gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn







 




Vĩnh Biệt
Em nghĩ sao? Liệu tôi vẫn có thư, bữa Chủ nhật? Có thể, phải không? Nhưng đam mê thư thật vô nghĩa. Liệu một cái, là đủ, liệu một cái, là hiểu đủ? Lẽ dĩ nhiên là vậy, tuy nhiên, tôi đang ngả đầu ra phía sau, uống từng lá thư, từng con chữ, chỉ quan tâm một điều, rằng tôi không muốn ngừng uống. Hãy giải thích điều đó đi, cô giáo Milena!
Kafka: Thư gửi Milena
*
"Cách hoa, nhân viễn, thiên nhai cận..."

"Anh nhìn qua cụm hoàng hoa,
Chân trời gần gụi, em xa dặm nghìn..."
Thi dịch thơ
*
Một trang bản thảo tìm lại được, viết về Bông Hồng Đen.
Viết hồi ở trại tị nạn Thái Lan.

Cùng một air với những dòng sau đây, mở ra
Lần Cuối Sài Gòn
Viết, một cách nào đó, là chết. Hà-nội, tuổi thanh xuân, mối tình đầu... mòn dần theo những chữ. Khi gặp Lan Hương, cô bé mới 11 tuổi, học trường Kiến Thiết, trong một con hẻm bên kia đường Phan Đình Phùng, bên kia nhà cô bé, một tiệm sách theo chủ nhân bỏ chạy vào Sài-gòn nhưng vẫn cố giữ cái tên có từ Hà-nội, những chả cá Thăng Long, bánh cuốn Tây Hồ, những điểm xuyết của một Hà-nội trong một Sài-gòn sau được họa sĩ Phạm Tăng ghi lại bằng những cảnh chăn trâu, thổi sáo trên bờ đê, hát trống quân, đánh đu... trên bìa một tờ báo Xuân năm nảo năm nào,"Chúng ta đi mang theo quê hương".
*
"Cô đã đi xa, xa lắm" có nghĩa, lúc đó BHĐ ở Huê Kỳ. Gấu thì chưa biết có đậu thanh lọc, hay bị trả về cho VC.
Bi giờ mới biết, "Cô đã đi xa, xa lắm" có nghĩa là:
Vĩnh Biệt
Cái câu văn sau cùng, là một kỷ niệm thật là tuyệt vời về Bông Hồng Đen

Nhớ, đêm đó là đêm Noel.
Em nói, làm sao có chuyện đi rước đèn với anh được!
Gấu bèn đưa ra... giải pháp:
Anh sẽ đi chơi, tơi bời, thăm đủ chỗ, đủ thứ, của Sài Gòn, giùm cho cả Em!
 Đúng 12 giờ đêm, anh sẽ đậu xe ngay dưới đường, nhìn lên phòng em, và lúc đó em bật đèn, mở cửa sổ.

Bông Hồng Đen gật đầu.