*

Entry for August 24, 2008

Không phải "niềm vui lớn"

Đọc NCRĐ tôi thấy bàng bạc khắp nơi một cảm giác về sự “giằng xé” giữa lý tưởng và hiện thực của một thanh niên ở miền Nam đi vào chiến khu sau sự biến Mậu Thân 1968. Anh có thể nói rõ hơn về những tác nhân cụ thể gây nên sự “giằng xé” ấy?

Để trả lời câu hỏi này tôi xin khẳng định với chị rằng suốt trong thời gian ở trong chiến khu và cả cho đến bây giờ, tôi chưa bao giờ ân hận về những ngày “ra đi” ấy cả. Tôi không bao giờ có thể coi là “đồng minh” hay “ân nhân” sự kiện người Mỹ hồi đó đã đem nửa triệu quân cùng với bộ máy chiến tranh khổng lồ vào tàn phá đất nước chúng ta. Đó là lý do tại sao cho đến nay tôi vẫn không thể quay lại phủ định sự chọn lựa lúc đó để đồng ý với những người kêu gọi tôi phải “phản tỉnh” coi Đảng cộng sản Việt Nam là thù địch với dân tộc. Với tôi, trong suốt thể kỷ 20 đã qua, cộng sản là một lực lượng chống thực dân và đế quốc cực kỳ quan trọng. Điều rạn nứt với tôi là tính chất văn hoá mà chủ nghĩa cộng sản Việt Nam đã bộc lộ ngay trong quá trình lãnh đạo cuộc chiến tranh chống Mỹ mà tôi có trực tiếp tham gia: đó là tính chất độc tôn, hẹp hòi của cái ý thức hệ mệnh danh là mácxít mà sau này tôi mới dần dần nhận ra thực chất của nó là stalinít và maoít.
Nguồn
*
Mấy anh VC nằm vùng thường rất tự hào về bầu nhiệt huyết của chúng, khi nhìn thấy cảnh đồng bào ruột thịt bị giầy xéo bởi Mỹ và đồng minh của Mẽo.
Nhưng, không bao giờ mấy anh này đặt câu hỏi, tại sao Mẽo vô Miền Nam?
Gấu này thực sự tin là chính VC đã cố tình dụ Mẽo vô Miền Nam!
Cái khẩu hiệu thực sự đầy đủ của họ, là đánh Mỹ cứu nước, tại Miền Nam, và đánh Mỹ, làm nghĩa vụ quốc tế, làm ngọn cờ đầu của chủ nghĩa CS trên toàn thế giới! Nhưng ẩn tàng đằng sau nghĩa cả, là lòng thèm khát miếng đất mầu mỡ Đàng Trong.
Có thể đây là số mệnh Mít, [của Yankee mũi tẹt đúng hơn], như số mệnh Do Thái, một, phải làm thịt thằng em máu mủ, một, lưu vong, Diaspora!
Cái sự không khi nào ân hận của tay này, đâu có khác gì thái độ tao không lạc đường của Đào Hiếu?
Giả như bây giờ, có tài liệu lịch sử cho thấy, đúng như Gấu phán “ẩu”, VC Miền Bắc tìm đủ mọi cách dụ Mẽo vô Miền Nam, mấy tên này cũng lắc đầu, không tin!
Như thế, "giai thoại" Ngô Đình Nhu cho người ra gặp Bác Hồ năn nỉ đừng đánh Miền Nam, vì Mẽo có cớ nhẩy vô, và nếu cần sẽ gửi mấy đứa con của ông, vượt Truờng Sơn ra Hà Lội làm con tin, có thể là sự kiện có thực!
PXA vào lúc chót đời, đi không được, có thể là do đã ngộ ra điều trên chăng?
Cái mầm cuộc chiến, có từ thuở nào, đâu phải đợi đến khi có Đảng CS?
Ngay cả chiến thắng Miền Nam, đỉnh cao thời đại, là cũng do Mẽo thí cho, khi chúng đi đêm được với Trung Cộng!
*
Đó là lý do tại sao cho đến nay tôi vẫn không thể quay lại phủ định sự chọn lựa lúc đó để đồng ý với những người kêu gọi tôi phải “phản tỉnh” coi Đảng cộng sản Việt Nam là thù địch với dân tộc
Chỉ có mấy thằng ngu mới kêu gọi một tên Yankee mũi tẹt phản tỉnh, hối lỗi, ân hận, khi nó đã chiếm được điều nó muốn!
Hay khi nó lầm lỗi!
*

