*

Bàn Tay Năm Ngón

Truyện ngắn mới nhất của Thảo Trường


Back to Sorento
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn


*

The myths of Gabriel García Márquez
An authoritative life of Latin America's only truly global writer


Đỗ Kh.
Được, được!
[Thuổng Mai Thảo]
Note: V/v Mai Thảo. Sự thực, Gấu không mặn với MT, cả văn lẫn người. Có lần, ngồi với ông anh tại Quán Chùa, chỉ có hai anh em, Gấu nói ra điều này, ông anh, không hiểu sao, lại đưa ra nhận xét, MT, tuy sống độc thân, nhưng không chướng như những người khác. Về cái chướng của dân độc thân, thì nhiều lắm. Bạn vô nhà chơi, kéo cái ghế ngồi ra khỏi cái vị trí thường lệ của nó, thì cũng không được. Lập tức, chủ nhà đẩy cái ghế về vị trí cũ. Đại khái thế. Cái sự không ưa nhau, có lẽ là do cái đọc khác nhau. Và viết khác nhau (1). Mỗi lần gặp, ông như giao hẹn, cấm nói chuyện văn chương. Thế đấy. Thành thử, sau này, Gấu nghe mấy ông, mấy bà đã từng được MT khen, Gấu vẫn buồn cười, tự hỏi, tại sao chẳng bao giờ MT khen đàn em Gấu nhỉ?
Có một lần, cũng ngay những ngày mới gặp MT, khi còn tờ Nghệ Thuật, nơi đăng truyện dài Viên Đạn Đồng Chữ Nổi, và khi xb thành sách, ông ký tặng Sơ Dạ Hương, khi Gấu ghé tòa soạn, và hỏi, lấy ở đâu ra cái biệt hiệu quái chiêu này. Gấu vờ, vì chẳng lẽ khoe với ông, BHD của Gấu?
Sơ Dạ Hương. Hương là Lan Hương, tên ngoài đời của BHD.
*
Sơ Dạ Hương, tại sao?
Một cái tên mượn từ Lâu Đài Họ Hạ, truyện Hoffmann, Vũ Ngọc Phan dịch. Trong đó chỉ có một từ, là thực.
NQT (1)

Note: Nhân nói chuyện LKP, coi hình ảnh đám đệ tử đến chúc Tết ông Trùm, "Đại gia Gatsby", Gấu lại nhớ đến phim Bố Già. Và cảnh đám cưới con gái Bố Già Corleone nickname LKP.
Ui chao, chỉ còn thiếu xen hôn tay Bố Già, và xen Bố Giá bị làm thịt hụt ở Chợ Đồng Xuân khi đi mua sắm Noel!

*

(1) Về cái vụ viết mục Tin Văn, hay Tạp Ghi, cho Vấn Đề, bây giờ nhớ lại, chắc là do đề xuất của TTT, chứ Mai Thảo hồi đó, không ưa Gấu.
Nói rõ hơn, ông không chịu được văn của Gấu, thứ văn chương bè rau muống, không đọc những tác giả Gấu đọc, thí dụ Faulkner, về văn, hay Barthes về phê bình.
Thành thử cái nhìn lắc đầu ra hẹn, đừng nói chuyện văn chương, chán lắm, là còn có nghĩa như thế.
Khi NMG đọc bài văn tế sống Mai Thảo, Gấu viết vội cho kịp chuyến đi một chiều, khi ông nằm nhà thương, ông gửi lời cám ơn, và nói thêm, bây giờ nó viết đọc được, trước đây, đếch đọc được, sự tình nó là như vậy
Cung cách viết Tạp Ghi cho Vấn Đề cũng vẫn cung cách viết Tin Văn bây giờ, nguồn hứng khởi, báo ngoại, thường là tờ Tin Nhanh của Tây, từ tiệm Xuân Thu, kế ngay bên Quán Chùa. Cái cảnh Gấu từ tiệm sách bước ra, cắp nách một cuốn de poche, hoặc vừa đi vừa đọc tờ Tin Nhanh rồi lấy cái trán đẩy cái cửa kính Quán Chùa, chắc cũng chướng lắm, triết gia PCT còn nực nữa là, chứng cớ có lần ông phạng Gấu và đồng bọn, trong có cả người đi trên mây, rất khoái cái trò vừa đi vừa nhún nhẩy, người hơi nghiêng qua một bên một tí, tay vung vẩy tờ báo Tây.
*
Quán Chùa, khi Gấu ngồi, những ngày đầu, tường thấp lủn tủn, bạn chẳng cần tới cửa, mà cứ thế nhẩy qua bờ tường vô quán. Khi Mẽo thực sự tham chiến, với cuộc đổ bộ tại Normandie Á Châu, tức bãi biển Đà Nẵng, vào năm 1965, biệt động thành welcome Mẽo dữ quá, chẳng chỗ nào là ốc đảo thượng lưu, là an toàn xa lộ, Quán Chùa dựng tường kín bưng, bên ngoài còn bọc thêm một hàng rào dây kẽm cho chắc ăn, thành thử cái cảnh lấy trán đẩy cửa kính thực sự chỉ là giả tưởng.



