúng ta. Thế hệ chúng ta quá rành nó, thành thử đừng có coi thường thông điệp mà nó mang đến”
*
Vô phương cứu chuộc: Cái Ác Bắc Kít!


Tuyệt Cú


Đào Hiếu và sự đơn độc 'đáng sợ'
Cái câu mà Người Kinh Tế vinh danh Solz, mấy tay trong nước nên đọc.
Vào thời kỳ Xô viết, nói sự thực đòi hỏi can đảm lớn, và đem đến những hậu quả đáng sợ. Chính vì lý do đó, ly khai chống đối chẳng có bao, và thuộc đám trí thức hạng nặng, như Shakarov, người làm ra bom nguyên tử cho Liên Xô. Ngày nay, sợ hãi không hẳn đã là cái rọ bịt miệng trí thức. Nói sự thực tuy vẫn nguy hiểm, như vụ làm thịt nữ ký giả Anna Politkovskaya vào năm 2006, cho thấy. Nhưng ẩn núp ở đằng sau sự im lặng của nhiều người thì không phải là sự sợ hãi mà là ‘appetite’: Một ‘appetite’ [sự ngon miệng] phủ lên bổng lộc, và địa vị mà hầu hết đám trí thức ‘enjoy’, [thưởng thức], như là tà lọt trung thành của hệ thống Xô Viết.
Cái
‘appetite’đã biến đồng chí của Đào Hiếu thành ruồi.
Tưởng niệm Solz
*
A child, after all, knows most of the game – it's only an attitude to it that he lacks. He is quite aware of cowardice, shame, deception, disappointment
Greene: The lost childhood [Tuổi thơ mất mát]
Nói cho cùng, một đứa trẻ biết hầu hết các trò chơi - Chú bé chỉ thiếu một thái độ về nó. Chú cảm nhận được hết, thế nào là hèn nhát, là nhục nhã, là dối trá, luờng gạt, là chán ngán, là thất vọng [và đơn độc "đáng sợ"].
Ui chao, câu này mà gửi được về trong nước tặng đồng chí nhà văn VC Đào Hiếu, thì tuyệt cú mèo!
Chú biết hết mọi trò chơi, nhất là trò chơi giết người. NQT
Đào Hiếu – Cách mạng không phải của riêng ai.
Thứ đó, không phải của Gấu, sorry! NQT
*
....Và Ngọc:
“Mày ơi!
Mày còn thì giờ để ý đến tao ư? Tao tưởng mày nghĩ đến thân phận mày cũng đã đủ lắm rồi. Thằng Bảo cho tao lãng mạn và chắc rằng chúng mày cũng đồng ý với nhau.
Nhưng hỡi ôi! Lãng mạn phải là chúng mày mới đúng. Đau khổ cho nhiều vào, đọc sách cho nhiều vào, xót thương mình chưa đủ rồi xót thương người… để mơ mộng: cách mạng. Ôi chao cách mạng! Cách mạng để làm gì? Những con ngựa bị hành hạ đau quá thì lồng lên hất thằng dô kề ngã mà chạy. Chạy đi đâu? Thằng dô kề nó sẽ túm được, nó đánh đập tàn nhẫn hơn và lại xỏ cương trèo lên.
“Thế nào tao cũng bỏ đất này đi, tao can đảm thú thực như thế, chết ở chỗ khác yên thân hơn. Còn hơn chúng mày lòng tin đã mất mà không dám thú thực, mà vẫn còn cố gắng giả tin.
“Bằng chứng là mày có tự do đâu, thằng Bảo vợ con và cái be nước mắm, mày bỏ trường này rồi cũng đến trường khác. A-men, mày đang tìm về với Chúa đấy.
Cầu Chúa che chở cho cái thằng sâu kiến lúc nào cũng tưởng mình lớn ngang Đức Chúa. Làm dấu Thánh Giá và quì xuống.”
Ngọc
Thanh Tâm Tuyền: Bếp Lửa

*
Vào cái thời mông muội xa xưa, hai miền còn chưa thống nhất.
Khi tuổi thơ [của DH hơi bị] lạc đường
Những nỗi buồn lớn lao của dân Mít được sinh ra
Và những vị anh hùng cách mạng,
những VC nằm vùng,
những dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy, như DH
được làm ra.

