*





*

Thơ mỗi ngày

VERMEER

So long as that woman from the Rijksmuseum
in painted quiet and concentration

keeps pouring milk day after day
from the pitcher to the bowl
the World hasn't earned
the world's end.
-Wislawa Szymborska
(Translated from the Polish
by Clare Cavanagh and Stanislaw Baranczak)

Note: Bài thơ ngắn, thấy trên NYRB, số mới nhất, 11.11.2010, cũng cùng đề tài "người sống dai, hay thế giới sống dai"?
Không biết chưa từng in ấn, inédit, hay đã có trong mấy tuyển tập của bà.

Tạm dịch:

Một khi mà cái người đàn bà ở trong bức tranh ở viện bảo tàng Rijksmuseum
vẫn trầm lắng và chú tâm
rót sữa mỗi ngày từ cái bình ra cái bát,
thì Thế Giới vưỡn chưa có được cái sự tận cùng của thế giới.

Tuyệt cú mèo!
Thần sầu!
GNV sợ... đi bất cứ lúc nào, nên không thèm mua mấy tờ báo văn học như NYRB nữa, đâu ngờ, mua từng số hóa ra lại đau khổ hơn nhiều.
Số báo trên, Gấu, kỳ ghé tiệm lần trước, đã cầm lên đọc sơ sơ, rồi lại bỏ xuống, lầm lũi đi ra, thế mà chiều nay, đành bệ về, vì có tới mấy bài hấp dẫn!
Chán thật!


*

The Worst of the Madness
November 11, 2010
Anne Applebaum

The title of this book, Bloodlands, is not a metaphor.


Thái Hòa

Mon, November 8, 2010 10:09:33 PM
Gửi anh Trụ truyện ngắn đăng Tanvien cho vui


Nhớ

Thuở ấy chúng mình xanh tóc xanh




Linda Lê : “J'aime que les livres soient des brasiers"

Tác phẩm của bà còn bị ám ảnh bởi đề tài nhị phân, hai mặt...

Đúng thế. Tôi cảm thấy mình rất hai mặt, và hơn thế nữa, đa mặt, đa thân; những hồn ma luôn trú ngụ ở nơi tôi, và theo với đà viết, có được những cuốn sách, cùng lúc, tôi cảm thấy mình giầu có thêm lên, như thể tôi gọi dậy được những hồn ma, và họ nhập thân vào những nhân vật của tôi, nhờ tôi viết, mà những hồn ma ló dạng. Trước tiên là cha tôi, một người mà tôi luôn mong muốn thể hiện long kính trọng. Ông đã từng muốn là một họa sĩ, và đã từ bỏ tham vọng khi có một gia đình. Ông là một khuôn mẫu, và mấy bà chị cô em của tôi luôn nói đùa, tôi là đệ tử của ông. Khi tôi tới Pháp định cư, tôi viết thư cho ông, ở lại Việt Nam, ông trả lời, ông rất tin tưởng ở nơi tôi, và tuy ông không biết tôi sẽ làm gì, dự định ra sao, thế nào, nhưng ông tin rằng, tôi phải làm được một cái điều gì đó làm ông ngạc nhiên. Chính ông đã xui khiến, phải nói là, xúi đẩy, tạo hứng khởi cho tôi để trở thành nhà văn.


