*
Ghi

Dọn I

II
1 2 3 4 5 6 7
8 9















Những tác phẩm của Sartre lão hoá một cách khủng khiếp. Llosa viết về Sartre.
Chúng ta cũng có thể nói như vậy, về những tác phẩm của NVT, một thứ phó sản, từ Sartre mà ra.
*
They have aged terribly; today we can see that there was little originality in these works. Incommunication, the absurd, had been expressed in Kafka in a more tremulous and disturbing way; the technique of fragmentation came from John Dos Passos, and Malraux had written about political topics with a vitality that one never feels, even in the best story of that sort that Sartre wrote: 'The Childhood of a leader".
Mario Vargas Llosa: The Mandarin
Chúng có tuổi một cách khủng khiếp; ngày này, chúng ta có thể nhìn thấy, chẳng có mấy tí uyên nguyên, đồ zin, đồ xịn nào ở trong những tác phẩm đó. Sự không thể cảm thông, sự phi lý, đã được Kafka diễn tả bảnh hơn nhiều, nhức nhối hơn nhiểu, kỹ thuật viết từng mảnh vụn, thuổng Dos Passos, và Malraux viết về những đề tài chính trị sống động, như thể trước ông chưa từng có người nào viết được như thế, thứ số một của Sartre, thí dụ như truyện ngắn Thời thơ ấu của tay trùm, cũng chỉ đáng xách dép.
Những tác phẩm như thế đem đến cho tuổi mới lớn Mỹ Châu La Tinh cái gì?
Chúng kéo nó ra khỏi mùi vị tỉnh lẻ, cái vẻ mục nát, gỉ sét, khiến nó bất bình với cái mầu mè địa phương...
Gấu nghĩ, NVT, như là một thứ phó sản của Sartre, đã đem đến cho tuổi trẻ Miền Nam cùng một thứ như vậy.
Gấu đọc ông, khi đã đi làm, vì Gấu ra trường sớm, và nhận ngay ra, những tác phẩm của ông, nhất là những bài viết Nhận Định, đều từ Sartre mà ra. Ông giản dị hóa Sartre, theo cái kiểu phóng tác Sartre ra tiếng Việt, để cho đám học sinh, sinh viên không biết tiếng Pháp đọc. Và ông thật sự nổi tiếng trong đám họ.Với một người có thể đọc thẳng nguyên tác, họ sẽ không đọc ông. Gấu không đọc những bài viết có tính chính trị, hay tôn giáo của NVT nên miễn bàn về khoản này. Riêng về mặt văn chương, phê bình văn học, và luôn cả triết học hiện sinh, NVT chỉ lập lại Sartre. Một cách đơn giản hơn, dễ hiểu hơn, gạt bỏ tất cả những gì khó hiểu ở Sartre.
Thành thử, bây giờ, sau bao nhiêu năm, sau một cuộc chiến tàn khốc như thế, mà vẫn nhắc tới những vinh quang dởm hão như vậy, thì thật khó hiểu. Ngay cả những chuyện đụng độ giữa NVT và PCT, cũng chẳng nên nhắc lại. VC đã làm được một việc tốt, là chặn đứng những chuyện đó, bằng cú phần thư, bằng cách đưa đi cải tạo, đi tù... tại sao khi có dịp ra hải ngoại, lại lôi ra? Uổng cả công lao cách mạng!
*
Tôi đọc ông [Sartre] lần đầu, vào mùa hè năm 1952, khi làm phụ biên tập, a copy editor, cho một tờ nhật báo, Đó là thời gian độc nhất, tôi đóng vai nhà văn nhà báo, theo cái kiểu mà nhiều người vẫn còn nghĩ về họ: một cuộc đời lãng du. Khi công việc tòa báo xong xuôi, thường là muộn, trời đã khuya, tay ký giả là tôi bèn chạy vội đến những quán, những ba, ánh đèn mờ, hay những ổ nhện, những xóm đêm, và, với một đứa trẻ 15 tuổi, thì đúng là một cuộc phiêu lưu lớn.
Và tôi đã gặp cuộc phiêu lưu thực sự, vào một buổi sáng, khi anh bạn, Carlos Ney Barrionuevo, giúi vào tay tôi cuốn Bức Tường. Những truyện ngắn ở trong đó, cùng với Buồn Nôn, và những vở kịch - Những con ruồi, Huis Clos, Một bướm đáng kính trọng, Những bàn tay bẩn - những tập đầu của bộ Những Con đường của sự tự do, và những tiểu luận của Satre đã làm cho rất nhiều người trong đám chúng tôi khám phá ra văn chương hiện đại của đầu thập niên 1950.
Chúng già đi, lão hoá, một cách thật là khủng khiếp. Ngày nay, chúng ta tìm thấy, chỉ một tí ti, cái gọi là hàng nguyên, hàng xịn, the originality, ở trong những tác phẩm đó. Sự không thể bắt nối, incommunication, sự phi lý, the absurd, được diễn tả bởi Kafka, bằng một đường hướng dữ dằn hơn, nhức nhối hơn, kỹ thuật viết từng mảng, the technique of fragmentation, thuổng của John Dos Passos, và Malraux viết những đề tài chính trị sống động như chưa bao giờ sống động đến như thế. Ngay cả thứ bảnh nhất của Sartre, là Tuổi thơ của một ông Sếp, cũng không bén gót.
Llosa: The Mandarin
*
Như vậy, Llosa biết Sartre qua truyện ngắn Bức Tường. Gấu nhớ là, tay giáo sư triết gia khoa bảng, ĐPQ, bạn của giáo sư khoa bảng ĐTĐ, có một truyện ngắn mang hơi hướng Bức Tường. (1)
Câu chuyện một tay làm cách mạng, bây giờ, có thể gọi, một tay khủng bố, bị bắt, bị tra tấn tới chỉ, bắt phun ra đồng bọn. Anh lắc đầu, tới một bữa, bực quá, phụt đại một địa chỉ.
Đúng cái địa chỉ cả đám đang ẩn náu!
Gấu nhà văn
(1) Truyện ngắn này, đã từng đăng trên báo Văn Học, và một văn hữu của báo, Gấu không tiện nêu tên, báo động NMG, "không đăng được", vì quá giống truyện Bức Tường của Sartre. Gấu mới đây hỏi lại, ông bạn nhà văn còn quả quyết, đúng như trên. NQT