Ở tuổi thơ đã mất của Du Già
Nước Mít đã bị phản bội (1)
(1) Mô phỏng bài thơ sau đây:
One had lived for fourteen years in a wild jungle country without a map, but now the paths had been traced and naturally one had to follow them. But I think it was Miss Bowen's apparent zest that made me want to write. One could not read her without believing that to write was to live and to enjoy, and before one had discovered one's mistake it was too late - the first book one does enjoy. Anyway she had given me my pattern - religion might later explain it to me in other terms, but the pattern was already there - perfect evil walking the world where perfect good can never walk again, and only the pendulum ensures that after all in the end justice is done. Man is never satisfied, and often I have wished that my hand had not moved further than King Solomon's Mines, and that the future I had taken down from the nursery shelf had been a district office in Sierra Leone and twelve tours of malarial duty and a finishing dose of black-water fever when the danger of retirement approached. What is the good of wishing? The books are always there, the moment of crisis waits, and now our children in their turn are taking down the future and opening the pages. In his poem 'Germinal' A.E. wrote:
In ancient shadows and twilights
Where childhood had strayed,
The world's great sorrows were born
And its heroes were made.
In the lost boyhood of Judas
Christ was betrayed.
Greene: The Lost Childhood


Nguyễn Huy Thiệp vs Kurtz


Don Quixote
Hiệp Sĩ Mặt Buồn vs Hiệp Sĩ Sư Tử
DQ


A Burnt-out Case
Tuy nhiên khi tôi đọc A Burnt-out Case , 1960, sau khi đọc The Heart of the Matter, 1948, thì tôi nhận ra cuốn trước, The Heart of the Matter, Trái tim của Vấn đề, thú hơn. Câu chuyện sa ngã của Scobie xem ra có nhiều lớp lang, gay cấn. Ở mức độ tiểu thuyết là phải làm hài lòng người đọc, tôi cảm thấy A Burnt-out Case thiếu một cái gì đó. Sau này, tôi nhận ra, đây đúng là vấn đề của nó: Cuốn tiểu thuyết được viết ra, để diễn tả một cái gì thiếu vắng; để làm cho bạn cảm thấy một điều gì đó, đúng điều bạn mong mỏi, thì thiếu, vắng!

*

Bài giới thiệu của James Wood cũng thú lắm. Tay này nhắc một câu của Kierkegaard: Lũ man rợ, vô thần phạm tội, tất nhiên, nhưng khác dân Ky tô: phạm tội "trước Chúa". Và chỉ dân Ky tô thì mới phải còng lưng gánh gánh nặng tội lỗi, thứ tội lỗi không làm sao trốn thoát: Tội nguyên thuỷ, tội tổ tông. Tội của Adam.
Từ đó, chỉ có những người thực sự có niềm tin Ky tô thì mới tới được "điểm lạnh của tri thức về cái sự thất bại tuyệt đối", "the freezing point of knowing absolute failure".
Sai.
Bởi vì không phải dân Ky tô, Gấu cũng đã từng kinh nghiệm "thất bại tuyệt đối", khi BHD cứ thế mà đi, chẳng thèm quay nhìn lại, như những ngày nào nơi cổng trường Gia Long:
“Khi em đi vô cổng trường, rồi anh đừng có đứng lại lâu vì em sẽ biết anh đang nhìn em, em phải quay lại mỉm cười nhìn anh, lũ bạn vô lớp lại có chuyện để nói..."


