*
Đệ tử Icarus đã mất
*
*

Hậu duệ, đệ tử, của Icarus, đã mất.


Khi bị hỏi, tại sao lại bỏ cả đời ra làm việc không thể nào thực hiện được, chế tạo diều bay bằng sức người, ông trả lời, phịa ra điều không thể thực hiện được, cũng là mở ra một đường hướng suy tưởng mới về thế giới.
Ông bồi thêm:
"Cha mẹ sẽ lầm. Thầy giáo sẽ lầm. Nếu bạn tự tìm ra câu trả lời, như vậy là bạn sẽ thấy rằng bạn có thể làm tốt hơn". Ông nói với một nhóm học sinh vào năm 1958.
"Your parents will be wrong. Your schools will be wrong. If you look for the answers yourself, you will find that you can do better."

Tags: | Edit Tags
Wednesday September 12, 2007 - 07:46am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Nhiều nhà văn quá
Nhiều nhà văn quá magnify

Trên tờ TLS, số 4 Tháng Năm 2007, có một bài điểm cuốn Inequality.com: Power, poverty and the digital divide. Một trong những nhật xét rất ư là kinh ngạc, mà cuốn sách đưa ra là, chưa bao giờ chúng ta có nhiều nhà văn hơn là độc giả như là bây giờ. Đây là một trong những hậu quả của net.

Tuy nhiên, tác giả của cuốn sách trên cảnh cáo, đừng tưởng bở, khi nghĩ rằng, net thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá toàn cầu: Phân phối quyền lực trong cấu tạo và tàng trữ thông tin online, the distribution of the power to create and store information online, không cân xứng, not matched, với sự bất bình đẳng được giảm thiểu đi, nhờ net. Hai tác giả của cuốn sách, Kieron O'Hara và David Stevens, cho rằng: Sự bất bình đẳng về net không hẳn do truy cập và phân phối, mà có lẽ liên quan tới sự mất mát, những tự do cơ bản, và quan trọng nhất, là quyền riêng tư, the right to the privacy. Đây là quyển bị mất mát nhiểu nhất cùng với đà phát triển của net, và cùng với nó là cả lô những tiện ích khác, như cell phones, thí dụ.

Thuật ngữ "làng toàn cầu", the global village, một ẩn dụ về "cánh tay nối dài" tới bất cứ một xó xỉnh, hay nối vòng tay lớn, nhưng còn là một sự kiểm soát 360 độ, mắt thần web cam, được trang bị thêm tia hồng ngoại.

Nhà nước VC tự hào về con số dân Mít sử dụng net, nhưng hỡi ơi, hầu như vô net chỉ để chat, mở blog chỉ để lo làm nhà văn, mải mê viết đến nỗi không có thì giờ đọc!

Gấu cũng vậy. Ít đọc đi nhiều quá.

Nguy quá!