**
**
*

Bài đăng báo Văn Học, Cali, của NMG, sau in lại trong Lần Cuối Sài Gòn. Khi MT Gấu có viết bài tưởng niệm Nhị, dưới đây.
Câu “bientôt, je serai tout le monde: je serai mort”, Gấu kiếm mãi, sau mò ra, nằm trong truyện Kẻ Bất Tử, của Borges, trong tập L’Aleph.
Quand s'approche la fin, il ne reste plus d'images du souvenir; il ne reste plus que des mots. Il n'est pas étrange que le temps ait confondu ceux qui une fois me désignèrent avec ceux qui furent symboles du sort de l'homme qui m'accompagna tant de siècles. J'ai été Homère; bientôt, je serai Personne, comme Ulysse; bientôt, je serai tout le monde: je serai mort.
(Traduit par Roger Caillois.)
*

Nhị
Go on, run away, but you’d be far safer if you stayed at home.
(John Fowles trích dẫn Martial, nguyên văn: I, fugi, sed poteras tutior esse domi.)

Trong Tựa đề cho những bài thơ, Foreword to the Poems, John Fowles cho rằng cơn khủng hoảng của tiểu thuyết hiện đại, là do bản chất của nó, vốn bà con với sự dối trá. Đây là một trò chơi, một thủ thuật; nhà văn chơi trò hú tim với người đọc. Chấp nhận bịa đặt, chấp nhận những con người chẳng hề hiện hữu, những sự kiện chẳng hề xẩy ra, những tiểu thuyết gia muốn, hoặc (một chuyện) có vẻ thực, hoặc (sau cùng) sáng tỏ. Thi ca, là con đường ngược lại, hình thức bề ngoài của nó có thể chỉ là trò thủ thuật, rất ư không thực, nhưng nội dung lại cho chúng ta biết nhiều, về người viết, hơn là đối với nghệ thuật giả tưởng (tiểu thuyết). Một bài thơ đang nói: bạn là ai, bạn đang cảm nhận điều gì; tiểu thuyết đang nói: những nhân vật bịa đặt có thể là những ai, họ có thể cảm nhận điều gì. Sự khác biệt, nói rõ hơn, là như thế này: thật khó mà đưa cái tôi thực vào trong tiểu thuyết, thật khó mà lấy nó ra khỏi một bài thơ. Go on, run away... Cho dù chạy đi đâu, dù cựa quậy cỡ nào, ở nhà vẫn an toàn hơn.
Khi trở về với thơ, vào cuối đời, Mai Thảo đã ở nhà. Cái lạnh, trong thơ ông, là cái ấm, của quê hương. Của Nhị.