Kỷ niệm, kỷ niệm



Tình Yêu Như Trái Phá   

TRẦN THIỆN ĐẠO

…. Là bởi trái phá trong câu ca từ chỉ là hình ảnh cụ thể phác họa một í niệm chớ không một vật thể đặt định nào. Trái phá ở đây dịch là artillery shell, hay grenade, hay smoke grenade, hay exploding shell, hay một từ khác chỉ định bom đạn thì cũng có í nghĩa tượng trưng ngang nhau. Nhưng nếu như chuyển nó bằng một từ nào thích hạp với cách diễn đạt bản năng của người phương Tây thì chắc dễ được họ tiếp thu một cách thấm thía hơn. Chẳng hạn sử dụng í niệm coup de foudre của Pháp, hoặc love at first sight (hay coup de foudre lấy nguyên xi tiếng Pháp) của Anh và Mĩ - cả hai đều hàm nghĩa sét đánh giống như chúng ta đã nhại theo tiếng Pháp… Và chắc còn nhiều từ/thành ngữ sở tại và cách diễn đạt khác nữa mà chúng tôi không/chưa nghĩ ra, mà bạn đọc sành Anh ngữ và Mĩ ngữ đã nghĩ tới rồi.
Tạm kết
Trở lên trên là những í kiến sơ đẳng, nhưng đã được tôi luyện qua kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy và chuyển dịch Pháp->Việt, Việt->Pháp và Pháp->Anh, Anh->Pháp. Tuy chỉ chạm tới những chi tiết nhỏ nhặt, nhưng chẳng phải vì vậy mà không liên quan tới những vấn đề khái quát.
Dịch thuật vốn là một công việc trần ai, ngoại trừ lối dịch cẩu thả và lấy có, kể cả của mấy dịch giả danh tiếng, thường thấy trên thị trường của chúng ta hiện nay. Cho nên câu chuyện sẽ còn dài và còn lâu mới (chưa chắc) chấm dứt.

TRẦN THIỆN - ĐẠO
(Paris, 03/05/2010)

Ông Tây mũi tẹt này kể cũng lớn lối, khi lên giọng chê bai những dịch giả khác, nhưng, nếu đọc những nhận xét của ông về chỉ hai câu nhạc của họ Trịnh, là Gấu thấy ông ta chẳng hiểu tí chó nào cả, và lý do không hiểu y chang 1 tay cùng băng bỏ chạy của ông ta, "người của chúng ta ở Paris”, đã từng lầm, khi không phân biệt được thế nào là oanh kích, thế nào là pháo kích!

Cái kiểu viết tiếng Việt “í kiến” của ông ta cũng làm Gấu này nực!
Đây là bắt chước trong nước, đám Bắc Kít hay sử dụng, cứ ‘y’ dài là bèn đổi thành ‘i’ ngắn.
Nếu thế, thì Thanh Thúy thành Thanh Thúi ư? 

GNV, trong kỳ tới, sẽ chỉ ra cái ngu ngốc mà còn muốn làm ông nội của ông Tây mũi tẹt này, khi coi Tình Yêu Trái Phá giống như “coup de foudre”!

Chỉ bật mí sơ sơ, tình yêu trái phá không thể nào giống ‘cú đờ phút’ được, vì ‘cú đờ phút’ chỉ đánh trúng 1 thằng, còn trái phá mà nó nổ 1 cái thì là khối thằng bị văng miểng! 

Hồi mồ ma tờ Văn, Gấu đọc ông Tây mũi tẹt dịch Camus, nể quá. Vì tiếng Tây của Gấu thuộc loại ăn đong, còn ông này chính gốc Tây, chính gốc Paris, xém 1 tí thì cũng Tây đặc, chỉ có cái mũi tẹt là không giống.
Bây giờ, về già, đọc ông ta phán bố lếu bố láo, mới hiểu ra, không phải cứ giỏi tiếng Tây, là đọc được sách Tây, thí dụ, của Camus.
Nói thế, không phải là chê ông ta dịch sai.
Dịch đúng, vẫn đếch làm sao hiểu được Camus!

Nguyễn Mạnh Côn chẳng đã từng dịch Y Sĩ Đồng Quê của Kafka, và phán, dịch thì dịch, chẳng hiểu ông ta nói cái gì?
Khi ông Tây mũi tẹt này dịch Camus, chắc chắn là không hiểu Camus, bởi vì nếu hiểu Camus, ông đâu có ‘tôi bỏ mẹ tôi’, chạy thẳng từ Xề Gòn qua Paris, dịch Camus, làm Tây mũi tẹt, nói không, không, tôi không phải là 1 tên Ngụy!

Chán thật!