Nhà văn Dương Thu Hương được văn học thế giới để ý và coi bà như một nhà văn phản kháng mạnh mẽ nhất đối với chế độ Cộng Sản đương thời. Tác phẩm mới nhất của bà “Au zenith” - Ðỉnh Cao Chói Lọi“ viết bằng Pháp ngữ ra mắt ngày 8 tháng 12 năm 2008 tại Paris. Sách do nhà xuất bản Sabine Wespieser và Le Livre de Poche phát hành. Sau đó sẽ có bản bằng Việt ngữ do Ðặng Trần Phương dịch. Bản Việt ngữ  này đã được đăng tải trên nhiều web-site và có lẽ có rất nhiều độc giả.
NMT
Bà DTH viết văn bằng tiếng Pháp ư?
Thế thì bảnh quá rồi! Mới qua Tây chừng một năm mà đã viết văn bằng tiếng Tây thì quả là nữ lưu kiệt xuất!
Nhưng, hình như bà viết bằng tiếng Mít, được tay DTP dịch ra tiếng Tây, còn bản tiếng Việt, chẳng cần DTP dịch, thì cho đọc free trên net.
Nhà xuất bản Sabine Wespieser tại Pháp sẽ phát hành tiểu thuyết « Au zénith » của Dương Thu Hương kể từ tháng giêng 2009. Tác phẩm dầy gần 800 trang, do Đặng Trần Phương dịch, ra cùng lúc với bản tiếng Việt « Đỉnh Cao Chói Lọi » được phổ biến trên mạng Web
Nguồn
*

BBC: Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao khi đó ông Hồ Chí Minh đương quyền nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ tối cao của Đảng trong một thời gian dài, đã không sửa sai ngay mà cứ đợi 'đến sau này'? Và nhiều thế hệ lãnh đạo đảng, nhà nước về sau, tới nay vẫn không ai tuyên bố chính thức sửa sai cho Phạm Quỳnh, mà rõ ràng như ông nói đó là một người yêu nước, một học giả bác học chân chính?

Nhạc sỹ Phạm Tuyên: Tôi có gặp nhà văn Nguyễn Đình Thi trước khi ông mất. Ông Thi có nhắc tới lời của một nhà văn phương Tây nói, "Có những nỗi oan trong lịch sử nhiều khi phải mất hàng trăm năm mới giải toả, giải thoát được." Tôi nghĩ rằng trong khi đất nước còn nhiều vấn đề như thế này, có thể nhiều khi vấn đề chưa được đặt ra để giải toả cho rõ. Nhưng tôi vẫn tin rằng sẽ có một ngày có một sự giải toả nhất định.
*
Câu trích dẫn, sử dụng vào trường hợp Phạm Quỳnh hoàn toàn sai. Ông Phạm Quỳnh bị VC kết án Việt Gian, và làm thịt. Trường hợp Phạm Quỳnh, cũng giống của Tự Lực Văn Đoàn, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường… nhiều lắm, và đây là luật của kẻ mạnh, giản dị có vậy.
*

Trên tờ Người Quan Sát Mới, có hình ảnh và bài viết về sự hối hận của dân Thổ, về sự tàn sát mang tính diệt chủng đối với dân tộc Arméniens vào năm 1915. “Lương tâm của tôi không chấp nhận người ta dửng dưng với Thảm Họa Lớn mà người Armenien đã chịu đựng vào năm 1915, và người ta còn chối. Tôi xin được chia sẻ những đau thương mất mát đối với những anh em bà con của tôi người Arménien, và xin họ tha thứ.” Bức thứ lúc đầu là của bốn nhà trí thức Thổ, bây giờ đã được gần 30 ngàn chữ ký.
Đâu phải chỉ có một ông Phạm Quỳnh bị VC làm thịt oan đâu?
Nhưng giá mà có bốn ông trí thức VC làm một cái thư cầu xin tha thứ, thì cũng thú vị ra phết đấy!
[Một chưa chắc, lấy đâu ra bốn ông Yankee mũi tẹt ở đây?]
Pamuk nhờ tố cáo vụ diệt chủng mà ăn Nobel.\
Nhà văn Dương Thu Hương được văn học thế giới để ý và coi bà như một nhà văn phản kháng mạnh mẽ nhất đối với chế độ Cộng Sản đương thời. Tác phẩm mới nhất của bà “Au zenith” - Ðỉnh Cao Chói Lọi“ viết bằng Pháp ngữ ra mắt ngày 8 tháng 12 năm 2008 tại Paris. Sách do nhà xuất bản Sabine Wespieser và Le Livre de Poche phát hành. Sau đó sẽ có bản bằng Việt ngữ do Ðặng Trần Phương dịch. Bản Việt ngữ  này đã được đăng tải trên nhiều web-site và có lẽ có rất nhiều độc giả.
NMT
Bà DTH viết văn bằng tiếng Pháp ư?
Thế thì bảnh quá rồi! Mới qua Tây chừng một năm mà đã viết văn bằng tiếng Tây thì quả là nữ lưu kiệt xuất!
Nhưng, hình như bà viết bằng tiếng Mít, được tay DTP dịch ra tiếng Tây, còn bản tiếng Việt, chẳng cần DTP dịch, thì cho đọc free trên net.
Nhà xuất bản Sabine Wespieser tại Pháp sẽ phát hành tiểu thuyết « Au zénith » của Dương Thu Hương kể từ tháng giêng 2009. Tác phẩm dầy gần 800 trang, do Đặng Trần Phương dịch, ra cùng lúc với bản tiếng Việt « Đỉnh Cao Chói Lọi » được phổ biến trên mạng Web
Nguồn
*

BBC: Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao khi đó ông Hồ Chí Minh đương quyền nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ tối cao của Đảng trong một thời gian dài, đã không sửa sai ngay mà cứ đợi 'đến sau này'? Và nhiều thế hệ lãnh đạo đảng, nhà nước về sau, tới nay vẫn không ai tuyên bố chính thức sửa sai cho Phạm Quỳnh, mà rõ ràng như ông nói đó là một người yêu nước, một học giả bác học chân chính?

Nhạc sỹ Phạm Tuyên: Tôi có gặp nhà văn Nguyễn Đình Thi trước khi ông mất. Ông Thi có nhắc tới lời của một nhà văn phương Tây nói, "Có những nỗi oan trong lịch sử nhiều khi phải mất hàng trăm năm mới giải toả, giải thoát được." Tôi nghĩ rằng trong khi đất nước còn nhiều vấn đề như thế này, có thể nhiều khi vấn đề chưa được đặt ra để giải toả cho rõ. Nhưng tôi vẫn tin rằng sẽ có một ngày có một sự giải toả nhất định.
*
Câu trích dẫn, sử dụng vào trường hợp Phạm Quỳnh hoàn toàn sai. Ông Phạm Quỳnh bị VC kết án Việt Gian, và làm thịt. Trường hợp Phạm Quỳnh, cũng giống của Tự Lực Văn Đoàn, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường… nhiều lắm, và đây là luật của kẻ mạnh, giản dị có vậy.
*

Trên tờ Người Quan Sát Mới, có hình ảnh và bài viết về sự hối hận của dân Thổ, về sự tàn sát mang tính diệt chủng đối với dân tộc Arméniens vào năm 1915. “Lương tâm của tôi không chấp nhận người ta dửng dưng với Thảm Họa Lớn mà người Armenien đã chịu đựng vào năm 1915, và người ta còn chối. Tôi xin được chia sẻ những đau thương mất mát đối với những anh em bà con của tôi người Arménien, và xin họ tha thứ.” Bức thứ lúc đầu là của bốn nhà trí thức Thổ, bây giờ đã được gần 30 ngàn chữ ký.
Đâu phải chỉ có một ông Phạm Quỳnh bị VC làm thịt oan đâu?
Nhưng giá mà có bốn ông trí thức VC làm một cái thư cầu xin tha thứ, thì cũng thú vị ra phết đấy!
[Một chưa chắc, lấy đâu ra bốn ông Yankee mũi tẹt ở đây?]
Pamuk nhờ tố cáo vụ diệt chủng mà ăn Nobel.
Biết đâu một nhà văn VC mô phỏng ông, cũng ăn  Nobel

*
19.1.2009: Tưởng niệm nhà báo Hrant Dink bị sát hại. Người Quan sát Mới số 12-18 Mars, 2009