*













*

Bảnh hơn chúng ta


 là tên bài viết của James Campbell, trên TLS May 25, 2007, về Faulkner, nhân tuyển tập tiểu thuyết của ông vừa mới ra lò, Novels 1926-1929, gồm: Lương Lính, Muỗi, Cờ trong Bụi, Âm thanh và Cuồng nộ.
 1,180 trang, Nhà xb Library of America.

Cờ trong Bụi, Flags in the Dust , cuốn thứ ba sau hai cuốn Luơng Lính  Muỗi. Bị chừng 12 nhà xb chê, sau ra lò duới cái tên Sartoris. Cuốn này Sartre cũng chê lên chê xuống, sau khi khen lấy khen để cuốn Âm Thanh và Cuồng Nộ, coi đây là nghệ thuật mà con mắt người đọc.
Nhưng chúng ta mắc nợ Faulkner, về tính sáng tạo lạ lùng, kinh ngạc của ông, theo cả cái nghĩa "lầm lạc sai sót" mà các nhà xb vin vô đó để chê Sartoris, và chỉ thời gian mới trả lời, và quyết định số phận cho nó: một đại tác phẩm.
Ra lò vào năm 1929, cuốn sách đòi đúng vị trí của nó trong 'thiên tài sai sót', 'thiên tài mà con mắt người đọc", và là cuốn thứ nhất được đặt để khung cảnh trong thiên đàng hoang dại, hoang đường, là miền Yoknapatawpha County. Nó còn tạo dấu ấn thật đậm đà về cái hơi thở dài thòng, là dòng văn 'bè rau muống' (1) của Faulkner: câu dài lê thê, câu nọ cuốn lấy câu kia, [long, flexible sentences constructed on a backbone of declarative phrases, often punctuated insistently by family names - three Bayard Sartoris crop up on one page without any warning that they are three separate people - and frequently wrestling with paradox]. Cái thói quen sau cùng, wrestling with paradox, khoái chơi trò vặn vẹo với nghịch ký, ở lại suốt đời, trong nghiệp văn của ông.
(1) 'Bè rau muống', là lời chê của một độc giả khi cuốn Những Ngày ở Sài Gòn của Gấu ra lò. Tay này tên Lộc, làm manager cho UPI, lo việc văn phòng.
*
Faulkner stated many times that The Sound and the Fury was his favourite among his novels, and that Caddy was the dearest to him of his characters: "I who had three brothers and no sisters and was destined to lose my first daughter in infancy, began to write about a little girl...". As the story begins with the tender image of Caddy climbing a pear tree to look in the window of the family house at the grown-ups attending her grandmother's funeral, so it comes round to Caddy's delinquent daughter Quentin climbing down a rain pipe from the same house, to abscond with a man from a travelling street show and with money her uncle  Jason has been stealing from her. "I seed de beginnin, en now I sees de endin."
Faulkner nói đi nói lại nhiều lần, cuốn ruột của ông, là Âm Thanh và Cuồng Nộ, và cô bé Caddy là nhân vật đáng yêu nhất của ông. "Tôi, kẻ có ba anh em trai, không có chị em gái, số mệnh bắt phải mất đứa con gái đầu lòng, trong khi mẹ cháu sinh cháu, bắt đầu viết về một cô bé con..."
*

Miền Faulkner, hay Thị trấn, Quận Yoknapatawpha County, dân số của nó, Faulkner cho biết, khi cho xuất bản Absalom, Absalom!, vào năm 1936, gồm: Trắng 6298. Đen 9313.
Chúng ta mắc nợ sáng kiến lạ lùng, làm ra cái mới, của Faulkner, nở rộ từ 1928 tới 1936, theo cái nghĩa thật bảnh, mà trên một chục nhà xb đã quẳng cuốn tiểu thuyết thứ ba của ông vô thùng rác.
*
Cái sự kiện Gấu gặp Faulkner, rồi, như NMG gặp Dos, thờ Faulkner làm thầy, những ngày đầu mới tập viết, mỗi khi bí, là mang bí kíp của thầy ra tụng, tìm cơ hội, chôm một câu, một ý tưởng làm mồi... mãi sau này, ra hải ngoại, trong một lần trò chuyện, bên ông Tây Martell, với một ông bạn, và nhân nói chuyện trên, ông bạn lắc đầu, phán, cái chuyện mày khám phá ra và mê, và thờ Faulkner làm thầy, tao sợ nó rắc rối hơn nhiều, và chỉ Freud mới giải mã nổi: Trong mi có một tên Yankee mũi tẹt muốn ăn cướp Miền Nam, và mày sợ chuyện đó!