Cũng chỉ là tình cờ, nhưng hai thuật ngữ, trong bài điểm sách của Anne Applebaum, có thể muợn, để sử dụng ở đây. Từ “trái phá” của TCS không thể dịch grenade, lựu đạn, được, vì trong nó có cái mà Applebaum gọi là cái “tệ hại nhất của sự khùng điên”, the worst of the madness. Nôm na, nó gây miểng nhiều hơn, so với lựu đạn. Và không biết ai là tác nhân, trong khi lựu đạn liên quan tới người mang, đeo nó. Còn nữa, từ lựu đạn còn có nghĩa, để chỉ 1 người nào cà chớn, "đồ lựu đạn, nó là thằng lựu đạn", thí dụ.

Trong từ ‘trái phá’ có cái nghĩa ‘mù lòa’, theo kiểu ‘trời kêu ai thì người đó dạ’!
Làm sao mà có thể dịch là "lựu đạn" được?

Từ ý nghĩa ‘trái phá mù lòa’ mới ra ý ‘con tim mù lòa có lý do mù lòa của nó’, như Tây mũi lõ phán, trái tim có lý lẽ riêng của nó, lý lẽ mù, khùng, điên, ba trợn... và ‘trao duyên lầm tướng cướp’ là chuyện thường!

TCS là 1 nhạc sĩ, còn là thi sĩ, ông rất rành tiếng Việt, rất cẩn trọng khi dùng chữ, vả chăng, tác giả dùng chữ nào, khi chuyển ngữ, cố dùng chữ đúng, hoặc kẹt quá gần đúng, vậy mà sao lại có mấy thằng ngu, cứ cố tình dịch khác đi, khó hiểu thật!

Cũng thế, từ "trái phá" không phải là 1 ẩn dụ, như Applebaum coi từ "đất máu", trong cái tít của cuốn sách được bà điểm, không phải 1 ẩn dụ.
*

Trong bài viết "Hãy Bước Qua Lằn Ranh Này", Rushdie trích "Ghi chú về dịch thuật" của Nabokov, qua đó, nhà văn Nga này cho rằng, có "ba bậc quỉ ma" [three grades of evil], trong thế giới lạ kỳ dịch thuật.
Bậc thứ nhất, không đến nỗi tà ma cho lắm, là do thiếu hiểu biết, hiểu sai. Cái này tha thứ được. Vì làm người có nghĩa là phải có lỗi lầm.
Bậc thứ nhì dẫn tới Địa Ngục, "The next step to Hell", là thiến vô tư, thoải mái những chữ, những đoạn, mà dịch giả không hiểu nghĩa , hay cảm thấy, chúng có vẻ mù mờ, tối tăm, hay thô bỉ, dơ dáy, tục tĩu đối với những độc giả mà người dịch mường tượng ra ở trong đầu.
Bậc thứ ba, tội ác tệ hại nhất trong dịch thuật, là dịch giả muốn "làm tốt", sửa đổi, improve, nguyên tác, "đánh bóng, minh họa" nó, sao cho tác phẩm đi đúng luồng, phục vụ yêu cầu của nhân dân [to conform to the notions and prejudices of a given public: phù hợp với quan niệm và định kiến của một tầng lớp công chúng nhất định].
Cuộc chiến dịch thuật

Trên TV có rất nhiều sai sót vì dịch thuật, và lý do thì cũng rất nhiều, và đều thuộc bậc đầu của ba bậc quỉ ma, theo cách nói của Nabokov.

Mới đây nhất, nhân Linda Lê về trong nước, một độc giả đọc bài dịch cuộc phỏng vấn bà trên tờ báo Tây, dịch từ đời thuở nào, kiếm ra mấy cái lỗi dịch sai, chỉ cho GNV.
Lạ, là những cái lỗi đó, thực sự không nằm trong ba bậc quỉ ma mà Nabokov nhắc tới.
Chúng quá dễ, vậy mà GNV cũng dịch sai!

Thí dụ hai câu sau đây:

Pourquoi ne l'avez-vous pas rejoint au Vietnam?

