*
Nhật Ký










*
Primo Levi by David Levine
Review
What If?
By Anita Desai

Reflections
This Old House
The heart is a lonely menagerie.
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn.
by David Sedaris

Now I remember, now I forget
Michael Hofmann is dismayed by the tone and content of Günter Grass's self-revelation in Peeling the Onion
Saturday July 7, 2007
The Guardian
Bertolt Brecht has a famous poem from 1933, "Germany, pale mother" (Fassbinder later used the words as the title for a film). The poem has an epigraph: "Let others talk about their shame, I will talk about mine." Grass has done the opposite: he has carefully incubated his particular shame for 60 years, all the while encouraging others to talk about theirs. Now, possibly threatened by its imminent disclosure - the relevant documents have surfaced lately in Grass's Stasi file - or in an attempt to keep some sort of "authorial" control over it, he has published it, and impertinently required readers to pay for it, the only significant revelation in a long and miserably bad book. This lifelong silence, and the manner of his breaking it, have hurt Grass's reputation in ways from which it will never recover, and which, depressingly, he seems not even to have understood.
Michael Hofmann bực mình vì cái trí nhớ của me-xừ Grass, lúc nhớ, lúc quên, mà đều theo kiểu khôn tổ cha, giống y chang me xừ Tô Hoài, chắc thế, chỉ nhớ những xen ăn uống nhuồm nhoàm, làm thịt mấy em trong đội ngoài đội.

Trân trọng giới thiệu
Chuyến Tầu Ngày Mai
tập truyện
Nguyễn Chí Kham
"Chỉ cần một kẻ ném lửa, tương tư, rồi bắt đầu đọc, một cuốn sách, là sự ghê tởm, tính quái vật của Nhà Nước lộ rõ."
Người tù đi qua cầu Long Biên, thò tay sờ lên thành cầu, như rụt rè hỏi thăm bao mùa nóng lạnh, bao dấu vết bom đạn. Anh đang trên đường vào Hà-nội, mang theo với anh tro than của những cuốn sách...
Bếp lửa trong văn chương

Dọn
Thú thực, đọc cái bài viết của ông bỏ chạy trên da mầu, Gấu thực sự sững sờ, không thể hiểu nổi, tại sao một tay khoa bảng, nhân viên, [hay giáo sư?] Đại Học Mẽo, mà sự hiểu biết lại non nớt đến mức thảm hại như thế.
Bảo ông ta dốt cũng không đúng, có vẻ như trí óc của ông này chậm phát triển.
Ngoài ra, còn thêm lòng thù hận của ông ta đối với Miền Nam, và cái chính thể lúc đó của nó, VNCH, khiến ông càng thêm mụ đi.
Trước đây, thấy ông ta liên can tới cái vụ văn chương lưu vong Mít, và cùng với nó, vụ kiện, Gấu cứ nghĩ ông này chắc cũng bảnh lắm. Đọc, hỡi ôi.
Lại càng tin, cái chuyện, Mẽo chỉ thích những thằng làm bồi, chứ không thích có bạn.
*
Vào cái thời chủ nghĩa thực dân đang cực thịnh, chuyện học tiếng Tây tiếng U chỉ là để "tồn tại", theo nghĩa của câu "bây giờ ông đổi lông ra sắt, cách kiếm ăn đời có nhọn không?" Nhìn rộng ra, cả một nền văn chương dịch thuật, hoặc "bảnh" hơn, viết văn bằng tiếng Tây tiếng U, trước đây, đều qui vào chuyện "cách kiếm ăn đời có nhọn không". Thời Tây thuộc còn khá, vì còn có những bậc tiền bối dám mầy mò tới cõi văn Tây. Thời Mỹ thuộc thì thật quá tệ. Nhưng đây là do quan thầy chứ không phải do đầy tớ: Người Mẽo chỉ muốn có những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng chi tiền! Tây thì còn muốn "làm bạn" với một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút.
Dịch Là Cướp

Phê
Và bởi vì phê bình, như thế, chỉ là một siêu ngôn ngữ, cho nên, nhiệm vụ của nó, chẳng hề là khám phá ra, "những sự thực", nhưng mà là "những cái có giá trị" ["the validities"]. Tự thân, ngôn ngữ không thực, mà cũng chẳng giả; nó có giá trị, hoặc không: giá trị, valid, có nghĩa, tạo một hệ thống hài hòa những ký hiệu. Những lề luật của ngôn ngữ văn chương chẳng màng đến sự ăn ý, giữa nó với thực tại [cho dù mấy trường phái hiện thực lải nhải cỡ nào thì cũng… dẹp!], nhưng mà là sự cúi mình chịu vô khuôn khép với hệ thống ký hiệu tác giả tạo ra (và chúng ta, lẽ dĩ nhiên, phải đem đến cho cái từ ‘hệ thống’ này một cái nghĩa rất ư là mạnh, ở đây] (1). Phê bình chẳng có tí trách nhiệm nào, về cái việc phải tuyên bố, liệu Proust nói lên “sự thực”.
Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn ngữ bậc nhất (hay, ngôn ngữ sự vật, language object). Từ đó suy ra, ngôn ngữ phê bình phải đụng (deal) với hai thứ liên hệ: liên hệ giữa ngôn ngữ phê bình với ngôn ngữ của tác giả được tìm hiểu, và liên hệ giữa ngôn ngữ sự vật này với thế giới. Chính sự "đụng độ, tranh chấp", giữa hai ngôn ngữ này định nghĩa, cái gọi là phê bình. Và, có lẽ, sự đụng độ này làm cho phê bình thật giống với một hoạt động tâm thần khác, lý luận học, môn này cũng đặt nền tảng trên sự phân biệt giữa ngôn ngữ sự vật và siêu ngôn ngữ.
Phê Bình Là Gì?
*
Gấu đọc bài viết trên, của Barthes, chỉ sau cái cú đọc Bếp Lửa ít lâu, và đều là những cú mặc khải. Nhờ bài viết của Barthes, Gấu tách ra khỏi được những "vấn nạn lớn lao" của văn chương, đề ra bởi Sartre, thí dụ, văn chương là gì, viết cho ai, viết để làm gì, và nhất là dòng văn chương dấn thân, mà ông là chủ soái.
Bạn tha hồ dấn thân, như một con người, trong cái xã hội người cùng thời với bạn, nhưng văn chương, là một câu chuyện "khác".
Barthes chỉ ra sự khác biệt, giữa nhà văn, écrivain, và nhà dùng văn, écrivant. Nhà văn đặt nặng chuyện sáng tạo, tìm cái mới, khởi từ hệ thống ngôn ngữ đã có, của thời của mình; nhà dùng văn, écrivant, sử dụng, cũng ngôn ngữ đó, cho mục đích, mục tiêu, một cái "goal", mà người này manh nha, hoặc toan tính, chỉ chờ có thời gian ngồi xuống bàn, để viết ra.
Chính vì thế Barthes được coi như người bảo vệ, trường phái tiểu thuyết mới, và cùng với nó, là quan niệm, "tôi viết để hiểu tại sao tôi viết".
*
Khoảng cách giữa hai cú mặc khải - đọc cọp Bếp Lửa trên đường phố Sài Gòn, và đọc Barthes, khi đã đi làm, và cầy, không chỉ một, mà tới hai "job", một cho Bưu Điện, và một cho UPI - là một giấc mộng đã thoả: Gấu đã từng rớt Toán Đại Cương chỉ vì không có tiền mua sách Đại Học, và đã từng thề với mình, khi nào tao có tiền, tao sẽ mua sách cho thoả chí bình sinh!
Thành thử cái vụ bỏ ngang Đại Học, đi làm Bưu Điện, thật là tuyệt vời!
Nếu không làm Bưu Điện, Gấu chẳng làm sao có cơ hội tiếp xúc với xứ người, qua đám ký giả ngoại quốc, qua sách vở, báo chí ngoại.
Nhờ đô la Mẽo, Gấu mua, cả những cuốn sách Tây, trên vốn liếng ăn đong của mình, nào là Lịch Sử và Ý thức Giai cấp của Lukacs, nào là những cuốn của nhà xb Nửa Đêm, Tây chính gốc cũng còn ớn, thành thử, câu nói, "Mày có biết tiếng Tây không đấy?", Gấu chưa nghe, nhưng nhìn thấy nó, thật rõ, ở trên mặt, những văn hữu, trong có cả Trần Phong Giao, nhưng ông này lịch sự hơn, hỏi thẳng, "Mày mua cái này về để trưng ở tủ sách, hở?"
Tuy nhiên, cái sự đọc sách, nó cũng ly kỳ lắm. Khi mua những cuốn như thế, Gấu chỉ tự nhủ, sẵn tiền, cứ mua, khi nào dư dả chữ Tây, thì mình đọc, đâu có sao!
Ui chao, chiêu như thanh ty, có tới hai cái thú, nay, mộ thành tuyết, chỉ còn một: Lên xóm và ghé tiệm sách!
Lần đầu lãnh lương Bưu Điện, là bèn đi xóm.
Lần đầu lãnh đô la Mẽo, là bèn ghé một trong những tiệm sách ở đường Lê Lợi, cũng gần sở làm UPI, 19 Ngô Đức Kế.
Sau đó, thì cũng lại lên xóm!
Làm sao thoát!
*
Lại nói chuyện không có tiền mua sách Đại Học.
Bỗng nhớ Miếng Thịt Bò của Hemingway, chuyện một anh võ sĩ già, hết thời, chỉ vì thiếu một miếng thịt bò, cho bữa điểm tâm, trước khi so găng, đành thua một gã trẻ tuổi mới vô nghề đấm.
Giá có miếng thịt bò, thì cú đấm tối hiểm của anh đã hạ nốc ao địch thủ.
Ui chao, giá như Gấu không quá nghèo, không quá đói, thì...  sao nhỉ?
Nhưng, thịt bò hay không thịt bò, thì cũng không còn "ép phê" gì nữa rồi!

Duped
Khải huyền dối trá
Can brain scans uncover lies?
Liệu scan não khám phá dối trá?
by Margaret Talbot
“By definition, the most convincing lies go undetected"
"Theo định nghĩa, những lời dối trá loại tổ sư, nghĩa là, thuyết phục nhất, đếch làm sao biết được!"
Nếu như thế, thì...

Ác Mộng

Kinh Cầu
Những kẻ độc ác không có những bài ca. Người Nga lấy ở đâu ra những bài ca?
F. Nietzsche: Hoàng hôn của những thần tượng.
Andrei Makine trích dẫn, ở đầu cuốn Kinh Cầu Hồn Cho Phương Đông.
Nhật Ký



Gấu là người đầu tiên xé rào về đầu thú, vậy mà cho đến nay, vẫn chưa có tác phẩm nào được VC cho phép in ở trong nước.
Nhưng cứ nghĩ đến cái cảnh mấy ông VC, nằm trong bộ phận kiểm duyệt, sờ mó, mân mê, cắt xén chỗ này chỗ kia, lại nghĩ đến câu mụ Tú mắng Kiều, "mầu hồ đã mất...", thì  lại thương cho nàng Kiều: Chữ trinh còn một chút này.
Chữ trinh chỉ còn một tí đó, khiến Sebald  mơ mòng, ông đang ở Paris, bị lột mặt nạ, trơ ra là một tên phản bội tổ quốc [một tên Chống Cộng điên cuồng...]