Tags: | Edit Tags
Tuesday September 11, 2007 - 10:19am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Mần thơ ở Sài Gòn
Mần thơ ở Sài Gòn magnify
Giải thưởng Thơ của Hội Nhà Văn VC dành cho Mần Thơ Ở Sài Gòn của PTVA có vẻ như xác định điều mà Brodsky phán, trái tim của bóng đen đã không trụ nổi, và đây là thời biên cương nổi lên.
*
Bởi vì những nền văn minh thì cũng có lúc đi đời nhà ma [Because cilivisations are finite], trong cuộc đời của mỗi một nền văn minh như thế, sẽ xuất hiện một thời điểm mà tâm của nó trở nên bất lực, không trụ nổi, [cease to hold]. Vào những thời điểm như thế đó, cứu vớt nó, cho khỏi bị phân tán, huỷ diệt, không phải những miền, mà là ngôn ngữ.
Đó là trường hợp đã xẩy ra cho nền văn minh La Mã, và trước đó, văn minh Hy La.
Và cái "job", giữ cho nền văn minh, thí dụ Mít, không bị phân hóa, sẽ được làm bởi những con người miệt vườn, từ ngoại vi, chứ không phải mấy tay ở trung tâm, ở Hà Nội.
Trái với niềm tin thông thường, phổ thông, ngoại vi không phải là nơi thế giới chấm dứt mà chính là nơi khởi đầu, mở ra.
Brodsky: Hải Triều Âm [The Sound of the Tide]
Điềm
*
Ngay khi tập thơ của Em vừa ra lò, Gấu đã đi một đường chào mừng. Nay, nhân Em được giải thưởng, xin post lại ở đây.
Mần thơ ở Sài Gòn
*
Phản ứng của một số người về việc em ẵm giải thưởng, chứng tỏ, sự đố kỵ, tất nhiên, nhưng còn điều này, họ đọc không ra thơ của PTVA, tuy chưa có gì hết, một dấu ấn mờ nhạt, nhưng nó là một con chim báo bão, báo hiệu sự suy tàn của trung tâm, như Brodsky giải thích ở trên, nhưng quan trọng nữa, trong thơ của PTVA có dấu ấn, lại dấu ấn, của cái thường nhật, cái mỗi ngày, một điều mà đám người đố kỵ kia coi thường, dè bỉu, nhưng theo Gấu, đây là yếu tố không có không được của thơ trong nước, thay vì chỉ nói tục, chửi đổng, phô bầy sex.
*
Trích dẫn câu của Hegel, "Cái quen thuộc là cái không được biết đến" [Was ist bekannt ist nicht erkannt: What is familiar is not known], Patrick McGuinness, điểm cuốn Everyday Life, của Michael Sheringham, trên TLS, số đề ngày 4 Tháng Năm 2007, cho rằng, chính cái gần gụi thân cận nhất đối với chúng ta, là cái khó khăn nhất, cực khổ nhất, khi cảm nhận, và đây là trung tâm của sự tìm tòi, điều tra của tác giả cuốn Đời Mỗi Ngày, hay Mọi Ngày, Everyday Life. Trước, đã có những Henri Lefebvre, Roland Barthes, thí dụ. Maurice Blanchot, cũng triết gia Tây, như hai ông kia, định nghĩa, cái thường nhật là cái thân quen được khám phá ra, (nhưng đã bị phân hoá) khi lật lên cái tấm thảm của sự kinh ngạc, [the quotidien... as "the familiar which is dicovered (but already dissipated) beneath the surprising].
Đây là yếu tố tuyệt vời, the key figures, hình tượng chìa khoá, trong thơ PTPV, vậy mà lại bị cái đám vô học, thiển cận, đố kỵ đem ra để mà chê bai. Ối dào, ba cái nhật ký nhảm nhí, mà thơ cái chó gì cơ chứ!
Bởi vậy, cái tay Nguyễn Duy, quả là thi sĩ, khi nhận ra điều này, ở thơ PTVA:
Thơ Vàng Anh đơn giản như là không có gì, cảm xúc bình dị trong cõi thực nhỏ nhoi gần gũi mà từ tốn gợi mở những vu vơ, huyền ảo của suy tưởng. Cái suy tưởng từ riêng mình và cho riêng mình. Thơ ấy như nhật ký, như tự nhủ, chỉ để cho một mình mình đọc”.
Tags: | Edit Tags
Tuesday September 11, 2007 - 09:09am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Phải chấp nhận VC
Phải chấp nhận VC magnify

Trong nước, sau vụ Tuổi Trẻ, lại đang nóng lên vì lời tuyên bố của đại quan VC

"Giải pháp mà để giúp các trường bớt áp lực về tài chính lúc này là vấn đề tăng học phí, tôi nói rồi. Nếu học phí mà tăng nhiều hơn thì mình có thể phải chấp nhận là giảm số lượng người đi học để đảm bảo chất lượng ".

*

Đám bầy tôi của quan, nâng bi quan, nói, quan lỡ lời, thôi bỏ qua.

Khổ một nỗi, khó có thể lỡ lời được.

Trong đầu ông quan phải có ý nghĩ đó, vì chuỗi mệnh đế trên cho thấy.

Khốn nạn thật, cứ giả như giảm số lượng người đi học, thì số lượng người nào sẽ bị cho nghỉ học? Chuỗi mệnh đề này lại cho cái kết quả: Đám dân nghèo.

*

May đời thằng Gấu, sống dưới chế độ Ngụy, học trường nhà nước, chẳng tốn xu nào.

Cái đám bỏ chạy hầu hết đều như Gấu, nghĩa là đều học trường công, đậu cao, thế là nhà nước Ngụy cho đi du học, cũng chẳng tốn đồng xu nào.

Lẽ dĩ nhiên có ngoại lệ,dành cho mấy anh học dốt nhưng có tiền, thí dụ như me-xừ NBC chẳng hạn.