Uống rượu một mình
Thơ Hoàng Lộc



Quê hương tưởng tượng

Comment échapperions-nous à notre passé nous qui nommons “passé” le pauvre souvenir qui nous en est resté?
William MATTHEWS, Flood.
[Làm sao thoát khỏi quá khứ, dúm kỷ niệm khốn khổ còn lại của chúng ta mà chúng ta gọi là 'quá khứ'?]
Raymond Carver trích dẫn, làm đề từ cho tập tiểu luận, thơ, truyện ngắn Les Feux, Những ngọn lửa, của ông.
*
Tôi biết là tôi đụng nhằm một vỉa quặng mầu mỡ; nhưng, điều mà tôi muốn nói ở đây là, lẽ dĩ nhiên, tôi đâu được ông Trời phú cho một hồi ức tuyệt hảo, và, chính là, chỉ nhớ được những tí ti, những mẩu đoạn, mà chúng thật quí báu đối với tôi. Những mảnh hồi ức như thế đó lại tỏ ra thật bảnh tỏng; như chiếc thùng đàn, chúng là chiếc hộp cộng hưởng, bởi vì chúng là cái còn lại, sau bao rơi rớt. Mẩu đoạn biến sự vật tầm thường thành biểu tượng, điều trần tục, làm xàm, bá láp thành siêu nhiên, huyền hoặc. Rõ ràng là có một sự song song ở đây, giữa hồi ức và khảo cổ học. Những mảnh vụn của một món đồ cổ, nhờ nó mà đôi khi quá khứ tạm thời được tái tạo dựng, và thật ngỡ ngàng khi khám phá ra, cho dù đó chỉ là những mảnh vụn của những món đồ dùng thường ngày.
Thì cứ coi quá khứ là một xứ sở mà chúng ta tất cả đều di cư tới đó, và cái sự mất mát, nó là một phần của chung nhân loại. Đối với tôi, điều này thật đúng, xét về mặt nội tại, nhưng đối với một nhà văn “ngoài xứ xở, ngoài ngôn ngữ” của người đó, thì sự mất mát thật là căng, theo như tôi hiểu được. Sự chia lìa đứt đoạn vật chất, ‘xa mặt’, “khúc ruột ngàn dặm’, như Mít và nhà nước Mít nói, thì thực là ‘cụ thể’, không phải chuyện tưởng tượng, bởi vì bạn ở một nơi, hay ở “bất cứ một nơi”, hay “một nơi nào đó”, trong khi quá khứ thì ở một nơi, và được nhà nước Mít quản lý chặt chẽ.  Điều này khiến bạn có thể nói thật đúng, thật tới nơi tới chốn, thật cụ thể, về một đề tài có ý nghĩa và sức lôi cuốn phổ cập.

Nhưng hãy đẩy xa hơn chút nữa. Cái gương bể kia không hẳn chỉ là cái gương của hoài nhớ. Tôi tin rằng, nó còn là một dụng cụ thật có ích, mà với nó, chúng ta làm việc trong hiện tại.
Nhà văn Hồng Mao John Fowles bắt đầu cuốn Daniel Martins của ông bằng những từ, “Trọn tầm nhìn, nếu không, tất cả cái còn lại chỉ là hoang tàn”. [Whole sight; or all the rest is desolation].


Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn

Ui chao, nhân Rushdie bàn chuyện gương lành vs gương bể.
Gấu Cái, những khi quá đau lòng vì chuyện tình thánh thiện, với thánh nữ của thằng cha Gấu khốn nạn, vẫn bĩu môi nghi ngờ, ta không tin, vả như, nếu thật như thế, thì tại sao?
Bất giác Gấu lại nhớ đến một em, ở Việt Nam, một trong những mối tình nhơn nhớn của Gấu, và lần về gặp lại, rủ em đi khách sạn, em mắng, ngày xưa tui mang đến tặng anh, anh chê, bây giờ, nát bấy tất cả rồi, anh thì cũng già rồi, làm ăn trầy trật, lại nhục nhã thêm một lần nữa ư?
Cái cô gái đó, khi nghe tin Gấu lấy vợ, và biết nguyên uỷ, lý do tại sao, đã tính phá đám, bèn tà tà ghé nhà Gấu, và đúng lúc Gấu tính "không buông tha", thì có tiếng gõ cửa. Mở ra, thì là BHD!
Có một lần, Gấu kể câu chuyện cho Gấu Cái nghe, "bả" than, mấy người thương yêu mi, ai cũng có tí máu khùng, chỉ có ta là khùng nặng, ngu nặng, vì đã lấy mi!



Cuộc Tình Bỏ Đi

Phỏng vấn PHT

From:
To:
Tuesday, February 18, 2003 10:54 PM
Today's my birthday. U make me happy. Tks for nice message.
 ----- Original Message -----
From:
To:
Sent: Tuesday, February 18, 2003 10:50 PM
Subject: Re:
Tks, I miss you, really, nqt
*
Happy Birthday to U,
NQT
18. 2.2009

Đỉnh cao chói lọi

*

"The most splendid writer of English alive today ....
He looks into the mad eye of history and does not blink."
-THE BOSTON GLOBE

"Nhà văn rạng ngời nhất của dòng văn chương tiếng Anh hiện đang còn sống vào lúc này...
Ông ta nhìn vào con mắt khùng của lịch sử, mà đếch thèm nhấp nháy con mắt".
Đúng rồi, chúng ta cũng cần một ông nhà văn nhìn vào con mắt khùng của lịch sử hậu 30 Tháng Tư 1975  của chúng ta, mà đếch có nhấp nháy con mắt.
Chúng ta đếch cần Hậu Hiện Đại, mà cần mở thật to hai con mắt, nhìn vào con mắt khùng Hậu Chiến Thắng!