Chỉ đến mãi sau này, khi đọc Sebald, ông này mới nói rõ cái tâm trạng của Gấu, của tất cả những con người đành đoạn phải bỏ chạy quê hương, và không thể nào nói tốt được cho nó. Sebald, chẳng làm điều gì xấu cho nước Đức, nhưng, sau Lò Thiêu, lúc nào cũng tởm nước Đức, có thể như vậy, và ông coi Hebel, như là tri kỷ của mình, trong bài cảm tạ nước Đức, khi, không những chấp nhận khúc ruột ngàn dậm, mà còn phát cho nó một cái chức ông Hàn:
Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi mơ giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo.

*
Sebald by David Levine, NYRB
Tưởng Niệm
Phát biểu khi là ông Hàn
Sân Trường Cũ
Sebald tởm những gì người dân Đức đã làm đối với dân Do Thái. Còn da vàng làm thịt da vàng, thì sao? Đó là lý do người dân Mít thù VC, chứ không phải thù trong nước. Có một sự lập lờ ở đây. Làm gì có bất đồng chính kiến? 
Chỉ có sự thù hận cái xấu, cái độc, cái ác mà VC đang giáng lên đầu nhân dân trong nuớc.
*
Lại nói về lừa đảo.
Le Carré suốt đời tởm ông già, vì ông này, là một tên lừa đảo. Và nếu coi ông già là 'father land', thì cũng vưỡn đúng, đối với ông!
Cái tay chuyên viết chuyện gián điệp chiến tranh lạnh này, khi được Liên Xô cấp visa, và khi tới Moscow, được đề nghị gặp Philby, tay điệp viên Hồng Mao phản thùng, đã bực rọc thốt lên: Hôm qua, các ông đón tiếp tôi như là người đại diện nữ hoàng Anh, vậy mà bữa nay, các ông đề nghị tôi đi gặp tên khốn kiếp đó, kẻ thù của nữ hoàng?
Sự thực, Le Carré luôn tỏ ra ưu ái với những người Cộng Sản, thế mới lạ. Mấu chốt, cái mầm đẻ ra Gián điệp từ miền lạnh, là từ niềm tin của ông vào những người CS thứ thiệt này.
*
John le Carré là bút hiệu của David Cornwell, người Anh, sinh năm 1931, làm Bộ Ngoại giao (công tác gián điệp), do vậy, không được dùng tên thực. Cuốn The Spy Who Came in From The Cold là cuốn đưa ông lên đài danh vọng. Đã được quay thành phim, với tài tử Richard Burton. Đã được dịch ra tiếng Việt, nhưng thú vị nhất, đã được nhà văn chuyên viết truyện trinh thám nổi tiếng, Người Thứ Tám, phóng tác, với nhân vật "thần sầu quỉ khốc" Tống Văn Bình, bí số Z.28. Nội ngoại công thâm hậu; võ Hồng Mao, Thiếu Lâm vào hàng thượng thừa, Văn Bình được Ông Hoàng, thủ lãnh điệp viên Miền Nam phái ra Bắc (Hà Nội), để cứu một điệp viên Miền Nam nằm vùng, một cán bộ cao cấp CS. Anh được cung cấp đầy đủ tài liệu: nào là sổ băng của tên "ngụy đội lốt cách mạng" ở một ngân hàng Thụy Sĩ; ngày giờ, địa điểm những lần nhận tiền…
Trong nguyên tác của Le Carré, câu chuyện xẩy ra tại nước Đức, bên này và bên kia Bức Tường (Bá Linh). Muốn cho chắc ăn, ông đã để cho nhân vật chính của mình bị cơ quan phản gián cho về vườn, sau khi thất bại trong một điệp vụ, thân tàn ma dại, đói, bịnh, rồi được một cô gái thương tình cưu mang, săn sóc cho hết bịnh, và sau đó được móc nối với "cách mạng" (Đông Đức).
Mọi việc diễn tiến êm ru bà rù. Muốn chắc ăn, Phản Gián Anh vờ đi, cho gián điệp Đông Đức bắt cóc cô gái, người yêu của anh chàng điệp viên bị thất sủng quay đầu về với cách mạng.
