*
Đại Thắng Mùa Xuân
Đại Thắng Mùa Xuân magnify

Cái cú nhà làm phim người Chile, từ bên ngoài lén lút trở về, chơi một cuốn phim 12 năm đất nước Chile sống dưới sự lãnh đạo anh minh của nhà độc tài Pinochet, vào đầu năm 1985, lạ thay cũng là cái cú mà Gấu đã toan tính thực hiện, từ bên trong nước chơi một phóng sự dài gồm hình ảnh, bài viết , phỏng vấn... về 10 năm Đại Thắng Mùa Xuân!

Gấu đã kể sơ sơ vài lần về vụ này, mà sự thất bại của nó đã đưa Gấu vô trại tù Bà Bèo, Tiền Giang, sau nhờ một ông cậu vợ, được tha. Sau chuyến đó, tới chuyến bỏ chạy quê hương bằng đường bộ, thành công, nhờ tắm nước sông Chín Con Rồng ở ngay chân ngôi chùa Long Vân Tự, tại Parksé mà được đổi kiếp.

Hình trên đây, là lệnh tha của Công An Tiền Giang.

Tags: | Edit Tags
Monday September 3, 2007 - 04:58pm (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Cái Chết Của Độc Giả
Cái Chết Của Độc Giả magnify
Đọc blog của mấy đấng trong nước, đọc diễn đàn của mấy đấng Da Mầu, nhận ra thảm họa net: Chúng ta không còn độc giả nữa, mà chỉ có tác giả.

Cứ thử hỏi, nếu không có net, thơ văn của mấy đấng này không có thùng rác lịch sử nào chứa cho hết.

Ngược hẳn lời tiên tri của Barthes, về một cái chết của tác giả.

*

Có thể, có người sẽ hỏi, có thù gì ông thi sĩ, mà phạng dzữ dzậy.

Thưa không, vì chưa từng gặp.

Nhưng phạng, biết đâu, ông ta sẽ thay đổi?

Biết đây đấy.

Gấu bỗng nhớ đến một câu văn của... Gấu:

Trong mỗi chúng ta đều có một Sài-gòn âm ỉ cháy.

Tôi đốt lên ngọn nến của tôi, để cho Sài-gòn của bạn sáng ngời.

Lần Cuối Sài Gòn

Note: Tối qua, trước khi đi ngủ, Gấu đọc một câu thơ của Pablo Neruda, mà Gabriel Garcia Marquez lấy, làm đề từ cho cuốn Clandestine in Chile của ông, thú quá, bèn dịch để tặng cho chính Gấu, nhân lần sinh nhật thứ 70.

Thế rồi, sáng dậy, lớ ngớ làm sao, delete mất tiêu. Sau đó, cứ lơ ma lơ mơ, hình như đánh mất một cái gì đó, hoá ra là quà tặng, mình tặng cho mình, nhân cái tuổi thất thập cổ lai hi!

Oh, dark captain,

defeated in my country

may your proud

wings

still soar above

the final wave, the wave of death.

Pablo Neruda

from "Ode to the Voyager Albatross"

Translated from Spanish by

Magaret Peden

Ôi, vị thuyền trưởng đen đúa kia ơi

bị đá văng ra khỏi quê hương của tôi

cầu cho đôi cánh ngạo nghễ của ông

vẫn hiên ngang vượt lên đầu sóng dữ,

ngọn sóng cuối cùng

của Thần Chết.

*

Gấu này, lấy vòng hoa vinh danh người khác, choàng cho chính Gấu, thấy coi bộ hơi bị nhiều kỳ kỳ.

Người được Gabriel Garcia Marquez choàng vòng hoa, là một nhà làm phim Chile, có tên trong danh sách năm ngàn người bị cấm tuyệt đối không được hồi chánh, dù có đơn xin tình nguyện, viết bằng máu đầu ngón tay!

Ông này, Miguel Littín, bèn hoá trang làm một thương gia, trở về sáu tuần, cùng với ê kíp làm phim, nhập hợp pháp từ nhiều đoàn khác, thêm mấy chuyên viên nội, quay 10 ngàn feet phim, có những cảnh ở ngay tại văn phòng riêng của nhà độc tài Pinochet, sau biên tập thành một cuốn phim dài 4 tiếng, chiếu rộng rãi trên toàn thế giới, về 12 năm Chile sống dưới chế độ độc tài.

Đó là chuyện xẩy ra vào đầu năm 1985.

Đến đầu năm 1986, nhà làm phim gặp nhà văn Garcia Marquez tại Madrid, và ông nhà văn bèn ngửi ra liền, sau cuốn phim bằng hình ảnh, còn một cuốn phim bằng chữ. Và đó là cuốn Nhập nội lén lút vô Chile.

Gấu tình cờ đọc cuốn trên đúng lúc xẩy ra cuộc biểu tình của nông dân Miền Nam, và bèn tưởng tượng ra rằng, giá như có vài tấm hình về cảnh đồng bào Nam Bộ màn trời chiếu đất, thí dụ như lấy ngay từ trang BBC chẳng hạn, rồi kèm một bài viết của một nhà văn nào đó ở trong nước, "viết dưới giá treo cổ", thì có thể, dân Mít chúng ta cũng có một thứ đại khái như là Nhập nội lén lút vô Sài Gòn!

Cứ mỗi một chương sách như vậy, kèm chỉ một tấm hình, cộng thêm một bức thư của người Sài Gòn gửi BBC, chúng ta sẽ có được một tác phẩm tuyệt vời về mấy chục năm sau khi Miền Nam được những người anh em ruột thịt Miền Bắc giải phóng.

333

Ở Phạm Duy nét hào hoa, phong trần, chịu chơi, cốt cách ngang tàng của một anh Cả (theo cách gọi Bắc), anh Hai (theo cách nói Nam) hiện rõ hơn cả. Ví dụ như phần lớn những bức ảnh tôi xem được chụp và phỏng vấn nhạc sĩ khi ông từ Mỹ quyết định về sinh sống tại VN trên báo chí thì hết 70% ảnh cho thấy tư thế nhạc sĩ đang ngồi ung dung, đưa cả hai chân lên bàn rung thoải mái. Nhiều ảnh còn chụp hớ đến nổi cho thấy ông chĩa cả ngón chân vào mặt người đối diện một cách khinh mạn. Trong khi kẻ ấy chẳng biết gì, cứ tít mắt lại mà cười.

tâm thếtầm thế của ông, nghĩ thì cũng phải!

Nguồn

Đọc, Gấu phải vội vàng coi lại bức hình chụp ông nhà thơ với ông nhạc sĩ, sợ cho ông nhà thơ, ngồi đúng vào vị trí được chính ông mô tả, thì thật khổ!
*
Một con người ngồi chĩa cả ngón chân vào mặt người đối diện, một cách khinh mạn, mà lại còn có tâm thế ư, thưa thi sĩ? Nhất là đó lại là những cuộc phỏng vấn trước bàn dân thiên hạ, khi hồi chánh!

Tuy nhiên nếu PD đọc, những dòng thổi trên, tôi nghĩ PD đau, đau lắm, chứ không sung sướng gì.
Tâm cũng không mà tầm cũng không luôn!

Bởi vì, chính cái cảnh "ăn trông nồi ngồi trông hướng", tức là phong tục của người Việt mà PD quên mất đó, đã từng bị một ký giả, Thầy Ký Tư, [hay Khóa Tư], trên một tờ báo địa phương ở hải ngoại, sau khi coi cả hai cuộn băng video, một về PD, và một, về Văn Cao, đã so sánh "cốt cách ngang tàng" của anh cả PD, với vẻ phong lưu tiêu xái của Văn Cao, và rất lấy làm buồn cho tâm thế của PD.

Note: Gấu này chưa từng có ý kiến về chuyện đi về của PD.

*

Cả buổi sáng đó tôi được nghe ông nói nhiều chuyện. Cảm nghĩ của ông khi về lại Hà Nội. Hành trình xuyên Việt, đi đến đâu, Phương Nam Phim làm tư liệu quay phim đến đó. Cảm nghĩ của ông về Sàigòn, được sống ngay giữa lòng Sàigòn. Ở đây không bàn chuyện Sàigòn hôm nay, hôm qua. Sàigòn của người chiến thắng, kẻ chiến bại. Đi về, tư thế, vinh nhục... Chuyện ông mong muốn được sớm làm xong thủ tục “một cái giấy chứng minh thư để có thể đăng ký mua chiếc xe hơi...”. Tôi thấy khi ông nói chuyện “trà dư tửu hậu” về đời sống với những toan tính bề bộn, lụn vụn của nó ông vui hơn khi bàn đến Nghệ thuật, đến Âm nhạc. Có một sức nguồn mãnh liệt âm ỉ, chắt chiu âm hao lên tiếng trong khe vực đá tảng đời sống tuổi tác chất dày, tưởng như đã còn rất hẹp của ông.

"Ở đây không bàn... ", thì bàn chuyện gì?

Hóa ra chuyện, xin chứng minh nhân dân, xác nhận đã hồi chánh, để mua xe hơi.

Và sau đó, ông thi sĩ nhận xét, PD, bàn về chuyện đời thường vui hơn khi bàn về Nghệ Thuật, và trích dẫn chính lời PD, làm nghệ thuật bằng mắt trái, nhìn đời bằng mắt phải.

Vậy mà sau đó, ông thi sĩ viết: Người làm văn nghệ đôi khi coi thường đời sống!

Quái đản thật. Làm nghệ thuật bằng mắt trái, nhìn gái bằng mắt phải, mà là coi thường đời sống?

Viết như thế, thì đúng là bị mát dây rồi!

Nhưng đoạn sau, cả hai ông nhạc sĩ lẫn thi sĩ tự nâng bi lẫn nhau, mới ớn da gà!

Người làm văn nghệ đôi khi coi thường đời sống. Xem sự sống còn của mình không ý nghĩa gì so với đại cuộc, chúng sinh. Nhưng thử hỏi, khi anh không còn sống, không còn tồn tại thì anh sẽ còn viết được gì, sáng tác được gì? Những tâm tình của ông hôm đó làm tôi bất ngờ. Thậm chí lúc mới nghe rất khó chịu. Nó trụi trần "phản nghệ sĩ" ra làm sao ấy! Nhưng ngẫm lại có cái lý ngầm của nó. Nhất là thời buổi hôm nay. Và đặc biệt là ứng nghiệm hoàn toàn vào đời sống và sự nghiệp Phạm Duy.

Phải chăng vì đời sống và sự nghiệp, bao giờ, mãi mãi (hay chỉ nên thi thoảng, đôi khi?) người Nghệ sĩ phải biết đặt mình cao hơn tất cả mọi thang bậc?

*

Một cách nào đó, Milosz đã trả lời cho câu hỏi trên của ông thi sĩ: Người nghệ sĩ có quyền ngồi xổm lên dư luận, đặt mình lên cao hơn tất cả mọi thang bậc.

Ông nhà thơ Nobel người Ba Lan, bỏ chạy quê hương, bị cả tả lẫn hữu, cả trong nước lẫn hải ngoại, chửi như chửi chó, đến Paris xin tị nạn, chỉ có mỗi Camus thương tình kết bạn, cho tá túc, chịu đựng đủ thứ khổ nhục trên đời, cuối cùng ngộ ra, kể câu chuyện, chắc cũng có tính tự thuật, về một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả những cái bẩn đi. Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như vậy. Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả" đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta.

Milosz rất thèm được như Brodsky, cứ tà tà đăng ký đi học tập cải tạo, rồi về, rồi đi Mẽo, rồi đi Stockholm nhận bằng Nobel.
*
Người Việt chúng ta cũng có một ngụ ngôn tương tự, về một anh chàng cứ mỗi lần làm một điều ác, thì bèn đóng một cây đinh lên một cái cột. Sau đó, khi đã buông dao đồ tể, xuống núi hành thiện, cứ mỗi lần làm được một điều phúc, thì lại nhổ lên một cây đinh, cho đến khi cây cột không còn một cái đinh nào.
Và bèn ngồi khóc.
Phật hiện lên, hỏi, sao không mừng mà lại khóc, anh ta mới tỉ tê với Phật, đinh nhổ rồi, nhưng lỗ vẫn còn. Phật cười, phán, cột chưa lỗ, thì thiếu gì. Thứ cột đầy lỗ như của con đó, mới quí!
*
Borges cũng có câu chuyện về một anh chàng, chuyên môn làm bạc giả, được giao công việc đếm tiền, tại một ngân hàng.

333 magnify

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Hữu Hồng Minh đối ẩm tại gia trang ông, ngoại thành Hà Nội

Theo như Gấu, được biết, NHT không uống rượu, thành thử, cảnh đối ẩm trên đây, chắc là theo kiểu, nó từ trong Nam ra, nó có lòng thành, thôi đành chiều nó một tí.

Gấu này từng gặp NHT hai lần, tại nhà ông, chưa kể một hai lần khác, tại nhà ông cậu của Gấu, và tại quán cà phê Điểm Hẹn. Lần nào cũng có rượu, nhưng NHT đều lắc đầu.

Hai lần ở nhà ông, lần đầu không rượu, lần sau, ông mua sẵn mấy chai bia, chỉ để cho khách, và đích thân làm món nhậu. Ông thấy cũng ngài ngại, có thể, và hứa, tôi sẽ kêu một thằng em của tôi. Tửu lượng của nó "máu" lắm. [Chữ của Gấu]

Người em, rất quí ông, và Gấu, là Nguyễn Việt Hà. Lần đầu gặp, anh nói, văn kỳ thanh, nhất kiến kỳ hình, thay cho lời chào.

Gấu đã uống rượu với Nguyễn Việt Hà tại nhà Bảo Ninh, nhưng vẫn chỉ là những trận rượu giao tình, chẳng thể nào say, bởi vì say, là coi thường chủ nhà.

Một khi uống say, dễ có chuyện thất thố, hoặc chủ hoặc khách.

Lần uống say khủng khiếp, là với Nguyễn Thanh Sơn, tại một hầm rượu Hà Nội.

Tửu lượng của tay này mới xứng với Gấu. Và vì chỉ có hai anh em, nên chẳng nào thằng nào giả đò chịu thua, chịu kém thằng nào.

Còn uống vài lần với PXN, với BMQ.

Dở nhất, tiếc nhất, là chưa hề được uống vodka, với Em.

Thua thi sĩ NĐ. (1)

(1) From:

Date: Thursday, April 10, 2003 11:55:48 PM

To:

Subject: Re: Hw R U

Tks for your sweet words. Last night, I drank vodka with NĐ at the “Rendez-Vous”. He came from Saigon. It’s the first time he returns to Hanoi, after 50 years. We talked a lot of things, and a lot about you. He loves u so much

Some poems for U…

*

10 Tháng Tư 2003

Cám ơn mấy lời ngọt ngào của Anh. Tối qua, Em uống vodka với NĐ tại Điểm Hẹn. Anh ta từ Sài Gòn ra. Lần đầu tiên trở lại Hà Nội sau 50 năm. Hai đứa nói đủ thứ chuyện, và đủ chuyện về Anh. Anh ta quí Anh lắm.

Gửi Anh vài bài thơ..

Em



Tags: | Edit Tags
Sunday September 2, 2007 - 05:55am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Thùng Rác Lịch Sử
Thùng Rác Lịch Sử magnify

VỀ "LỖ THỦNG LỊCH SỬ"

Bài thơ Lỗ thủng Lịch sử tôi viết vào cuối năm 2003 như một bản ngã trong hành trình Sáng tạo Nghệ thuật. Buộc, như, và phải đến! Sau khi đi từ Chất trụ (Nxb.Thuận Hóa 2002) với những vấn đề thuộc phạm trù Siêu hình, tôi muốn Thơ quay lại đối mặt trực diện với những vấn đề thường ngày. Là những thể nghiệm "sát da" với bề mặt, "lộn trái" vẻ diêm dúa giả tạo. Sự "trá ngụy" áo, vỏ, xiêm y... tưởng như đã thành "nếp" thâm căng cố đế "ăn sâu", "ăn lở" vào đời sống, hành vi, văn hóa, chính trị, xã hội Việt. Bao biện, che đậy, hình thức. Ngôn ngữ sống sượng, trơ, lỳ, rỗng. Tổ hợp chữ, cấu trúc giải với những sự kiện, hình ảnh, va đập thẳng, mạnh, trực diện, cuồng khởi và bạo liệt của nó...

Đã có quá nhiều tai tiếng, tăm tiếng, ủng hộ, khích bác, mạt sát... các diễn đàn văn chương, thời luận trong ngoài nước đặt "vấn đề" về bài thơ này. Từ thơ quy kết đến phẩm cách, đạo đức, con người (?!). Thậm chí có ý kiến còn đòi bắt "bỏ tù" thì mới hả (!). Lạ! văn chương muốn hay phải thường xuyên viết "dưới giá treo cổ"? Và thưởng thức thơ thì quay sang chỉ điểm "triệt nó đi", "giết chết nó đi!". Tôi đã phải trả giá " đụng trần" thậm chí là "quá đắt" để chỉ "được" làm một bài thơ.

Nguồn

Bài thơ Lỗ thủng Lịch sử tôi viết vào cuối năm 2003 như một bản ngã trong hành trình Sáng tạo Nghệ thuật. Buộc, như, và phải đến! Sau khi đi từ Chất trụ (Nxb.Thuận Hóa 2002) với những vấn đề thuộc phạm trù Siêu hình, tôi muốn Thơ quay lại đối mặt trực diện với những vấn đề thường ngày.

Câu trên, một người viết có lương tri, biết tự trọng, bởi vì viết về mình, về cái tôi đáng ghét, sẽ viết thật đơn giản, thí dụ: Bài thơ Lỗ thủng của lịch sử, viết cuối năm 2003, là một cái tôi trên đường tìm tòi sáng tạo, nghệ thuật. Sau những băn khoăn có tính siêu hình của tác phẩm trước đó, Chất trụ, tôi muốn thơ của tôi trở về đời, đối mặt với những vấn đề thường ngày.

Do bị hoang tưởng, nên ông thi sĩ phát ra toàn đại ngôn. Buộc, như, và phải đến! Khủng khiếp thực!

Blog của ông ta không một bài nào nói lên sự đối mặt với những vấn đề thường ngày, chỉ có ông ta. Khi thì ngồi với Phạm Duy, khi với Nguyễn Huy Thiệp, khi dự bàn tròn văn học này, khi nọ. Còn điều này nữa, ông ta tỏ ra rất thù ghét những nhà văn nhà thơ mà ông ta nghĩ là ở trong luồng. Cũng được đi, nhưng nếu ở ngoài luồng như ông ta, thì thôi đành ở trong luồng vậy.

*

Nhưng, ông ta, nếu không ở trong luồng, thì làm sao đi Đức đọc thơ?

Có thể, trước đây, ông ta được chế độ ưu đãi, nay bị đá?

Đây là sự thù ghét chính thống, vì tranh ăn, thèm danh vọng, địa vị, chứ không phải vì nghệ thuật. Có vẻ như tất cả những người viết ở ngoài luồng, ở trong nước, đều hao hao như ông ta.

Thảm quá.

*

Là những thể nghiệm "sát da" với bề mặt, "lộn trái" vẻ diêm dúa giả tạo. Sự "trá ngụy" áo, vỏ, xiêm y... tưởng như đã thành "nếp" thâm căng cố đế "ăn sâu", "ăn lở" vào đời sống, hành vi, văn hóa, chính trị, xã hội Việt. Bao biện, che đậy, hình thức. Ngôn ngữ sống sượng, trơ, lỳ, rỗng. Tổ hợp chữ, cấu trúc giải với những sự kiện, hình ảnh, va đập thẳng, mạnh, trực diện, cuồng khởi và bạo liệt của nó...

"Thâm căn cố đế", không phải "thâm căng cố đế".

Về cái vụ ông ta được phong thần, có tên trong từ điển quốc tế, đâu có phải ai cũng được như ông ta, chứng tỏ ông có tài ngoại giao không chỉ ở trong nước mà còn ở hải ngoại. Nhưng đúng như nhận xét của Đinh Linh, người sáng lập từ điển văn học "nổi tiếng" [chữ của NHHM], trong thư đính chính, khi,"làm phúc phải tội", trên talawas, đây là một từ điển mở, bất cứ một ai, một tác giả, một net user nào, thấy có sai sót, là có quyền sửa chữa, hoàn thiện nó.

Theo tôi, khi ông ta được đưa vô từ điển, với những lời giới thiệu, đã làm thơ dưới giá treo cổ, đã đi tù vì làm thơ, ông ta sướng điên lên, và cứ vờ đi, không đính chính. Cho đến khi quả bom thúi này dịu mùi, ông bèn quậy tiếp, cho nó nặng mùi trở lại: Lạ! văn chương muốn hay phải thường xuyên viết "dưới giá treo cổ"?

Ui chao, giá mà văn chương được như thế, “viết dưới giá treo cổ”, thì làm sao xẩy ra hiện tượng Con Bọ?

*

Là những thể nghiệm "sát da" với bề mặt, "lộn trái" vẻ diêm dúa giả tạo. Sự "trá ngụy" áo, vỏ, xiêm y... tưởng như đã thành "nếp" thâm căng cố đế "ăn sâu", "ăn lở" vào đời sống, hành vi, văn hóa, chính trị, xã hội Việt. Bao biện, che đậy, hình thức. Ngôn ngữ sống sượng, trơ, lỳ, rỗng. Tổ hợp chữ, cấu trúc giải với những sự kiện, hình ảnh, va đập thẳng, mạnh, trực diện, cuồng khởi và bạo liệt của nó...

"Sát da" với bề mặt, mà mù mắt trước nỗi đau nông dân biểu tình?

"Lộn trái" vẻ diêm dúa giả tạo: Còn vẻ diêm dúa giả tạo nào hơn, vẻ mặt của thi sĩ khi ngồi bên những Phạm Duy, Nguyễn Huy Thiệp?

Ngôn ngữ sống sượng, trơ, lỳ, rỗng. Tổ hợp chữ, cấu trúc giải, với những sự kiện, hình ảnh, va đập thẳng, mạnh, trực diện, cuồng khởi và bạo liệt của nó...: Hai câu này không thấy chủ từ. Chắc là tự khen!

Tôi sợ, đây là "ảnh hưởng xấu" hải ngoại, của mấy đấng triết gia như NHL, hay đại văn gia như PN... "va đập thẳng, mạnh, trực diện, cuồng khởi và bạo liệt" vào trong nước?

*

Nhà văn Trần Nhã Thụy gửi tin nhắn mời tôi đến dự buổi gặp mặt mừng ra mắt cuốn tiểu thuyết mới của anh Sự trở lại của vết sướt ( S đây là chữ của tôi dùng. Chữ của Trần Nhã Thụy là XƯỚT- Ghi chú lại theo góp ý của nhà thơ Thanh Xuân - Nxb.Văn nghệ 8.2007)

Nguồn: Blog Văn của thi sĩ Nguyễn Hữu Hồng Minh.

"Cái này" thì gọi là "Lỗ thủng của văn phạm".

Phải viết, vết xước. "S đây là chữ của tôi": Như vậy là thi sĩ lộn với "sướt mướt" chăng?

Nếu thế, Blog của thi sĩ có thể đặt tên là "Thùng Rát Của Lịch Sử!


Tags: | Edit Tags
Saturday September 1, 2007 - 06:15am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 2 Comments
Thời để yêu hát và chết 2


Nhịp của thời gian.

Ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới.

TTT

Nếu trong thơ có tí mùi của ngày sắp tới, nếu thi sĩ là một thứ tiên tri, thì nhạc luôn có mùi của hiện tại, và khi hiện tại qua rồi, thì bản nhạc sẽ cất giữ cho những người đã từng nghe nó, chút kỷ niệm về nơi chốn, nhạc và người cùng gắn bó. Thành thử, vấn đề nghe ở đâu, vào lúc nào, một bản nhạc, là cũng rất ư quan trọng. Những cư dân của Sài Gòn, và nói chung Miền Nam đều giữ riêng cho họ, kỷ niệm lần đầu nghe nhạc Trịnh Công Sơn, thí dụ vậy, và sẽ nhớ ra rằng, bản nhạc đã ra đời, vào thời điểm nào.

Nhưng nhất, vẫn là kỷ niệm những bài nhạc lính. TCS do chưa từng đi lính, nên không thể diễn tả được cái cảm giác, nỗi hoài mong, "Một mai qua cơn mê, qua cuộc đời bình bồng, anh lại về bên em".

Đây là một thiệt thòi của riêng ông, ảnh hưởng tới chúng ta.

Gấu này chẳng đã từng lèm bèm rất nhiều lần, về cái lần nghe bản Tinh Nhớ, khi nó vừa mới ra lò, lần bị gọi đi trình diện nhập ngũ tại Quang Trung, vào những ngày cận Tết, và đêm khuya, nghe một tay tân binh đang chờ kiểm tra sức khoẻ như Gấu, nhớ nhà, nhớ bồ, và cứ thế huýt sáo miệng bản nhạc, khiến Gấu gần như phát khùng, vì nhớ Sài Gòn.

Và nhớ cô bạn.

Bây giờ, nhớ lại, Gấu hiểu ra rằng, những ngày liền trước đó, Gấu hẳn đã từng nghe bản nhạc Tình Nhớ, rồi mang theo cùng với mình vô Trung Tâm Ba, đợi đêm khuya, và, đến hẹn lại lên, mỗi lần tay tân binh chưa từng nhìn thấy mặt, huýt sáo miệng điệu nhạc, là Gấu bèn sẵn sàng, đi thêm lời:

Ôi áo xưa lồng lộng

Đã xô giạt trời chiều

Như bờ xa nước cạn

Đã chìm vào cơn mưa

Và Gấu cũng hiểu tại sao "bạn hiền" Đặng Tiến lại lầu bầu:

Tình Nhớ thì có liên can gì tới phản chiến?

Khi đọc ông phán như vậy, Gấu rất ngạc nhiên.

Nhưng sau hiểu: Ông có cùng tình trạng như TCS, nghĩa là chưa từng có một ngày quân vụ.

Đừng nghĩ là, Gấu nói cạnh nói khoé ông. Nhưng đây là một thiệt thòi lớn lao vô cùng, vào lúc cuối đời.

Cái tay thi sĩ Đỗ KH, "cũng" bạn hiền của Gấu, chẳng đã sợ hãi, sẽ lâm vào tình trạng đó, và đã phải trở về, nhập ngũ, đi vài đường tay súng, tay đàn [bà], trước khi cuộc chiến chấm dứt, sao?

Bạn có nhớ cái tay Rhett Butler trong Cuốn theo chiều gió, đang cùng em Scarlett di tản, nghe sắp mất Miền Nam bèn đá cho em một phát, trở về bắn một vài phát đạn, trước khi đăng ký trình diện học tập cải tạo?

Ôi, chẳng lẽ, khi TTT ôm Em [Sài Gòn] trong tay, mà đã tiên tri ra được cái nỗi "Nhớ Em những ngày sắp tới", khi ông nằm an nghỉ tại một nghĩa trang, ở Huê Kỳ?

Chắc hẳn thế, vì bạn ông là Mai Thảo, lúc sắp đi, hỏi Cậu Ngọc Dzũng: Sắp về tới Ký Con chưa? (1)

(1) Ký Con là con phố ngày nào Sáng Tạo tá túc.

Gấu này, do may mắn, thoát đời lính, nhưng cái cảm giác, nỗi hoài mong, qua cuộc đời bình bồng, anh lại về bên em, là cũng nếm sơ sơ, suốt mấy tuần lễ nằm Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ Quang Trung, ngong ngóng chờ đến ngày cuối tuần, trở về Sài Gòn, "Hi" một tiếng với Gấu Cái, rồi lấy xe Honda, chạy suốt Sài Gòn, tới một con hẻm ở đường Nguyễn Trãi, Chợ Lớn, nhìn cô bạn, coi dung nhan vưỡn vậy, hay vì nhớ Gấu, mà có tí sút giảm nào chăng?

Ấy đấy, chính vào thời gian đó, Gấu được nghe bản 24 giờ phép.


Tags: | Edit Tags
Friday August 31, 2007 - 05:33am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 0 Comments
Mr. Bean
*

Has Mr. Bean come to an end?

Mike Stevens, NEW YORK CITY

I get the feeling that Mr. Bean's Holiday might be the last. But I probably said that 10 years ago, after the first movie. [Laughs.] When you get into your 50's, as I am now, there is a slight risk that you will start to look a bit geriatric. I have always regarded Mr. Bean as a timeless, ageless character, and I would rather he be remembered as a character mostly in his 30's and 40's.

Is the character based on yourself, or Is it all just random improvisation?

Paul Nettleship, MONTREAL

He is sort of an alter ego of mine. Mr. Bean is my natural organ of expression when I am told to be funny in an entirely visual way. We do have periods of improvisation, but that tends to happen during rehearsal rather than on the studio floor.

Why does his humor translate so well across cultures?

Courtney Brown, NEW YORK CITY

It is on the level of a child really. Mr. Bean is essentially a child trapped in the body of a man. All cultures identify with children in a similar way, so he has this bizarre global outreach. And 10-year-old boys from different cultures have more in common than 30-year-olds. As we grow up, we acquire this sensibility that divide us.

Time, 10 questions, Sept 3 2007

*

Gấu Cái mê nhất, anh hề Hồng Mao này. Cực kỳ thông minh, cực kỳ dí dỏm.

Còn mê thêm một tay nữa, mắt lé như Gấu, bề ngoài cù lần, như Gấu, nhưng khác hẳn Gấu, cực kỳ thông minh: Thám tử Colombo.

Thêm điều này, cũng thật kỵ Gấu: Anh ta đi đâu cũng nhắc đến bà xã. Bà xã tui biểu tui thế này, thế nọ...


*

Liệu có chuyện chấm hết, với Mr. Bean?

Sau Kỳ hè của Mr. Bean, tôi nghi vậy. Nhưng trước đây 10 năm thì cũng nghi vậy, với cuốn phim đầu tiên. [Cười]. Khi bạn ở lưng chừng đời, như tôi bi giờ, bạn sẽ cảm thấy ơn ớn, súng của mình không còn nhạy, mình 'lão hoá' mất rồi! Tôi luôn luôn coi me-xừ Bean là một nhân vật vượt thời gian, không có tuổi, và tôi muốn anh ta được hậu thế nhắc nhở, như là một tay súng nhanh nhạy, luôn luôn tâm niệm, bắn chậm thì chết, ở cái tuổi 30 hoặc 40.

Ông phịa ra tay này, từ ông, hay từ tình cờ, rồi gia giảm, thêm mắm thêm muối?

Đúng là một thứ từ tôi mà ra. Một kiểu hoá thân của tôi. Me-xừ Bean là cái khúc củi tự nhiên của tôi, khi nó được ra lệnh, hãy tỏ ra khôi hài, hoàn toàn bằng cử chỉ, điệu bộ, để cho ai cũng có thể nhìn thấy, và lập tức nhận ra. Ai thì cũng có những lúc nhăn nhó làm hề như thế cả, nhưng chỉ trong khi tập rượt thôi, không phải ở vào cái lúc bị đẩy ra giữa sàn đời.

Bằng cách nào, làm sao mà cái sự chọc cười, chọc quê của ông vượt biên cương, vượt các hàng rào cản của các miền văn hóa, một cách thật là ngon lành?

Đúng là nhờ cái thưở còn con nít của nó. Mr. Bean bản chất là một đứa bé, bị mắc bẫy, ở trong cơ thể của một người đàn ông. Tất cả các nền văn hoá nhận ra đứa trẻ cùng một đường hướng như vậy, chính vì thế mà nó vượt biên cương, vươn tới toàn cầu. Những cậu bé 10 tuổi thì có chung nhiều trò chơi, ở bất cứ một quốc gia, nhưng khi 30 thì súng của các cậu khác hẳn nhau! Chúng ta lớn lên, trưởng thành, và chính cái cảm tính đó, "súng của tao khác súng của mày", chia rẽ chúng ta!

Note: Phần tiếng Việt, không "chuyển ngữ trung thực", phần tiếng Anh.

Cũng một thứ improvisation, ứng tác, mà thôi. NQT

*
Lạ! văn chương muốn hay phải thường xuyên viết "dưới giá treo cổ"?

Nguồn

Ông thi sĩ này, có lẽ nên đem vô nnà thương tâm thần là vừa rồi.

Trên blog Cô Gái Đồ Long, có bài thơ của ông ta, trong đó, ông sỉ nhục những bạn văn, bạn thơ của ông, một cách công khai, khốn nạn, thô bỉ mà Gấu này không tiện viết ra đây. Một con người bình thường cũng không làm nổi chuyện này, nữa là một thi sĩ.

*

Chuyện "viết dưới giá treo cổ", theo Gấu, không liên can tới "hay" hay "không hay" của văn chương, mà là tới lý do hiện hữu của chính nó, và cùng với nó, là lý do hiện hữu của con người.

Câu này, [Lạ! văn chương muốn hay phải thường xuyên viết "dưới giá treo cổ"?], một ông bạn văn rất thân của Gấu cũng đã từng đặt ra, nhưng nhẹ nhàng hơn. Ông phán, tại sao văn chương cứ phải đâm sầm vào chính trị? Một ông khác, thì cho rằng, những tác phẩm đâm sầm vào chính trị, thì không thọ.

Một khi, nhà văn nhà thơ, cảm thấy mình đang viết dưới cái giá treo cổ, là họ đang đòi cho con người cái quyền làm người, theo Gấu.

Thí dụ, một nhà văn nhà thơ Mít, trong khi cả nước mù, vì không nhìn thấy cảnh người nông dân biểu tình đòi đất, ở ngay giữa thanh thiên bạch nhật, tại ngay giữa thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, người đó dám la lên, tao không mù, tao có nhìn thấy cảnh đó, như vậy là người đó đang viết dưới giá treo cổ!

"Sartre viết, chữ là vũ khi để bảo vệ những giải pháp, những hoài vọng tốt đẹp nhất của chúng ta, điều mà chính Sartre đã có lúc ngưng không tuân thủ", Llosa viết, trong bài mở ra cuốn Ngôn ngữ của Đam mê.

Nếu thế, chữ, như được độc giả BBC sử dụng, từ thành phố Sài Gòn, đã làm được điều những nhà văn nhà thơ trong nước không làm được.

Qua thư của Đinh Linh trên talawas, thì ông này cũng đã tưởng tượng ra cho ông một cái hoàn cảnh rất đẹp như thế, đã từng làm thơ dưới giá treo cổ tới ... 10 ngày. Bằng thời gian học tập cải tạo của đám sĩ quan Miền Nam!

Vẫn ông này, đã từng đi đọc thơ ở Đức, sóng vai nhà thơ lớn của Miền Nam, một trong

Đồng Nam Tam Kiệt, là thi sĩ Tô Thùy Yên, tác giả bài thơ nổi tiếng Ta về.

Đâu phải thứ thường!

*

Giá mà trong nước, thực sự có một ông, đang viết dưới một cái giá treo cổ, coi những chữ của ông viết ra, như là vũ khí để bảo vệ cho quyền làm người- không VC, "to be a man without VC"!

Làm người không cần đến sự giám hộ của VC.

*

Tôi hàng ngày đi làm về, thấy biểu tình như vậy trong lòng xót lắm, tôi hiểu người dân biểu tình như vậy là đã liều lắm rồi. Từ miền quê lặn lội lên Sài gòn tìm công lý, chắc chắn phải khó khăn chật vật lắm. Tôi rất muốn dừng lại để mua bánh mì, hay xôi, nước gì đó cho đồng bào. Tôi biết họ cần, nhưng tôi lại không thể làm được. Tôi có lỗi.

Thường, có cầu tất có cung. Lẽ ra ở những nơi tụ tập như thế sẽ có những người bán hàng rong xôi bắp gì đó, nhưng tuyệt nhiên không, vì sao thì mình cũng hiểu rồi. Tôi thấy xót lắm. Đành rằng đấu tranh trong ôn hòa là điều nên làm, nhưng như thế này tôi nghĩ lắm khi chỉ là trò cười cho CS thôi. CS họ gan lì lắm, tham nhũng rõ ràng ra đó, chỉ đích danh rồi đó, nhưng vẫn thề sống chết là ta không phải vậy. Chừng nào tang chứng vật chứng rành rành rồi lúc đó mới chịu cúi đầu xin xét công giảm tội. Phải làm cái gì đó đi thôi, dân nghèo ơi!

*

Đọc, bất cứ một thư nào gửi BBC, như trên, là thấy ngay sự khốn nạn của những trang blog như của ông thi sĩ.

Đâu có ai bắt buộc ông ta phải viết dưới giá treo cổ?

Cứ viết, thật bình thường, thật chân thực, bằng một con tim cũng bình thường, chân thật, hiệu quả còn bằng mấy lần viết dưới giá treo cổ.

*

Thư tín:

Chú Trụ,
Re: Mr. Bean.
Mới xem hôm qua. Và chợt nhận ra rằng, khi Mr Bean không cười khá giống chú Trụ (qua hình trên trang nhà). Không chừng, khi chú Trụ cười, lại giống Mr. Bean.
Re: LTLS của NHHM: Mấy tuần nay, tình cờ đọc qua bài Lờ Tờ Lờ Sờ đó, có cảm giác như anh nhà thơ đang tự sướng trong nhà xí và mừng rơn vì cái sự tự sướng đó nên khoe tùm lum. Vậy thôi, chẳng có gì đặc biệt.
Re: Câu hỏi về bài thơ của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Vâng, đã đọc. Chuyện văn thơ của các ngài thi sĩ đó có thể nói hoài chẳng dứt nhưng cũng có thể chung qui được một điều: 19 năm văn chương Miền Nam là một điểm son trong văn chương (toàn cõi) Việt Nam thời cận đại mà ảnh hưởng của nó vẫn còn đến ngày nay. Cháu chỉ sống trong thời đó chừng vài ba năm do sinh sau đẻ muộn. Chỉ biết được những dòng thơ lời hát đó qua người nhà và khi đi khỏi Việt Nam (cũng hơn ½ đời người). Nhưng vẫn ấp ủ nó trong lòng như một hoài niệm về thời hoàng kim nào đó. Điều thú vị là sau nầy về Việt Nam gặp những đứa em bà con, những người bạn mới đều sinh sau 75 và đều có chung một hoài niệm đó.
Re: comments về Nguyễn Ngọc Tư và vài bài nhận định khác: Cháu nghĩ chú đem suy nghĩ và hy vọng của chú vào NNT. Theo cháu nhà văn nầy không có nghĩ đến mức đó đâu.

Lan N
*
Phúc đáp:
Cám ơn rất nhiều.
Thư viết đúng giọng Mr. Bean. Tuyệt vời!

Tags: | Edit Tags
Thursday August 30, 2007 - 06:09am (PDT) Edit | Delete | Permanent Link | 1 Comment