Trường Sa hành


"Can anyone who has heard this music, I mean really heard it, still be a bad person?"

Ta Vỡ
Thơ Đài Sử


Kỷ niệm, kỷ niệm

Những con phố sau của Hà Nội

Nhà trại thui thủi, chẳng cần Gấu
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu tôi không có thể về nhà được nữa.

Gấu thì yêu đến khốn khổ khốn nạn cái thành phố quá chớn này.
Nó thì mới dơ dáy, bệ rạc làm sao.
Và làm Gấu nhớ đến những câu chuyện cổ tích ru giấc ngủ ngày nào
Và những âm thanh của con phố làm tim Gấu đau nhói.

Quá nửa đêm, Gấu đi ra ngoài kiếm một cái gì đó cho đỡ khổ
Và cái mà Gấu kiếm đó, là danh vọng.
Thế là Gấu đi đến một quán rượu ở những con phố sau.
Nơi ai cũng biết tên Gấu.

Ồn, dơ, say, và, xỉn.
Nhưng chẳng ai độc ẩm ở đó.
Ở những con phố sau của Hà Nội.
Mấy tay bồi riệu mua cuốc lủi cho Gấu,
Mấy chị em ta khóc ròng khi nghe đọc thơ của Gấu

Tim Gấu đập, mỗi lúc một nhanh thêm
Và Gấu nói với tên say gần bên cửa –
“Ta thì cũng như mi thôi, đời ta là một thảm họa
Và ta không thể trở về nhà được nữa.”

Nhà trại thui thủi, chẳng cần Gấu, cũng thui thủi
Và con chó già của Gấu thì lùi lũi chuồn ra khỏi cửa
Chúa biểu Gấu, thôi, hãy về chết ở trong những con phố sau.
Và Gấu không có thể về nhà được nữa.

THE BACK STREETS OF MOSCOW


On God
Chỉ người kiêu ngạo mới ráng khiêm cung; chỉ người ngạo mạn mới tìm cách vứt bỏ tánh kiêu căng bằng tập luyện tánh khiêm cung. Tập luyện tánh khiêm cung còn là hành vi tự mãn. Lắng nghe và do đó biết, phải là phẩm chất tự nhiên của tánh khiêm cung; và một tâm trí hiểu bản chất của tánh khiêm cung thì không bao giờ theo sau,  không  bao  giờ phục tùng ( To listen and therefore to learn, there must be a spontaneous quality of humility; and a mind that has understood the nature of humility never follow, never obeys). Làm thế nào cho điều hoàn toàn phủ định, trống không, phục tùng hoặc theo sau bất cứ người nào chứ?
*
Note: Thăm hỏi
Wednesday, September 23, 2009 10:23 PM
Trụ,
Khoẻ không mày? Bữa trước, trong một bữa cơm thân mật do một người bạn mời, tao có gặp và nói chuyện với  xừ T., chủ tiệm sách VK (đã đóng cửa mấy tháng nay). Chúng tao có nói chuyện về mày và website của mày, xem ra xừ ấy có vẻ thường đọc mày.
Hình như tao cũng đã nói với mày computer của tao đã bị virus mấy tháng trước làm mất tất cả những bài dịch cuốn On God, [Về Thượng Đế] của Krishnamurti. Tao lai rai dịch lại nhưng do lười nên không sốt sắng như trước. Tao dịch chủ yếu để thấy cái hiểu của mình và chỉ gởi mấy bạn bè thân đọc chơi. Hôm nay tao gởi mày 2 bài, mày đọc xem sao nhé.
NKL



Kun Ở Xứ Mít

Có mấy Nguyễn Quốc Trụ?
Epilogue
The Other
THIS book has not been a self-portrait. I leave such a portrait to my friends and enemies. All the same, I did find myself for many years in search of someone who called himself Graham Greene.
Kẻ Khác.
Cuốn sách này không phải một thứ chân dung tự thuật. Tớ để việc đó cho bạn bè và kẻ thù. Tuy nhiên, trong nhiều năm tớ đặt tớ vào cái tình trạng tìm kiếm, truy lùng một thằng cha nào đó, tự coi nó là Graham Greene.