Chuyện mua bằng, đi du học, chạy trốn cuộc chiến chi xẩy ra vào những năm sau khi ông Diệm bị làm thịt. Thằng em trai Gấu, thi rớt Tú Tài, năn nỉ mấy thằng bạn nhà binh, đứng ngoài ném bài giải vô phòng thi, đó là thời gian thần chết đang đòi người, mấy ông giám thị làm ngơ, thôi cho nó cái bằng Tú Tài, để đi học sĩ quan, chết còn có chút tiền tử kha khá.

Gấu mới được biết, ông đại quan VC nói tăng học phí, đại học, chứ không phải tiểu học. Đại Học Ngụy ngày trước cũng free.
Nói thêm. Hồi Gấu học MG, Toán Đại Cương, Đại Học Khoa Học Sài Gòn, chỉ phải bỏ tiển mua bài quay ronéo, của thầy Monavon. Không có tiền mua sách Toán, chẳng biết bài tập toán đại cương nó ra làm sao. Đến kỳ thi nộp giấy trắng ra về.

Bỏ học ngang, thi vô trường Bưu Điện. Ra trường có tiền, rồi còn làm thêm cho Mẽo, tha hồ mua sách. Bèn mua cours Sorbonne, ở Sài Gòn mà học Sorbonne, thế mới bảnh!

Ôi chao, một thời hoàng kim của Miền Nam.

Note: Blog Tin Văn sẽ ngưng update, chuyển qua Tin Văn, với những cửa sổ ngó ra thế giới. Ngó về trong nước nhiều quá, chắc tẩu hoả nhập ma đến nơi mất. Gấu.

Tags: | Edit Tags
Sunday September 9, 2007 - 04:33pm (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Viả Rác

Nhà thơ lớn sau khi có tên trong Từ điển nổi tiếng đầu tiên bằng tiếng Anh, nay được đưa lên talawas chủ nhật.

Tuy nhiên, ngoài những dòng giới thiệu, chưa thấy ai dám phê bình thơ của thi sĩ, ngoài những dòng tự phê thơ của chính ông.

Đọc blog của ông, có vẻ như đây là một thứ đệ tử của Phạm Công Thiện.

Tuy nhiên giữa thầy và trò có một khoảng cách rất xa.

Thiện, theo Gấu, có tài về ngoại ngữ, có tí tài sáng tác, nữa, qua những tác phẩm thí dụ, Mặt trời không bao giờ có thực.

Ông giống Bùi Giáng, đều có thể coi là nhà thơ. Nhưng Thiện chưa tới được cõi của Bùi Giáng.

Tuy nhiên, mấy ông này, theo Gấu đều hỏng cả, vì là rằng, chẳng ai có một tí kiến thức về khoa học, về toán học, về ngôn ngữ học, ký hiệu học...

Thành thử đọc chữ nhiều quá, và đều điên vì chữ.

Đây là điều ngay cả Steiner cũng rất lấy làm buồn cho chính ông ta, khi than: Những nhà toán học, khi họ nói "đẹp", là từ đẹp này nó khác hẳn mấy ông nhà thơ nhà văn nói, đẹp. (1)

(1) Vào năm 1993, khi nhà toán học Andrew Wiles giải được bài toán hắc búa, là định lý Fermat, những đồng nghiệp của tôi sướng điên lên, họ nói với tôi: "Điều này thật là đẹp! Ông ta đã chọn được một cách giải tuyệt đẹp". (It’s so beautiful! Il a choisi la plus belle approche.). Với những nhà toán học, từ "đẹp" có một ý nghĩa cụ thể mà tôi chẳng thể nào hiểu được.

Steiner: Văn hoá không làm tăng tính người

*

Đọc chữ không thôi, mà thiếu căn bản về khoa học, về đời thực, là rất dễ bị tẩu hỏa nhập ma.

Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, theo Gấu đều có tí tẩu hoả nhập ma, là do dốt khoa học, toán học.

Chính vì thế mà Tây mũi lõ bắt học sinh phải học xong trung học, rồi muốn học gì thì học.

Kiến thức khoa học, là rất cần thiết, khi làm thơ. Tôi nhắc lại, làm thơ.

Đọc thử ông thi sĩ này, là thấy ngay ông ta mù tịt khoa học.