Môt nhà văn 76 tuổi, chỉ còn có hai triển vọng [prospect] trước người đó: Bị quên trước khi chết, hoặc chết trước khi bị quên. [to be forgotten before he dies, or to die before he is forgotten].

Koestler mở ra chương Nhìn Lại, của cuốn Hồi ký, hai vợ chồng cùng viết, trước khi cùng tự tử, Kẻ lạ ở quảng trường [Arthur & Cynthia Kostler: Stranger on the Square].


Ông không hề nhắc tới, những thằng, cả đời đòi làm chuyện cao cả, khi thất bại, về già, ở cái tuổi như ông, tập tành viết văn, viết hồi ký, viết về những chuyến ra đi vì nghĩa cả. Chỉ để biện minh cho cái sự thất bại của chúng. Nào tớ đếch lạc đường, nào tớ đếch phản tỉnh.

Khác hẳn “Gấu nhà văn”, lúc nào cũng phản tỉnh, lúc nào cũng “đau đáu” vì cuộc chiến khốn kiếp. Tại sao nó xẩy ra? Xẩy ra rồi, tại sao không thể bị lãng quên?

Đâu phải chuyện hận thù?

Chỉ đến khi đọc Tolstaya, đọc Steiner, đọc Oz, đọc Koestler, đọc Milosz, đọc, đọc…. thì mới ngộ ra là chính Cái Ác Bắc Kít là nguồn cơn mọi chuyện. Cái Ác Bắc Kít, miếng bùa sinh tử phù đó, được cấy vào trong tim trong hồn của cái linh hồn Miền Bắc, ngay từ khi đồng bằng sông Hồng được định hình: An Nam nhất thốn thổ, bao nhiêu người cầy, nhiều người mãi thêm lên, thì cũng… nhất thốn thổ!

Cái tay viết về PXA trên tờ Người Nữu Ước, “Tên điệp viên mê US”, tay này rất ư là nhìn ra điều này, khi nhấn mạnh chi tiết, PXA, gốc Hải Dương, một vùng trù phú, nhưng quá đông dân.

Thành thử bất cứ một tên Yankee mũi tẹt mào cũng chỉ mong một điều, làm sao kiếm riêng cho mình, một "nhất thốn thổ", nằm ở bên ngoài cái tam giác đồng bằng sông Hồng Hà!

Tags: | Edit Tags
Sunday August 24, 2008 - 04:07pm (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Entry for August 24, 2008
Thư tín 2
Aug. 24, 2008

"Nhà văn Sơn Nam qua đời, hôm nọ lên internet thấy loe hoe vài bài về ông . Hôm nay, bài đâu mà quá trời, từ trong nước. Phần lớn đều viết những giòng ưu ái, đòi hỏi phải trả lại chỗ đứng cho ông như một nhà văn hóa bậc nhất. Có người còn đi xa hơn , cho rằng văn chương miền Nam, miền Bắc, sau này e chỉ còn có mỗi một mình ông tồn tại mà thôi (!)."
K.