Bí mật bật mí: tất cả những tài liệu tố cáo đều là dởm. Người mà anh điệp viên tin là phe ta, lại là kẻ địch. Và kẻ địch này là một tay Cộng Sản thứ thiệt, theo nghĩa, rất tin tưởng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ đưa thiên hạ tới "thái bường"! Còn cái người mà anh điệp viên "tởm" nhất, và tin rằng là kẻ địch, lại chính là phe ta!
Phản gián Anh, qua nhân viên nhị trùng, tổ chức cho anh điệp viên vượt bức tường Bá Linh, cùng với cô bồ, nhưng lính gác đã được lệnh: bắn chết cô bồ. Phải có một kẻ "hi sinh" chứ!
Cuối cùng anh điệp viên nhất định không bỏ người yêu, vả lại cũng quá chán sự tàn nhẫn của nghề điệp viên, quá chán "đế quốc Anh", anh cùng chịu chết với bồ.
*
Anh nghe một giọng nói tiếng Anh, từ phía Tây bức tường:
-Nhẩy đi, Alec! Nhảy!
Anh nghe tiếng Smiley, thật gần:
-Cô gái, cô gái đâu?
Đưa mắt nhìn xuống chân tường, sau cùng anh nhìn thấy cô gái, nằm bất động. Trong một thoáng, anh lưỡng lự, rồi chầm chậm bò xuống… cho tới khi đứng bên cô gái. Cô đã chết; khuôn mặt quay đi, mớ tóc đen phủ trên má, như để che những giọt mưa cho cô.
Họ hình như ngần ngừ, trước khi nổ súng tiếp; một người nào đó ra lệnh, nhưng vẫn chưa có ai nổ súng. Sau cùng, họ bắn anh, hai hoặc ba phát. Anh đứng trơ, ngơ ngác, như một con bò mù giữa đấu trường. Rồi anh ngã xuống, trong khi ngã, anh nhìn thấy một chiếc xe nhỏ… và những đứa trẻ trong xe giơ tay vẫy vẫy anh, qua cửa xe.
Giữa hai thế giới
*
Cái sự kiện Gấu gặp Faulkner, rồi, như NMG gặp Dos, thờ Faulkner làm thầy, những ngày đầu mới tập viết, mỗi khi bí, là mang bí kíp của thầy ra tụng, tìm cơ hội, chôm một câu, một ý tưởng làm mồi... mãi sau này, ra hải ngoại, trong một lần trò chuyện, bên ông Tây Martell, với một ông bạn, và nhân nói chuyện trên, ông bạn lắc đầu, phán, cái chuyện mày khám phá ra và mê, và thờ Faulkner làm thầy, tao sợ nó rắc rối hơn nhiều, và chỉ Freud mới giải mã nổi: Trong mi có một tên Yankee mũi tẹt muốn ăn cướp Miền Nam, và mi sợ chuyện đó!
*
Âm thanh và Cuồng nộ khởi sự viết đầu xuân 1928, tới thu thì hoàn tất. Năm niên sau, ông viết Trong khi tôi nằm hấp hối, "trong vòng 6 tuần lễ", Sanctuary, ["Tôi phịa ra, I invented, câu chuyện khủng khiếp nhất mà tôi có thể tưởng tượng ra được và viết nó trong chừng 3 tuần lễ"]...
Như chuyên gia dịch Faulkner, trong lời tựa Âm Thanh và Cuồng nộ, bản tiếng Tây, viết:
    «Ce roman, à l'origine, ne devait être qu 'une nouvelle, me dit, un jour, William Faulkner. J'avais songé qu'il serait intéressant d'imaginer les pensées d'un groupe d'enfants, le jour de l'enterrement de leur grand-mère dont on leur a caché la mort, leur curiosité devant l'agitation de la maison, leurs efforts pour percer le mystère, les suppositions qui leur viennent à l'esprit. Ensuite, pour corser cette étude, j'ai conçu l'idée d'un être qui serait plus qu'un enfant, un être qui, pour résoudre le problème, n 'aurait même pas à son service un cerveau normalement constitué, autrement dit un idiot.  C'est ainsi que Benjy est né. Puis, il m'est arrivé ce qui arrive à bien des romanciers, je me suis épris d'un de mes personnages, Caddy. Je l'ai tant aimée que je n'ai pu me décider à ne la faire vivre que l'espace d'un conte. Elle méritait plus que cela. Et mon roman s'est achevé, je ne dirais pas malgré moi, mais presque. Il n'avait pas de titre jusqu'au jour où, de mon subconscient, surgirent les mots connus The Sound and the Fury. Et je les adoptai sans réfléchir alors que le reste de la citation shakespearienne s'appliquait aussi bien, sinon mieux, à ma sombre histoire de folie et de haine.
    On lit en effet dans Macbeth, à la scène V de l'acte V, cette définition de la vie: «It is a tale told by an idiot,  full of sound and fury, signifying nothing», «C'est une histoire, contée par un idiot, pleine de bruit et de fureur, qui ne signifie rien.» La première partie du roman de William Faulkner est elle aussi, contée par un idiot, le livre entier vibre de bruit et de fureur et semblera dénué de signification à ceux qui estiment que l'homme de lettres, chaque fois qu'il prend la plume, doit apporter un message ou servir quelque noble cause. M. Faulkner se contente d'ouvrir les portes de l'Enfer. Il ne force personne à l'accompagner, mais ceux qui lui font confiance n'ont pas lieu de le regretter....
Maurice Edgar Coindreau. Princeton University, 1937
Cuốn tiểu thuyết này, thoạt đầu chỉ là một truyện ngắn, có lần W. Faulkner nói với tôi. Ông ta nghĩ, cũng thú vị, khi tưởng tượng những ý nghĩ của một đám trẻ con, trong ngày chôn cất người bà của chúng, mà người lớn giấu không cho chúng biết về cái chết của bà, sự tò mò trước xáo trộn, những toan tính muốn chọc màn bí ẩn... Sau đó, ông thêm vô, ý nghĩ về một nhân vật, muốn chọc màn bí ẩn, mà lại không nhờ cậy gì được, ở nơi một cái đầu bình thường, một thằng ngu, đần, độn. Và Benjy ra đời. Thế rồi, cũng như nhiều tiểu thuyết gia khác, ông đâm mê một nhân vật của mình, Caddy, mê đến nỗi, một truyện ngắn không đủ cho cô bé. Cô bé xứng đáng hơn thế nhiều. Cuốn tiểu thuyết hoàn tất, mặc dù thế nào, nhưng không làm sao kiếm cho nó một cái tên, cho đến một ngày, từ tiềm thức của ông bật ra những từ Âm thanh và Cuồng nộ. Ông bèn chôm liền, chẳng cần biết, những gì còn lại liên quan tới cụm từ quen biết này, từ Shakespeare, có hợp với câu chuyện u tối về sự khùng điên và hận thù của ông hay không.
Cụm từ trên, là từ Macbeth, một định nghĩa về cuộc đời: "Đây là một câu chuyện được kể bởi một tên đần độn, đầy âm thanh và cuồng nộ, và chẳng có nghĩa gì". Phần đầu của cuốn truyện của Faulkner hợp y chang, cũng được kể bởi một tên đần độn, và cả cuốn sách run bần bật, trong âm thanh và cuồng nộ, và có vẻ như cũng chẳng có một ý nghĩa, đối với những con người, vốn mong đợi những con người có học, mỗi khi cầm ngòi bút, phải đem lại một thông điệp, hay phục vụ một nghĩa cả. Ngài Faulkner lại khoái cái chuyện mở cửa Địa Ngục. Ông đâu có ép ai đi cùng ông, nhưng giả như có, thì người đó chắc chẳng phải ân hận vì đã tin ở nơi ông.

Thời Vô Song
Bởi vì, ai mà tiên đoán ra được, một thằng bé từ một miền khỉ ho cò gáy Mississipi, trở thành, không chỉ một nhà văn nổi tiếng, ở nhà cũng như ở toàn thế giới, mà còn một nhà văn đổi mới triệt để về tiểu thuyết Mỹ, đến nỗi, đám tiền phong ở Âu Châu và Mỹ Châu La Tinh phải xin thọ giáo.
Về cái học trường lớp, với Faulkner, quả là quá ít ỏi. Ông đi bụi rất sớm, ngay những năm đầu trung học, [ông cụ bà cụ của ông coi bộ cũng chẳng thèm quan tâm tới chuyện này]. Và mặc dù cũng sinh viên Đại học Mississipi, nhưng đây là do ưu ái mấy ông nhà binh giải ngũ muốn cắp sách trở lại. Bảng học vấn của ông mới tồi tệ làm sao: một semester [học kỳ sáu tháng] tiếng Anh [grade, hạng: D], hai semesters tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Về cái chuyện trở thành nhà thám hiểm, khai phá linh hồn [hay, tâm hồn] Miền Nam hậu chiến, For this explorer of the mind of the post-bellum South: ông đếch thèm học sử. Về cái chuyện trở thành một tiểu thuyết gia muốn đan dệt thời gian Bergson, the Bergsonian time, vào cú pháp của hồi ức, the syntax of memory, ông đếch thèm học triết hay tâm lý học.
Thay vì học ba thứ lẩm cẩm nói trên, anh chàng có hơi mơ mộng là Billy Faulkner lại ép mình vào trong một cái đọc rất ư là chật hẹp [narrow], và rất ư là gay cấn, khẩn trương [intense], là thi ca Anh cuối thế kỷ, nhất là hai tay  Swinburne và Housman, và ba tiểu thuyết gia Balzac, Dickens và Conrad. Ba ông này, bằng những từ của Coetzee mô tả: làm cho những thế giới giả tưởng trở nên sống động và hài hòa, đủ để tiếp mộc di hoa, theo nghĩa, ba cây chụm lại thành hòn núi cao, tạo ra được đích thị xừ luỷ, the real one: William Faulkner.
Faulkner trẻ
Cái sự kiện Gấu gặp Faulkner, rồi, như NMG gặp Dos, thờ Faulkner làm thầy, những ngày đầu mới tập viết, mỗi khi bí, là mang bí kíp của thầy ra tụng, tìm cơ hội, chôm một câu, một ý tưởng làm mồi... mãi sau này, ra hải ngoại, trong một lần trò chuyện, bên ông Tây Martell, với một ông bạn, và nhân nói chuyện trên, ông bạn lắc đầu, phán, cái chuyện mày khám phá ra và mê, và thờ Faulkner làm thầy, tao sợ nó rắc rối hơn nhiều, và chỉ Freud mới giải mã nổi: Trong mi có một tên Yankee mũi tẹt muốn ăn cướp Miền Nam, và mi sợ chuyện đó!
*
Ngay ngày đầu, đặt chân xuống cảng Sài Gòn, Gấu tui đã cảm nhận ra điều này.
Rằng mi cũng chỉ là một tên "Yankee", mà thôi.
[Và đó là lý do mi chọn Faulkner làm "sư phụ", như trong một bài viết  mi đã từng thú nhận?]
Đây cũng là lý do, theo một ông bạn văn của Gấu, giải thích, về trường hợp Gấu tui xin làm đệ tử Faulkner:Trong tiềm thức của mi, vẫn ẩn tàng một tên Yankee [Bắc quân] xâm lược, và mi cảm thấy nhục nhã vì thế, ngay từ những ngày đầu được nắng miền nam sưởi ấm.
Con hoang
*
Sanctuary, ["Tôi phịa ra, I invented, câu chuyện khủng khiếp nhất mà tôi có thể tưởng tượng ra được và viết nó trong chừng 3 tuần lễ"].
Faulkner
*
Faulkner suốt đời giữ cái nhìn tiêu cực của ông, với Sanctuary, câu chuyện một cô gái bị một tên liệt dương phá huỷ trinh tiết bằng một cái bắp ngô, bởi vì, cả nửa thế kỷ, sau những dòng tự kiểm hồi sách mới ra lò, trong lần nói chuyện tại Đại học Virginia, [Vintage Books, New York, 1965], ông vẫn còn chê đứa con hư hỏng của mình, coi đây là một câu chuyện "yếu" và được viết bởi những tà ý [base intentions].
Nhưng đây là một đại tác phẩm của ông. Hai Lúa cứ liên tưởng tới Giáo Đuờng Của Cái Ác, ở một xứ sở khác, ở đó, có những tên già, liệt dương hay không liệt dương, lôi con nít vào khách sạn hãm hiếp, xong xuôi, đuổi ra, quẳng cho cô bé hình như là một trăm đô thì phải, thí dụ như một tay LQD nào đó.
Bởi vì, chỉ có thiên tài mới có thể kể một câu chuyện như thế, với những sự kiện như thế, với những nhân vật như thế, bằng một cách kể mà người đọc, không chỉ chấp nhận, gật gù, kể được, được đấy, mà còn như bị quỉ sứ hớp hồn!
*
Thời gian là chiến thắng vượt quá sự thất trận, và chiến thắng này là một điều mà những kẻ thắng trận không thể nào tiên đoán, hay hiểu được. Một chốn tới, một bãi biển lánh nạn ở bờ bên kia của sự bại trận, những cái tên trên những nấm mồ chỉ đường, được nâng niu, gìn giữ không phải bởi vinh quang chiến thắng, bởi vị nữ thần chiến tranh với cành cọ vàng và lưỡi gươm, nhưng mà là bởi một con hầu, một đầy tớ gái, của chính sự thất vọng chán chường. Và cô bé đứng trầm ngâm, bất động.
Con người thực ra đâu cần sự thành đạt, cho lắm. Điều này lại càng đúng, ít ra là, đối với cả một quốc gia, một dân tộc. Về cái chuyện này, thất bại có khi lại là một điều tốt, cho nó.
William Faulkner đọc Con Đường Trở Lại, The Road Back, của Erich Maria Remarque, trong W. Faulkner: Tiểu luận, Diễn văn, Công Thư [Public Letters], nhà xb The Modern Library, NY, ấn bản 2004.
*
Tôi tính ngưng phán, nhưng không thể. Cho dù có phải làm ông bực. Tôi coi cái nghề viết lách quá cao, nên đếch cần cái chuyện ông bực hay không bực. Tôi không chịu nổi Hoa Lan Đen. Câu chuyện mà ông kể cho tôi nghe về gia đình đó, được lắm. Nhưng ông có viết nó ra đâu...
Nếu ông không định viết nó, tại sao lại gửi cho tôi?
Tôi nghĩ là ông đọc chưa đủ. Tôi không định nói tới ba cái tào lao, là tìm kiếm, là sự kiện, research, facts. Ba thứ cứt đái đó ai cần? [Who in the hell cares for facts?]
Ông chưa đọc đủ, những câu chuyện của những con người, họ kể chúng ra thật là tuyệt vời. Hãy đọc những cuốn sau đây, rồi sau đó, hãy viết lại Hoa Lan Đen:
Anh em nhà Karamazov của Dostoevsky.
Buddenbrooks của Thomas Mann.
Tess of the d'Urbervilles của Thomas Hardy.
Bất cứ một cuốn nào khác của Hardy mà ông thích.
Lời tôi phán có thể làm ông bực mình, làm ông quê một cục, This may offend you. Nếu đúng như thế, tôi thành thực khuyên ông, chớ bao giờ hăm he viết lách gì nữa.
Yours sincerely,
William Faulkner
[Trích Harper's Sept 2006]
Thời Vô Song
Faulkner trẻ
Như chính Faulkner đã từng kể, ông viết Giáo Đường, bản viết đầu, trong ba tuần lễ, năm 1929, liền sau Âm thanh và Cuồng nộ. Ý tưởng về cuốn sách, như ông giải thích, trong lần in thứ nhì [1932], thứ tiểu thuyết ba xu, và ông viết, chỉ vì một mục đích duy nhất, là tiền, [trước nó, thì chỉ vì vui, for "pleasure"]. Phương pháp của ông, là, "bịa ra một câu chuyện ghê rợn nhất mà tôi có thể tưởng tượng ra được", một điều gì một con người miệt vườn, vùng Mississipi, có thể coi như là một chủ đề. Quá sốc, khi đọc, tay biên tập bảo ông, hắn sẽ chẳng bao giờ xuất bản một cuốn sách như thế, bởi vì, nếu xb, là cả hai thằng đều đi tù.
Bản viết thứ nhì cũng chẳng kém phần ghê rợn...
Được coi như, hiện đại hóa bi kịch Hy Lạp, viết lại tiểu thuyết gothic, ám dụ thánh kinh, ẩn dụ chống lại công cuộc hiện đại hoá mang tính kỹ nghệ nền văn hóa Miền Nam nước Mẽo vân vân và vân vân. Khi Faulkner mang đứa con hư của mình trình làng văn Tây, André Malraux phán, đây đúng là, "đưa tiểu thuyết trinh thám vô trong bi kịch Hy Lạp", và khi Borges nói dỡn chơi, rằng những tiểu thuyết gia Bắc Mỹ đã biến "sự tàn bạo thành đức hạnh", chắc chắn, ông ta có trong đầu lúc đó, cuốn Giáo Đường của Faulkner.