Những "phán ngôn" của ông về thơ, vừa liều lĩnh, vừa tiếu lâm, vừa... khùng! (1)

(1)Thi sĩ đều có tí khùng, đương nhiên, nhưng cái khùng của ông này lạ, ấy là ông ta giả đò khùng! Khùng kiểu ăn người. Bởi thế, có người mắt hợm, như Nguyễn Trọng tạo, phán, tôi mê cơn mê sảng của NHHM, nhưng ông ta lầm, NHHM chưa bao giờ mê sảng.

Mê sảng làm sao đi đọc thơ ở Đức?

*

Bạn có thể lấy bất cứ một câu nào, của ông thi sĩ, là có đủ những yếu tố trên.

Đây là thảm họa của sự vô học, theo Gấu.

Bởi vì, "Ngàn từ là ngàn đẹp, ngàn tuyệt vời, ngàn hạt ngọc, khi chúng được kết nối hài hòa, trong một bài thơ, bài nói, bài viết, giống như ngàn sao trên trời, nhưng phải biết chúng nói gì, để mà dùng cho đúng phép" ["Il y a mille mots qui sont aussi beaux que mille Diamants quand ils sont enchâssés dans le discours, et ils sont là comme Étoiles dans le Ciel, mais il faut savoir ce qu'ils veulent dire pour en user judiquement". Gérrard Genette: Figures I]

Câu của Barthes, ông ta bệ lên đầu Vỉa Rác , Gấu không biết nguyên văn câu trích dẫn, thành thử thật khó luận bàn, tuy nhiên, muốn hiểu Barthes, và nhất là cuốn Độ Không Của Cách Viết, là phải đặt vào vị trí của ông, tức là sau thời kỳ hiện sinh, và phải đọc, và hiểu, một điều thật quan trọng: Barthes từ đâu mà ra. Tức là phải có một chút hiểu biết về môn ký hiệu học, nếu không sẽ chẳng thể nào hiểu được Barthes . Ở trung tâm tư tưởng cùa Barthes, là vấn đề ý nghĩa, le problème de la signification. Với ông, con người là con vật tạo nghĩa, Homo significans: l'homme fabricateur de signes, sự tự do của nó là đem nghĩa đến cho sự vật, la liberté qu'ont les hommes de faire signifier les choses.

Tôi không nghĩ ông thi sĩ hiểu được những vấn đề nêu trên. Ngay câu "Từ bùng nổ thành thế giới", mà ông thi sĩ bệ lên đầu, như logo của ông, cũng vậy. Đây là của mấy ông khoa học gia chủ trương, khởi thuỷ vũ trụ là Big Bang, [Nổ Lớn], là Chaos [Hỗn Mang]. (1)

(1) Một trong những ông thầy của thuyết Big Bang, là Carl Sagan, của thuyết Hỗn Mang, Ilya Prigogine: Trật tự sinh ra từ hỗn mang [L'ordre est né du chaos]. Chống lại Hỗn Mang, có René Thom, toán gia, giải thưởng Field, 1958, khi 35 tuổi; đã từng là thành viên của nhóm Tân toán học Boubarki, nhưng sau dãn ra, khi cho rằng nhóm này rơi vào chủ nghĩa hình thức. Thom tin rằng, không thể có một khoa học về hỗn mang, và cái gọi là ngẫu nhiên, không có tính khoa học, mà chỉ là một kiểu dáng triết học, une mode philosophique. Ông cho rằng, tất cả đều có thể tiên đoán được, ngay cả thảm họa. [Tout est prévisible, même les catastrophes].

*

Đâu có "liên can" gì tới thơ, tới vỉa, tới tầng, tới tuẫn nạn chữ?

Giả như lý thuyết thơ của ông, là thuổng của đám khoa học gia của trường phái Big Bang, Chaos... thì chí ít, ông cũng phải cho độc giả thấy, đâu là phần của Lê Nin, đâu là phần Bác Hồ áp dụng thông minh và thiên tài vào thực thế thơ Việt Nam!