Theo toi biet va biet mot cach chac chan, so di bai tu trong nuoc o^` a.t gui ra nhu vay la vi ho tha^'y hai ngoai da la~nh da.m voi nha van Son Nam. Theo ho^` so+ cua an ninh VNCH thi Son Nam (SN) la ca'n bo^. tri' va^.n SaiGon-Cho Lo+'n do VC ga`i lai sau HD Geneve cu`ng voi Kie^n Giang Ha Huy Ha`, Vu~ Ha.nh; soan gia cai luong Mo^.c Linh (te^n that Nguyen Hiep Duye^n), Va^n So+n Phan My~ Tru'c (bao Dong Phuong)...., Sau 75 d'am nay cung chung so phan voi Mat tran GPMN, bi bo? que^n; so^'y la^y la^'t tho^i.
*

Không phải như vậy, theo Gấu
Hải ngoại viết về Sơn Nam từ khuya, và không hề coi ông là VC nằm vùng, bởi vì đa số không hề biết chuyện đó, cho tới 30 Tháng Tư.
Cái sự VC mãi sau này mới vồ lấy Sơn Nam, là do cái sự trước đó, quá hờ hững với ông, coi ông đếch phải là… VC, như những Vũ Hạnh, Lữ Phương, chẳng hạn. Văn của ông đếch được đem vô sách giáo khoa như những Anh Đức, Bảo Định Giang…
Gấu này, vừa ra hải ngoại, khi giữ mục Tạp Ghi cho báo Văn Học của NMG, khi đó, biết ông là VC, mà vưỡn ca ngợi văn của ông. Có sao đâu?
Khi Sơn Nam mất, đếch có cơ quan nào nhận, miếng đất chôn ông, Đảng cũng đếch cho, xin xem mấy blog ở trong nước là rõ. Liên quan gì tới hải ngoại?
Cái khốn nạn nhất của Sơn Nam, là khi bị què rồi, còn đề nghị Đảng cầm còi, hướng dẫn Nguyễn Ngọc Tư.

Cô Tư viết hay nhưng hỗn. Văn phong của cổ hơi cà rỡn. Cái nhìn trong “Cánh đồng bất tận” không rộng, nông dân ở đó không nhìn hẹp như thế mà mỗi cái họ đều có lý của họ. Ngọc Tư thông minh, sẽ còn phát triển nữa nhưng cần người chỉ dẫn sau vụ lùm xùm về “Cánh đồng bất tận”.
Nguồn

Sơn Nam còn viết về vụ ông đi tù ở Phú Lợi, "đích mắt chứng kiến" Diệm đầu độc tù, mấy anh VC mượn cớ đó, thành lập MTGPMN, ra cái điều đây là nội bộ, không mắc mớ gì tới Miền Bắc. Mẽo sợ mất Miền Nam, mất luôn Thái Lan... bèn nhẩy vô, thế là anh MB có cớ nhẩy vô, làm thịt Miền Nam, đá đít MTGP, thẩy cờ quạt, mũ tai bèo vào thùng rác lịch sử.
Giả như đúng như Sơn Nam viết, thì, tại sao Sơn Nam thoát?

Ông không nói ra. Gấu đọc một bài báo trong nước, viết về Sơn Nam, cho biết vụ trên nhưng lại viết thêm: Sơn Nam rất ít nói về thành tích Cách Mạng của mình. Tại sao vậy? Liệu có liên quan tới chuyện Đảng hờ hững với ông?

Hình Bóng Cũ

Cái sự chậm trễ ưu ái Sơn Nam, khi ông đã đi rồi, có thể là do cú Sáu Dân đi, loan tin, bị gỡ, và khi Đảng bật đèn xanh, mới ồ ạt loan tin, và liên tiếp mấy cú còng tay nhà báo, thu hồi thẻ báo chí...
Chưa có lệnh Đảng, là đếch có thằng nào dám hó hé. Chẳng mắc mớ gì tới hải ngoại hết!

Thường ra, một nhân chứng quan trọng như Sơn Nam trong vụ đầu độc tù Phú Lợi, mà chính vì vụ này, mà nổ ra cuộc chiến khiến ba triệu người chết, ở cả hai miền Nam Bắc, khiến bao nhiêu con người bỏ nước ra đi, mà chỉ được nhắc đến một cách thật kín đáo, trong một viết về Sơn Nam Gấu tình cờ đọc một tờ báo net trong nước, điều này thật quái đản.


