*


 




20 năm trước, 1989, Bức Tường Bá Linh sụp đổ


*
Orwell, ou l’invention du vrai
Orwell, hay là sự phát minh ra cái thực


Kỷ niệm, kỷ niệm
Một thời để yêu, để hát, và để chết

Ngày mai đi nhận xác chồng


Gánh Nặng Tuổi Thơ


Nguyễn Huy Thiệp vs Kurtz


Hồ Hữu Tường tháng 3 năm 1955 theo tướng Ba Cụt vào rừng Sát chống lại ông Diệm, bị bắt và bị kết án tử hình, nhờ một nhóm trí thức Pháp trong đó có Albert Camus ký kiến nghị xin ân xá; sau khi ông Diệm đổ, Hồ Hữu Tường mới được trả tự do.
Thụy Khuê. Hợp Lưu
Gấu tính đi một đường về Võ Phiến, nhưng TK đã nhanh nhảu đi rồi. Chưa đọc kỹ bài viết. Có mấy chi tiết, trên, sai.
HHT theo
Bình Xuyên làm quân sư cho Bẩy Viễn, không phải Ba Cụt [Hòa Hảo]. Bị kết án tử, nhờ can thiệp, đổi thành chung thân. Khi ông Diệm bị làm thịt, được thả.
*
Về văn, như Bình Nguyên Lộc, Võ Phiến, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Duy Thanh, Mặc Thu, Mặc Đỗ, Thanh Nam, Nhật Tiến, Linh Bảo, Nguyễn Thị Vinh, Phan Du, Đỗ Tấn, Nguyễn Mạnh Côn, Sơn Nam, Võ Hồng, Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn Đình Toàn, Chu Tử, Viên Linh, Duyên Anh, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Vũ Hạnh, Y Uyên, Cung Tích Biền, Duy Lam, Thế Uyên, Lê Tất Điều, Hoàng Hải Thủy, Văn Quang, Nguyễn Thụy Long, Phan Lạc Tiếp, Thế Nguyên, Thế Phong, Diễm Châu, Thảo Trường, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Mộng Giác, Ngô Thế Vinh, Trần Thị Ngh, v.v...
Về phê bình văn học như Tam Ích, Cao Huy Khanh, Lê Huy Oanh, Đỗ Long Vân, Đặng Tiến, Uyên Thao, Huỳnh Phan Anh, v.v.
TK.
Note: Không thấy tên Gấu.
Chán thế!
Trong Văn Học Tổng Quan, Võ Phiến có nhắc tới Gấu, hơn một lần, rất lịch sự.
Bây giờ lèm bèm bậy bạ về ông.
Chán thế!
*
“Một mình” viết năm 1963, không biết ở thời điểm ấy, Võ Phiến tiếp cận triết học hiện sinh như thế nào, nhưng Hữu là nhân vật tiểu thuyết đầu tiên của ông có cái nhìn hiện sinh. Nếu trong cuốn La nausée-Buồn Nôn, Sartre mô tả Roquentin như một nhân vật không ngừng ý thức thấy thân xác mình và ý thức ấy càng rõ, thì anh ta càng cảm thấy ghê tởm. Cảm giác buồn nôn là trạng thái xẩy ra khi con người ý thức được sự hiện hữu của thân xác mình. Sartre thuật lại cái cảm tưởng buồn nôn đó, trong đầu một gã đàn ông, mà sự cô đơn và nhàn rỗi, khiến hắn chú ý đến những dữ kiện sống sượng nhất của đời sống.
TK
Nhận xét về Buồn Nôn như vậy rồi ghép với Một Mình của VP, không đúng. Cảm giác buồn nôn, với Sartre, là một cảm giác siêu hình, do cảm nhận về sự thừa mứa của hiện sinh, chứ không phải ý thức thân xác mình rồi ghê tởm, buồn nôn. Nhân vật của VP rất tởm thân xác của họ, sau khi ‘thất bại’ nghĩa là chiều theo nó, để cho thân xác chế ngự. Điều này Gấu này đã nhận ra, và đưa ra đề nghị, VP theo VC, là để chế ngự cái tôi đáng tởm đó. Thất bại, trở về, ông lại đắm chìm vào, để tìm lối thoát ra!
Tất cả những tác phẩm quan trọng của VP là "thành công của một sự thất bại", sau khi hy vọng vào chủ nghĩa CS.
Đây là trường hợp xẩy ra cho rất nhiều nhà văn trên thế giới, vào thời kỳ này. Thí dụ như Koestler, Silone.... Có thể đọc bài viết của Steiner, Nhà văn và chủ nghĩa CS để có một cái nhìn toàn cảnh
*
Tôi đọc Võ Phiến rất sớm, một phần là do ông anh rể, Nguyễn Hoạt. Ông lúc đó cùng bạn bè chủ trương tờ nhật báo Tự Do, và sau đó, còn làm nhà xuất bản, nơi đã từng in cuốn Kể Trong Đêm Khuya (?) của Võ Phiến. Tôi đọc VP trước đó ít lâu, khi ông anh mang về nhà mấy tờ báo mỏng dính, in ấn lem nhem, như tự in lấy, tờ Mùa Lúa Mới, phát hành đâu từ miền Trung. (1) Tôi chỉ nhớ cái thuở ban đầu làm quen những nhân vật của ông, không còn nhớ đã từng viết về ông, một phần là do, thời gian sau đó, tôi mải mê, ngấu nghiến đọc những tác giả, mà tôi hy vọng họ giúp tôi giải thích tại sao sinh ra, tại sao sống, tại sao chết, tại sao có cuộc chiến khốn khổ khốn nạn đó...
  Nhân vật của Võ Phiến rất giống nhân vật của Zweig. Tôi không hiểu ông đã từng đọc Zweig, trước khi khai sinh ra những Người Tù,  Kể Trong Đêm Khuya, Thác Đổ Sau Nhà... với những con người phàm tục, bị cái libido xô đẩy vào những cuộc phiêu lưu tuyệt vời, khi thoát ra khỏi, lại nhờm tởm chính mình, nhờm tởm cái thân thể mình đã dính bùn, sau khi bị con quỉ cám dỗ.... Nhân vật của Zweig cũng y hệt như vậy, trừ một điều: họ đều muốn lập lại cái kinh nghiệm chết người khủng khiếp đó. Và cú thử thứ nhì, lẽ dĩ nhiên là thất bại, nhưng nhờ vậy, họ vẫn còn là người, vẫn còn đam mê, vẫn còn đủ sân si...
Trong truyện Ngõ Hẻm Dưới Ánh Trăng, anh chồng biển lận khiến cô vợ quá thất vọng bỏ đi làm gái. Anh chồng tìm tới nơi, lạy lục, than khóc, cô vợ mủi lòng quá, bèn quyết định từ giã thiên thai, trở về đời. Trong bữa ăn  từ giã thiên thai, anh chồng không thể quên tính trời cho, tóm tay anh bồi đòi lại mấy đồng tiền tính dư, cô vợ chán quá, bỏ luôn giấc mộng tái ngộ chàng Kim.
Hay trong Người Chơi Cờ, nhân vật chính, nhờ chôm được cuốn thiên thư dạy chơi cờ, mà qua được địa ngục. Về đời, thần tiên đã căn dặn, chớ có chơi cờ nữa, nhưng làm sao không? Chơi lần sau, là đi luôn!
Nhân vật của Võ Phiến, sau cú đầu là té luôn, không gượng dậy được nữa. Thí dụ cái cô trong Thác Đổ Sau Nhà, gặp lại Người Tình Trong Một Đêm, bỗng tởm chính mình: Cớ sao lại ngã vào một tay cà chớn tới mức đó!
Hay nhân vật Toàn (?) yêu cô gái, con một tay công chức (?), thất tình, anh bỏ đi theo kháng chiến, thay cái "libido" bằng "cách mạng", cuối cùng chết mất xác, không thể trở về đối diện với chính mình, với người yêu đầu đời...
Ông bố cô gái, nếu tôi nhớ không lầm, thường viết thư sai con đưa tới mấy ông bạn cũ, để xin tiền. Lúc rảnh rỗi, hai cha con không biết làm gì, bèn đóng tuồng, con giả làm Điêu Thuyền, bố, Lã Bố...
*
Nhưng đọc VP như thế, thì cũng chỉ là viết về chỉ một nhà văn VP!
Trong bài viết Võ Phiến, nhà văn Bình Định, dựa vào cách nhìn Zweig như là nhà văn Âu Châu, Gấu đã manh nha coi ông như là một nhà văn, của mảnh đất địa linh nhân kiệt là mảnh đất Bình Định, với những biến động lịch sử long trời dậy đất của nó, qua nhân vật Nguyễn Huệ. Một Nguyễn Huệ bình Thanh tảo Bắc
Một Võ Phiến, từ mảnh đất Bình Định, đối diện với chao đảo của lịch sử, vận mệnh của đất nước.
Và thất bại.
Và, tại sao thất bại?