 Dọn Kít
Chán nhất là một số blog được dựng lên để dèm pha và bôi nhọ người khác cho thoả lòng đố kỵ nhỏ nhen của mình. Cái gì họ cũng gâu cả. (“Thằng ấy mà viết hay à? Truyện của nó thật quái đản!” Gâu! “Viết như vậy mà cũng được gọi là nhà đại phê bình à?” Gâu!)
Xin nói ngay: Kiểu nói “gâu” như vậy không phải do tôi đặt ra.
Nhiều người nói vậy (hay gần gần như vậy). Tôi chỉ lặp lại vậy.
Và không dám lạm bàn gì thêm.
NHQ: Blog VOA
*
Note: Đây là nhà đại phê bình 'đáp lễ' Gấu.
Gâu, là muốn nói, đồ chó, đồng thời để chỉ Gấu.
Tuy nhiên, nhà đại phê bình phán ẩu.
Gấu này chê cái gì là có chứng cớ. Đọc thì biết.
Cỡ như NHQ chưa xứng đáng để Gấu dèm pha và bôi lọ.
Trên đời này, chưa có ai xứng đáng để cho Gấu này phải làm nhục mình đến như vậy.
Đó là sự thực.
Nhà đại phê bình có cái gì ghê gớm đâu, mà Gấu đố kỵ nhỏ nhen? Có "vĩ cuồng" không đấy?
Trang Tin Văn được dựng lên từ khi chưa có Tiền Vệ, đâu phải để dèm pha và bôi lọ... ?
Cái trò khốn nạn, đánh lén, xâm phạm vào đời tư của người khác, ["Có mấy NQT ?"], cái giọng văn khốn nạn, [ Lạ. Chẳng lẽ "hoa hồng là hoa hồng" mà Nguyễn Quốc Trụ lại không phải là Nguyễn Quốc Trụ ư?  © Talawas 2002] cũng đã xẩy ra từ đời nào, đâu phải mới đây?
Sở dĩ đến bây giờ mới nhắc tới, vì bây giờ mới rảnh.
Hơn nữa, cũng muốn, vào chót đời, phải viết một cái gì đó về nhà văn Võ Phiến, do cuốn của nhà đại phê bình, nhảm quá.
Võ Phiến xứng đáng để có một người nào đó, viết thật đúng về ông.
NQT
Trong phạm vi văn học, được nhiều anh em cầm bút đánh giá cao nhất là blog Quê Choa của Nguyễn Quang Lập và blog của Nhị Linh (Cao Việt Dũng).
Đọc Nguyễn Quang Lập, người ta thấy một người giản dị, thân mật, vô cùng dí dỏm và có ý thức công dân cao. Đọc Nhị Linh, người ta thấy một người say mê đọc sách, có trí nhớ tốt, thích tò mò nhiều chuyện liên quan đến thế giới chữ nghĩa.
NHQ
Đây là Hoa.
So với Cỏ và Rác, là trang Tin Văn
Nhưng, cũng vừa xoa đầu, vừa kéo bè kéo cánh đây!
Tuy nhiên, viết về họ, thì hai câu ngắn ngủi như vậy, là coi thường họ.
Gấu này, cũng đang tính viết về Blog NL, nhân ‘đụng độ’ về Kundera, nhưng do tôn trọng họ, [ngay cả kẻ thù, lại càng cần phải tôn trọng], nên cần phải có thì giờ, và phải đặt cả hai vào trong toàn cảnh văn học trong nước.
Khen đãi bôi như trên, thì cũng đại nhảm.
NQT
“Thằng ấy mà viết hay à? Truyện của nó thật quái đản!” Gâu!
NHQ
Nguyễn Hưng Quốc giới thiệu một truyện ngắn độc đáo
17/08/2009 | 5:46 sáng | Chưa có phản hồi.
Tác giả: talawas blog