Tags: | Edit Tags
Sunday August 24, 2008 - 04:05pm (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Entry for August 24, 2008

Thư tín 1
Saturday, August 23, 2008 1:05 PM

NQL tả chân quá siêu. Liên minh các chế độ hà khắc tạo ra những con người ẩn ức, để mặc bản năng hướng dẫn, đọc thấy thương, không thấy tục.
*
NQL theo Gấu, cũng một thứ đệ tử Freud, coi libio là lực sáng tạo, thúc đẩy bánh xe lịch sử.
Tuy nhiên, phải nhìn ở tầng cao hơn, và đọc NQL song song với "Ba thằng lăng nhăng" của Tô Hoài, thí dụ, thì mới nhìn ra cái toàn thể. Đây là cuộc chiến giữa vai rớt Mác Xít và vai rớt Libido!
Và đọc đối chiếu với Võ Phiến, chẳng hạn.
Nhân vật VP, sở dĩ theo CS, là muốn huỷ diệt virus libio bằng vai rớt Mác Xít. Khi biết thất bại, ông về thành, từ bỏ con người tập thể, tìm lại con người như một cá thể, viết những truyện ngắn, tìm cách đào sâu cái phần libio như lực đẩy…
Đọc ông khi còn trẻ, Gấu lần ra Zweig, thầy của ông.
VP có những xen thật là khủng khiếp, thí dụ, hai cha con đóng vai Lã Bố, Điều Thuyền, hay anh chàng cù lần ra đồng, đào miếng đất có bàn chân của bà vợ bỏ đi theo trai, về thờ...
Mailer, mới đây thôi, cũng toan tính giải thích virus Nazi bằng... libido, khi tưởng tượng ra một thời thơ ấu loạn luân của Hitler, trong Lâu Đài ở trong Rừng.
*

Tôi đọc Võ Phiến rất sớm, một phần là do ông anh rể, Nguyễn Hoạt. Ông lúc đó cùng bạn bè chủ trương tờ nhật báo Tự Do, và sau đó, còn làm nhà xuất bản, nơi đã từng in cuốn Kể Trong Đêm Khuya (?) của Võ Phiến. Tôi đọc VP trước đó ít lâu, khi ông anh mang về nhà mấy tờ báo mỏng dính, in ấn lem nhem, như tự in lấy, tờ Mùa Lúa Mới, phát hành đâu từ miền Trung. (1) Tôi chỉ nhớ cái thuở ban đầu làm quen những nhân vật của ông, không còn nhớ đã từng viết về ông, một phần là do, thời gian sau đó, tôi mải mê, ngấu nghiến đọc những tác giả, mà tôi hy vọng họ giúp tôi giải thích tại sao sinh ra, tại sao sống, tại sao chết, tại sao có cuộc chiến khốn khổ khốn nạn đó...
Những tác giả, thí dụ như Camus, mà câu văn sau đây không thể nào gỡ ra khỏi ký ức, kể từ lần đầu tiên đọc nó, khi mới lớn, trong Sài Gòn...
Tôi lớn lên cùng với những người của thế hệ tôi, cùng những tiếng trống của Cuộc Chíến I, và lịch sử từ đó, không ngừng chỉ là sát nhân, bất công, và bạo lực...
[Nguyên văn câu tiếng Tây, hình như là như sau đây, tiếc rằng, không làm sao tìm lại được "nguyên con", để so sánh: J'ai grandi avec tous mes hommes de mon age, aux tambours de la première guerre, et l'histoire depuis, n'a pas cessé d'être meurtre, injustice, et violence..]