*

Gấu còn nhớ, khi Barthes mới xuất hiện ở Pháp, và Gấu mon men đọc ông, mấy ông bạn học ban C, và sau đó học Triết văn khoa, của Gấu, đều lơ là, chán Barthes, ấy là vì, thuật ngữ của Barthes, nếu những ai không có chút kiến thức về khoa học, kỷ thuật, đều không "nắm" được. Thí dụ những từ như code, decode, shift... toàn những thuật ngữ của dân kỹ thuật. Bạn có thể hiểu, nhưng không thể hiểu, như là dân kỹ thuật hiểu, những từ đó. Mà Barthes là tay sừng sỏ về ký hiệu học, một chuyên gia giải hoặc [hãy coi bộ "Huyền thoại học " của ông, thì biết]. (1)

(1) Nếu một nhà ngôn ngữ điếc đặc trước chức năng của thơ, một chuyên gia văn chương dửng dưng, trước những vấn đề, và ngu dốt, trước những phương pháp, của ngôn ngữ học, thì cả hai đấng này hiển nhiên người rừng, sống lỗi thời đại của họ [anachronique]. Roman Jakobson, Ngử và Thơ, Linguistique et Poétique, Essais de l'inguistique générale, p. 248. Henri Meschonnic trích dẫn, trong Về Thơ, Pour La Poétique

Đám triết văn khoa Sài Gòn, mê mải với những hữu thể, hư vô, bản thể học, siêu hình học, không làm sao đọc được Barthes, là vậy.

Ngay cả đám nhà văn thuộc trường phái tiểu thuyết mới ở Pháp, đa số đều xuất thân ở những trường đào tạo khoa học gia, kỹ sư... họ viết văn khác hẳn thứ từ chương trước đó.

Liệu, đây có thể là lý do thất bại của trường phái này?

*

Đừng nghĩ Gấu thù hằn gì ông thi sĩ. Viết như thế, may ra ông ta có thể thay đổi đi.

*

Borges, trong một buối nói chuyện về thơ trước sinh viên, khi một anh trong đám họ, hỏi ông, liệu có thể bắt đầu làm thơ, bằng thơ tự do, ông hỏi lại, tại sao bạn lại muốn bắt đầu bằng cách khó khăn đó, anh kia trả lời, tôi đâu có thấy khó, và Borges bèn gật gà gật gù, làm thì dể, nhưng đọc thì khó.

Thứ thơ khùng của ông thi sĩ chúng ta đang nói tới, cũng rứa, làm thì dễ quá, nhưng khó đọc quá, bởi vì đâu có hiểu anh ta nói gì đâu, và Gấu đoan chắc, chính anh ta cũng chẳng biết anh ta đang phán cái gì nữa.

Và Borgres còn than thêm: Bất cứ một nhà thơ nào, cũng tưởng mình là Adam, người đầu tiên đẻ ra đủ thứ, gọi tên đủ thứ trên đời, vì có anh ta rồi mới có tất cả. Ông tin rằng, đây là một điều thật là tuyệt vời, về thơ, về thi sĩ, nhưng, lại nhưng, coi chừng, khùng!

Bởi vì sự thực, anh ta đâu có phải là Adam, và anh ta có cả một truyền thống ở đằng sau anh ta.

Kiểu thơ của ông thi sĩ, là đốt truyền thống. Bởi thế cả bài thơ của ông, rút cục chỉ có một câu là có lý:
Thơ của tôi đem đốt hết, cái còn lại, tức tro than, mới đích thực là thơ của tôi.

*

Sau khi viết những dòng trên, về thi sĩ khùng, hoang tưởng... đọc một số bài phê bình Viả Rác, của toàn những đấng nhà thơ, nhà phê bình, nhà dịch thuật dữ dằn, khen như điên bài thơ khùng, Gấu đâm hoảng, hay là mình là thằng cu tí trong câu chuyện ông vua cởi truồng, nghĩa là, chỉ có Gấu nhìn thấy ông nhà thơ này khùng?

*

Như tin tôi đã đưa cách đây không lâu, nhà phê bình, dịch giả Đinh Bá Anh (hiện đang làm ở viện Gớt - Hà Nội), một thành viên trong ban biên tập của báo điện tử talawas đã liên lạc với tôi, nhỏ ý muốn giới thiệu tập Viả Từ của tôi hoàn thành giữa năm 2003 trên tờ báo nổi tiếng này. Và nhiều bạn đọc blog của tôi đã rất quan tâm đến tin này. Họ đã thường xuyên nhắn tin tại sao chưa thấy hay là tôi bịa đặt? Thực tình thì tôi chẳng có gì để bịa đặt. Talawas muốn giới thiệu lúc nào là tùy ban biên tập cân nhắc việc bài vở. Còn chuyện anh Đinh Bá Anh, với tư cách cá nhân (biên tập chính hay cộng tác với talawas) đề nghị là hoàn toàn có thật! Hơn một tháng qua quả tình tôi có bị áp lực vì đã viết thông tin về việc này trên blog của mình và... bặt vô âm tín! Không thấy chi cả!