L.L. On trahit toujours ceux qu'on aime. Faute de les tuer. Mon père est catholique et je connais mieux la Bible que les enseignements des confucéens. J'ai toujours été portée vers le catholicisme. Adolescente, j'aimais lire les vies des saints, puis Dostoïevski et Kierkegaard ont imprégné mon univers, l'ont nourri de culpabilité, de mortification. J'ai toujours éprouvé une très grande attirance pour les mystiques, leur parole faite à la fois de soumission à Dieu et de révolte absolue, leur attirance pour l'avilissement. J'aime particulièrement sainte Thérèse d'Avila, son attitude, sa vie et son Château intérieur. Saint Jean de la Croix, lui, me fascine par son style. Aujourd'hui encore lorsque je me promène, j'entre toujours dans les églises. Et puis, j'écoute beaucoup de chants religieux, Buxtehude notamment.

-Tại sao bà không về VN gặp lại ông?

LL: Người ta luôn luôn phản bội những người mà mình yêu thương. Do không thể giết được họ. Cha tôi là người theo Ca-tô giáo, và tôi biết rành Thánh Kinh, hơn là những điều giảng dậy của Khổng Tử. Tôi luôn hướng về Ca-tô giáo. Từ nhỏ, tôi thích đọc sách cuộc đời những vị thánh, rồi Dostoievski và Kierkegaard đã thấm vào vũ trụ của tôi, nuôi nó bằng thực phẩm: tội lỗi, nhục nhã. Tôi luôn bị cuốn hút bởi những kẻ thần bí, những lời nói của họ vừa là chịu mình trước Thượng đế, vừa là nổi loạn tuyệt đối, sự cuốn hút của họ với chuyện "tự hạ mình" (avilissement). Tôi đặc biệt yêu thích Thánh Thérèse d'Avila, thái độ, cuộc đời, và Château intérieur của ngài. Thánh Goan Thánh Giá (Jean de la Croix) lại quyến rũ tôi, ở văn phong. Bây giờ cũng vậy, mỗi lần đi dạo, tôi luôn luôn vô nhà thờ. Và tôi thích nghe thánh ca, đặc biệt là Buxtehude.

Bản dịch cũ, sai, đã sửa, Gấu dịch "rejoint… " là "nối kết lại với Việt Nam", "mieux.. que", thì dịch “cũng ngang bằng”!

Hóa ra là, do GNV này quá tham, trong khi dịch 1 bài, thì cái đầu lại nghĩ về 1 bài khác, 1 chuyện khác, 1 dự án khác!
Giống như lần dịch 1 bản văn tiếng Pháp cho talawas, đầy lỗi, SCN phải vứt vô thùng rác, thay bằng 1 bản dịch khác, của người khác!

Lần đó, GNV vừa dịch vừa đọc Joseph Roth!
Cái đầu chỉ nghĩ tới
Hành Khúc Radetzky, của Joseph Roth. 

Khủng nhất, là lần đi thi Tú Tài 2, khoá đầu, rớt, vì quá mê cờ tướng, trong đầu chỉ thấy mấy con cờ nhẩy múa, này, đúng ra phải đi nước này... không làm sao tập trung vào bài thi được!

Đây cũng là do phách lối nữa!

Thường, GNV tưởng tượng, ta là 1 đại cao thủ, chơi mấy cuộc cờ, cùng 1 lúc, đụng mấy cao thủ, vấn nạn, nan đề... cùng lúc!
Đang dịch Linda Lê, thì lại tấm tắc với 1 cuốn tiểu thuyết, của tay Qiu Xiaolong, Khi Đỏ là Đen, đang đọc dở.... đại khái như vậy.
Bạn đọc để ý, trên trang nhất TV [giao diện] có tới mấy bài viết, đều dở dang! 

Cái vụ anh Tây mũi tẹt này, không làm sao hiểu được mấy từ đơn giản Tình Yêu Trái Phá, của TCS, đúng là do anh ta bỏ chạy, bợ đít hay không bợ đít VC, mà ra.
Đây là do kinh nghiệm riêng của GNV mà ngộ ra điều trên, không phải buộc tội ẩu tả.
Hưỡn hưỡn, Gấu kể tiếp!

Tình yêu như trái phá, con tim mù lòa 

Cái vụ dịch dọt này, đang ì xèo trên Da Màu, Gấu nhớ là cũng đã có 1 lúc, ngứa ngáy, nói leo, như thế này:
Câu hát của ông nhạc sĩ họ Trịnh này, chỉ là để nói về một cái chân lý cũ rích, con tim mù lòa nó có lý do mù lòa của riêng nó, người không mù lòa không làm sao hiểu được, nhưng được nói bằng cái ngôn ngữ của thời của ông, tức là thời của trái phá, của lựu đạn, của pháo kích….  Mấy anh chết rét bỏ chạy cuộc chiến, có biết gì về trái phá đâu, mà cũng chê bai, dịch sai!
Cũng vậy, là 1 anh trong số này, chẳng thể nào phân biệt được pháo kích và oanh kích nó đau đớn khác nhau ra làm sao.
Tất nhiên

Cái tay TTD, này, GNV thời gian tập tành đọc sách Tây, và tất nhiên, đọc Camus, thấy ông ta dịch Camus, phục quá đỗi. Nhưng về già, mới hiểu ra mấy đấng này, trong có đấng DT, bạn hiền của GNV, chẳng hiểu tí chó nào về Camus!
Nói rõ hơn, mấy cha này, lành lặn, không 1 tí thương tật, thiếu 1 ngày lính, cho nên đếch đọc được bất cứ cái gì, nói gì Camus!
Và mới vỡ ra mấy giai thoại, đọc từ hồi lớp đồng ấu, trong quốc văn giáo khoa thư.
Thứ nhất, là cái chuyện anh nhà quê đi mua kính, vì nghĩ, cứ đeo cái kính vô, là đọc được chữ!
Thứ nhì, là từ Khổng Tử.
Ông này phán, mỗi lần bạn tính đọc sách là phải chay tịnh, không gần… đàn bà ít lắm là 1 tuần lễ, cho cái tâm nó sạch, nó sáng ra thì mới đọc sách thánh hiền được!

Hà, hà! 

Trong câu phán của Adorno, có ý trên, như là một hệ quả:

Sau Lò Thiêu, sau Lò Cải Tạo, chưa được nếm mùi trái phá, cả lương tâm lẫn thân thể vẫn còn zin, thì thật là dã man, khi bàn về những nhà văn như Camus!

Chính là do nỗi lo sợ từ bỏ thế kỷ không một tí thương tật, mà nhà văn Gunter Grass phải thành thực khai báo trước Đảng, thân thể tôi có 1 vết chàm, do hồi nhỏ hung hăng con bọ xít, nhỏ máu ngón tay, viết đơn xin vô lực lượng SS.
Cả cuộc viết của Steiner, là từ vết chàm: lẽ ra phải có mặt tại Lò Thiêu. 

Cái chuyện sợ chết bỏ chạy, theo VC, trước 1975, thì hiểu được. GNV này cũng đòi phen, tính chuồn. Nhưng quái đản, ở lũ khốn này, là thái độ của chúng, vẫn viết, như chưa từng có gì xẩy ra!

Ngay ở đám VC chính hiệu, trước tình hình nước Mít bây giờ, chúng cũng phải tự vấn lương tâm, và tìm hiểu coi có cái gì sai trái, và nó bắt đầu từ lúc nào. Tất cả tác phẩm của Miền Bắc gần đây, là chủ yếu xoáy vào vấn nạn trên, từ đám già như Tô Hoài, như Nguyễn Khải… cho đến đám trẻ sau đó, như Vương Trí Nhàn, và sau đó, như Võ Thị Hảo, và sau nữa, như Thuận, vậy mà đám khốn kiếp nằm vùng, hay bỏ chạy, vẫn tỉnh bơ, vẫn viết như chẳng có gì xẩy ra, vẫn tiếp tục viết, chẳng hề có chuyện ngưng nghỉ, rồi lại bắt đầu viết trở lại! 

Một đất nước như hiện nay, có bao phần đóng góp của đám nằm vùng, chúng tỉnh bơ, phủi tay, không có chúng tớ! Chúng vẫn viết, như thể lương tâm trắng bóc! Đọc cái bài viết mới của DT, về Thảo Trường, những gì lấn cấn, là ông cho vô ngoặc, “ngoài đề”
(Khi một lý tưởng thất bại thì biến thành ảo tưởng. Nhưng cũng có khi chiến thắng hóa lý tưởng thành ảo tưởng: ngoài đề.)
(Có kẻ không muốn chen chân vào hào quang của người chiến thắng, thì nấp vào bóng mát của cây lọng người quân tử sa cơ: ngoài đề.)
Ngoài đề, tuyệt! (1)
Thế thì DT, ở trong hay ở ngoài, đề?
(1) Cái tay điểm sách Primo Levi, trên NYRB cũng có ý này, khi gọi thời gian Levi ở Lò Thiêu là "ngoài thời"...   (2)
(2)

… vì những ngày tháng lang thang vùng Đông Đức của Levi là một "ngoài-thời" (a kind of "time out"), giữa Auschwitz-như-kinh nghiệm và Auschwitz-như-hồi nhớ. Cuốn sách khép lại với tiếng kẻng báo thức, đúng ra là tiếng hô buổi sáng của trưởng trại Auschwitz: Thức dậy! (Wstawach!).

... một người diễu cợt (ironist) và hài hước (humorist) đã đi đi lại - như là một cách chơi - qua những nấc thang âm thanh, đề tài, giọng điệu... Primo Levi được trình bầy ở đây: như là một con người lạc quan, một Do-thái đã hội nhập vào một người Ý trong cơn đọa đầy ở Auschwitz. Có thể so sánh với Dante, bằng cách diễn tả Ulysses - một hình tượng văn chương mà Levi ưa thích, và cũng là một hóa thân của ông - như một người lính già trên đường qui cố hương kể lại một vài vấn đề khi rong chơi nơi Lò Thiêu
Nguồn

Camus không dễ đọc. Ngay nhà thơ ông anh của Gấu mà đọc không nổi Camus, nữa là, ấy là vì, khi đó, ông vẫn còn tin vào một ‘nghĩa cả’ nào đó, và không làm sao chấp nhận cái thái độ đứng ở lưng chừng trời của Camus, và ông phán, thật ác liệt, cái chết phi lý của Camus, đã nhốt chặt ông ta vào dĩ vãng.

Nhưng chỉ đến tháng 3 1975, trong lần nói về thơ Vũ Hoàng Chương, và có thể lần cuối cùng nói về thơ, tại một Miền Nam tự do, TTT mới có lời nói lại về trường hợp Camus, khi vinh danh thơ:

Làm thơ. Làm thơ hành động tối thậm phi lý, mở mọi ngõ ngách phi lý, đẩy đưa đời người vào cõi phi lý. Ngõ ngách phi lý ấy là chính chúng ta, cõi phi lý ấy chính là đời chúng ta. Như đêm nay không giống mọi đêm đã qua và sẽ chẳng bao giờ giống một đêm nào ở mai kia. Làm thơ như rong chơi, quên lãng, hay làm thơ như tận tụy với một mối duyên tình hay làm thơ như đốn ngộ hốt hoảng thì vẫn là cái “không thể làm” được ở đời người, ở kiếp sống. Tri kỷ khả nhi vi chi, biết không làm được mà lại cứ làm. Tại sao? Tại sao vậy?
Trầm trọng phải không? Tự nhiên cái sự thể nó như thế. Trầm trọng cũng là tự nhiên của thơ và của việc làm thơ.
Thi sĩ đêm nay của chúng ta Hoàng Chương - làm thơ suốt một đời. Một đời để ra làm thơ. Thơ Hoàng Chương đi từ “Đêm Hoa Đăng đèn xanh bóng trăng” từ “Phách ngọt đàn say đêm khói êm” từ “Áo vải mộng phong hầu” đến “Ngồi quán” đến Isabel Baes đến nhị thập bát tú và không gian “bốn bề vẫn chỉ một phương,” đến Ngày lớn. Chúng ta không thể nào hiểu Hoàng Chương còn đi đến đâu - hỏi thực cũng như chúng ta đây chúng ta trong giây phút này có biết chúng ta đi đến đâu - nhưng hiện thời chúng ta cũng đang biết - biết gì? - biết Hoàng Chương đang ăn nằm với Thơ như đang ăn nằm với cái chết. Chết cũng là một cách nói thôi. Như Trang nói chết là tỉnh giấc chiêm bao. Và có “tỉnh lớn” thì mới biết được “chiêm bao lớn.” Ta có một đời để sống, để chết hay có vô vàn đời? Ai biết? Mà nói chi những điều ấy. Nhưng người làm thơ cứ nói. Nói miết. Thay nhau nói. Tranh nhau nói. Để làm gì?
Thôi nói chi những chuyện ấy. Thơ là lời và hơn lời. Đã đến lúc chúng ta cần nghe thơ. Thơ đọc trong đêm nay dành cho Hoàng Chương.