Chỉ một phần thôi...
Lý do tôi không đọc Võ Phiến nữa, chính là nhờ ông, tôi lần ra một tác giả khác, giải quyết giùm cho tôi, một số câu hỏi mà những nhân vật của Võ Phiến không thể vượt qua được. Đó là Stefan Zweig....
Nhân vật của Võ Phiến rất giống nhân vật của Zweig. Tôi không hiểu ông đã từng đọc Zweig, trước khi khai sinh ra những Người Tù, Kể Trong Đêm Khuya, Thác Đổ Sau Nhà... với những con người phàm tục, bị cái libido xô đẩy vào những cuộc phiêu lưu tuyệt vời, khi thoát ra khỏi, lại nhờm tởm chính mình, nhờm tởm cái thân thể mình đã dính bùn, sau khi bị con quỉ cám dỗ.... Nhân vật của Zweig cũng y hệt như vậy, trừ một điều: họ đều muốn lập lại cái kinh nghiệm chết người khủng khiếp đó. Và cú thử thứ nhì, lẽ dĩ nhiên là thất bại, nhưng nhờ vậy, họ vẫn còn là người, vẫn còn đam mê, vẫn còn đủ sân si...
Cái đòn thứ nhì này, tôi gọi là đòn gia bảo, gia truyền, không thể truyền cho ai, bất cứ đệ tử nào, như trong Thuyết Đường cho thấy, Tần Thúc Bảo không dám dạy La Thành cú Sát Thủ Giản, mà La Thành cũng giấu đòn Hồi Mã Thương...
Trong truyện Ngõ Hẻm Dưới Ánh Trăng, anh chồng biển lận khiến cô vợ quá thất vọng bỏ đi làm gái. Anh chồng tìm tới nơi, lạy lục, than khóc, cô vợ mủi lòng quá, bèn quyết định từ giã thiên thai, trở về đời. Trong bữa ăn từ giã thiên thai, anh chồng không thể quên tính trời cho, tóm tay anh bồi đòi lại mấy đồng tiền tính dư, cô vợ chán quá, bỏ luôn giấc mộng tái ngộ chàng Kim.
Hay trong Người Chơi Cờ, nhân vật chính, nhờ chôm được cuốn thiên thư dạy chơi cờ, mà qua được địa ngục. Về đời, thần tiên đã căn dặn, chớ có chơi cờ nữa, nhưng làm sao không? Chơi lần sau, là đi luôn!
Nhân vật của Võ Phiến, sau cú đầu là té luôn, không gượng dậy được nữa. Thí dụ cái cô trong Thác Đổ Sau Nhà, gặp lại Người Tình Trong Một Đêm, bỗng tởm chính mình: Cớ sao lại ngã vào một tay cà chớn tới mức đó!
Hay nhân vật Toàn (?) yêu cô gái, con một tay công chức (?), thất tình, anh bỏ đi theo kháng chiến, thay cái "libido" bằng "cách mạng", cuối cùng chết mất xác, không thể trở về đối diện với chính mình, với người yêu đầu đời...
Ông bố cô gái, nếu tôi nhớ không lầm, thường viết thư sai con đưa tới mấy ông bạn cũ, để xin tiền. Lúc rảnh rỗi, hai cha con không biết làm gì, bèn đóng tuồng, con giả làm Điêu Thuyền, bố, Lã Bố...
Võ Phiến còn một truyện ngắn, không hiểu sau khi ra hải ngoại, ông có cho in lại không, đó là truyện một anh CS về thành, được trao công việc đi giải độc. Giải độc mãi, tới một bữa, anh nhận ra là thiên hạ chỉ giả đò nghe anh lảm nhảm tố cộng, nhưng thật sự là đang lo làm việc khác... Tôi không hiểu có phải đây là một thứ tự truyện hay không.
Lần trở lại đất Bắc, tôi gặp một ông rất có uy tín, cả trong giới văn lẫn giới Đảng, (đã về hưu). Ông cho biết, vụ VP bị CS bắt là hoàn toàn có thiệt. Nhưng chuyện ông được tha, không phải như Tô Hoài cho rằng mấy anh đưa người ra bắc trong chiến dịch tập kết năm 1954 đã bỏ sót, mà do một tay tỉnh ủy (?) có máu văn nghệ, đã ra lệnh tha, cho về thành....
Sở dĩ tôi không thể nhớ đã từng viết về VP, một phần là do lớp chúng tôi chờ mong ở ông cái cú hồi mã thương, tức là cái kinh nghiệm ăn ở với người CS của ông, nó ghê gớm ra làm sao. Sau này, chúng tôi đọc, ở những tác giả khác, Koestler chẳng hạn... Có thể, khi giữ trang VHNT cho Tiền Tuyến, do cần bài, tôi đã viết về ông, và sau này, NXH đã đăng lại trên Văn.