*
India: A Wounded Civilisation
Ấn Độ: Một nền văn minh bị thương

The turbulence in India this time hasn't come from foreign invasion or conquest; it has been generated from within. India cannot respond in her old way, by a further retreat into archaism. Her borrowed institutions have worked like borrowed institutions; but archaic India can provide no substitutes for press, parliament, and courts.
The crisis of India is not only political or economic. The larger crisis is of a wounded old civilization that has at last become aware of its inadequacies and is without the intellectual means to move ahead.
Khủng hoảng của Ấn Độ thì không chỉ về chính trị hay kinh tế. Khủng hoảng lớn lao hơn, là về một nền văn minh cổ bị thương, và về chuyện nó ý thức được sự thiếu hụt, và chẳng làm sao có những phương tiện trí thức để mà tiến về phiá trước.


Dọn

Nói chung, cái tít là khó nhá nhất, chứng cớ nhãn tiền Đại gia Thăng Long [TL].
Vũ Bằng, tuy nằm vùng, nhưng cũng đã từng chọc quê nhà nước ta, về cái tít cuốn sách của ông, được Đảng o bế, kể câu chuyện đám cai thầu bóc lột công nhân, và đã từng được đưa vô finalist giải thưởng Hội Nhà Văn, khiến ông hoảng quá, bỏ chạy vô Nam, vì cuốn Cai của ông, chỉ có nghĩa là cai thuốc phiện!
*
Tiên sư bọn phản động Ba Chấm, Trang hỉ?
Nguồn
Đọc bài này, Gấu lại nhớ câu chuyện tiếu lâm, kể chuyện tại lớp học mẫu giáo. Một cháu kể là, buổi sáng, bố đi làm, hôn mẹ ở má phải, buổi chiều về nhà, hôn má trái, buổi tối đi ngủ, hôn ở môi… rồi cho thu vô dĩa 33 tours. Cô giáo mẫu giáo nghe ‘hôn ở môi’, nhạy cảm quá, bèn xóa bỏ, đến khi phát ra, thì nó như thế này… buổi tối bố cháu “cạch cạch, cạch cạch….  má cháu…”!
Hoan hô bọn phản động “cạch cạch, cạch cạch..”, Trang hỉ?
*
Nhìn chung là hồi nhỏ tôi không có đọc chưởng. Một lần tình cờ vớ phải một tập nào đó trong Ỷ thiên Đồ long ký (lừng danh ở Việt Nam với cái tên Cô gái Đồ Long) rơi trúng đoạn Tạ Tốn bị mù trên đảo mà vẫn gây kinh hoàng cho vợ chồng nhà kia, cuối cùng phải nghĩ ra kế đào cái hố to nhốt thằng chả xuống cho yên chuyện. Cứ lặp đi lặp lại như thế mãi, cả tập chưa giải quyết xong một cái hố. Đâm ra chả thèm đọc nữa.
Blog Nhị Linh
Tay NL này quả là không có đọc được chưởng, không chỉ hồi nhỏ, hay hồi nhớn. Làm gì có đoạn “Tạ Tốn bị mù trên đảo mà vẫn gây kinh hoàng cho vợ chồng nhà kia, cuối cùng phải nghĩ ra kế đào cái hố to nhốt thằng chả xuống cho yên chuyện” ?
Đọc Kim Dung như vậy, thảo nào!
Tạ Tốn, bị thầy là Thành Khôn hãm hiếp vợ, giết con, đốt nhà… căm thù quá, nhưng võ công không hơn Thầy, nên đi cướp bí kíp Thất Thương Quyền của Không Động, và do học Thất Thương Quyền, nên bị nội thương, lâu lâu nổi cơn điên, chính vì vậy, toan hãm hiếp Hân Tô Tố, vợ Trương Thuý Sơn, bị nàng phóng độc châm làm mù mắt. Chính tiếng khóc của Vô Kỵ, đứa con trai sơ sinh của cặp vợ chồng nhà kia làm Tạ Tốn thoát cơn khùng, và sau đó, nhận đứa con trai làm con nuôi, dậy võ công cho nó, và sau này, bỏ hoang đảo trở về đời, khi nghe tin Vô Kỵ chết….
