*





*

Tây Tạng, nóc nhà của thế giới
Người ta có thể nhìn thấy đỉnh Everest chọc thủng màn sương và vươn mình kiêu hãnh.
Ảnh được chụp tại Everest Base Camp thuộc đất Tây Tạng ngày 21/06 năm nay.

 *

Điện Potala, công trình nổi tiếng nhất của Tây Tạng như đang vươn mình đón nắng mặt trời. Nó được xây dựng từ thế kỷ thứ 7, đánh dấu cuộc hôn nhân của vị vua nơi đây với công chúa con vua Đường. Sau này, nó từng là nơi sống và làm việc của các vị Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng.


Thu, 2010
Thu phố ca

*

Chúc Mừng Giáng Sinh
2009


There may not be a Nobel Peace Prize ceremony this year, if neither Liu Xiaobo, who is in prison; his wife, who is under some sort of house arrest; or another close relative can accept it. According to the A.P.,
If that happens, it will be the first time since 1936, when there was no one present to accept the medal and diploma for German journalist Carl von Ossietzky, who was seriously ill and not allowed to leave Nazi Germany.

Bóng ma Nobel

Theo tin AP, năm nay có thể sẽ không có lễ trao giải Nobel Hoà Bình, nếu Liu Xiaobo, hiện đang ngồi tù, bà vợ, hiện đang bị quản thúc tại gia, hay một thân nhân gần gụi, có thể có mặt để nhận giải.
Và nếu đúng như thế, thì đây là lần đầu tiên, kể từ 1936, là năm ký giả Đức,
Carl von Ossietzky, được trao giải, nhưng do bịnh quá, và không được rời xứ Nazi của Đức, để đi nhận.
Carl von Ossietzky: Ông thật đáng để chúng ta đi 1 đường tiểu chú. Là nhà diễn tiến [hay diễn biến?] hoà bình, xuất bản tờ báo Weltbühne, “bịnh nặng, và không được phép rời nước Đức Nazi”, theo như thông báo của nhà nước Nazi, giống y chang nhà nưóc VC. Sự thực, ông ở trong trại tập trung, ở ngoại vi Oldenburg, khi đám Đức lưu vong vận động Nobel Hòa bình cho ông. Chờ chết về bịnh lao, nhưng đám quản giáo chẳng thèm làm gì để chữa trị. Trước khi bị tống vô trại tù, ông đã bị tra tấn ở nhà tù Spandau.
Chế độ Nazi đã làm đủ mọi cách để gây sức ép lên Uỷ ban trao giải, đến nỗi, năm 1935 đã không có giải Nobel Hoà Bình.
Một trong những người hết mình cổ võ cho Ossietzky là Willy Brandt, sau này thành thủ tướng Đức, đã từng quỳ trước Lò Thiêu để xin lỗi, và cũng đã từng được Nobel Hoà Bình vào năm 1971.

*

*

“a slap in the face of fascism”: Một cái tát vào mặt Phát Xít, Vi Xít!

Bức hình do tay ký giả chụp, đã có hết tất cả những tính chất của một 'altarpiece' [altar: bàn thờ] – nào chiếc áo choàng đen, cùng những hình ảnh mang tính tôn giáo đi theo cùng với nó, cộng thêm cái cử chỉ quỳ xuống…. ui chao đúng là một thoáng chốc đi vào vĩnh cửu, đi vào thơ!

Tuy nhiên, không phải tay nhiếp ảnh viên, mà Brandt, mới là tác giả thực sự của bức hình, ông ta là thiên tài, như Gorbachov là Thánh Khùng!

Chỉ những bậc thiên tài mới làm được những cử chỉ thiên tài, đúng như 1 tay thiên tài phán: những đại tác phẩm, chỉ những bậc thiên tài mới tạo ra được!

December 7, 1970. A picture can speak a thousand words, and that is what Willy Brandt had expected when he silently knelt down at the monument to Warsaw Ghetto Uprising. The gesture of humility and penance was not favorably viewed by West Germans at that time. 48% thought the “Kniefall” was exaggerated. The opposition tried to use the Kniefall against Brandt with a vote of No Confidence in April 1972 which he survived by only two votes. However, Brandt’s Ostpolitik and Kniefall helped his reelection, as his reformist policies helped Germany gain international reputation, and he went on to win the Nobel Peace Prize in 1971. 

The incident took place during visit to a monument to the Nazi-era Warsaw Ghetto Uprising, in what was then the communist People’s Republic of Poland. After laying down a wreath, Brandt, very surprisingly, and to all appearances spontaneously, knelt. The largest single revolt by the Jews during the Holocaust, the uprising inside the Warsaw Ghetto in German occupied Poland during World War II resisted Nazi Germany’s effort to transport the remaining ghetto population to the Treblinka extermination camp. The poorly armed and supplied resistance was crushed by the German troops. 

The above photo by Sven Simon has all the qualities of an altarpiece–the black bulk of the coat and religious connotations of the kneeling creates ephemeral and poetic moment. However, it was not Simon, or other photographers that defined that photo. It was Brandt, who was the true author of this photograph.
Source

Giả như có 1 anh VC nào đó, làm được cử chỉ trên, thì mới giải ra được nỗi đau Lò Cải Tạo!
Không phải anh ta xin lỗi lũ Ngụy, mà là cả dân Mít, vì đã gây ra cuộc chiến (1), mà còn vì đã đẩy đất nước vào con đường băng hoại, như ngày này.
GNV này đã tưởng tượng một ông Thánh Toán, làm được điều này, chẳng cần phải quỳ kiếc làm gì, mà chỉ cần phán, phải thay đổi chế độ,  nhưng hỡi ơi, anh ta không hề biết lũ Ngụy, đất nước băng hoại là cái chi chi, anh ta chỉ mê Toán! (2)

(2)

Ông này có 1 cái blog, ông gọi nó là chùa, và khi đám VC, do cái vụ ông vội vàng không "ở" nhà cũ, mà "về" nhà mới, do nhà nước VC cấp cho ông, chọc quê ông, ông quê lại, đóng cửa chùa, ‘để lo quét dọn’.
Thử hỏi trên đời này, có chùa nào đóng cửa lo quét dọn, cấm tín hữu tới.... tụng kinh niệm Phật?

“Chùa” của Gấu, bị thiên hạ chọc quê trên 10 năm nay, chưa 1 ngày đóng cửa!
Vậy mà cũng bầy đặt lo việc lớn!
SCN, phận đàn bà kia, mà cũng cố cầm cự được 9 năm, bằng thời gian Đệ Nhất Cộng Hoà, là đi theo ông Diệm!
Ông Diệm bị đệ tử làm thịt, khác chứ!
[Phách lối vừa thôi, cha nội!]

Phải có 1 ông Thánh Khùng, như Gorbachov, thì mới làm được điều này, cho Liên Xô!
Nhưng VC giả như có, thì sẽ bị làm thịt, vì tội diễn biến hòa bình, hay nhận đô của Mẽo, hay bị tụi đế quốc, tụi tư bản lừa....

(1)

Gấu này thực sự tin là VC, đúng hơn Bắc Kít, gây ra cuộc chiến, khi cố tình nhử Mẽo vô Miền Nam, bằng cú ngụy tạo, đầu độc tù Phú Lợi, và bằng cú đó, thành lập Mặt Trận Giải Phóng, làm như đây là chuyện nội bộ của Miền Nam, vì chỉ có một cách độc nhất, là biến Miền Nam vào thế đối đầu với Miền Bắc thì mới ‘thống nhất’ được.
Thành thử không phải tự nhiên mà mấy anh nhà văn Bắc Kít phải đổi níck, khi viết về Miền Nam. Tất cả đều nằm trong âm mưu của Bắc Bộ Phủ.
Gấu nhớ là cái tay trưởng phòng hình ảnh AP, Horst Faas, đã có lần suýt chết, chỉ vì cố chụp cho được 1 cái nón bộ đội Bác Hồ, trong đám mũ tai bèo !

Graham Greene nắm ngay được tia chớp mặc khải này, khi nghe 1 tên Xịa bật mí, cố tìm ra một khuôn mặt đại diện cho lực lượng thứ ba, tức 1 tay Mít thực sự quốc gia, để đương đầu với CS, và cùng lúc, xóa ảnh hưởng, thế lực của Pháp tại Việt Nam, và từ đó, ông đẻ ra tác phẩm Người Mỹ Trầm Lặng.
Mê Việt Nam, ông luôn ở về phía VC, nhưng vẫn cảnh cáo đám nhà văn, coi chừng, một khi cái nón tai bèo rớt xuống, là lập tức phải chạy về phía những kẻ bị tủi nhục, là lũ Nguỵ !

Một khi mà đám VC vẫn còn lải nhải về những chiến công, về những hy sinh, về những đỉnh cao, về những bước ngoặt vĩ đại, thì đừng hòng một cuộc tái  sinh nước Mít!


Thơ mỗi ngày

SELF-PORTRAIT 

Between the computer, a pencil, and a typewriter
half my day passes. One day it will be half a century.
I live in strange cities and sometimes talk
with strangers about matters strange to me.
I listen to music a lot: Bach, Mahler, Chopin, Shostakovich.
I see three elements in music: weakness, power, and pain.
The fourth has no name.
I read poets, living and dead, who teach me
tenacity, faith, and pride. I try to understand
the great philosophers-but usually catch just scraps of their precious thoughts.
I like to take long walks on Paris streets
and watch my fellow creatures, quickened by envy,
anger, desire; to trace a silver coin
passing from hand to hand as it slowly
loses its round shape (the emperor's profile is erased).
Beside me trees expressing nothing
but a green, indifferent perfection.
Black birds pace the fields,
waiting patiently like Spanish widows.
I'm no longer young, but someone else is always older.
I like deep sleep, when I cease to exist,
and fast bike rides on country roads when poplars and houses
dissolve like cumuli on sunny days.
Sometimes in museums the paintings speak to me
and irony suddenly vanishes.
I love gazing at my wife's face.
Every Sunday I call my father.
Every other week I meet with friends,
thus proving my fidelity.
My country freed itself from one evil. I wish
another liberation would follow.
Could I help in this? I don't know.
I'm truly not a child of the ocean,
as Antonio Machado wrote about himself,
but a child of air, mint, and cello
and not all the ways of the high world cross paths with the life that-so far-
belongs to me.

Adam Zagajewski
Without End

Chân Dung Tự Họa 

Giữa cái PC, cây viết chì, và cái máy đánh chữ
nửa ngày của tôi trôi qua. Một ngày nào nó sẽ là nửa thế kỷ.
Tôi sống trong những thành phố lạ và thỉnh thoảng lèm bèm
với những người lạ về những gì lạ với tôi.
Tôi nghe nhạc hơi bị nhiều: Bach, Mahler, Chopin, Shostakovich.
Tôi nhìn thấy ba thành phần ở trong nhạc: yếu đuối, quyền uy, và đau đớn.
Thành phần thứ tư thì không có tên
Tôi đọc những thi sĩ, còn sống hay đã chết, họ dậy tôi
sự kiên trì, niềm tin, và lòng tự hào. Tôi cố hiểu
những triết gia lớn – nhưng thường chỉ vớ được
tí mẩu vụn của những tư tưởng quí báu của họ.
Tôi thích những chuyến đi dạo dài ở trên những đường phố Paris,
  nhìn đồng loại của tôi, vội vã bởi ham muốn, giận dữ, và ước muốn;
theo dõi một đồng bạc, chuyền từ tay người này qua tay người nọ,
và đồng bạc mòn dần đi, mất luôn cái dáng tròn tròn của nó
(cái mặt nhìn nghiêng của vị hoàng đế in trên đồng bạc thì cũng mòn mất tiêu)
Bên cạnh tôi cây cối vô tình đối với tôi, vì chẳng thấy chúng biểu hiện hay ấn tượng gì cả,
thay vì vậy, thì là một mầu xanh tuyệt hảo, dửng dưng tuyệt hảo.
Những con chim đen bao phủ những cánh đồng
kiên nhẫn đợi, như những góa phụ Tây Ban Nha.
Tôi thì chẳng còn trẻ nữa, nhưng luôn luôn có 1 thằng cha nào đó già hơn tôi.
Tôi thích một giấc ngủ sâu, khi tôi ngưng hiện hữu,
và những chuyến đạp xe đạp thật nhanh, trên những con đường quê,
khi những cây dương và những nhà cửa tan biến, nhạt nhòa đi
như những đám mây trong những ngày nắng.
Đôi khi, trong viện bảo tàng, những bức họa nói với tôi,
và sự tiếu lâm bất thình lình biến mất.
Tôi mê nhìn mặt bà xã mình.
Mỗi chủ nhật tôi đều goi điện thoại cho ông già của tôi.
Mọi chủ nhật khác tôi gặp bạn hữu,
để chứng tỏ lòng trung thuỷ của tôi.
Xứ sở của tôi tự nó rũ ra khỏi một cái ác. Tôi cầu chúc
một cuộc giải phóng khác sẽ tiếp theo.
Liệu tôi có làm được cái gì trong vụ giải phóng sau này đó? Tôi không chắc lắm đâu.
Tôi thực sự không phải là 1 đứa con của biển,
như Antonio Machado viết về anh ta,
nhưng mà là 1 đứa con của không khí, của bạc hà, và đại hồ cầm,
và không phải tất cả những con đường của thế giới cao, cho tới giờ này
đụng với những con đường của cuộc đời thuộc về tôi

*
… thích nhất mấy bài của Adam Zagajewski, câu:
Gió tháng Chạp giết hy vọng, nhưng đừng để nó lấy mất... niềm hứng khởi của GNV!

DV
*

Đa tạ.
NQT
*


A FLAME 

God, give us a long winter
and quiet music, and patient mouths,
and a little pride-before
our age ends.
Give us astonishment
and a flame, high, bright.

Một ngọn lửa 

Chúa ơi, cho GNV một mùa đông dài
và nhạc trầm lặng, những cái miệng nhẫn nại
và một tí phách lối - trước khi những ngày già của hắn ta chấm dứt!
Hãy cho Gấu Già sự ngỡ ngàng, kinh ngạc
và một ngọn lửa, cao, sáng.

Adam Zagajewski
Without End

FOR YOU

 It's not the only poem-are you asleep now
in a cloud of woolen dreams-I've written for you.
For you, triumphant, smiling, lovely,
but also for you, conquered and subdued,

(although I've never understood
who could defeat you!),
for you, mistrustful and uneasy,
I've written poem after poem, 

as if hoping one day-like the tortoise
– to reach, by way of faulty words
and images, the place where you have been so long,
where life's lightning carried you.

 Cho Em

Đây không phải là bài thơ độc nhất – em lúc này thì đang ngủ
ở giữa  một đám mây của những giấc mơ mượt mà – anh viết cho em.
Cho em, thắng thế, mỉm chi, đáng yêu,
và cũng vẫn cho em, bị chinh phục, và chịu trận

 (mặc dù anh chẳng bao giờ hiểu được,
ai có thể đánh bại em),
cho em, chẳng đáng tin cậy, và cũng thật khó khăn
anh viết bài thơ này tới bài thơ khác

 như thể, để hy vọng, có 1 ngày nào,
đài gương soi đến dấu bèo-
hay,
như 1 con rùa
– bò tới được - bằng những từ ngữ và hình ảnh không hoàn hảo,
 – lâu đài em hằng ngự,
nơi ánh sáng cuộc đời nâng niu em.

 Adam Zagajewski
Without End


INTIZAR HUSSAIN

THE HOUSE BY THE GALLOWS

Căn Nhà Kế Bên Giá Treo Cổ

Trích Granta, số Mùa Thu, 2010 đặc biệt về Pakistan

Note: Mít chúng ta chỉ còn thiếu 1 cái giá treo cổ, dựng ngay tại "pháp trường cát" ngày nào, phong ngay cho Tướng  Râu Kẽm làm tay gác dan, hoặc bảo quản!

Trang TTH

Khi Đỏ là Đen
Linda Lê : “J'aime que les livres soient des brasiers"


Kỷ niệm, kỷ niệm

…. Ngài Toyama có biết Nishino Tesshin không?"
-"Ta biết chứ. Ta đã một lần đấu kiếm và thua ông ấy rồi. Tay kiếm tài ba hiếm có đấy".
-"Thế ngài có nghe về kiếm pháp bí truyền gọi là Sóng gợn mà Nishino đã sáng tạo ra chưa?"
-"Ta có nghe. Nhưng có lẽ chưa ai thấy tận mắt cả".
-"Thưa, tôi đã được truyền thụ kiếm pháp ấy đấy".
-"Hả?...". Toyama sửng sốt, mặt biến sắc. -"Thế bà tên là gì?"
-"Kunie. Nguyên là người nhà Hatanaka".
-"Ồ! Thế thì...". Khuôn mặt Toyama chợt thoảng nụ cười ngạo nghễ. -"Hoá ra được gặp nữ kiếm sĩ của võ đường Nishino mà người ta vẫn đồn đại bao lâu nay. Thật vinh hạnh quá! Được lắm, sẽ xin bái kiến kiếm pháp bí truyền Sóng gợn ấy xem sao". 

Lúc mới chĩa lưỡi kiếm đối mặt với người đàn bà mảnh mai ấy, Toyama đã chợt có ý thương hại. Nhưng trận đấu bắt đầu rồi thì Toyama đã bỏ ý nghĩ ấy ngay. Bởi thế tấn của Kunie thật kiên cố, không có chút sơ hở nào cho Toyama chém trúng được đối thủ. Và động tác của Kunie thì thật là nhanh nhẹn.
Giao đấu một hồi, Toyama hiểu ra là Kunie nhắm vào cổ tay phải của mình. Vậy mà anh ta vẫn không tránh khỏi bị chém trúng vào đấy. Hễ anh chém tới là bị chém ngược lại ngay, mà anh rút lui thì nữ đối thủ nhanh nhẹn dậm chân phóng tới chém vào cổ tay anh. Kiểu tấn công thật lì lợm kiên trì. Cứ như là những đợt sóng nhỏ lăn tăn lì lợm táp vào bờ đá, năm này qua năm khác, xoi lỗ vào đá. Những nhát kiếm chém cạn và nhẹ dần dần ăn sâu vào tận xương.
Toyama cảm thấy cánh tay phải của mình hầu như mất hết cảm giác, nên nghĩ phải tấn công một lần dứt điểm mới xong. Đầu anh nóng rực lên vì nôn nao. Toyama giương vút kiếm lên tấn ở tầm cao.
Nhưng cùng lúc, anh đã phải hực lên một tiếng trầm thống. Toyama cảm thấy cánh tay phải của mình đã rời khỏi cán kiếm, buông thõng xuống. Dáng người đàn bà như bóng đen áp đến trước mặt, rồi lướt ngang qua hông anh trong chớp mắt. Toyama gắng gượng chịu đựng cảm xúc như mình vừa bị đâm sâu vào ngực, chỉ còn một cánh tay trái cố chém kiếm vói theo hướng bóng đen ấy.

[Truyện ngắn "Nyoninken Sazanami" của Fujisawa Shuhei, đăng lần đầu trên tạp chí văn học O-ru Yomimono tháng 12 năm 1977, được dịch từ nguyên tác là truyện thứ 6 trong tập truyện "Kakushiken Koeisho" (Kiếm ẩn trong bóng người lẻ loi), bản bỏ túi, do nhà Bunshun Bunko tái bản lần thứ 9 tháng 10 năm 2006.]

Phạm Vũ Thịnh dịch
Source

Gấu rất mê truyện kiếm hiệp, nhưng phải đến khi đọc Phạm Vũ Thịnh dịch, thì Gấu mới hiểu ra rằng, cái chuyện mình mê kiếm hiệp không thể nào so với PVT được. Bạn đọc, chỉ một đoạn trên đây, là hiểu lý do. Đọc, mà cứ như là đang thưởng thức cuộc tử đấu long trời lở đất.
Ui chao, nào “kiếm ẩn trong bóng người lẻ loi”, nào “cứ như là những đợt sóng nhỏ lăn tăn lì lợm táp vào bờ đá, năm này qua năm khác, xoi lỗ vào đá. Những nhát kiếm chém cạn và nhẹ dần dần ăn sâu vào tận xương”…

Gấu cũng đã từng mon men làm cái chuyện PVT từng làm, khi “viết lại” 1 xen trong Kim Dung, khi ông sử dụng tiếng đàn làm tăng thêm sức đi của kiếm:

Ang Lee, nhà đạo diễn phim Ngọa Hổ Tàng Long, làm sao không đọc Kim Dung, và làm sao quên được cái cảnh tượng Phí Bân truy đuổi tận sát hai cao thủ chính tà là Lưu Chính Phong và Khúc Dương trưởng lão, đồng tác giả bản Tiếu Ngạo Giang Hồ, và rồi chết dưới lưỡi kiếm của Tiêu Tương Dạ Vũ. Kiếm từ hồ cầm theo tiếng đàn bật ra, kiếm tới đâu, tiếng đàn theo tới đó, khi kiếm trở lại với đàn, cũng là lúc Phí Bân biết mình trúng tử thương, nhẩy lên cao, dồn hết nội lực theo tia máu vọt ra theo vết kiếm, trông thật ghê rợn, kỳ bí! Joan Acocella đã cảm nhận được điều này, qua tiếng trống ở trong phim Ngọa Hổ Tàng Long (Drums sound, adding to the mystery).
Ngọa Hổ Tàng Long

Nhà thơ đàn anh, khi còn Sài Gòn còn gọi là Sài Gòn, nhân một buổi sáng ngồi bàn cà phê Cái Chùa, tình cờ nhắc tới Dostoevsky, nhân đó leo qua bi hùng kịch Hy Lạp, đã đưa ra nhận xét: bi hùng kịch Hy Lạp chưa tới đỉnh cao như chuyện Tầu, thí dụ như đoạn Tống Tửu Đơn Hùng Tín ở trong Thuyết Đường. Một đám huynh đệ uống máu, thề đồng sinh đồng tử, vậy mà khơi khơi mời bạn nhậu, rồi khơi khơi đưa bạn ra chặt đầu, chẳng thèm diễn tuồng xử lý nội bộ! 

Người ngợm gì mà đến tên họ của mình cũng không biết !

Ôi chao, tưởng là một câu nói tầm thường, hóa ra là một câu tỏ tình của con quỉ nhỏ xinh xắn A Tỷ !

Ôi, giấc mộng đã tan mà sao ảo tưởng vẫn còn! 

Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ: cô đang học y khoa, ở tít mãi trong Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé. Cô em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."

Bạn bè, cô, và cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào giận H. nó sẽ nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi.

Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.


*

Khi Đỏ là Đen

In memory of my parents Renfu and Yuee, who, like many Chinese people in the book, suffered during the Cultural Revolution because they were politically black.
Để tưởng niệm bố mẹ tôi, cũng như nhiều người TQ khác ở trong cuốn sách này, đã đau khổ trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, vì lý lịch đen của họ.
Qiu Xiaolong

*

Inspector Chen of the Shanghai Police Bureau is "on vacation." Actually, he is working for a triad-connected businessman about to build a vast complex in Central Shanghai evoking the "glitter and glamour" of the '30s. But when former Red Guard, novelist Yin Lige is murdered, he must return to duty to apprehend the culprit.
*
Yin had been a Shanghai College graduate, class of 1964.
Because of the enthusiasm she displayed in student political activities, she had been admitted to the Party and, after graduation, assigned a job as a political instructor at the college. Instead of teaching classes, she gave political talks to students. It was then considered a promising assignment; she might rise quickly as a Party official working with intellectuals who forever needed to be reformed ideologically.
When the Cultural Revolution broke out, like other young people she joined a Red Guard organization, following Chairman Mao's call to sweep away everything old and rotten. She threw herself into criticism of counterrevolutionary or revisionist "monsters," and emerged as a leading member of the College Revolutionary Committee. Powerful in this new position, she pledged herself to carry on "the continuous revolution under the proletarian dictatorship." Little did she suspect that she herself was soon to become a target of the continuous revolution.
Toward the end of the sixties, with his former political rivals out of the way, Chairman Mao found that the rebellious Red Guards were blocking the consolidation of his power. So those Red Guards, much to their bewilderment, found themselves in trouble. Yin, too, was criticized and removed from her position on the College Revolutionary Committee. She was sent to a cadre school in the countryside, a new institution invented by Chairman Mao on an early May morning, after which May 7th Cadre Schools appeared throughout the country. For Mao, one of their purposes was to keep politically unreliable elements under control or, at least, out of the way.
The cadre students consisted of two main groups. The first was composed of ex-Party cadres. With their positions now filled by the even more left-wing Maoists, they had to be contained somewhere. The other was made up of intellectuals, such as university professors, writers, and artists, who were included in the cadre rank system. The cadre students were supposed to reform themselves through hard labor in the fields and group political studies.
Yin, a college instructor, and also a Party cadre for a short while, fit into both categories. In the cadre school, she became the head of a group, and there Yin and Yang met for the first time.
Yang, much older than Yin, had been a professor at East China University. He had been in the United States and had returned in the early fifties, but soon he was put on the "use under control" list, labeled a Rightist in the mid-fifties, and a "black monster" in the sixties.
Yin and Yang fell in love despite their age difference, despite the "revolutionary times," despite the warnings of the cadre school authorities. Because of their untimely affair, they suffered persecution. Yang died not too long afterward.
After the Cultural Revolution, Yin returned to her college, and wrote Death of a Chinese Professor, which was published by Shanghais Literature Publishing House. Although described as a novel, it was largely autobiographical. Initially, as there was nothing really new or unusually tragic in the book, it failed to sell. So many people had died in those years. And some people did not think it was up to her-as an ex-Red Guard-to denounce the Cultural Revolution. It was not until it was translated into English by an exchange scholar at the college that it attracted government attention.
Officially, there was nothing wrong with denouncing the Cultural Revolution. The People's Daily did so, too. It had been, as the People's Daily declared, a mistake by Chairman Mao, who had meant well. The atrocities committed were like a national skeleton in the closet.
To be aware of the skeleton, at home, was one thing, but it was quite another matter to drag it out for Westerners to see. So Party critics labeled her a "dissident," which worked like a magical word. The novel was then seen to be a deliberate attack on the Party authorities. The book was secretly banned. To discredit her, what she had done as a Red Guard was "uncovered" in reviews and reminiscences. It was a battle she could not win, and she fell silent.
But all that had happened several years earlier. Her novel, filled with too many specific details, did not attract a large audience abroad. Nor had she produced anything else, except for a collection of Yang's poetry she had earlier helped edit. Then she was selected for membership in the Chinese Writers' Association, which was interpreted as a sign of the government's relenting. Last year, she had been allowed to visit Hong Kong as a novelist. She did not say or do anything too radical there, according to the files.
*

Ui chao, cái cuốn Khi Đỏ là Đen thì cũng rất ư là tuyệt cú mèo, và cũng vẫn nằm trong cái dòng di sản của Cách Mạng Văn Hoá Tẫu. Trong cuốn trước mà Gấu đã đọc trong khi đi giang hồ vặt đồng thời ghé nhà ở Xứ Phật, thì là 1 em xung phong đi thực tế, về nhà quê tam cùng cùng bần cố nông, bị ngay ông Trùm VC làng đè ra hiếp, bắt phải làm vợ anh ta.
Chắc anh này là hậu duệ của Chí Phèo, đứa con lò gạch ngày nào, nhờ ơn Cách Mạng Mùa Thu mà nên [‘lên’, cũng được] Trùm.
Cô gái cũng ngang bướng, nhất quyết không trở lại cái thiên đường tuổi mới lớn đam mê cách mạng ngày nào ở thành phố, và sau cùng được cứu vớt nhờ mối tình của 1 anh bạn cùng học, khi đó bị qui thành phần con cái địa chủ, mà, với anh này, ngày đó, em quả đúng là thánh nữ, chỉ dám đứng xa mà chiêm ngưỡng, đến gần thì đi tù!

Cuộc tình trong "Khi Đỏ là Đen", ui chao, nó lại có mùi "Vòng Tay Học Trò" của Nguyễn Thị Hoàng, vì có gì giống giống của bà này với ông thầy CGN nổi tiếng một thời!


Ghi chú trong ngày

19.11.2010

Cái vụ cái nhà của nhà toán học Nobel của xứ Mít không ngờ hậu quả trầm trọng hơn cả cái vụ cấm ra khỏi tù của nhà Nobel hòa bình Lưu Hiển Ba, và cấm ra khỏi nhà của bạn bè của ông [để thay mặt ông nhận Nobel].
Trầm trọng đến nỗi ông Nobel Toán phải khoá nhà của mình, đếch cho ai vô lèm bèm nữa!
Qua vụ này lại càng nổi lên Cái Độc, Cái Ác của giới Bắc Kít, mà cái tay Đông B gọi là Bắc Hà!
Đọc bài viết của tay này, về vụ NBC nhận cái nhà nhà nước VC phát cho ông, mới thấy… tởm.

V/v NBC, Gấu này chỉ tiếc, giá mà ông bảnh hơn một chút, biết đâu tương lai đất nước thay đổi đi, nếu ông, vào đúng lúc vinh quy bái tổ, phán, phải thay đổi chế độ!
Phán vào lúc đó, đồng thời cho mấy đệ tử quay video, rồi tung hê lên Youtube coi, có ăn khách số 1 không!
Hơn video HTL nhiều, chắc chắn!

Hà, hà!

Còn cái sự đóng góp của NBC thì không phải cho Mít, mà cho toàn nhân loại. Gấu này đã từng xưng tụng ông là bậc thiên tài chẳng thua gì Einstein. Einstein chỉ cho thấy vật chất là năng lượng, thì NBC cũng đâu có thua, chỉ cho thấy hai ngành toán học trước nay kể như chẳng thể nào kết nối, thì nay kết nối, và những hệ quả, thành quả của nó, thì chắc cũng là vô cùng, như 1 thứ bom nguyên tử trong toán học, và trong toán ứng dụng.
Một cái tay Đông B làm sao so được với NBC.
Viết độc ác như thế, chỉ để lộ ra cái tâm địa đố kỵ của anh ta mà thôi.
Có vẻ như anh ta rất thù NBC chỉ vì ông gạch bỏ 1 cụm từ trong lời phát biểu khi vinh qui bái tổ, nói rõ hơn, ông nói, ông cám ơn Tây mũi lõ, đã khám phá ra ông, cho ông cơ hội để phát triển tài năng thiên bẩm mà, nếu ở xứ Mít, thì vô phương.
Đúng ra đám Mít trong nước phải hãnh diện vì những phát biểu hết sức dõng dạc, hết sức nhân bản, nhân hậu, ân oán phân minh, và phải lấy làm nhục nhã vì cái xứ sở của mình, ngày 1 tệ hại thêm mãi lên kể từ sau 30 Tháng Tư.
Thay vì vậy chúng ngoạc mồm ra chửi NBC.


Ở hay Về?

*

Of course, it's one hell of a way to get from Petersburg to Stockholm; but then for a man of my occupation the notion of a straight line being the shortest distance between two points has lost its attraction a long time ago.
Joseph Brodsky: Acceptance speech for the Nobel Prize in Literature
'Lẽ dĩ nhiên, một cách nào đó, con đường từ St. Petersburg tới Stockholm đi qua địa ngục, nhưng một con người với nghề nghiệp như tôi, ý niệm đường thẳng - con đường ngắn nhất nối hai điểm - đã mất hết sự quyến rũ của nó từ lâu rồi.' (Joseph Brodsky, Diễn văn nhận Nobel văn chương)
In order to rebuild one's life one has to be strong and an optimist. So we are very optimistic. Our optimism, indeed, is admirable, even if we say so ourselves.
Hannah Arendt, "We Refugees"
Để xây dựng lại đời mình, bạn phải mạnh mẽ và lạc quan. Như vậy, chúng ta đều rất lạc quan. Lạc quan của chúng ta thì thật đáng mến, ngay cả khi chúng ta lèm bèm giữa chúng ta, về lạc quan.
*

THE WORD nostalgia comes from two Greek roots-nostos (home) and algia (longing) - yet this composite word did not originate in ancient Greece. It is only pseudo-Greek, or nostalgically Greek. The nostalgic disorder was first diagnosed by seventeenth-century Swiss doctors and detected in mercenary soldiers (Lowenthal 1985: 11).1 This contagious modern disease of homesickness -La maladie du pays - was treated in a seventeenth-century scientific manner with leeches, hypnotic emulsions, opium, and a trip to the Alps. Nostalgia was not regarded as destiny, nor as part of the human condition, but only as a passing malaise. In the nineteenth century, the geographic longing was superseded by the historical one; maladie du pays turned into mal du siècle, but the two ailments shared many symptoms.
SVETLANA BOYM. ESTRANGEMENT AS A LIFESTYLE: SHKLOVSKY AND BRODSKY

In What Are Masterpieces? Gertrude Stein said about herself: "I am an American and I have lived half my life in Paris, not the half that made me but the half that made what I made"
*
The word "nostalgia" was invented on 22 June, 1688, by Johannes Hofer, an Alsatian medical student, by combining the word nostos ("return") with the word algas ("pain") in his medical thesis Dissertatio medica de nostalgia, to describe the sickness of Swiss soldiers kept far away from their mountains
Cái từ ‘hoài hương’, nostalgia, được phịa ra vào ngày 22 Tháng Sáu, 1688, bởi Johannes Hofer, một sinh viên y khoa người Alsatian, bằng cách kết hợp hai từ nostos [return: về] với từ algos [pain; đau], trong luận án y khoa của anh, Dissertatio medica de nostalgia, để miêu tả căn bịnh, sickness, của những người lính Thụy Sĩ, bị cách xa những vùng núi non của họ.
Alberto Maguel: A Reading Diary.
*

Exile is strangely compelling to think about but terrible to experience”
Lưu vong, nghĩ thì sướng mê tơi, nhưng thử sống nó coi, mới biết khủng khiếp là dường nào. E. Said

*

"He is a pessimistic poet made melancholy by an intolerable political exile"

Ông ta là 1 nhà thơ bi quan trở thành buồn ơi là buồn, do cái vụ lưu vong chính trị không làm sao chịu đựng nổi

NKTV
*

Tình Yêu như Trái Phá

Thấy người sang bắt quàng làm họ, cái vụ nhà Nobel Toán, ngửi khói hành lang, biết mình đuợc Nobel, bèn vội vàng xin nhà nước mũi lõ phát cho quốc tịch Tây, có cái gì giông giống Gấu, khi, vào năm 1954, ở Hà Nội, khi Ông Tây chồng bà Me Tây là Cô Dung của Gấu, làm thủ tục kết hôn, và đưa vợ về nước, thì Gấu cũng tự nhủ, mình sẽ học tiếng Tây, để làm sao viết cho được 1 cái thư bằng tiếng Tây, cám ơn 1 ông Tây thuộc địa, bởi vì không có ông, là không làm sao có… Gấu Nhà Văn, và thay vì như vậy, thì có 1 thằng Bắc Kít khốn nạn cũng cỡ Đông B, chắc hẳn !

Về già, Gấu ngộ ra, giả như Gấu cố học tiếng Tây, để chuồn, thì chắc hẳn, sẽ được như, thí dụ, ông Tây mũi tẹt, cách đây mấy chục năm đã từng dịch Camus !