Còn Vargas LLosa, ông này cũng không chịu nổi Camus, cho tới khi ông đụng đầu khủng bố, khi ra tranh cử tổng thống....

Hai mươi năm trước đây, Albert Camus là một tác giả thời thượng; những kịch phẩm, tiểu luận và tiểu thuyết của ông giúp những người trẻ tuổi, sống. Vào lúc đó, bị ảnh hưởng Sartre, say mê những tư tưởng của ông ta, tôi đọc Camus mới ngán ngẩm làm sao, và nhiều khi còn bực bội về cái gọi là chất trữ tình làm ra vẻ trí thức của ông!
Sau đó, khi tác phẩm di cảo của ông, Sổ Ghi [Notebooks], được xb, vào năm 1962 và 1964, tôi bèn đi vài đường tạp ghi, bằng một giọng văn tầm phào, bố lếu bố láo, phiến diện, tôi chụp cho cái xác của ông một cái nón mầu ‘xám chưa đủ xám’[a ‘premature greyness’]. Dựa vào thái độ của ông trước thảm kịch Algeria - một vị trí mà tôi thật sự chẳng hiểu cái chó gì, hò theo những kẻ thù, đối thủ của ông, không chịu đọc thẳng ông, tôi tự cho phép mình vẽ ra một hình ảnh tiếu lâm về ông, một kẻ công chính, một ông bình vôi, the lay saint, mà những đệ tử của ông để lên bệ thờ và cứ thế xì xụp!
Tôi đếch thèm đọc ông, cho mãi tới mấy tháng trước đây, may mắn làm sao, trong khi theo dõi một vụ khủng bố tấn công ở Lima [ở Sài Gòn, do tay khủng bố VC nằm vùng DH, cũng một đệ tử của ông, thực hiện! Hà, hà!]… . tôi lại mở ra Kẻ Nổi Loạn, một tiểu luận của ông về bạo động trong lịch sử mà tôi đã quên mẹ nó từ lâu (hay, chẳng bao giờ hiểu được).
Ui chao, đúng là một mặc khải.
Cú tìm tòi, nghiên cứu của ông về những nguồn gốc triết học của khủng bố, món quà quí báu [đặc sản Nam Bộ của đám VC nằm vùng đem đến cho dân Miền Nam, trong có Gấu, đã từng xơi hai trái mìn cờ lê mo của DH hoặc bạn của ông!] của lịch sử đương thời, làm cho tôi kinh ngạc đến mất hết cả hồn vía, vì cái sự sáng suốt, cái sự xác đáng nóng bỏng của nó, cùng với nó là những câu trả lời cho những hồ nghi và sợ hãi mà tôi cảm thấy, về thực tại đất nước tôi. Tôi sướng điên lên, khi khám phá ra rằng, một số những nan đề về chính trị, lịch sử và văn hóa, của riêng tôi, sau bao nhiêu lần vấp ngã, sa sẩy, té lên té xuống, sau cùng đã đi đến những kết luận, những giải đáp y chang của ông Camus!
Trong mấy tháng sau đó, do tôi cứ thế đọc đi đọc lại ông, sau bao bất đồng không thể tránh khỏi, cuối cùng tôi thấm đòn, gật gà gật gù chịu ông, và biết ơn ông.
Sau đây, tôi sẽ đi vài đường, về cái hình ảnh mới mẻ mà tôi nhìn ra ở nơi ông.