Nguyễn Hưng Quốc, trong bài viết "Có mấy NQT", trên Talawas, nhận định, ông không coi những bài viết về VP trước 1975 có giá trị [... của Phan Lạc Phúc, Mai Thảo, Ðỗ Tấn, cô Phương Thảo, Huỳnh Phan Anh, Viên Linh, Nguyễn Quốc Trụ, và Nguyễn Ðình Toàn.... tôi không xem các bài viết hay các trích đoạn ấy có giá trị văn chương hay sử liệu gì quan trọng], những tác giả khác, không dám nói, nhưng với của tôi, cái dở đó có thể còn vì lý do, là VP đã ở ngoài những thắc mắc văn chương của lớp chúng tôi.
Qua NHQ, bài viết của tôi về VP có tên là "Thế Giới Truyện Ngắn Võ Phiến": Đã có một thời, thời mới lớn, thế giới đó quả đã ám ảnh cả đám chúng tôi... Cái cảnh mà tôi miêu tả, trong truyện ngắn đầu tay, Những Con Dã Tràng, có thể đã được viết dưới ánh sáng của thế giới truyện ngắn Võ Phiến:
"Một lần tôi vào xóm chơi bời, đi theo một đứa con gái vào một căn phòng nhỏ, hôi hám, chật hẹp. Ngọn đèn dầu le lói chiếu sáng căn phòng đỏ lờ đờ. Khi tôi quay lại nhìn, cô gái nằm trên giường, thản nhiên chờ đợi, chẳng thèm để ý tới tôi. Đúng lúc đó, tôi chợt nhớ đến một buổi tối ở nhà T. Lúc đó T. đang ngủ. Nàng ngồi choàng dậy, thảng thốt nói: "Không, ai dậy anh làm vậy?" Tôi cười gượng gạo: "Đó chỉ là khám phá bản thân, khám phá thân thể em và anh." Tôi nói gần như thét với đứa con gái: "Cởi quần áo ra!", sự hổ thẹn theo tôi tới tận lúc đó...."
Nguồn

NQL, một cách nào đó, giống VP, khi hết còn tin vào con vai rớt Cách Mạng Mác Xịt, bèn tìm lại cái l… ngày nào, đã từng ám ảnh ông suốt một thời thơ ấu…, "một ngày mà không nói tục thì nhạt miệng lắm", là vậy!


Nhân chuyện nói tục, Gấu bỗng nhớ đến những miếng thịt, miếng cá, khi còn nhỏ, được người lớn cho ăn, không dám ăn, cứ để dành, để dành, giấu kỹ, chỉ khi nào không thể không ăn, mới đem ra.
Chuyện nói tục, với Gấu, cũng như vậy. Nó giống "chim mồi", vậy! Thuật ngữ này, dân bẫy chim rành lắm.


NQL thuộc trường phái ngược hẳn lại với Gấu!

Tags: | Edit Tags
Sunday August 24, 2008 - 04:04pm (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Entry for August 22, 2008
Tribute