Cái vụ Thành Khôn sát hại vợ con Tạ Tốn thì cũng nằm trong âm mưu huỷ diệt Minh Giáo. Truyện Kim Dung lớp lang trùng trùng, sóng sau đè sóng trước, nhân quả luân hồi, sinh sinh diệt diệt, những ai không mê chưởng, và không đủ kiên nhẫn, đọc vài trang, vài dòng, là chịu thua. Làm gì có cái đoạn "nghĩ ra kế đào cái hố to nhốt thằng chả xuống cho yên chuyện", nếu Gấu nhớ không nhầm?
Cũng thế, Tuyết Sơn Phi Hồ, tuy ngắn, nhưng tiền thân của nó, là từ Bích Huyết Kiếm, Lãnh Nguyệt Bảo Đao, mà ra. Cái vụ vợ Miêu Nhân Phượng bỏ chồng theo bạn chồng, là Điền Qui Nông, cũng đầy nguyên uỷ, và còn liên quan tới kho tàng của Sấm Vương, liên quan tới vụ tự sát chết theo chồng của vợ Thần Đao Hồ Đại Đởm… và còn liên can đến cái triết lý oan oan tương báo của Đông Phương, ui chao, đám tà ma ngoại đạo làm sao mà hiểu nổi. Gấu này, đọc mấy ông mấy bà tự xưng là đệ tử chân truyền của Kim Dung, thí dụ như Vũ Đức Sao Biển, Huỳnh Ngọc Chiến này nọ, bàn về Kim Dung loạn xạ cả lên, đã buồn cười rồi, thành thử chẳng thèm để ý đến những ông phán nhảm hồi nhỏ không đọc chưởng. Về già kia mà còn không đọc được thì nói gì con nít, đàn bà, thí dụ bà chủ quán cá?
*
… mà cứ ngóng hỏa hầu khéo mà tẩu hỏa nhập ma như các ác ma Đông Phương Bất Bại đột nhiên ham nghề khâu vá...
Blog Nhị Linh
ĐPBB sở dĩ biến thành đàn bà, là do luyện Quì Hoa Bảo Điển, đệ nhất võ công trong thiên hạ, và, việc đầu tiên là vung dao tự thiến.
Chúng ta thử nghĩ, có thứ võ công nào "kẻ thù nào cũng đánh thắng"?
Và bèn suy ra là, Quỳ Hoa Bảo Điển, là của me-xừ Marx mà ra!
Kim Dung cảnh cáo, bất cứ một thứ triết học, võ học… nào cũng có khiếm khuyết, tin hết mình vào nó, là mang họa.
Còn có thứ chân lý nào hoàn hảo cho bằng đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào, rồi sau đó, ai cấm nổi dân Mít tiến lên thế giới đại đồng, xây dựng con người hoàn toàn theo lý thuyết của Marx?
Vậy mà kết cục ra sao?
Cái giang sơn của LKP chẳng phải là hậu cung của ĐPBB ư? Một cõi thần tiên, mà cái giá phải trả là ba triệu con người của cả hai miền?
Những câu tung hô “Ngàn năm trường trị, thống nhất giang hồ….” của đám đệ tử ĐPBB so với những câu “Ba Dòng Thác Cách Mạng, Kẻ Thù Nào Cũng Đánh Thắng…”  đâu có khác?
Note: Lẽ dĩ nhiên, đây chỉ là một cách đọc chơi, vài chương chưởng, nói theo giọng một phê bình gia hải ngoại. Gấu này thực sự không tin, KD viết chuyện chưởng là để chọc quê đám đệ tử của Marx!
*
Tạ Tốn bị Hân Tố Tố lừa chọc mù mắt nhưng hai vợ chồng Tố Tố vẫn không kiềm chế nổi, vì Tạ Tốn nghe tiếng gió là biết hướng ra chiêu liền. Vợ chồng kia mới nghĩ ra cách đào một cái hố thật sâu trước cửa hang, Tạ Tốn sa xuống dưới đó. Chi tiết này chắc chắn là có, bác không nhớ cũng đâu có nghĩa là không :))
Cheers,
NL
Xin lỗi, không nhớ đoạn này, nhưng giả như có, thì cũng thường thôi, ấy là vỉ Tạ Tốn là một trong Tứ Trụ, bốn Đại Pháp Vương của Minh Giáo, làm sao vợ chồng Thuý Sơn đối phó cho nổi?


Văn chương và siêu hình: Về cuốn Linh Sơn

Tôi nhận thấy, thứ ngôn ngữ Trung Quốc Âu Châu hóa, không thể chịu nổi.