Don Quixote biết, những hành động của mình sẽ gây hậu quả, cho dù không hiển minh, invisible, đối với ông. Nan đề Macbeth: Ông mong muốn những hành động không gây hậu quả: Sự bất khả thực sự, độc nhất.
Tôi nhớ tới một người bạn ở Buenos Aires kể cho tôi nghe là một người đàn bà một bữa phải ngồi trong một tiệm cà phê, kế bên người đàn ông đã tra tấn con trai của bà. Đó là hậu quả của sự kiện, nhà nước Argentina vờ công lý. Liệu sẽ có thay đổi? Có, khi nào nhà nước bãi bỏ sự miễn nhiễm dành cho những tên sát nhân mặc đồ lính. Một khi còn miễn nhiễm, còn “xử lý nội bộ”, là chẳng mong chi vãn hồi trật tự xã hội. Chẳng có xã hội nào hiện hữu hài hòa, nếu vờ công lý. Điều này thuộc bản chất của chính xã hội, nó định nghĩa, ‘xã hội là xã hội”.
Đối với Juan José Saer, Don Quixote là một nhân vật sử thi, bởi vì ông không quan tâm đến chuyện, xuống núi hành hiệp, lên đường hành đạo, thành công hay thất bại. “Nỗi hồ nghi, sự âu lo - không biết việc mình làm sẽ thành công hay thất bại - là điều cơ bản của xã hội con người bây giờ, và nó đối ngược hẳn với đạo hạnh sử thi.”
Hãy so sánh câu trên, với nhận xét của Stevenson: “Nhiệm vụ trên đời của chúng là thì không phải là thành công, nhưng mà là cứ tiếp tục thất bại, trong cái đẹp nhất của tinh thần này”.
“Thua, thua nữa, thua cho bảnh”. Beckett phán.
Huyền hoặc làm sao, là niềm tin không xoay chuyển được về công lý như thế đó, sống sót, ngay cả khi vị anh hùng không thể nào tiếp tục thế thiên hành đạo được nữa, và lết cái thân xác tàn tạ, thương tích đầy mình về nhà, và vừa về đến nhà, thì cái niềm tin bèn như một thứ virus, gây nhiễm, truyền bịnh cho tất cả những người khác, một cách rất ư là hung hãn, rất ư là nhiệt tâm.
Quái thế!
Viết tới đây, Gấu bỗng nhớ đến blogger Người Nuôi Gió, sau khi được Cớm VC tha, về nhà, gặp ai cũng mừng rỡ cho anh, như thể cái sự bắt giữ đó họ cũng được hưởng tí “sái”, và ai nấy bèn vỗ vai Người Nuôi Gió, “Bồng, Bồng!” [Bon, bon!] (1)

(1) ''Có một điều tôi rất bất ngờ là khi tôi về thì họ hàng bên nội, bên ngoại anh chị em đều rất quý tôi. Họ bảo tôi làm cái việc rất được lòng mọi người.
NBG trả lời phỏng vấn BBC
*

*

Yankees....go home!
Cursed
Tờ Người Kinh Tế có hai bài thật thú về TQ và Việt Nam. Tin Văn post ở đây, và sẽ cống hiến bản dịch sau.
Lạ, là Gấu vừa mới lai rai về sự chúc dữ của nước giáng lên gia đình Quốc [Nguyễn Quốc Gấu], thì tụi Hồng Mao bèn chôm ngay đề tài này, và đi một đường về sự chúc dữ của Phồn Vinh Giả Tạo, hay Cứt Mẽo, lên mấy ông Ba Tầu!


*
Đừng có sợ cải tổ triệt để hệ thống tài chính, dù có bị chụp mũ xã hội.
Tiền là động cơ của chúng tôi. Trong nghề trader này, phải lúc nào cũng cảm thấy đói.


*
*
Du hành tới tận cùng địa ngục
*

Mỗi mùa sách có một cuốn sách-quỉ. Năm 2006, có cuốn Những kẻ thiện tâm. Năm ngoái, 2008, Zone. Năm nay: Quỉ.
"Bằng cách nào, ý nghĩ giết người lại đến với một người không phải là kẻ giết người?"
Khó a!
Gấu quen một tay. Một đàn em đúng hơn. Bạn của thằng em trai đã tử trận. Cũng khá nổi tiếng trên chốn giang hồ, thành thử không tiện nêu tên, vì không biết có chịu không.  Sĩ quan Ngụy, trốn tù cải tạo, tìm cách vượt biên nhiều lần.
Một lần bị lừa, bèn xách súng đi tìm gặp thằng lừa mình, kề vào ót, tính đòm một phán, mà không được, đành lủi thủi ra về.
Nó biểu Gấu: Khó giết người lắm Gấu ạ.
Khó lắm!
Bạn NL là người dịch cuốn Les Bienveillantes.
Cái chi tiết này, quí lắm, sẽ được sử dụng trong những kỳ tới để bàn tiếp, về đề tài "trên tường nhà giam dán đầy bài của NL"!
Note: Bài viết về Những kẻ thiện tâm, thường xuyên là một trong "Top 25", hàng tháng, theo server.
*
Medvedev juge la Russie "arriérée et corrompue"
Dans une critique voilée de Vladimir Poutine, son puissant Premier ministre, le président russe a dénoncé "les pots-de-vin, le vol, la paresse mentale et spirituelle ou l'alcoolisme" dans son pays.

Kundera: Gặp gỡ


Kun Ở Xứ Mít
Nhờ đọc Kundera, Gấu mới viết được bài Mùa Thu những di dân, và liên kết được hình ảnh nhà thơ Văn Cao - đóng hai vai cùng một lúc, vừa là thi sĩ vừa là đao phủ thủ - với hình ảnh nhà thơ Mayakovsky ngồi ké né bên trùm mật vụ Nga Dzherzhinsky.
Mít,Yankee mũi tẹt đúng hơn, quả là bảnh thật!
Tiểu thuyết không phải là tên tà lọt của sử gia
Kỷ niệm bỏ chạy
*

sonata said...

Đôi khi rất nực cười về sự giáo điều của những người nhân danh chống giáo điều! Họ có một giọng thô bạo hết sức để chỉ mặt đặt tên cái gì không thuộc "hệ thống" của họ....:(

Tin Văn giải thích sự kiện trong nước thích đọc Garcia Marquez và Kundera, là vì họ đọc xã hội Việt Nam qua hai nhà văn này. Một ông gốc gác CS, một ông viết về thế giới được tạo thành chỉ có một nửa.
Do chế độ kiểm duyệt cho nên nhà văn Việt Nam không có ai dám viết về những đề tài nhậy cảm, thì đành phải đọc hai tác giả trên, trong khi chờ Godot!
Cách đọc như vậy là ‘giáo điều’ của những người nhân danh chống giáo điều ư?
Giọng văn hết sức thô bạo để chỉ mặt đặt tên cái gì không thuộc "hệ thống" của họ.
Giọng văn trên Tin Văn, nó vốn vậy rồi. Có vẻ anh chị, cà chớn, nhiều khi xuồng xã nếu là chỗ thân quen. Nhưng không thô bạo.
Bài viết về NL, cũng là chỗ quen biết, thành ra có thể có chút nặng tay.
Có chủ ý.
*
"Hệ thống" của họ?
Của Tin Văn?
Nếu có, thì Gấu này cũng muốn biết, nó ra làm sao. Không lẽ “… trang Tin Văn có cấu trúc rất lộn xộn, khi cần muốn tìm cái gì đó coi như là mò kim đáy bể”..  có một hệ thống?
Ngay Gấu này, mỗi lần muốn kiếm một bài viết cũ liên quan tới đề tài đang viết, nhiều khi cũng đành chịu. (1)
Nếu có chăng, thì là như thế này, ở dưới một mớ hổ lốn đó, là một câu hỏi, giả như dân Mít được thông báo về vụ Lò Thiêu, liệu có để xẩy ra Lò Cải Tạo.
Viện hình ảnh mà Koestler ban cho Newton, một vì nhạc trưởng một dàn đại hoà tấu, trước khi ông xuất hiện, những hiện tượng thí dụ như thuỷ triều, mặt trăng, trái táo rớt xuống đất… thì cũng hổ lốn, chẳng làm sao móc nối với nhau, như những bài viết trên trang Tin Văn, và khi ông xuất hiện, giơ cao cây đũa thần, thế là dàn nhạc lập tức chơi bản đại hoà tấu “Vạn Vật Hấp Dẫn”.
Cái bản nhạc Vạn Vật Hấp Dẫn của trang Tin Văn, đó là lòng dân Mít lại qui về một mối, theo kiểu Nối Vòng Tay Lớn, mỗi bàn tay hút nhau, đẩy nhau, như vạn vật hấp dẫn vậy!
Để có được bản đại hoà tấu đó, là phải ôm riết lấy Lò Cải Tạo, truy đến tận cùng Cái Ác Bắc Kít, và khu trục nó.
Bản nhạc trên, đã từng được tấu lên một lần rồi, nhưng là đồ dởm, thành thử gây đại họa!
(1) Hiện nay, để kiếm bài cũ, Gấu sử dụng Google, thứ đặc biệt có tên là Google Desktop, downlaod từ net. Nhờ nó, nếu không là vô phương!
*
Tự do là khi ta bắt đầu quên tên lãnh tụ.
Joseph Brodsky (1940-1996), Nobel Văn chương 1987
talawas trích dẫn.

Note: Câu này, có cả một giai thoại đi kèm, và liên quan tới, chỉ một trường hợp Brodsky, như David Remnick viết:
Brodsky sinh năm 1940 tại Leningrad. Khi còn là một học sinh, sự tức giận, nổi loạn của ông ít nhắm vào ý thức hệ Cộng-sản mà về vẻ u ám của văn hóa Xô-viết và sự thừa mứa hình lãnh tụ. "Có cậu bé Lênin, như thiên thần có cánh với mớ tóc nâu", ông viết trong nhật ký thời trẻ. "Rồi Lênin trong những năm 20, 30; chẳng có một sợi tóc trên chỏm đầu, mặt nghệt ra...".
Bộ mặt này đã ám ảnh mọi người dân Nga. Cố tránh né nó là bước đầu của ông để trở nên lạnh lùng, dửng dưng. (1)
Tôi hết còn tin vào nơi chốn đó.
Hay như Coetzee ghi nhận:
Nhưng bảnh nhất, vẫn là thái độ từ chối khoe ra những vết thương mà chế độ ưu ái dành cho ông.
Trong hành trình tự thuật của ông, Brodsky không hề nhắc đến đoạn đời 1960, là lúc xẩy ra vụ án chấn động giang hồ của ông, và sau đó là lưu đầy nội xứ ở một nông trường cải tạo ở phiá bắc nước Nga. “Bằng mọi cách, hãy tránh đừng ban cho mình cái mác nạn nhân”, ông nói với sinh viên trong một cuộc nói chuyện.
Coetzee: Stranger Shores.

(1) Về cái sự dửng dưng đối với chế độ, nhà nước, quê hương... của Brodsky, có một tay viết về nó, thật tuyệt, trong cuốn Lưu Vong và Sáng Tạo. Bữa nào rảnh, lục đống sách, Tin Văn sẽ đi một bài, chỉ về thái độ, "tao chán tụi mày quá rồi!", của ông.
*
 

Đăng ngày: 21:53 03-11-2007
Nguyên Ngọc by Trần Đăng Khoa
Nguồn

Bài viết chỉ được một nửa sự thực về Nguyên Ngọc.
Ông đã từng "từ chối" anh hùng Núp?
*
Vậy tại sao ông lại không tiếp tục viết về Tây Nguyên? Lẽ nào sau anh hùng Núp, lại là sự... "núp bút" của ông?
- Cũng đã cố thử đấy chứ, nhưng cứ được 2, 3 câu là lại trở lại giọng điệu "anh hùng ca". Tìm một giọng điệu mới để phản ánh hiện thực mới hình như là điều tôi không làm nổi.
- Tại sao ông lại không thích giọng điệu ấy nữa?
- "Anh hùng ca" là giọng điệu của một thời mà chúng ta đã sống một cách phi thường. Nhưng là con người, làm sao có thể mãi sống phi thường? Đã đành, cái phi thường là điều vĩ đại, nhưng biết đâu, cái bình thường còn vĩ đại hơn?
- Như một số cây bút thành danh khác, ông cũng thích phủ nhận và "xoá sổ" quá khứ của chính mình sao?
- Không phải phủ nhận, nhưng đó là việc đã được làm xong. Giờ, thì phải đi làm việc khác.

Tôi sợ sự phi thường
*
Mấy lần Đất nước đứng lên
Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm
Hại thay một Mạch nước ngầm
Cuốn phăng Đất Quảng lẫn Rừng Xà nu!
Xuân Sắc
Thế nào là văn chương tự vấn?
Trên Tin Văn, có hai bài phỏng vấn thật bảnh về Nguyên Ngọc. Copy từ net, có quá nhiều lỗi. Đã sửa lại. Xin trân trọng tái giới thiệu, và biết đâu, có hứng, viết về lần gặp ông tại Hà Nội.
NQT

ngoc
Nguyên Ngọc & Nguyễn Quốc Trụ
@ Rendez-Vous. Hà Nội [Tháng Sáu 2001]

*

Mauvaise Conscience, cái gì vậy cà?
Thuật ngữ này, Gấu gặp lần đầu tiên, khi phụ trách trang VHNT cuối tuần của nhật báo Tiền Tuyến, trước 1975.
Đúng ra, không phải Gấu, mà là ông bạn Mít học trường Tây, Gấu vẫn thường xin bài. Lần đó, ông dịch bài diễn văn Nobel của Saint-John Perse, và đụng từ này, một buổi sáng đẹp trời, ông ghé Quán Chùa, hỏi khơi khơi những bạn văn ngồi cùng bàn, Gấu ngứa miệng bèn dịch liền tù tì: Ý thức hư ngụy. (1) Từ này, sự thực, là mượn đỡ cái từ tiếng Việt vẫn thường dùng để dịch từ mauvaise foi: ngụy tín.
Ông bạn Mít học trường Tây nhìn Gấu khinh khỉnh, ra cái điều mày dân Mít học trường Mít, có biết tiếng Tây không đấy, mà dám dịch ẩu dịch tả.
Nhưng sau đó, ông ta dùng đúng chữ của Gấu để dịch từ này.
(1) Có lần tán gẫu với NTV về từ này, anh cho biết, mấy anh Tầu dịch là "tự vấn". Gấu bèn lèm bèm, "hư ngụy" hay hơn, vì lấy được ý "ngụy" mà VC gọi đám Miền Nam. NTV lắc đầu, không được, làm như thế là cố tình ép chữ vào cái nghĩa mà mình cần, là hấp diêm nó!
*
Người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này, là Nietzsche.
La mauvaise conscience
Extrait de Aurore, Livre I, § 76, Nietzsche : Mal penser c'est rendre mauvais

Les passions deviennent mauvaises et perfides lorsqu'on les considère d'une façon mauvaise et perfide. C'est ainsi que le christianisme a réussi à faire d'Éros et d'Aphrodite - sublimes puissances capables d'idéalité - des génies infernaux et des esprits trompeurs, en provoquant dans la conscience des croyants les remords à chaque excitation sexuelle. N'est-ce pas épouvantable de transformer des sensations nécessaires et normales en une source de misère intérieure et de rendre ainsi volontairement la misère intérieure nécessaire et normale chez tout être humain ! De plus, cette misère demeure secrète, mais elle n'en a que des racines plus profondes : car tous n'ont pas comme Shakespeare dans ses sonnets le courage d'avouer sur ce point leur mélancolie chrétienne. - Une chose contre quoi l'on est forcé de lutter, que l'on doit maintenir dans ses limites, ou même, dans certains cas, chasser complètement de l'esprit, devra-t-elle donc toujours être appelée mauvaise ? N'est-ce pas l'habitude des âmes vulgaires de considérer toujours, un ennemi comme mauvais ? A-t-on le droit d'appeler Éros un ennemi ? Les sensations sexuelles, tout comme les sensations de pitié et d'adoration, ont en commun qu'en les éprouvant un être fait du bien à un autre être par son plaisir - on ne rencontre déjà pas tant de ces dispositions bienfaisantes dans la nature ! Et c'est justement l'une d'elles que l'on calomnie et que l'on corrompt par la mauvaise conscience ! La procréation de l'homme assimilée à la mauvaise conscience ! - Mais cette diabolisation d'Éros a fini par avoir un dénouement de comédie : le « démon » Éros est devenu peu à peu plus intéressant pour les hommes que les anges et les saints, grâce aux cachotteries et aux allures mystérieuses de l'Église dans toutes les choses érotiques : c'est grâce à l'Église que les affaires d'amour devinrent le seul intérêt véritable commun à tous les milieux, - avec une exagération qui paraîtrait incompréhensible à l'antiquité - et qui ne manquera pas un jour de provoquer l'hilarité. Toute notre poésie, toute notre pensée, du plus élevé au plus bas est marquée et plus que marquée par l'importance excessive avec laquelle l'histoire d'amour entre en scène à titre d'histoire principale : peut-être pour cette raison la postérité trouvera-t-elle à tout l'héritage de la civilisation chrétienne quelque-chose de mesquin et de fou.
Nguồn

Et c'est assez, pour le poète, d'être la mauvaise conscience de son temps.
Saint-John Perse sử dụng ý trên để kết thúc bài diễn văn Nobel của ông:
Là ý thức tự vấn của thời của mình, là quá bảnh cho một nhà thơ, rùi!

*
Greene thấm ý này, và thời của mình, bèn lập lại, như tiên tri ra được cái cảnh hết cờ giải phóng tới mũ tai bèo giã từ vũ khí:
Nón cờ vừa được "lộng kiếng", là bèn chạy về phía những kẻ "bị" giải phóng, nếu không muốn biến thành bọ!
Solzhenitsyn, phán, nhà văn là nhà nước trong một nhà nước, là cũng trong ý đó. Ngay cả khi nhà nước đúng mười mươi, nhà văn vẫn không thể nào đứng cùng một phía với "cái không phải là mauvaise conscience" được. Nhân vật Rubachov của Koetler, trong Đêm giữa ban ngày, giờ phút chót, trước khi thi hành mệnh lệnh chót của nhà nước, công khai thú nhận tội lỗi trước nhân dân, và Đảng sẽ nhân danh nhân dân ban cho cái chết tử đạo, mới ngộ ra điều trên: Trong khi cái đầu của ông tỏ ra hài lòng với Gletkin, trái tim của ông thừa nhận, có lẽ con người không nên theo những hiệu quả logic của tư tưởng đến tận cùng. Có lẽ, lý lẽ không thôi, là một cái la bàn không hoàn hảo, nó sẽ đưa con người vào một chuyến đi đầy dông bão, cuối cùng bến tới biến mất trong đám sương mù.
Cái khốn nạn của văn chương Miền Bắc, suốt chiều dài chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, là cứ lăm lăm một điều văn chương là phải lẫm liệt.


Trầm luân vì niềm tin.
"Bằng roi vọt chúng ta quất lên đám đông đang rên rỉ, bắt họ hướng về hạnh phúc chỉ có tính tương lai và chỉ là lý thuyết..."
Koestler: Bóng Đêm Giữa Ban Ngày.

Một cuốn sách hay giống như một món đồ thân yêu, thuộc loại gối đầu giường cũng nên, vậy mà có khi cũng không nhận ra hết mọi nét quyến rũ. Hoặc tưởng chừng đã biết hết, nhưng sự thực không phải như vậy. Rồi một ngày nào, cơ duyên chợt tới, và cuốn sách lúc đó mới bầy tỏ "niềm bí ẩn cuối cùng" của nó. VớI tôi, đó là trường hợp cuốn Darkness at Noon, của A. Koestler.
Tôi đọc cuốn sách rất sớm, qua bản dịch "Đêm hay Ngày", do Phòng Thông tin Hoa kỳ xuất bản, những ngày đầu làm quen Sài-gòn, cố tìm cách "biện minh" cho một chuyến "bỏ nhà ra đi", đi thật xa, chẳng mong có ngày về. Trong trí óc ngây thơ của chú bé "mất Hà-nội là mất tất cả", đây chỉ là một cuốn sách "chống cộng", một cuốn sách tuyên truyền, nếu không tại sao nó lại được người Mỹ xuất bản?
Lần thứ nhì đọc, qua bản dịch tiếng Pháp, Le Zéro et l'Infini, Số không và Vô tận, những năm cuối bậc trung học. Đọc và đối chiếu với bản tiếng Việt, chủ yếu là học, tập tành dịch sách "Tây". Cùng thời với những cuốn sách khác viết về chủ nghĩa Marx, như của Henri Lefebvre. Merleau-Ponty... Đọc, yêu, và kính nể tác giả, nhưng vẫn chưa có cơ hội "cảm" nhân vật của ông, Rubashov.
Lần rời bỏ Sài-gòn, trong mấy cuốn vội vã mang theo, tôi lại gặp Koestler. Lúc này, tôi chỉ thấy "thương" Rubashov, khi so sánh nhân vật giả tưởng này - suốt đời tin vào chủ nghĩa, đến lúc bị đồng bọn đem xử bắn, vẫn mong mỏi cái chết của mình thuộc loại Tử Vì Đạo, đạo Cộng sản - với những người Cộng Sản bỏ chạy đồng bọn, vốn đầy rẫy trong các trại tị nạn.
Phải tới lần cuối cùng, đối diện với Rubashov, tại một thư viện ở Bắc Mỹ, cùng lúc đọc bài viết của Harold Strauss, May 25, 1941, được đăng lại nhân tờ Điểm sách của Thời báo New York (The New York Times Book Review) làm số đặc biệt kỷ niệm 100 năm (1896-1996); nhờ bài điểm sách của H. Strauss, duyên hạnh ngộ giữa tôi với Koestler, với Rubashov của ông, mới thực sự trọn vẹn.
Vả chăng, cuốn sách cũng rất bị "hiểu lầm", và có thể được đọc như là một bài diễn văn sơ đẳng về một triết lý mang tính chính trị, vì đã thoát thai từ những "người thực, việc thực", từ những vụ án phản động tại Moscow. Nhưng nó đã được viết với một sức mạnh bi tráng, với sự ấm áp của tư duy, của cảm nghĩ; với sự giản dị, đầy tính chiêu dụ mời gọi, và trở nên cuốn hút như một bản bi ca.
Rubashov là tổng hợp tất cả những người Bolsheviks cựu trào bị trừ khử bởi Stalin. Cuốn truyện mở ra vào năm 1938, với sự bắt giữ Rubashov. Ông đang mong đợi chuyện đó. Ông chẳng phạm bất cứ một tội nào sau đó ông sẽ tự thú. Theo kiểu suy nghĩ "chuẩn mức", những chuẩn mức "xa xỉ, đỏm đáng", ông vô tội. Nhưng trong cái đầu có sạn, Rubashov hiểu rất rõ, ông có tội. Tại sao? Bởi vì ông vẫn là một trong những chuẩn mức làm nên con người "cách mạng", 40 năm trời cung cúc, tự nguyện hiến thân cho sự nghiệp vô sản, làm sao hoàn tất nó với tất cả mọi phương tiện, dù ghê tởm, tàn nhẫn tới đâu. Khi một con người "thép đã tôi" đến mức đó, mà lại để một chút nghi ngờ cỏn con len lén chui vào tâm tư, khi ông tự hỏi, phải chi mà cuộc cách mạng đỡ tốn kém đi một chút, những đau thương, những mạng người, khi đó, ông biết rằng ông hết còn ngây thơ vô tội. Chỉ một chút lòng trinh bạch là đủ để bị trừng phạt bằng cái chết. Thật tuyệt vời. Koestler theo sát nút những suy nghĩ của Rubashov, tới tận điểm của "mê cung", sự thừa nhận cuối cùng "tay chót nhúng chàm": "Tôi hết còn tin vào ‘khả năng vô địch, bách chiến bách thắng’, của riêng tôi. Vì vậy, tôi thua".
Tuy là một cuốn sách viết về nhà tù, nhưng không có sự đối xử "ác ôn, côn đồ" ở đây. Vấn đề là, một khi bị coi là có tội, theo "chuẩn mức" của nhà nước Xô-viết, tội nhân, hoặc chết trong im lặng, hoặc "được" quyền tự thú trước nhân dân.
Giải pháp nằm trong tay hai thẩm tra viên Ivanov và Gletkin. Cả hai đều muốn Rubashov bằng lòng tự thú công khai, vì thế giá cách mạng của ông rất cao, trừ khử ông không một lời giải thích sẽ gây một tổn thất lớn lao về đạo đức cách mạng đối với nhân dân. Ivanov, vốn là một cựu trào, tin rằng có thể "nắm" được diễn biến, tư tưởng của người đồng chí cũ.
Hai buổi hỏi cung đầu do Ivanov. Bằng một "logic" không thể chê, anh cho Rubashov thấy những vấn đề mà bản thân ông không ngờ được. Anh chứng tỏ, sự mất cảm tình, không trung thành của Rubashov bắt đầu, là khi ông trở về từ Đức, sau hai năm bị Nazi cầm tù. Ông đòi hỏi được đi công tác tại hải ngoại, mặc dù được trao một chức vụ quan trọng ở trong nước.
-Anh không cảm thấy thoải mái ở đây, chắc thế? Trong lúc anh vắng mặt, đã có một số thay đổi, và rõ ràng là anh không hài lòng?
Một khi Rubashov thừa nhận, ông không hài lòng, việc trừ khử những cựu trào, cái bẫy xiết chặt lấy ông. Bởi vì, theo suy nghĩ của Đảng và Nhà nước, một chống đối công khai luôn bắt nguồn từ một bất mãn, bất trung thành ngấm ngầm.
Ivanov chơi một trò chơi tuyệt hảo với Rubashov. Anh kêu gọi, nhắc nhở người đồng chí cũ về sự tuân thủ kỷ luật Đảng mà ngày nào ông đã từng một lòng một dạ. Anh cố làm cho ông tin rằng ông đã lầm lạc. Cuối cùng thành công. Nhưng Ivanov bị khiển trách và bị xử bắn sau đó, vì đã quá tình cảm với tội nhân.
Buổi hỏi cung cuối, khi Rubashov đã sẵn sàng thú tội, là do Gletkin, một kẻ "đã được cắt nhau ở rốn", nghĩa là không còn một chút dây mơ rễ mái với đám cựu trào. Đây là một màn tra tấn tinh vi, tạo cơn hấp hối kéo dài. Chủ đích là phải đem vào bản tự thú, những chi tiết đặc thù. Một thỏa thuận ngấm ngầm được đặt ra giữa đao phủ và tội nhân: một khi lời buộc tội được coi như là đúng, tự gốc rễ, cho dù gốc rễ này chỉ có tính trừu tượng, có vẻ hợp lý; khi đó Gletkin được quyền tha hồ vẽ ra những chi tiết còn thiếu.
Nhưng đây mới là mấu chót của câu chuyện, điều mà bao lần đọc Darkness at Noon, vì thành kiến, tôi đã không nhận ra, may nhờ H. Strauss mới thấy được: Trong khi bề ngoài, Gletkin thắng trận đấu sinh tử tay đôi (duel), một sự thay đổi lớn lao đã xẩy ra bên trong Rubashov. Ông lần hồi trở lại "làm người", một con người của suy tư, cảm nghĩ, của những cảm xúc mang tính chủ quan. Trong khi cái đầu của ông tỏ ra hài lòng với Gletkin, trái tim của ông thừa nhận, có lẽ con người không nên theo những hiệu quả logic của tư tưởng đến tận cùng. Có lẽ, lý lẽ không thôi, là một cái la bàn không hoàn hảo, nó sẽ đưa con người vào một chuyến đi đầy dông bão, cuối cùng bến tới biến mất trong đám sương mù. (1)
Hiệu quả huyền ảo của cuốn truyện là một mỉa mai bi thảm: Rubashov tự thú công khai trước nhân dân, và sau đó bị xử bắn. Nhưng ông mới chính là kể thắng trận, trước đám người thống trị, nhục mạ ông.
Nguyễn Quốc Trụ
Bạn đọc để ý, câu chiêm nghiệm chót của Rubashov, trầm tư chót, áp dụng đúng y chang vào trường hợp sau 30 Tháng Tư, 1975:
Trong khi bề ngoài, Gletkin thắng trận đấu sinh tử tay đôi (duel), một sự thay đổi lớn lao đã xẩy ra bên trong Rubashov. Ông lần hồi trở lại "làm người", một con người của suy tư, cảm nghĩ, của những cảm xúc mang tính chủ quan. Trong khi cái đầu của ông tỏ ra hài lòng với Gletkin, trái tim của ông thừa nhận, có lẽ con người không nên theo những hiệu quả logic của tư tưởng đến tận cùng. Có lẽ, lý lẽ không thôi, là một cái la bàn không hoàn hảo, nó sẽ đưa con người vào một chuyến đi đầy dông bão, cuối cùng bến tới biến mất trong đám sương mù.
Với đám Yankee mũi tẹt, chẳng có chuyến đi đầy dông bão... : Chuyến đi này thuộc về thuyền nhân.
Nhưng có, cuộc hoá thân sau cùng, hiện tượng Chúa Sẩy Thai. Nôm na: Biến thành bọ.
Blog Tin Văn
(1) Đây cũng là một bài học muộn, về cuộc chiến Việt nam, của McNamara:

Robert McNamara

He learned most of the lessons of Vietnam too latez: Ông học được quá trễ, hầu hết những bài học về Việt Nam

He was haunted by the thought that amid all the objective-setting and evaluating, the careful counting and the cost-benefit analysis, stood ordinary human beings. They behaved unpredictably. During the Cuban missile crisis of 1962, which he had lived through at cabinet level, “Kennedy was rational. Khrushchev was rational. Castro was rational.” Yet between them they had pushed the world to the brink. Rationality, he concluded, “will not save us.” Perhaps what would were the little quirks that had made him love John Kennedy: the president’s sudden capacity to be empathetic, surprised, intuitive, and ready to jettison his most confident calculations.
Ông bị ám ánh bởi điều, giữa một đống những tính toán, nghiên cứu, đánh giá, lên kế hoạch, đong đo cân đếm… là con người bình thường, Họ xử sự rất bất thuờng, nghĩa là đếch làm sao biết trước được. Trong cuộc khủng hoảng hoả tiễn Cu Bố, Cu Thầy vào năm 1962 mà ông trải qua, “Kennedy thì hữu lý. K. thì hữu lý. Castro thì hữu lý.” Vậy mà họ đẩy thế giới tới bờ vực thẳm.
Hữu lý, ông kết luận, ‘đếch cứu được chúng ta”.
Ui chao, còn cái gì hữu lý hơn là chân lý “Lước Việt Lam Nà Một”!
*
Có đoạn này, trong bài viết của Thần đồng họ Trần, về Nguyên Ngọc, thật tuyệt:
Chiều 7-9- 2000, Nguyên Ngọc về đến Hà Nội thì sáng ngày 8-9, nhà văn Nguyễn Trí Huân, Phó Tổng thư ký cùng nhà thơ Nguyễn Hoa, cán bộ Tổ chức Hội, thay mặt Ban Chấp hành đã đến tận nhà trao ông Huân chương Độc lập hạng nhì của Nhà nước cùng với lẵng hoa của Hội nhà văn. Phó Tổng thư ký Nguyễn Trí Huân còn thông báo cho ông biết, ông có 7 triệu đồng tiền đầu tư sáng tác
- Ồ, cái đó thì mình không nhận đâu.
Nguyên Ngọc lắc đầu. Nhà văn Nguyễn Trí Huân cười điềm đạm:
- Đây là lộc chung thôi anh ạ. Lộc của Nhà nước mà!
- Lộc nào của Nhà nước. Tiền đóng thuế của dân đấy. Mình không nhận đâu!
*
Gấu, là Gấu đợp liền!
*

Nhà văn giả đò

Trong số những nhà văn giả đò, bảnh nhất, có lẽ là me-xừ Romain Gary. Ông này sinh ra đời một cái, là được bà mẹ xúi, con phải là nhà văn, còn chính ông con thì tự nhủ: Mình sẽ là Chúa Giê Su đợt thứ nhì. Hay đợt thứ ba, thì cũng còn tùy.
Đợt thứ nhì, theo Gấu, khủng khiếp nhất, đó là trường hợp Chúa Sẩy Thai, hay hiện tượng Con Bọ của Kafka.
Chúng ta cứ giả dụ như Chúa suy tư, như vầy:
Lần đầu, Ta nhập thế, dưới hình hài con người, chịu tội thay cho loài người, tụi nó không cám ơn thì chớ, lại đem Ta đóng đinh.
Lần thứ nhì, Ta thử nhập thế, dưới dạng bọ, rồi chịu tội thay cho con người, dưới dạng bọ, dạng ruồi... coi có đi tới đâu không.
Cũng không đi tới đâu!
Lần thứ ba, là qua... Romain Gary. Ông này, không cần loài người đóng đinh, mà tự tay làm thịt mình.
*
Romain Gary
Và điều mà tôi toan tính làm, là, sẽ thuyết phục bạn, về một sự kiện, bề ngoài xem ra có vẻ quái dị khó tin [incredible], ông Romain Gary này cứ nhẩn nha nghĩ về mình, và tạo vóc dáng cho mình, y như là đây là Lần Tới Thứ Nhì [as if it were the Second Coming]: Romain Gary là một "self-anointed, self-appointed, self-resurrected" [tự xức dầu thánh, tự phong chức, tự tái sinh], và, sau hết, một Chúa Cứu Thế Tự Đóng Đinh Chính Mình, a self-crucified Messiah.
Note: Lần Tới Thứ Nhất, các bạn biết rồi, và đang sửa soạn để tưởng nhớ, vinh danh, vào ngày 25 Tháng Chạp sắp tới.
Vinh Danh Chúa Trên Trời
Bằng An Người Dưới Thế
"Mẹ tôi," Gary nói về bà cụ của ông, vào năm 1973, 'hơi bị được huyễn hoặc', [My mother was pretty legendary]. "Bằng nghĩa đó, tôi muốn nói, bà rất ư là giỏi trong cái chuyện phịa ra những huyền thoại". Hơn thế nữa, ông tiếp tục, bà bị mắc một thứ bịnh rất phổ thông ở Âu Châu vào thời kỳ đó: bịnh sính Tây, cứ nghĩ ai cũng có thể là một Jean d'Arc, thứ bịnh này lan rộng trong đám Do Thái thuộc vùng Đông Âu.
Thế là ông con được thừa hưởng cả hai nét [đẹp] này của bà mẹ: Sính Tây và mê đến điên cuồng phịa ra những huyền thoại. (1)
(1) Về vụ này, ônh phán: Đếch có một giọt máu Tây nào trong huyết quản của tôi, nhưng nước Pháp chảy qua tôi!
Bà là Do Thái? Lại một lần nữa, chẳng có ngay một câu trả lời sẵn sàng. Giữa đám đông, Gary khoái nổ, mẹ tớ là người Do Thái, nhưng, riêng tư, cái gốc gác chân thật, Do Thái giáo nói tiếng Yiddish, đặc biệt lạ thường của bà mẹ, chỉ còn có 1, nếu ông con nổ, 4. Chính ông con, nếu được hỏi, thì bèn hiên ngang 'vỗ ngực xưng tên', "Nếu người ta muốn tôi là Do Thái, thì hà cớ làm sao mà không nhận, có chết chóc thằng cha nào đâu?" ["If people want me to be, I don't mind"].
Ui chao, thế là gần như tất cả mọi người đều muốn như vậy - khởi đầu, chẳng có gì hồ nghi, là những người Ba Lan ở Vilnius, và Warsaw. Gary sống cùng họ, từ khi ba, tới năm, mười bốn tuổi. Với cái tên Kacew, chạy Trời không khỏi nắng... Do Thái: Cậu bé được coi là Do Thái, được gọi bằng một cái tên Do Thái, được đối xử như là Do Thái, và như vậy, mọi ý định, toan tính, mục đích đều đưa đến chuyện, ông là một Do Thái, ngoại trừ điều này: Bà mẹ Nina đã cho con làm lễ rửa tội, là một tín hữu Ky tô, và thường xuyên được một ông linh mục Chính Thống giáo ban phước lành.
Nhưng, nói cho cùng, đấng Giêu Su, thì cũng đâu phải là một tín hữu Do Thái thuận thành, ngoan đạo, ăn chay trường? [Jesus wasn't a very kosher Catholic either]. Và, như chúng ta đã biết, ông Gary này làm sao mà bỏ qua một dịp may như thế: hăm hở tự nhận mình là một tay nào khác, cho dù đây là đấng Giêu Su, và, khi coi mình như là đấng Giêu Su, thì làm sao mà bỏ qua dịp may hiếm có: thưởng thức những đau khổ mà Chúa đã từng chịu đựng vì nhân loại?
Mãi sau này, ông đã từng hết sức giận dữ, khi mấy anh Israelis từ chối không đưa tên ông vô cuốn Vẻ Vang dân Mít, ấy chết xin lỗi,Vẻ Vang dân Do Thái, của họ. "Những người Đức," ông nói, "vậy mà có quan điểm thoáng hơn nhiều" [Les Allemands avaient des vues plus larges] (1974).
*
Note: Trên tờ Le Magazine Littéraire, số Tháng Sáu 2009, đặc biệt về Socrate, kèm tài liệu mới tìm đuợc về Romain Gary, cho thấy, chính là một âu lo về Lò Thiêu khiến ông tự sát. Người ta đã hiểu lầm quá nhiều về ông.
Blasphémer pour afftronter la Shoah. Phỉ báng để đối đầu Lò Thiêu.
Les Risques du je: Rủi ro với trò chơi cái tôi: Gấu, Hai Lúa, Jennifer Tran, Tuấn Anh, Sơ Dạ Hương, Lý Thương Ẩn, và NQT