Và trang Sáng tác - Tác phẩm của talawas Chủ nhật hôm qua (9.9.2007), đúng như lời của Đinh Bá Anh, đã giới thiệu toàn bộ Viả Từ. Một tập thơ của tôi viết cách đây mấy năm khi còn lang bạt ở Sóc Trăng, miền Tây. Blogger nào có quan tâm, mời đọc!

http://haokan.bounceme.net/dmirror/http/www.talachu.org/index.php

http://haokan.bounceme.net/dmirror/http/www.talawas.org/talaDB/talaDBFront.php

Tôi viết Vỉa Từ trong trạng thái nghiên cứu về Nghệ thuật Thi ca, nghiên cứu bản chất Ngôn ngữ. Đó là thời gian tôi "luyện đan" với Thơ. Nói chính xác, Viả Từ là "ngoại vi" hay công việc của nhà thơ!

Cảm ơn giáo sư Cao Xuân Hạo, người đã dành thời gian xem qua tập thơ này và góp ý, dạy bảo cho tôi nhiều ý kiến xác đáng về ngôn ngữ. Cảm ơn nhà thơ, dịch giả Dương Tường đã đọc bản thảo kèm theo nhiều lưu chú từ ngữ. Cám ơn Đinh Bá Anh đã bỏ nhiều công sức để biên tập và chỉnh lý.

Cám ơn bạn thơ Bùi Chát, người đầu tiên đã thông tin, chia sẻ niềm vui với tôi.

Và cuối cùng, xin cảm ơn tất cả các bạn dành thì giờ quý báu để đọc Viả Từ. Có lẽ nó là một tập thơ không dễ đọc. Thử thách sự kiên trì và lòng kiên nhẫn!

Lúc nào có điều kiện tôi sẽ chỉnh lý và đưa lên BlogVăn để lưu trữ và tiện việc theo dõi...

Một số bài viết, trả lời phỏng vấn xung quanh Viả Từ đã công bố trên báo chí:

Trả lời phỏng vấn trên Việt Nam Net:

http://72.14.235.104/search?q=cache:I7GgkuTULf4J:www.vnn.vn/vanhoa/2003/7/192...

http://72.14.235.104/search?q=cache:0ZbhUn9UZesJ:blog.360.yahoo.com/blog-mFKk...

Giới thiệu của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo:

http://72.14.235.104/search?q=cache:5Tb8kBwTSwUJ:www.tienve.org/home/literatu...

Trên Hợp Lưu:

http://72.14.235.104/search?q=cache:83Aa1SqpDUEJ:www.hopluu.net/HL72/nguyenhu...

*

Đoạn viết trên đây, Gấu có sửa lại một số lỗi chính tả. Đọc, thú thực, thấy thương hại cho ông nhà thơ. Hoang tưởng về mình, vĩ điên vĩ cuồng tới mức như vậy, thì đúng là hết thuốc chữa.

Được một ông phê bình gia [?] dịch giả Đinh Bá Anh (1), mới ngỏ ý, không biết thật, hay nói cho vui câu chuyện, sẽ đưa lên trang talawas nổi tiếng, thế là đã vội vàng la toáng lên, đẩy diễn đàn này vào thế chẳng đặng đừng!

Ấy là Gấu đoánvậy, bởi vì theo như Gấu biết, bà chủ quán không có mê thơ. Chứng cớ, những nhà thơ, thí dụ như PHT, PTVA từng đã được, và hiện đang nếm đòn của talawas.

Nhưng biết đâu đấy, cái món thơ siêu hình lại hợp khẩu vị talawas chăng?

Thảm thực!

(1) Gấu chưa từng đọc bài phê bình nào của phê bình gia này. Nhưng giả dụ như ông ta là phê bình gia, mê thơ, bởi vì đã từng ngỏ ý, thì chắc chắn, ông cũng phải lèm bèm vài đường về thơ khùng. Thay vì vậy, ông nhận xét, bài thơ vũ như cẩn so với lần trước.

Một nhận xét như thế mà thành phê bình gia thì chưa đặng.

*

Nhân em PTVA đang bị đập tơi bời, mời độc giả Blog Tin Văn đọc những dòng Gấu tán Em:

Mần Thơ Ở Sài Gòn

Tags: | Edit Tags
Sunday September 9, 2007 - 09:44am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments