*









Tóc trắng ba nghìn trượng
Theo mối sầu lê thê
Chẳng hay trong gương sáng
Còn chỗ nào để lọt sương thu?


Bài thơ làm nhớ Cao Bá Quát, và câu thơ ông mượn Lý Bạch:

Quân bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát...

Bạch phát. Sầu miên.

Ở đây có hai chiều, một cao, một dài.
Tóc phát cứ dựng đứng lên mãi, sầu cứ thế miên man kéo dài.

Gấu thu hai chiều, vào một:

Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời.


Trong bài Dạ Vũ Ký Bắc, một ông bạn thơ chẳng đã tấm tắc hai câu trên, và phán, hai câu đủ rồi, đếch cần làm thơ nữa vưỡn OK như thường!

Sầu miên man kéo dài, tạo nên trục hoành, trục x.
Tóc dựng đứng lên mãi, tạo trục tung, trục y.

Hợp nhất hai trục thành một, còn là hành động, thu gọn không gian, đời người... vào trong một cái gương, và buồn quá, hất hàm hỏi, 'quân bất kiến, cao đuờng minh kính, triêu như thanh ti, mộ thành tuyết.... '

Gương sáng, thì, chỉ cần một tí bi lụy  - tí bi lụy là cả một đời người: mới tơ xanh khi đón em nơi trường Gia Long, mà giờ này bạc trắng, em thì cũng đã đi trước, đang chờ, đang đợi... -  là đủ làm nhoè.

Thu sương còn có nghĩa 'nước mắt mùa thu, khóc cho cuộc tình'!

Tình cờ đọc bài của Trần Văn Tích, trên một số Văn Học cũ. Post lại, qua dạng scan, phần viết về Thu Phố Ca, của Lý Bạch.
Kỳ tới, Tin Văn sẽ đưa ra cách đọc của Gấu, ly kỳ hơn, và thuyết phục hơn!
*
Mần chi cho dài dòng , vầy được chăng?

Soi gương, sương điểm bao giờ
Nối dài nghìn trượng, tóc chưa bằng sầu

Độc giả Tin Văn.
*

Phúc đáp,

Số là, trong những cách cắt nghĩa bài thơ, mà TVT đưa ra, Gấu chẳng chịu một cách nào!
Gấu sẽ đưa ra, cách của Gấu.
Cám ơn bạn.
Kính. Gấu.

Note: Tình cờ đọc ... TV, vớ được bài này, viết dở dang, rồi quên luôn!
Nhân Thu này, viết tiếp chăng?
Hai câu thơ của độc giả TV, mà chẳng tuyệt sao?

Lục bát, thần sầu như thế, mà... long đong ư?

5.11.2010


**
**


**

First Person
Romanticism and Russia in the life of Joseph Brodsky
Ngôi thứ nhất.
Chỉ có tao, đếch làm gì có chúng ông!

Chủ nghĩa lãng mạn và nước Nga trong cuộc đời nhà thơ Joseph Brodsky.
Andrew Kahn đọc Iosif Brodsky: Tiểu luận dưới dạng tiểu sử văn học, [Essay in literary biography] của Lev Losev. Nguyên tác tiếng Nga, trên TLS, số 4 Tháng Năm, 2007
Trả lời phỏng vấn, thời gian vừa mới bị nhà nước bắt phải lưu vong, vào năm 1972, Brodsky phán, ông gây mối lo cho nhà nước, không phải bởi vì thơ của ông có tính chính trị - đúng ra, ông coi thơ chính trị chửi bố cái gọi là sự độc lập của nghệ sĩ, in fact, he saw political poetry as something of a betrayal of artistic independence - nhưng bởi vì, "một người đàn ông tự mần ra cái cõi riêng của mình chẳng sớm thì muộn sẽ trở thành một cơ thể lạ ở trong xã hội, và anh ta sẽ bị nhà nước áp bức đì tơi bời, cho đến khi đá văng ra khỏi đất mẹ"
[Nguyên văn: a man who sets out to create his own independent world within himself is bound sooner or later to become a foreign body in society and then he becomes subject to all the physical laws of pressure, compression, and extrusion]


Khám phá ảnh hưởng hiện sinh ngay từ thuở mới nhớn, khi mầy mò làm quen những tác giả như Albert Camus, Lev Shestov, Losev chỉ ra cái gọi là "theme", đề tài, của thơ Brodsky trong vài thập niên: sự đối nghịch giữa cái mỹ tràn đầy, aesthetic fullness, nhờ thơ mà có được, và sự trống rỗng, emptiness, qua hình dáng của những hình ảnh mờ nhạt, đen đúa, [buồn như bàn ghế không bầy], những căn phòng hoang phế, cô tịch, ánh sáng nhạt dần, chất sống ở nơi con người hay loài vật cứ thế mòn mỏi đi, đó là phương cách mà nhờ nó, Brodsky ngộ ra cái gọi là Số mệnh...