Paz kể, khi Quần đảo Gulag ra lò, và phản ứng của giới nhà văn, nhà báo Mexico quan tâm tới Solz, đa số tỏ ra thận trọng, giữ được phẩm giá, và sự rộng lượng. Tuy nhiên, không có ai nói ra một cách thẳng thừng và can đảm như José Revuelta. Tiểu thuyết gia Mexico này đã vạch trần ra, rằng, những niềm tin cách mạng thì không thể nào “chửi bố” lòng yêu sự thực, và đây là lúc soi bói, đưa lên bàn mổ, điều gì xẩy ra tại những xứ sở được gọi là “xã hội chủ nghĩa”, và cái sự soi bói này, chính nó, đòi hỏi một sự xét lại toàn diện cái di sản mang tính nhà nước, nhà cầm quyền [the authoritarian legacy], của chủ nghĩa Marx. Một sự nhìn lại, [Paz viết thêm] phải đi quá Lenin, và chứng tỏ ra những nguồn gốc Hegel của tư tưởng của Marx.
Chắc là để bênh vực Solz, Revuelta, tác giả Inventario, trích dẫn Lukacs, mà theo ông, vào cuối đời đã coi Solz như là một nhà “hiện thực xã hội chủ nghĩa” thứ thực, Paz trích dẫn Revuelta:
Lukacs giới thiệu tác giả Tầng Đầu như là một người thực hiện bảnh nhất điều gọi là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, và là người, về mặt xã hội cũng như về mặt ý thức hệ, đã có cơ may khám phá ra tất cả những khiá cạnh tức thời và cụ thể của xã hội và trình bầy chúng một cách nghệ thuật, theo những lề luật định giá của chính chúng.
Trong bài diễn văn Nobel, Solzhenitsyn có nói vài lời tóm tắt cái điều mà Lukacs muốn nói đó, tức là chủ nghĩa hiện thực xã hội, nó là một cái gì khác hẳn những bản văn tuyên truyền, vốn đã chẳng hiện thực, mà lại chẳng có một tí gì là xã hội ở trong đó:
"Văn chương là hồi ức của những con người; nó truyền đi từ thế hệ này qua thế hệ kế tiếp, những kinh nghiệm không thể nào bẻ bác được về con người. Nó gìn giữ và thắp sáng, ngọn lửa lịch sử, vốn miễn nhiễm trước mọi bóp mép, và lại càng cách xa, mọi dối trá."
*
Trước lời phán kỳ lạ trên, hai điều xẩy ra đối với tôi [Paz]:
1. Kể từ gốc gác từ năm 1934 của nó, cái gọi là “chủ nghĩa hiện thực xã hội” là một giáo điều văn chương thư lại của chủ nghĩa Stalin [a literary bureaucratic dogma of Stalinism], trong khi Solz, nhà văn nổi loạn, a rebel writer, thì đúng ra phải là truyền nhân của Tolstoy và Dostoevsky nhiều hơn, một tay cắm sâu vào mảnh đất Slavic và Ky tô giáo.
2. Ngay cả, nếu Solz là nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa mà đếch có hiểu, mình được cái vinh hạnh là nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa, thì nếu như vậy, Quần Đảo đếch phải là một cuốn tiểu thuyết, mà là một tác phẩm lịch sử.
[Note: Gấu bỗng nhớ ra là NMG coi Dostoevsky là Thầy. Liệu có thể đọc Sông Côn Mùa Lũ,Mùa Biển Động, của ông, theo dòng sử thi, của những Tolstoy, Dostoevsky?]

Tags: | Edit Tags
Friday August 22, 2008 - 05:15pm (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Entry for August 22, 2008
Nhật báo Người Việt
Buổi ra mắt sách
“Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết”
của THẢO TRƯỜNG
THƯ MỜI
Kính mời quý vị tham dự buổi ra mắt cuốn sách
“Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết” của nhà văn Thảo Trường.
Thời gian: Từ 1:00 pm đến 4:00 pm ngày Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2008.
Địa điểm: Phòng sinh hoạt Lê Đình Điểu nhật báo Người Việt,

14771 Moran Street, Westminster, CA 92683.
Thảo Trường là nhà văn nổi tiếng của miền Nam, đã trải qua gần 17 năm tù sau 1975 trong chế độ cộng sản. Từ khi sang định cư Hoa Kỳ năm 1993, ông đã tiếp tục viết nhiều tác phẩm. “Những Miểng Vụn Của Tiểu Thuyết” do Người Việt xuất bản là một Tuyển Tập gồm những tác phẩm quan trọng nhất của ông.
Ban Tổ Chức kính mời

Miểng

*
Thảo Trường @ NDT's,
Cali, Tiểu Sài Gòn, Tháng Ba, 2008.
"Từ lúc tôi bị té, cái đầu lạ làm sao, sáng hẳn ra, đầy ắp những điều chỉ chờ dịp nhập vào trang viết..."
Tags: | Edit Tags
Friday August 22, 2008 - 05:14pm (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments