jen

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.




.. Có lẽ phải nói, ông là nạn nhân đầu của chương trình Kinh Tế Mới.
Cuốn Thượng Đế Đã Chết không phải là sách chống Cộng, mà là chống Mẽo.

Để Tưởng Nhớ Mùi Hương
Để Tưởng Niệm Phe Ta
Dòng họ Nguyễn của Gấu có cái "zen" [gene] mê Cô Ba. Người có thể được đưa vô Kỷ Lục thế giới, Guinness, là Ông Năm của Gấu. Ông này, như Gấu đã từng kể trong Một Chuyến Đi, có một danh sách những bạn hiền, theo kiểu đến hẹn lại lên...
Nghĩa là ông Năm của Gấu cứ chiếu theo danh sách thủ sẵn đó, mà, ngày nào, tháng nào, ăn vạ thằng bạn nào, vừa cơm đen vừa cơm trắng...
Ông thân sinh của Gấu, làm hiệu trưởng trường tiểu học, do chống Tây nên bị chúng đẩy lên mãi tận vùng Lai Châu, tức cái nôi của cơm đen. Chắc chúng có điều tra, và biết về cái zen trên.
Ông không chết vì cơm đen, mà là cơm đỏ, tức cách mạng.

melissa
Melissa P.
Đứng trước em này thì Sagan đành mặc quần áo vô!
Đó là em Melissa P. sinh năm 1985 tại Catania Siclily, sống tại Rome. Cuốn đầu tay viết năm 17 tuổi, Chải tóc 100 lần trước khi lên giường [100 Strokes of Brush Before Bed] vừa ra lò, 2003, đã gây xì căng đan khắp nước Ý, nổi tiếng toàn thế giới và được dịch ra 17 thứ tiếng.
"Một ký sự về mất mát ngây thơ của lứa tuổi ô mai, nhưng bằng một dòng điện cao thế hàng ngàn vôn, của sex!"
"Ô mai, hay choai choai, là phải sống tới chỉ, đen ra đen, trắng ra trắng, buồn tới chỉ, vui tới bến, đừng có buồn ơi chào mi."
"Đừng bao giờ làm làm tổn thương chính em. Em làm vậy, là làm tổn thương anh nhiều lắm".
"Em làm chuyện đó, là cho em, cho chính em. Anh chỉ ăn ké mà thôi."

"Urbi et orbi"
"To the city and the world"
Gửi tới thành phố [Sài Gòn] và Thế Giới. (1)
Theo ông, có hai thời kỳ văn học thật tuyệt vời, là thời kỳ Tự Lực Văn Đoàn, và thời kỳ 1960 "của các anh"..., "nhưng viết riêng cho anh vậy thôi. Anh đừng nói lớn, sợ tụi nó lại bảo tụi này tính vực dậy những xác chết!"
Thành thử những tủi thân, tủi nhục, những bất hạnh, những "văn học là được viết bởi kẻ chiến thắng"... sợ rằng không thể áp dụng cho văn học miền nam trước 1975. Cái sự ăn cắp, chôm chĩa của những kẻ thắng trận, như đầy rẫy khui ra từ các báo trong nước, cho thấy, đòi hỏi công bằng không phải là chuyện của văn học miền nam, của những nhà văn miền nam.
Nói như vậy không phải để khoe hơn, khoe tài, nhưng quả là rất phi lý khi cứ giành cho được bất hạnh cho miền nam, chỉ vì nó đã thua trận.
"Urbi et orbi"
Cũng lại vẫn Brodsky, đã mở đầu bài diễn văn Nobel, bằng cảm giác không được thoải mái, và kinh nghiệm chẳng thú vị của ông - vốn là một người thích một cuộc sống riêng tư - phải chường ra trước đám đông, khi đứng nhận giải thưởng.
"Nhưng cái cảm giác khó chịu đó còn tăng thêm lên, không hẳn là do nghĩ tới những người đã đứng đây trước tôi, mà là những người mà vinh quang bỏ sót họ, những người không có cái may mắn đứng đây để mà gửi lời tới "thành phố và thế giới" - "urbi et orbi" - những người mà sự im lặng tích luỹ, liên luỷ của họ, là để tìm mà chẳng có kết quả, làm sao nói với thành phố và thế giới, thông qua diễn đàn này."
Brodsky sau đó, nhắc tới những nhà thơ như Osip Mandelstam, Marina Tsvetayeva, Anna Akhmatova, đều xứng đáng đứng ở đó, nhưng đều bị chế độ Cộng Sản Nga, hoặc sát hại, hoặc đẩy đến tự huỷ diệt..
Đó mới là nỗi bất hạnh của chúng ta, không thể nói thay cho những người đã nằm xuống.
Thành thử cái hình ảnh tuyệt vời "Tìm Sông", mà nhà thơ Trần Trung Đạo ví von, và trân trọng gán cho văn học miền nam, thật sự không hợp. Trong quá khứ, nó đã chẳng phải tìm sông, mà cứ phơi phới đường ta ta cứ đi. Trong tương lai, chỉ sợ nó cảm thấy bất hạnh, tủi nhục đến không thể nhập vào dòng chính của thiên hạ, thì là lỗi ở nó, chứ đừng có ăn vạ bất cứ một ai.
(1): Thành phố ở đây, là La Mã.

Brodsky, vẫn nhà thơ Nga, Nobel văn chương, trong Thư Mẹ [mượn chữ của Võ Phiến, Thư Nhà], viết về ông via bà via của ông, đã viết bằng tiếng Anh, tức là cái thứ tiếng mà hai vị không đọc được.
Hãy nghe ông giải thích:
Để ông cụ bà cụ được ngửi mùi thức ăn, từ bếp hàng xóm! [mượn hình ảnh của PTH].
Thực sự, ông nói, đây là thứ tiếng nói của tự do.
Và giải thích thêm, cứ giả dụ như tôi viết bằng tiếng Nga, tụi khốn nạn kia cũng đâu có đưa cho hai cụ đọc?
Ôi chao mấy ông mũi tẹt đọc tới đây, có khi lại phán, thằng này mất gốc rồi, sao lại cho nó Nobel?


"Chị ơi, chị không công bằng mí em!"
"Văn chương, như tình yêu, làm sao công bằng, hả em?"


Những người mộng du
.... lạ thật, nó đi tin anh tới thăm Tiểu Sài Gòn, lại đăng hình nữa. Chuyện quái dị thật!

Nhân đây, xin cám ơn một lần nữa tới anh bạn HKP. Nhờ anh mà Gấu này gặp lại những bạn bè thời còn đi học. Những Quyên. Những Hàm. Những Thủ Thiêm. Những Sài Gòn.
Cám ơn bạn ta!
NQT


Thất Hiền
Một lần tôi đọc, hoặc có thể, nghe, Mai Thảo viết hoặc kể, về một hình ảnh, mà ông bảo là bạn ông, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, đã dùng nó, để diễn tả cái gọi là quá khứ, là hồi ức, ở trong mỗi chúng ta:
Bạn hãy cầm một cây lao, và bất thình lình, quay ngược lại phiá sau lưng, lấy hết sức bình sinh lao cây lao, nó tới được chỗ nào, thì đó là quá khứ là hồi ức của mình, tới được.

Về Khổ Đau và Cà Rem 


ko

Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
 và
Joseph Huỳnh Văn
Nhà xuất bản Văn Mới.
locot

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi

Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com

Cát Bụi Tuyệt Vời
cat_bui_tuyet_voi
Adam Studio hy vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức sớm để
"book" vé máy bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras

Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess

Alexa Ranking
  92,832