Chuyên mục: Thời sự / Spectrum
Bạn rất nên đọc: “Lạc thú ẩm thực“ của Hoàng Ngọc-Tuấn, với lời giới thiệu của Nguyễn Hưng Quốc.
*
Note: "Truyện này", cũng thuộc loại "Thơ con cóc", cho thấy cái gu quái đản của người viết, người giới thiệu, và của bà chủ sạp cá.
Gu này gọi là gu "ông vua cởi truồng"!
Bộ ba, tác giả, nhà phê bình, Sến Cô Nương tính bịp độc giả, tương tự như cái đám thợ may tính bịp ông vua, với chiếc áo thần kỳ của chúng, và cả bàn dân thiên hạ, cũng về hùa với đám thợ bịp, cũng hò theo, thần kỳ, thần kỳ, rất nên đọc, rất nên dòm, chỉ có đám con nít là nói thực, ơ kìa, ông vua cởi truồng!
Nếu nhà phê bình, và luôn tiện, Sến Cô Nương, phán, rất nên đọc, thì xin cho biết, nên đọc ở cái chỗ nào? Cứ phán đại như thế, ai phán chẳng được! (1)
(1) Trên blog VOA của nhà phê bình, ông coi đây là một thứ "phản truyện", chôm [mô phỏng!], chữ của Sartre, khi gọi tiểu thuyết của Sarraute, một thứ phản tiểu thuyết.
Bà này, sau cho biết, rất cám ơn Sartre, vì nhờ Sartre, một phần nào đó, khiến bà nổi tiếng, nhưng bà nói thêm, thằng chả chẳng hiểu cái chó gì về tiểu thuyết của tôi!
V/v "phản truyện" này, Gấu sẽ xin đi một đường lèm bèm, sau.
NQT
Chán nhất là một số blog được dựng lên để dèm pha và bôi nhọ người khác cho thoả lòng đố kỵ nhỏ nhen của mình.
NHQ
Có một khoảng cách rất xa giữa ông đại phê bình và Gấu, không chỉ về tài năng, về tuổi tác, về vốn sống, vốn đọc. Một, ở đầu, và một, ở cuối một cuộc chiến, và cuộc chiến này làm tan hoang tất cả mọi nhận định về con người Mít, lịch sử Mít….
*
Như trên cho biết, Gấu nói cái gu quái đản, chứ không phải truyện ngắn quái đản.
V/v gu quái đản. Cái này thì quá rõ rồi. Thơ con cóc là thơ hay.
Cái truyện ngắn của HNT không quái đản, vì nó là đồ sao chép, từ nhiều nguồn. Ai đọc thì cũng nhận rõ điều này. Chính vì thế mà văn phong của nó rất lạnh, [vì chứa đựng toàn thông tin, khúc này từ sách nấu ăn, khúc kia từ một tin trên báo], khiến nhà phê bình "lầm tưởng" [?], đây là một thứ “phản truyện”. Từ ‘phản truyện’ này là của Sartre, nhà đại phê bình chôm, nhưng không cho chúng ta biết.
Từ phản truyện ra tân tiểu thuyết, thứ tiểu thuyết hầu như muốn diệt trừ tình cảm, thành thử còn có tên, phản con người.
Cái truyện ngắn thì là đồ sao chép, cắt dán, cái bài thổi bạn HNT của nhà đại phê bình NHQ, thì cũng đồ chôm chĩa luôn, Gấu viết rành rẽ như thế, mà sao dám phán ẩu, “Cái gì họ cũng gâu cả.”?
Họ nào ở đây? Chỉ có một thằng cha Gấu dám đụng tới hủi, “họ” đâu có dám, vì sợ lây cùi!